Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu Luận: TT HCM: NGHỆ THUẬT PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.12 KB, 20 trang )

1

NGHỆ THUẬT PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG
TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đánh thắng
nhiều đạo quân xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Lịch sử đã ghi lại biết
bao chiến công hiển hách. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất chống
ngoại xâm đã trở thành truyền thống vô cùng quí báu của dân tộc ta. Dưới các
triều đại phong kiến, kẻ thù bên ngoài đến xâm lược nước ta đều xuất phát từ một
quốc gia phong kiến, cùng một phương thức sản xuất phong kiến, một nền nông
nghiệp lạc hậu. Với đường lối toàn dân đánh giặc, trên dưới một lòng, lấy chí
nhân thay cường bạo, lấy đại nghĩa thắng hung tàn…, các vương triều Việt Nam
đã huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống đánh
giặc giữ nước, đập tan mọi âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù. Đến thế kỉ
XIX, tình hình đã thay đổi, nước Việt Nam với chế độ phong kiến lỗi thời phải
đương đầu với những kẻ thù ngoại xâm hoàn toàn khác trước. Chúng là bọn đế
quốc thực dân, xuất phát từ một quốc gia tư bản, có nền công nghiệp phát triển, có
đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu
yêu nước, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống giặc, nhưng đều bị thất bại.
Lịch sử đòi hỏi phải có đướng lối chính trị và quân sự đúng đắn, phù hợp với
những biến đổi của tình hình, mới có thể giành được thắng lợi. Bế tắt về đường
lối, dân tộc vẫn không có đường ra, đất nước vẫn không thoát được thành phần
của một nước thuộc địa dưới sự thống trị của thực dân đế quốc.
Đứng trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển sáng tạo lý
thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật
binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự của nhân loại


2



vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh không phải là tư tưởng thuần túy quân sự, mà luôn
là tư tưởng quân sự chính trị. Là nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp trong
chiến tranh nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
NỘI DUNG

Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất
của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng quân sự của Người là sự vận dụng và phát
triển sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin, kế thừa và phát triển nghệ
thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam vào điều kiện lịch sử mới. Tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại, tư tưởng
đó không chỉ là quan điểm về bạo lực cách mạng đấu tranh vũ trang, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn
dân thuần túy mà đã được nâng lên ở trình độ nghệ thuật, Người đã chỉ rõ
cho toàn dân ta nghệ thuật quân sự để giải phóng dân tộc, giành lấy chính
quyền, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập.
Trong quá trình cùng Đảng ta lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến
tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đã trực tiếp biên soạn nhiều tác phẩm quân
sự có giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là các tác phẩm: Công tác
quân sự của Đảng trong nông dân; Cách đánh du kích; Kinh nghiệm du kích
Tàu; Kinh nghiệm du kích Nga… Người còn dịch Phép dùng binh của Tôn
Tử và Cách huấn luyện cán bộ quân sự…Tuy Hồ Chí Minh không có nhiều
bài viết riêng về nghệ thuật quân sự cũng như việc chỉ đạo cụ thể trên lĩnh
vực này nhưng những bài nói, bài viết của Người với cán bộ quân sự đã toát
lên hệ thống tư tưởng quân sự rất phong phú và sâu sắc. Hệ thống tư tưởng
đó được Người trình bày rõ ràng, độc đáo có sức thuyết phục cao, mà điển


