Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NEW tác phẩm một người hà nội của nguyễn khải LTĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.98 KB, 7 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - NGUYỄN KHẢI (tiết 1)
Vào bài: Có người đã cho rằng, ai già rồi mới thích đọc Nguyễn Khải, điều đó quả cũng có lý bởi
hầu như tác phẩm nào của ông cũng bắt ta phải suy nghĩ rất nhiều. Ta không thể nhìn đời bằng con
mắt hồn nhiên vô tư được khi lạc bước vào thế giới nhân vật của ông. dù giọng văn Nguyễn Khải,
cũng có lúc đùa vui, hóm hỉnh thật thú vị. Có lẽ, đó là tạng riêng của mỗi người cầm bút ...Cho nên,
dù đã khá quen với kiểu nhân vật của ông, đọc lại truyện ngắn Một người Hà Nội ta vẫn không khỏi
ngỡ ngàng. Lễ kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long đang đến gần, đọc lại tác phẩm này, ta không khỏi
giật mình, vì sao cách đây hơn chục năm, mà tác giả lại đặt ra được những vấn đề đến hôm nay vẫn
còn rất nóng.
I. Tìm hiểu chung
1. Vài nét về tác giả (1930-2008)
- Là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi 1945 đến nay. Nhà PBVH Vương Trí Nhàn
viết: “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những hay dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của
họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”.
- Nét phong cách nổi bật: Chất triết lí, chính luận. Hình tượng tác giả - một người trải nghiệm luôn
có nhu cầu bàn bạc, chia sẻ với bạn đọc những đúc kết của mình - thường để lại những ấn tượng sắc
nét và thú vị. Ông có khả năng tinh nhạy trong phát hiện và trình bày vấn đề, phân tích tâm lý sắc
sảo; luôn đưa ra những bài học nhận thức qua những hình tượng nghệ thuật có sức kích thích đối
thoại.
- Quá trình sáng tác: Trước 1978, quan tâm đến các vấn đề thời sự chính trị, con người được đánh giá
chủ yếu qua tiêu chí đạo đức và tiêu chí chính trị. Tác phẩm có khuynh hướng chính luận với sức
mạnh của lí trí tỉnh táo. (Tiểu thuyết “Xung đột” 1959, tập truyện ngắn “Mùa lạc” 1960, truyện “Tầm
nhìn xa” 1963…
Sau 1978, quan tâm nhiều hơn đến cái đời thường, tới số phận cá nhân. Tiêu chí đánh giá con người
mở rộng ở các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Tác phẩm có khuynh hướng triết luận, giọng điệu
đôn hậu, trầm lắng, nhiêù chiêm nghiệm. ( tiểu thuyết “Cha và Con và…” 1979, tiểu thuyết “Thời
gian của người” 1985, tập truyện “HN trong mắt tôi” 1995, truyện ngắn “Sống ở đời” 2002, tiểu
thuyết “Thượng đế thì cười” 2004… Có thể nói, đời văn Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá
chân thực quá trình vận động của cả nền văn học từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hoà bình.


2. Tác phẩm: Một người Hà Nội
- Xuất xứ: Rút từ tập truyện: "Hà Nội trong mắt tôi".
- Vị trí: Ra đời năm 1995, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước. Tác giả có ý dành tập truyện này
để trình bày những khám phá, kiến giải của ông về “đất kinh kì”. Nhu cầu khẳng định kinh nghiệm
cá nhân bộc lộ rõ qua cách đặt nhan đề và nhất là qua cái tôi mang tính tự truyện - biểu hiện cho xu
hướng dân chủ hoá trong thời kì đổi mới.
