Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

su dung cac loai mui khoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 6 trang )

SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOẠI MŨI KHOAN
DÙNG TRONG NHA KHOA
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1/ Mô tả được sự nguy hại khi sử dụng tay khoan siêu tốc không có tia nước phun sương.
2/ So sánh được các loại mũi khoan dùng trong Nha khoa.
3/ Mô tả được việc sử dụng phối hợp giữa các loại mũi khoan.
ĐẠI CƯƠNG
- SINGER và HOWE : chiếc máy may.
- MORRISON: máy nha khoa đạp bằng chân .
- 4 thập niên đầu của TK 20: máy NK thêm ĐC điện.
- Cuối những năm 1930: DC cắt bằng kim cương của Đức .
- 1947 : xuất hiện các loại mũi khoan thép
- 1950 :TK chạy bằng hơi thay thế các loại tay khoan chạy bằng dây trân.
- Loại tay khoan chạy < 12.000 v/ p , người NS rất cực nhọc khi mài R và BN không
được thoãi mái.
- Nhờ có TK tốc độ > 100.000 v/ p giúp việc mài R dễ dàng hơn.
LÀM MÁT BẰNG NƯỚC VÀ HƠI NÉN
- Mài khô trên R với nhiệt độ cao sẽ làm phỏng ngà R gấp 3 lần khi mài R có tia nước
phun sương và với nhiệt độ này tủy R sẽ bò viêm hoặc hoại tử.
- Khi mài khô 0,5mm ngà R với mũi khoan siêu tốc sẽ tạo ra nhiệt độ 118oC (245oF),
chỉ cần tăng thêm 10o C sẽ có 60% trường hợp Tủy R bò hoại tử. Đối với các R đã chết Tủy,
do ứng xuất của nhiệt nếu mài không có nước cũng sẽ tạo những vết nứt cực nhỏ trên men R
và làm hỏng đường hoàn tất của cùi R sau này.
- Không thể dùng hơi thay cho nước phun sương.
- Với lượng nước yếu cũng có thể làm cháy ngà R cục bộ. Với lượng nước phun sương
mạnh sẽ rửa sạch các mãnh vụn mô R dính trên mũi khoan và làm tăng hiệu quả của dụng cụ.
Với lượng nước từ 7 đến 21ml/phút sẽ tạo ra một áp lực nước từ 50g đến 150g là đạt hiệu quả.
- Tia nước phun sương sẽ cản trở tầm nhìn, nhưng nhờ tia nước phun sương sẽ thổi đi
máu và các mãnh vụn mô R nên ta nhìn rõ hơn. Có thể nhìn trực tiếp khi mài R, nếu nhìn gián
tiếp qua kiếng, hơi nước có thể làm mờ mặt gương, để khắc phục người TT có thể dùng hơi
thổi lên mặt kiếng khi người Nha só đang mài R.


CÁC LOẠI MŨI KHOAN
MK dùng để sữa soạn R, có thể chia thành 3 loại:
- Mũi khoan kim cương: dùng để mài bề mặt mô R.
- Mũi khoan Tungsten: dùng để cắt mô R nhờ những lưỡi cắt nhỏ.
- Mũi khoan tạo lổ (Twist drills): dùng để tạo những lổ có đường kính nhỏ trong mô R .


MŨI KHOAN KIM CƯƠNG
Gồm những hạt kim cương nhỏ, hình dạng không đều, có cạnh sắc được mạ điện dán
lên thân những cốt bằng Nicken hay Chrome. Mỗi hạt có thể cắt một lượng lớn mô R tùy theo
hình dạng và kích cở của hạt, được dùng để mài mô R và sứù. Nó có thể mài R nhanh gấp 2 đến
3 lần so với mũi khoan thép không ró. Các hạt được sắp xếp đều đặn từ 1 đến 3 lớp trên bề
mặt của mũi khoan và được phân loại theo hình dạng và kích cở của các hạt kim cương thô hay
mòn. Tùy theo nhà sản xuất và tùy cách sử dụng mà kích cở các hạt và hình dạng mũi khoan có
khác nhau, như:
- Mũi khoan kim cương nón trụ đầu tròn.
- Mũi khoan kim cương nón trụ đầu bằng.
- Mũi khoan kim cương đầu nhọn dài.
- Mũi khoan kim cương đầu nhọn ngắn.
- Đá mài kim cương hình bánh xe bờ tròn nhỏ.