3


hình và cũng là một nội dung cơ bản trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
đó là nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp.
Trong tác phẩm “Con đường giải phóng” Hồ Chí Minh đã đúc kết
những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam từ khi thực
dân Pháp đến xâm lược, Người đã chỉ rõ nguyên nhân chưa thành công của
các cuộc khởi nghĩa trước đây. Những nguyên nhân ấy là không có tính chất
quần chúng rộng rãi để tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, không có
một chính đảng rắn rỏi lãnh đạo, khi thì không có binh lính tham gia, khi lại
chỉ có binh lính nổi dậy, không lập được một đội quân cách mạng mạnh mẽ,
không biết áp dụng chiến thuật du kích giành được chính quyền địa phương,
không lập tức thi hành chính sách cách mạng thực tế mang lại hạnh phúc cho
nhân dân “nói chung các cuộc khởi nghĩa ấy chưa đủ điều kiện khách quan
và chủ quan chiến lược, chiến thuật chưa đúng”. Cách mạnh muốn thành
công phải nhờ “vận nước”. Vận nước không phải là một điều huyền bí mà
vận nước là lòng dân và tình thế trong nước, ngoài nước. Nay vận nước đang
đến vì dân ta cực khổ dưới hai vòng xiềng xích ngày càng ngả về phe cách
mạng, tình hình thế giới lại dần dần thuận lợi cho ta. Muốn chóng được độc
lập, nhân dân phải mau mau đoàn kết làm cách mạng, chưa thấy một dân tộc
nào khoanh tay chờ chết mà hạnh phúc tự nhiên trên trời rơi xuống bao giờ.
Nhận thức rõ quy luật của chiến tranh “mạnh được yếu thua”. Trong
chiến tranh, muốn giành thắng lợi nhất thiết phải mạnh hơn đối phương, sức
mạnh đó phải là sức mạnh tổng hợp chứ không chỉ là sức mạnh vật chất,
phương tiện, vũ khí kỹ thuật đơn thuần. Về vấn đề này Ph.Ăngghen đã
khẳng định: “Một dân tộc muốn giành độc lập cho mình không được tự giới
hạn trong những hình thức tiến hành chiến tranh thông thường. Khởi nghĩa


4


quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở khắp mọi nơi, đó là
phương thức duy nhất, nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng một
dân tộc lớn, mà một quân đội ít mạnh hơn có thể đương đầu với một quân
đội mạnh hơn và có tổ chức tốt hơn” 1.
Thực tiễn Việt Nam là một dân tộc nhỏ, tiềm lực kinh tế, quân sự hạn
chế, quân đội nhỏ về số lượng, vũ khí trang bị lạc hậu nhưng thường phải
đương đầu với các thế lực ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh, với
những đội quân xâm lược nhà nghề, vũ khí trang bị hiện đại hơn ta gấp
nhiều lần. Vì vậy, chúng ta không thể thắng địch bằng sức mạnh đơn thuần
của phương tiện vật chất, vũ khí kỹ thuật. Một nhân tố quan trọng để giành
thắng lợi là dân tộc ta từ xưa đến nay luôn biết phát huy sức mạnh tổng hợp
để chống lại các thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Thực tiễn lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh: Hoàn cảnh lịch sử và địa lý đặt ra
cho dân tộc ta luôn phải chống ngoại xâm trong điều kiện hết sức khắc
nghiệt, trong điều kiện so sánh lực lượng quá chênh lệch. Kẻ thù dân tộc
thường là những thế lực hùng mạnh với đạo quân xâm lược đông gấp nhiều
lần quân ta, như: nhà Tống xâm lược nước ta (1075 - 1077) có 30 vạn quân,
khi đó Đại Việt dân số chỉ hơn 4 triệu người với 5 đến 7 vạn quân thường
trực. Quân Nguyên khi tiến hành xâm lược Đại Việt (thế kỷ XIII) đã huy
động gần 1 triệu lượt quân, trong khi nước ta chỉ có khoảng 5 đến 6 triệu dân
và quân thường trực nhà Trần lúc cao nhất chỉ khoảng 30 vạn… Song thực
tế, các đạo quân xâm lược hùng mạnh đó (kể cả những đạo quân từng tung
hoành vó ngựa đi xâm lược và thống trị nhiều dân tộc từ Tây sang Đông),
nhưng khi đến Việt Nam đều phải chịu thất bại bởi sức mạnh đoàn kết của
toàn dân tộc Việt Nam, sức mạnh của truyền thống yêu nước, toàn dân đánh
. Ph.Ăngghen, Sự thất bại của Pêimông, Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb ST, H-1978