Nhân vật bà Hiền tiêu biểu cho những người “lớn nhanh hơn thời đại” khiến “miếng đất sinh ra họ
trở nên chật chội” mà Nguyễn Khải rất say mê. Nhân vật được xây dựng như một ngoại lệ so với VH
trước 1978: nổi bật với bản lĩnh cá nhân, khả năng tự ý thức, nhân cách đẹp…
II. Đọc - hiểu văn bản:
Trước đây, ở giai đoạn văn học 1945 – 1975, ta thương quen với những nữ nhân vật chính diện thuộc
thành phần công, nông, binh giỏi việc nước ,đảm việc nhà, hoặc sẵn sàng xông pha nơi hòn tên mũi
đạn, hoặc ở nhà hăng say LĐSX làm hậu phương vững chắc cho chồng con chiến đấu, còn sau 1975,
ta có thể gặp lại họ trong những thành tích hoặc những bi kịch đời thường ...Tóm lại là một Tuýp
người quen thuộc mà không cần đọc hết tác phẩm ta cũng có thể hình dung nhà văn sẽ nói gì.
Nhưng nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội thì lại khác.
Cô chỉ là một người dân bình thường của HN, không kì tích, không chiến công, không gặp bi kịch
đau đớn gì về số phận, không bị ai áp bức bóc lột đè nén, mọi việc của cuộc đời mình dường như cô
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
đều chủ động sắp xếp cả. Thế nhưng, qua một cuộc đời của một người bình thường giản dị như thế,
ta lại thấy được những biến động mạnh mẽ của đời sống, của lịch sử một dân tộc, một đất nước, qua
đó tác giả đã gợi cho ta bao ngẫm ngợi về những điều được, mất trong đời sống, và vẻ đẹp của “một
hạt bụi vàng” vẫn lấp lánh trong thời gian, và qua sự chạm khắc tài tình của người thợ bạc giàu tài
năng và tâm huyết - nhà văn Nguyễn Khải, đã trở thành một Bông hồng vàng quí giá của mảnh đất
văn hiến nghìn năm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để thấy rõ hơn những điều mà nhà văn muốn gửi

gắm cùng bạn đọc.
1. Hình tượng nhân vật bà Hiền trong mối quan hệ gia đình.
- Việc hôn nhân: Là phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời con gái giao du với nhiều văn nhân
nghệ sĩ nhưng không chạy theo những tình cảm lãng mạn viển vông. Cô Hiền chọn bạn trăm năm
là ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả HN phải kinh ngạc. Cô Hiền đã vượt qua thói
thường. Vì ông giáo thời ấy không thể đảm bảo danh lợi. Nhưng ông lại là người khiêm nhường, mô
phạm, phù hợp với quan niệm của cô về tổ ấm gia đình, gắn với thái độ nghiêm túc của cô đối với
hôn nhân (trách nhiệm làm vợ, làm mẹ… được đặt lên trên mọi thú vui khác).
- Việc sinh con: ở cái thời mà người VN thích đẻ nhiều con, thì bà Hiền quyết định chấm dứt sinh đẻ
vào năm 40 tuổi. Bà không tin “trời sinh voi, trời sinh cỏ”mà bà tin con cái phải được nuôi dạy chu
đáo để chúng “có thể sống tự lập”. Như vậy, trách nhiệm của cha mẹ là cho con một nhân cách,
chuẩn bị cho con khả năng sống không bị lệ thuộc. Đó là tình yêu sang suốt của người mẹ giàu tự
trọng, biết “nhìn xa trông rộng”.
- Việc quản lý gia đình: bà Hiền luôn là người chủ động, tự tin. Bà hiểu rõ vai trò của người mẹ,
người vợ. Khi phê bình thói “bắt nạt vợ” của người cháu, bà bảo: “Người đàn bà không biết nội
tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Quan niệm “bình đẳng nam nữ” của bà xuất phát từ
thiên chức của người phụ nữ - đấy là một chân lý tự nhiên, giản dị.
- Việc dạy con: bà Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những cái nhỏ nhất. Bà không coi
chuyện ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh… chỉ là chuyện sinh hoạt vặt vãnh. Bà coi đấy
là văn hoá sống, văn hoá người, hơn thế, đấy là văn hoá của người HN: “chúng mày là người HN thì
cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Cái chuẩn ở đây là
lòng tự trọng.