Ngoài ra, có 2 loại cũng thường được sử dụng là loại hình trụ đầu mhọn (Torpedo) và
loại hình ngọn lữa (flame). Mũi khoan thép không rỉ cũng có hình dạng và kích cở như loại
“Torpedo” và loại ngọn lửa.
Tóm lại, để bảo quản cấu hình của dụng cụ và ngăn chận việc mòn quá mức các hạt kim
cương, ta không nên mài khô với áp lực lớn sẽ làm các hạt kim cương dễ bò bong ra.
MŨI KHOAN TUNGSTEN
Mũi khoan Tungsten là loại tốt nhất làm cho bề mặt men và ngà mòn hơn, chính xác
hơn, nhất là tạo đường hoàn tất. Mũi khoan Tungsten cũng được sử dụng để cắt kim loại, và cả
2 loại mũi khoan tungsten và kim cương đều có thể sử dụng để mài cắt ngà R rắn chắc.



- Kim loại ở đầu mũi khoan Tungsten được làm từ đá túp (sintering), hoặc được dập khuôn từ
bột Carbure Tungsten và Cobalt, dưới hơi nóng và áp suất chân không. Mũi khoan Tungsten
được cắt ra từng phần nhỏ hình trụ và được hàn dính với một trụ thép để tạo thành phôi tiền (h.
số 4).

- Dùng máy với đóa kim cương để thực hiện đầu mũi khoan có hình dạng chuyên biệt theo từng
loại mũi khoan (hình số 5).
- Phần đầu mũi khoan bám dính với cốt thép rất chắc chăénvà hiếm khi bò sút ra.

- Khi quy trình đã được hoàn tất thì phần đuôi của mũi khoan sẽ được làm ngắn lại, tạo khía
hoặc thu nhỏ cho vừa với đường kính của tay khoan .
Đa số mũi khoan thường có 6 lưỡi hoặc 8 lưỡi cắt. Những mũi khoan dùng để hoàn tất cùi R
thường có 12 lưỡi, có loại 20 hoặc thậm chí có loại 40 lưỡi cắt.

- Một vài loại mũi khoan có các lưỡi cắt bò gián đoạn bỡi các đường cắt ngang qua lưỡi cắt.
Lưỡi cắt của loại mũi khoan này có hình dạng răng cưa và có phần hiệu quả hơn các loại mũi


khoan không có răng cưa. Tuy nhiên, các loại mũi khoan không răng cưa vẫn được thích sử
dụng để sữa soạn các kiểu phục hình đúc. Loại mũi khoan răng cưa thường để lại các rãnh
sâu, những đường sọc vuông góc với hướng lắp của răng được sữa soạn.
- Mũi khoan thép, có loại hình nón trụ dài và ngắn, có loại mũi khoan tròn số 4 (hình số 10).
Để loại bỏ mùn ngà ở phía sâu, có loại mũi khoan tròn số 6 dùng cho tay khoan tốc độ chậm.
- Loại mũi khoan hình nón trụ được sử dụng để sữa soạn răng cho mão đúc kim loại hay cho
phục hình sứ. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để tạo rãnh hoặc tạo hình hộp cho xoang
inlay. Đặc biệt nó được sử dụng để mài mặt đứng của răng. Mũi khoan số 179 có 6 lưỡi cắt
không đủ dài để mài mặt trục của R, và đầu mũi khoan tương đối nhỏ có thể làm đường hoàøn
tất bờ vai thẳng bò gồ ghề. Có loại mũi khoan hình nón trụ có chiều dài và đường kính lớn

hơn để mài hoàn tất. Những loại mũi khoan có kích cở thông dụng trong hình số 11 và kích
cở của nó được trình bày trong bảng 3-3.
- Loại mũi khoan hình nón trụ được sử dụng để sữa soạn răng cho mão đúc kim loại hay cho
phục hình sứ. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để tạo rãnh hoặc tạo hình hộp cho xoang
inlay. Đặc biệt nó được sử dụng để mài mặt đứng của răng. Mũi khoan số 179 có 6 lưỡi cắt
không đủ dài để mài mặt trục của R, và đầu mũi khoan tương đối nhỏ có thể làm đường hoàøn
tất bờ vai thẳng bò gồ ghề. Có loại mũi khoan hình nón trụ có chiều dài và đường kính lớn
hơn để mài hoàn tất. Những loại mũi khoan có kích cở thông dụng trong hình số 11 và kích
cở của nó được trình bày trong bảng 3-3.
- Ngoài ra có những loại mũi khoan thường được sử dụng như hình nón ngược số 34, mũi
khoan tròn số ½, và mũi khoan tạo lổ có đường kính 0.6mm.