1



5

giặc giữ nước. Ví như khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43) giành thắng lợi,
đập tan ách thống trị của nhà Hán, do đã lôi kéo tập hợp được đông đảo
người dân yêu nước tham gia. Nhà Lý (thế kỷ thứ XI) thực hiện kháng chiến
chống quân xâm lược Tống thành công lẫy lừng bởi biết dựa vào đông đảo
các tầng lớp nhân dân, các dân tộc phía Bắc để xây dựng lực lượng quốc
phòng hùng mạnh, đánh bại kẻ thù.
Do đó, theo Hồ Chí Minh phát huy sức mạnh toàn dân sẽ tạo thành
nguồn sức mạnh tổng hợp lớn lao của dân tộc. Cả nước chung sức đánh giặc,
thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, tạo nên sức mạnh to lớn
của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lược có lực lượng vật chất lớn hơn ta.
Như vậy, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm quý báu của dân tộc và nắm
vững, vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin vào điều kiện thực
tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm về phát huy sức
mạnh tổng hợp trong đấu tranh cách mạng, góp phần đưa nghệ thuật phát
huy sức mạnh tổng hợp Việt Nam lên tầm cao mới.
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước ta, Hồ Chí Minh chỉ rõ,
muốn tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, nhất thiết
phải huy động mọi lực lượng của toàn dân tham gia đánh giặc, đánh giặc
bằng cả lực lượng vũ trang và cả lực lực lượng chính trị của quần chúng. Vì
chỉ có huy động mọi lực lượng đánh giặc, mới tạo ra sức mạnh tổng hợp
đánh bại kẻ thù, tư tưởng đó được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong
quá trình Người chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở
nước ta. Mặt khác, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ “chiến tranh là sự thử
thách toàn diện giữa các bên tham chiến”. Người chỉ rõ: ngày nay không chỉ
đánh nhau về mặt quân sự mà còn đánh nhau cả về chính trị, kinh tế, ngoại


6


giao, văn hóa tư tưởng… để thực hiện đánh giặc toàn diện. Bởi vậy, nội
dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật phát huy sức mạnh
tổng hợp là động viên toàn dân đánh giặc và đánh giặc toàn diện.
Toàn dân đánh giặc là dùng toàn lực của nhân dân, thu gom tất cả lực
lượng của cả dân tộc, với tinh thần đó Hồ Chí Minh khẳng định: “Người có
sức giúp sức, có tiền giúp tiền, có của giúp của… Tóm lại chúng ta phải tập
trung hết thảy nhân lực, vật lực, tài lực vào công cuộc kháng chiến thì thực
lực kháng chiến của ta mới được đầy đủ, mạnh mẽ để đạt tới thắng lợi cuối
cùng”2. Do vậy, nhân dân ai cũng có thể góp sức mình để tham gia kháng
chiến như: cậu bé chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến.
Anh dân cày cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy…
các công chức, các nhà văn, nhà báo mải miết trên bàn giấy… các y sinh lăn
lộn bên giường bệnh… các nhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng thợ,
khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. Thực hiện tinh thần “mỗi công dân
là một chiến sĩ, mỗi làng là một chiến hào” để thực hiện trường kỳ kháng
chiến. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Người kêu gọi:
“Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Toàn dân đánh giặc là thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của toàn thể dân
tộc Việt Nam, của “Hai mươi triệu đồng bào Việt Nam quyết đánh tan mấy vạn
thực dân phản động”. Toàn dân đánh giặc là thể hiện tinh thần “Toàn dân Việt
Nam chỉ có một lòng: quyết không làm nô lệ. Chỉ có một ý chí: quyết không
chịu mất nước. Chỉ có một mục đích: quyết kháng chiến để tranh thủ thống
nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức
2

