Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.38 KB, 10 trang )

chấn thương sọ não

Mục tiêu
1. Trình bày được các dấu hiệu lâm sàng gợi
ý máu tụ nội sọ
2. Trình bày được thái độ xử trí chấn thương
sọ não tại tuyến y tế cơ sở



1. Đại cương


Chấn thương sọ não được gây nên bởi một lực đập vào hộp sọ,
nguyên nhân phần lớn do tai nạn giao thông



Có tỷ lệ tử vong rất cao hoặc có thể để lại những di chứng nặng nề



Máu tụ trong hộp sọ là hình thái tổn thương cần được phát hiện và
xử trí sớm, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong do khối máu tụ gây
chèn ép não, (Máu tụ ngoài màng cứng thường gặp nhất



Hiện nay với chụp cắt lớp vi tính, có thể phát hiện sớm máu tụ nội
sọ, đánh giá chính xác các tổn thương sọ não



2. Vài hình thái tổn thương trong chấn thương sọ não
2.1. Vỡ xương
+ Vỡ xương vòm sọ: phát hiện qua vết thương, sờ bằng tay, X quang
+ Vỡ nền sọ biểu hiện qua các dấu hiệu gián tiếp
2.2. Chấn động não: ngay sau chấn thương BN mê đi khoảng 10 - 15 phút, sau đó tỉnh
lại hoàn toàn nhưng không nhớ sự việc đã xảy ra
2.3. Dập não: nếu nhẹ BN vẫn tỉnh nhưng thường có dấu hiệu thần kinh nơi vùng não
dập: liệt nửa người ngay sau chấn thương, rối loạn ngôn ngữ, động kinh ....Nếu dập
não nặng BN mê ngay sau chấn thương, mê ngày càng sâu và thường tử vong
2.4. Phù não: là tình trạng tích tụ nước trong mô não làm tăng thể tích của não và hậu
quả là làm tăng áp lực nội sọ
2.5. Máu tụ trong hộp sọ
- Ngoài màng cứng
- Dưới màng cứng
- Trong não



Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý máu tụ trong hộp sọ
2.5.1. Các dấu hiệu sinh tồn


Mạch giảm dần



Huyết áp có thể hơi tăng




Nhịp thở tăng, nếu có rối loạn là dấu hiệu nặng



Có thể sốt cao do rối loạn điều hòa thân nhiệt

2.5.2. Tri giác


Theo dõi thấy tri giác BN giảm dần, nếu có khoảng tỉnh rõ thì
đây là một dấu hiệu có giá trị để chẩn đoán máu tụ nội sọ



Khoảng tỉnh: ngay sau chấn thương bệnh nhân ngất đi một
khoảng thời gian ngắn rồi tỉnh lại, có thể tiếp xúc, nói chuyện
bình thường, sau đó mê dần


2.5.3. Theo dõi và cho điểm theo thang điểm Glasgow
+ Mắt
- Mở tự nhiên

- Mở khi gọi

- Mở khi kích thích đau

- Không đáp ứng


+ Vận động
- Thực hiện theo yêu cầu tốt

- Đáp ứng chính xác kích thích đau

- Đáp ứng không chính xác kích thích đau

- Gồng cứng mất vỏ

- Gồng cứng mất não

- Không đáp ứng

+ Lời nói
- Trả lời chính xác

- Trả lời lẫn lộn

- Nói vô nghĩa

- ú ớ không thành tiếng

- Không đáp ứng

Mỗi nửa giờ đánh giá cho điểm vào bảng theo dõi, nếu điểm giảm dần là
dấu hiệu gợi ý máu tụ nội sọ



3. Thái độ xử trí tại y tế cơ sở

+ Phát hiện kịp thời những trường hợp CTSN
+ Kiểm tra, đảm bảo sự thông khí tốt:
- Khi BN mê cần lau, móc sạch đờm dãi, chất nôn, dị vật, đặt
canule đè lưỡi, nếu tình trạng thông khí không cải thiện cần đặt
nội khí quản hoặc mở khí quản, đặt sonde dạ dày hút bớt dịch,
cơm, rượu phòng BN nôn rơi vào phế quản, phổi
- Cho BN thở ô xy với liều 3 - 5 lít/phút, nếu chảy máu mũi họng
nhiều cần mời chuyên khoa nhét mét cầm máu


+ Khám toàn thể:
Tình trạng chấn thương sọ não có thể làm che khuất các tổn thương khác,
do vậy cần phải khám toàn thể để phát hiện các tổn thương phối hợp như
chấn thương ngực, bụng, gãy các xương chi, cột sống, xương chậu....

+ Truyền dịch chậm để giữ tĩnh mạch, không nên truyền
nhanh, bừa bãi làm phù não nặng thêm
+ Chống co giật, giãy giụa bằng các thuốc an thần
+ Băng vết thương, cố định xương gãy (nếu có) và khẩn trư
ơng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×