3. MŨI KHOAN XOẮN TẠO LỔ (TWIST DRILLS)
- Loại mũi khoan này được làm bằng thép, chỉ dùng để khoan lổ vào R theo trục dài của mũi
khoan. Nó có 2 rãnh xoắn đôi sâu, uốn khúc xung quanh thân mũi khoan (hình số 13).
- Để làm những loại phục hình có chốt (Pinlay - Pinledge),đường kính của mũi khoan rộng
hơn chốt sau khi đúc một chút nên rất khít khao khi gắn bằng ciment sau này. Mức làm việc
của loại MK này phải có chiều dài từ 3mm đến 5mm.
- Mũi khoan dùng cho chốt có ren xoắn trôn ốc dùng để lưu nhựa Composite và Amalgam thì
đầu mũi khoan nhỏ hơn đường kính của chốt pin. Mũi khoan loại này có khấc chỉ để khoan
được chiều sâu 2mm thôi (hình số 14).


Mũi khoan này không cắt qua men R được mà có khuynh hướng đi trượt khi đầu mũi khoan
chạm vào mặt R. Do đó, trước khi dùng mũi khoan này tạo lổ, ta nên dùng mũi khoan tròn
nhỏ có đường kính 1/2mm tạo một lổ cạn trước để hướng dẫn mũi khoan này đi đúng hướng
và chạy với tay khoan tốc độ chậm có tia nước để thổi sạch các mãnh vụn mô R và làm
nguội chổ khoan.
- Khi khoan tạo lổ, ta không được dừng lại khi đầu mũi khoan còn nằm trong lổ vì nó có thể
bò kẹt hoặc bò gẫy và rất khó lấy ra khỏi mô R. Nếu bò kẹt, cách an toàn nhất là tháo mũi

khoan ra khỏi tay khoan rồi dùng tay xoay ngược lại để lấy mũi khoan ra.
IV/ SỰ PHỐI HP GIỮA MŨI KHOAN KIM CƯƠNG VÀ MŨI KHOAN TUNGSTEN
- Như trên đã trình bày, mũi khoa kim cương mài R hiệu quả hơn mũi khoan thép, nhưng nó
lại tạo bề mặt mài gồ ghề và đường hoàn tất không đều. Còn mũi khoan Tungsten tạo đường
hoàn tất mòn hơn và tạo hình dạng mặt bên trong xoang rõ ràng hơn. Do đó, cách tốt nhất là
ta nên kết hợp hai loại mũi khoan này khi sữa soạn R. Sư ûdụng mũi khoan kim cương để mài
mô R cho nhanh, rồi sau đó dùng mũi khoan thép để hoàn tất cùi R hoặc để tạo rãnh, tạo
xoang…
- Ta nên sử dụng 2 loại mũi khoan có cùng hình dạng và kích cở tương xứng nhau.
- Ngoài yếu tố cùi R phải thoát,bề mặt mô R khi hoàn tất cũng phải mòn thì khi lấy dấu sẽ
chính xác hơn. Nếu bề mặt cùi R thô nhám, nó có thể làm khó khăn khi gở dấu ra khỏi miệng
bệnh nhân nếu không làm dấu bò biến dạng và làm mất đi các chi tiết nhỏ trên chốt đai thạch
cao sau này. Có lẽ điều quan trọng hơn cả là nếu đường hoàn tất quá gồ ghề sẽ làm cạnh
mão sau này không khít sát hoàn toàn với cùi R khi gắn mão. Quan sát qua kính hiển vi sẽ
thấy các vết sướt của mũi khoan thép có chiều sâu khoảng 2µm và của mũi khoan kim cương
hạt mòn là 10µm đủ sâu để làm tăng sự lưu giữ mà không ảnh hưởng đến độ chính xác của
dấu.
Tóm lại, biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ mài, cắt trong Nha khoa giúp ta sữa
soạn R chính xác, nhanh chóng, hiệu quả và sử dụng được lâu dài. Từ đó tạo niềm tin
cho Bệnh nhân khi đến điều trò.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×