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN-2002, tập 4, tr 477



7

tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào,
đụng đầu vào bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”3.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, tiềm năng sức mạnh của lực lượng toàn dân là
hết sức to lớn. Để có thể huy động được sức mạnh vô địch của toàn dân cho
đánh giặc, vậy theo Người không chỉ có cổ vũ, động viên mà phải đặc biệt
chú trọng công tác tổ chức, xây dựng lực lượng toàn dân. Thường xuyên
chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống
nhất rộng rãi. Phát huy vai trò của mặt trận - một hình thức tổ chức phù hợp
nhất nhằm thu hút, tập hợp mọi lực lượng, mọi tầng lớp, mọi người Việt
Nam, không phân biệt đối xử “dù trước đây họ là ai, quá khứ họ thế nào”…,
nay vì mục tiêu chung là: Độc lập dân tộc, hoà bình thống nhất Tổ quốc, ai
có lòng yêu nước đều có thể tham gia vào mặt trận, đóng góp sức mình cho
kháng chiến. Để xây dựng mặt trận thực sự là một tổ chức rộng rãi, vững
chắc, thu hút lực lượng toàn dân đông đảo nhất theo Đảng thì nhất thiết phải
tuân thủ nguyên tắc lấy liên minh công nông làm nòng cốt, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho toàn Đảng, toàn dân ta quan
điểm đúng đắn về sức mạnh trong khởi nghĩa và chiến tranh. Đó là sức mạnh
tổng hợp của các nhân tố quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, đối
ngoại; sức mạnh của toàn dân đánh giặc có lực lượng vũ tràn làm nòng cốt,
chứ không phải chỉ đơn thuần là sức mạnh của lực lượng vũ trang, của quân
đội…
Một nội dung đặc sắc trong nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp
của Hồ Chí Minh là sự kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức đấu tranh, giữa
các lực lượng đánh địch. Kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa đấu tranh
3

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN-2002, tập 5, tr 151



8

chính trị với đấu tranh quân sự, chúng ta đã triển khai và phát triển thế trận
chiến tranh nhân dân trên ba vùng chiến lược là rừng núi, nông thôn đồng
bằng và đô thị, thực hành chiến lược tiến công địch cả về chính trị, quân sự
và ngoại giao; đánh địch bằng phương thức kết hợp giữa chiến tranh du kích
và chiến tranh chính quy, chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh
bằng các binh đoàn chủ lực hợp thành.
Trong điều kiện cụ thể của nước ta, lực lượng để tiến hành khởi nghĩa
vũ trang và chiến tranh cách mạng lực lượng chính trị của quần chúng được
giác ngộ, được tổ chức chặt chẽ và rộng khắp; phải bắt đầu bằng việc xây
dựng lực lượng chính trị quần chúng, rồi trên cơ sở đó xây dựng và phát
triển lực lượng mọi mặt của cách mạng. Lực lượng chính trị quần chúng
không chỉ là nền tảng vững chắc và nguồn tiếp sức vô hạn cho việc phát
triển lực lượng vũ trang nhân dân, mà còn là một lực lượng trực tiếp tiến
công địch, tiến hành công tác binh vận, địch vận, làm tan rã hàng ngũ địch.
Hơn nữa theo Người, lực lượng của cách mạng, của kháng chiến không
ngừng được phát huy, phát triển trong quá trình thực hiện đường lối "khởi
nghĩa toàn dân” và “chiến tranh nhân dân”. Đường lối đó lôi cuốn được hết
thảy mọi người Việt Nam yêu nước tham gia, “người có tiền góp tiền”,
“người có sức góp sức”, mỗi người dân là một chiến sĩ, đánh địch trên tất cả
các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tiến công địch
ở khắp mọi lúc, mọi nơi, cả ở tiền tuyến và hậu phương. Nhờ đó, đã huy
động và tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân đánh giặc. Sức mạnh ấy còn
được nhân lên gấp bội bằng sự kết hợp lực lượng mọi mặt của toàn dân tộc
với lực lượng cách mạng của thời đại, tranh thủ được sự giúp đỡ của các
nước anh em, bầu bạn trong mặt trận chống đế quốc xâm lược.



9

Để phát huy được đầy đủ sức mạnh của toàn dân đánh giặc, Hồ Chí
Minh đã chủ trương đánh địch bằng mọi hình thức với cách đánh mưu trí, sáng
tạo của toàn dân kết hợp với cách đánh của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
Người rất coi trọng lối đánh du kích không chỉ là cách đánh giặc của các đội du
kích mà “du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc”.
Người chỉ rõ, du kích là một cách đánh trong chiến tranh của dân chúng dùng
khí giới ít và kém chống với đế quốc có khí giới tốt và nhiều. Người chủ
trương phát động chiến tranh du kích và gắn liến với khởi nghĩa vũ trang với
chiến tranh du kích “chuyến này chúng ta vũ trang khởi nghĩa đánh Tây, Nhật
chính là dùng lối đánh du kích”4. Nhờ có quan điểm hết sức đúng đắn đó, chiến
tranh du kích đã được hình thành và phát triển trên cơ sở phong trào chính trị
của quần chúng ở các địa phương và cơ sở. Nó thực hiện nhiệm vụ vừa đánh
địch, vừa phát động toàn dân đánh giặc ở ngay địa phương của mình bằng mọi
phương tiện, bằng mọi hình thức và thực hành khởi nghĩa từng phần giành
chính quyền ở cơ sở về tay nhân dân.
Đi đôi với việc đề cao chiến lược của chiến tranh du kích, Hồ Chí
Minh xác định trong cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài ở nước ta, chiến
tranh du kích phải tiến lên chiến tranh chính quy. Bởi lẽ, muốn thực hiện
đánh tiêu diệt lớn quân địch, làm thay đổi so sánh lực lượng và cục diện
chiến tranh có lợi cho ta thì nhất thiết phải tiến hành chiến tranh chính quy.
Và chỉ có đi đôi chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy nhằm thực
hiện nhiệm vụ tiêu diệt lớn quân địch, tiêu diệt những tập đoàn chiến dịch và
chiến lược chủ yếu của địch, đánh bại mọi biện pháp chiến lược chủ yếu và
mọi cố gắng chiến tranh của địch, cuối cùng đập tan ý chí xâm lược của
chúng, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.
4


. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN-2002, tập 3, tr 469.


10

Thực tiễn trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược đã chứng
minh vận dụng nghệ thuật kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ
trang để tiến công địch; kết hợp giữa hình thức tác chiến chính quy và tác
chiến du kích trong hai cuộc kháng chiến. Hồ Chí Minh cùng Đảng ta ngay
từ đầu đã quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân ở cả hai miền
Nam, Bắc; từ đó, tổ chức linh hoạt, hiệu quả các “hoạt động tác chiến của bộ
đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, phối hợp chặt chẽ hoạt
động tác chiến của ba thứ quân, của các binh chủng, quân chủng, kết hợp
đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung, kết
hợp chiến tranh nhân dân ở các địa phương chiến tranh nhân dân của các
binh đoàn chủ lực”5, tạo sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.
Từ thực tiễn trên đây, Hồ Chí Minh cùng Đảng ta dã chủ trương sử
dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng: lực lượng chính trị quần chúng
và lực lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng
khởi nghĩa và từ khởi nghĩa từng phần chuyển sang tiến hành chiến tranh
cách mạng; kết hợp khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi
dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược:
rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng cả hai mũi giáp
công: quân sự, chính trị và binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp chiến tranh du kích với chiến
tranh chính quy; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ
để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến
lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những
trận tiến công chiến lược làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh,


5

. Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nxb Sự Thật. HN - 1979, tr 324.


11

tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy rộng khắp đè bẹp quân địch,
giành thắng lợi cuối cùng.
Như vậy, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945, của hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã chứng minh sự
đúng đắn của Hồ Chí Minh về nghệ thuật phát huy sức mạnh của nhiều lực
lượng, nhiều hình thức đấu tranh, kết hợp các hình thức, các lực lượng một
cách hài hoà. Điều đó chứng minh phát huy sức mạnh tổng hợp là một nét
đặc sắc của nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh. Đây là một bài học thành công
và kinh nghiệm tốt, cần và có thể vận dụng phát triển trong giai đoạn cách
mạng mới.
Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Với việc xác định con
đường cách mạng vô sản để giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy của
thời đại, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, là một bộ phận của
cách mạng thế giới. Vì vậy, cách mạng Việt Nam luôn tranh thủ được sự đồng
tình, ủng hộ mạnh mẽ của cách mạng và nhân dân thế giới.
Trong hai nhân tố sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí
Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên ngoài là
quan trọng, nó chỉ phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người
nêu cao khẩu hiệu “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh là chính”; “muốn
người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc
không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng

đáng được độc lập” 6. Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường
lối đúng đắn, phát huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh
6

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN-2002, tập 6, tr.522.


12

cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hòa bình
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ, vì vậy
mà đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc, khi hai
nước có bất đồng sâu sắc, góp phần vào sự hàn gắn sự rạn nứt trong phong
trào cộng sản quốc tế. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao
cả của mình, “Phải coi cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu tranh của
ta..., giúp bạn là tự giúp mình”.
Thực tiễn chứng minh, do có sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ sự khác
nhau giữa bọn thực dân, đế quốc với nhân dân lao động, yêu công lý và hòa
bình ở các nước đế quốc. Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Người vẫn yêu mến và đề cao văn hóa Pháp, ca ngợi truyền thống đấu tranh
cho độc lập tự do của nhân dân Mỹ.
Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp theo Hồ Chí Minh còn là sự
tổng hòa sức mạnh của cả thế là lực, sự kết hợp của đường lối chính trị đứng
đắn với đường lối quân sự tài giỏi. Phát huy sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là
sức mạnh chính trị, tinh thần, lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc thành sức
mạnh vật chất tiêu diệt, tiêu hao địch gắn với đánh bại ý chí xâm lược của

địch, bảo đảm ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã
nhấn mạnh: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cứu nước
là thành quả của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng


13

Việt nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy - chính là sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng ta”; mà “Trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối
quân sự độc lập, tự chủ, đứng đắn và sáng tạo của Đảng”. Đó là đường lối
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh,
của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Để phát huy sức mạnh tổng hợp, Hồ Chí Minh đã luôn chú ý đến
phương pháp cách mạng sáng tạo, linh hoạt trong từng giai đoạn luôn bảo đảm
thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng theo đường lối chính
trị, đường lối quân sự đã xác định. Người cũng nhấn mạnh khi định ra mục
tiêu, nhiệm vụ chiến lược đúng đắn là điều quyết định nhất, nhưng chưa đủ, mà
còn phải có phương pháp tiến hành sát hợp bảo đảm đưa cách mạng đến thành
công, hạn chế được những khó khăn, tổn thất. Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
đúng đắn các phương pháp vận động cách mạng, các hình thức tổ chức lực
lượng và chỉ đạo đấu tranh một cách sáng tạo, sát hợp với những điều kiện cụ
thể ở từng nơi, từng lúc, trong từng thời kỳ cách mạng, như thế mới tạo ra sức
mạnh tổng hợp để giành thắng lợi được.
Thực tiễn cho thấy, phong trào cách mạng có khi không tiến lên được,
thậm chí bị thất bại, không phải vì phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ không
rõ ràng, mà chính lại do thiếu những hình thức, phương pháp sát đúng. Một
phương pháp cách mạng được xem là tốt nhất, sát đúng nhất, khi nó giải
quyết được những yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong từng thời kỳ với
những điều kiện lịch sử xác định, cho phép động viên được đến mức cao

nhất các lực lượng cách mạng và tiến bộ tham gia, phát huy được cao nhất
các tiềm nǎng cách mạng của quần chúng bằng nhiều hình thức và phương
tiện thích hợp tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn đưa lại thắng lợi cho cách


14

mạng. Bởi vậy, trong đấu tranh vũ trang và chiến tranh cách mạng ta mới
thấy sự sáng tạo và tài tình của Hồ Chí Minh trong nghệ thuật phát huy sức
tổng hợp.
Như vậy, với những quan điểm hết sức sáng tạo về nghệ thuật phát huy
sức mạnh tổng hợp, Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta huy động cao nhất sức
mạnh của toàn thể dân tộc, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại; phát huy sức mạnh to lớn trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn
hóa, ngoại giao…; sức mạnh của mọi lực lượng, mọi hình thức, tạo ra sức
mạnh tổng hợp vô cùng mạnh mẽ để đánh thắng mọi kẻ thù.
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách
mạng nước ta, chúng sử dụng phương thức phi vũ trang, với thực hiện chiến
lược hết sức nguy hiểm là “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ. Các thế
lực phản động, thù địch tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”
để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do vậy, phương thức đấu tranh
phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng và được chúng ta nhận thức đầy
đủ hơn. Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, đối
ngoại là những nội dung và phương thức cần được đặc biệt chú trọng trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, chúng ta cần đặc biệt coi trọng việc “tự bảo vệ” trong mỗi
con người, mỗi tổ chức, trong mỗi ngành, mỗi cấp; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa phải được tiến hành ngay từ cơ sở. Cần coi trọng sức mạnh truyền
thống và hiện đại, sức mạnh tổng hợp trong giữ nước, xây dựng khối đại đoàn

kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ mô hình đến các quan hệ Đảng
- Nhà nước - các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
trong hệ thống chính trị ... nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để bảo vệ


15

Tổ quốc. Chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nhằm góp
phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy
cao độ, đông đảo được sức mạnh tổng hợp của toàn dân cả nước, chung sức
đánh giặc.
Đảng ta xác định cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa hiện nay là: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân
tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị trật tự,
an toàn xã hội; chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an
ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong
mọi tình huống”7.
Mặt khác, dựa vào sức mình là chính nhưng đồng thời cũng được sự ủng
hộ, giúp đỡ của cả loài người tiến bộ trên thế giới, tạo thành sức mạnh tổng hợp
để đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Chiến tranh diễn ra khẩn
trương, quyết liệt, phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh.
Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch sẽ thực hiện phương châm chiến
lược đánh nhanh, giải quyết nhanh. Quy mô chiến tranh có thể lớn và ác liệt
ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hoả lực với tiến công trên bộ, tiến công từ bên
ngoài kết hợp với bạo loạn lật đổ ở bên trong và bao vây phong toả đường

không, đường biển và đường bộ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong thời
gian ngắn. Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an
77

. Đảng cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr. 233.


16

ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy
sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài.
Với tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của
nước ta hiện nay là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực
lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo
vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
nhân dân và mọi thành quả của cách mạng. Là cuộc chiến tranh mang tính
hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự).
Do vậy, để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật phát huy
sức mạnh tổng hợp trong điều kiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay chúng ta phải:
Một là, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực
lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ
trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực. Khẳng định, đây
là cuộc chiến tranh của nhân dân và vì nhân dân, là điều kiện để phát huy
cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
Bởi vậy, phải tăng cường giáo dục quốc phòng – an ninh cho mọi tầng
lớp nhân dân (đặc biệt là học sinh, sinh viên). Không ngừng chăm lo xây dựng
các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đặc biệt là chất lượng chính trị.

Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến tranh
gần đây ở trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân sự lên một tầm cao mới.
Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc.
Hai là, tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh
quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân


17

sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành
thắng lợi trong chiến tranh. Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với
sức mạnh vật chất, tinh thần của quốc gia nhưng chiến tranh của ta là một cuộc
chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng. Để phát huy đến mức cao nhất sức
mạnh của toàn dân, đánh bại chiến tranh tổng lực của địch trên tất cả các mặt
trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng.
Bởi vậy, Đảng phải có đường lối chiến lược, sách lược đúng, tạo thế
và lực cho từng mặt trận đấu tranh tạo nên sức mạnh, trước mắt đấu tranh
làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch; Động
viên sức mạnh của toàn dân tiến hành trên các mặt trận khi kẻ thù phát động
chiến tranh xâm lược; Vận dụng sáng tạo nhiều hình thức và biện pháp đấu
tranh thích hợp trên từng mặt; đồng thời có nghệ thuật chỉ đạo, phối hợp
chặt chẽ các mặt trận đấu tranh trong từng giai đoạn cũng như quá trình phát
triển của chiến tranh; Phải luôn quán triệt: “Đấu tranh quân sự là phương
thức chủ yếu nhất của chiến tranh. Đấu tranh chính trị là một nội dung rất cơ
bản trong chiến tranh nhân dân. Phối hợp chặt chẽ và linh hoạt với hai
phương thức trên là đấu tranh ngoại giao nhằm phát huy cao nhất sức mạnh
của thời đại”8, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để kết
thúc chiến tranh.
Ba là, chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ
sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của

chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Bởi vậy, phải chuẩn bị mọi
mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức đánh được lâu dài, ra sức
tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, chủ động đối phó và giành thắng lợi trong
thời gian cần thiết; Kiên quyết ngăn chặn địch không cho chúng mở rộng để
Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương, Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng cho cán bộ, đảng
viên cơ sở), Nxb CTQG, Hà Nội 2003. tr.99.
8


18

thu hẹp không gian của chiến tranh; Kiên quyết không cho địch thực hiện
được mục đích của chúng là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”
Bốn là, kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây
dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta
càng đánh càng mạnh. Đây là một kinh nghiệm đồng thời là truyền thống
chống giặc ngoại xâm trước kia cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Bởi vậy, trong chiến tranh ta phải vừa kháng chiến, vừa duy trì
và đẩy mạnh sản xuất bảo đảm nhu cầu vật chất, kĩ thuật cho chiến tranh, ổn
định đời sống nhân dân. Ta phải thực hành tiết kiệm trong xây dựng và trong
chiến tranh, lấy của địch đánh địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta,
không ngừng tăng thêm tiềm lực của chiến tranh, càng đánh càng mạnh.
Năm là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh
thần tự lực, tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân tiến bộ trên thế giới. Vì đây là cuộc chiến tranh xâm lược của địch là
tàn bạo và vô nhân đạo, sẽ bị nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối. Do đó,
phải đoàn kết mở rộng quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng
hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân nước có quân xâm lược.



19

KẾT LUẬN
Tư tưởng về nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp trong của Hồ Chí
Minh được Đảng ta quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Bằng việc xác định đúng đắn
đường lối chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh của toàn dân đánh giặc
lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, kết hợp sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và thế giới… Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nghệ thuật quân sự mà cốt lõi là chiến tranh nhân dân Việt Nam là sự
kế thừa đầy sáng tạo truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
Trên cơ sở đó, Đảng ta đã đưa tư tưởng phát huy sức mạnh tổng hợp
của Hồ Chí Minh trở thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam
phát triển đến đỉnh cao, góp phần đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược. Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam đã thăng hoa trong hai
cuộc kháng chiến đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và sẽ mãi là
ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương, Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh (Dùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở) (2003), Nxb CTQG, Hà Nội.
2. Đảng cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
(2011), Nxb CTQG, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4 (2002), Nxb CTQG, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5 (2002), Nxb CTQG, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3 (2002), Nxb CTQG, Hà Nội.

6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6 (2002), Nxb CTQG, Hà Nội.
7. Ph.Ăngghen, Sự thất bại của Pêimông, Bàn về chiến tranh nhân dân
(1978), Nxb ST, Hà Nội.
8. Tổng cục chính trị, Giáo trình tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (Dùng cho
đào tạo cán bộ bậc đại học trong nhà trường quân đội) (2010), Nxb QĐND,
Hà Nội.
9. Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
(1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội.



×