2. Hình tượng nhân vật bà Hiền trong mối quan hệ xã hội.
+ Trước 1955: cô Hiền sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội, giàu có nhưng lương thiện. Mẹ
buôn nước mắm, bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con theo khuon phép nhà quan. Cô Hiền đẹp, thông
minh, con nhà gia giáo nề nếp, được bố mẹ cho mở phòng tiếp khách văn chương.
+ Trong kháng chiến chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, vì không thể xa Hà Nội sinh cơ lập nghiệp
ở một vùng đất khác. Điều này khiến ta không khỏi nghi ngại, vì bao nhiêu người con Hà Nội vẫn
sẵn sàng ra đi vì ĐLTD của Tổ quốc. Nhưng đấy là cách cô thể hiện tình yêu, sự gắn bó của cô với
Hà Nội thiết thực, cụ thể, theo cách nghĩ của cô.

+ Trước niềm vui chiến thắng và cách cư xử của mọi người, cô gắt, cau mặt, thở dài quay đi, cô
không bằng lòng với cách bắt chước người cách mạng không phải lối, cô nhận ra niềm vui hơi thái
quá, và có phần thỏa mãn của mọi người sau chiến thắng “Phải lo mà làm ăn chứ ?”
+ Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, nhưng cô đã khôn ngoan bán ngôi nhà ở hàng
Bún cho một người mới ở kháng chiến về, không đồng ý cho chông mua máy, rồi mở cửa hàng lưu
niệm lam hoa giấy, bán rất đắt nhưng chịu thuế thấp,... Tóm lại, cô là một người nhạy bén và thích
ứng rất nhanh với thời cuộc. Dường như người đàn bà khôn ngoan đó đã lường trước hết mọi việc,
nhưng không thực dụng, vị kỉ. Tự nguyện bỏ ý định làm giàu để thực hiện chủ trương của nhà nước,
nhưng cũng vẫn chua chát nhận thấy mặt trái trong căn bệnh xã hội của một thời. Đó là tâm lý kì thị
với kinh doanh “Thiếu ăn là vinh chứ không là nhục...chế độ này không thích cá nhân làm giàu..các
em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dầu họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”
- Cô đối xử rất tình nghĩa với người ở, nhưng luôn bị để ý, căn bệnh ấu trĩ của mọt thời, đến bây giờ
chúng ta có thể trả lời được, nhưng cô Hiền đã nhìn thấy trước “Chính phủ can thiệp vào việc của
dân nhiều quá” người đàn bà lịch lãm, từng trải, bản lĩnh đầy mình đó vẫn giữ nếp sinh hoạt khác
hẳn mọi người, mà không sợ lời đàm tiếu của dư luận. Thấy đúng thì làm, đã làm không sợ. Đó quả
là một tay nội tướng giỏi
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHểA CHUYấN LTH Cụ NGUYN THANH MAI
Tuy nhiờn, cỏch qun lý gia ỡnh thỏo vỏt ca cụ Hin khin ta khụng khi bn khon, tõm lý vn cú
gỡ vng vng nh ta phi gp li mt Hong trong ụi mt c Nam Cao. Nhng khụng, hóy xem
cụ Hin ó dy bo con nh th no khi t quc lõm nguy, hóy xột t cỏch cụng dõn ca mt ngi
nh cụ Hin. trong gi phỳt nc sụi la bng ca dõn tc.
+ Miền Bắc b-ớc vào thời kì -ơng đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền
dạy con cách sống biết tự trọng, biết xấu hổ, biết sống đúng với bản chất ng-ời Hà Nội. Đó cũng là
lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống
bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng... Con ngi ỏnh mt lũng t trng thỡ

cng coi nh cht v nhõn cỏch. Cú lũng t trng s cú lũng yờu nc, cú ý thc trỏch nhim vi
cng ng. Cú th núi, vi nhng ngi nh b Hin, lũng yờu nc cng l mt nhu cu t nhiờn,
mun c sng bỡnh ng vi nhng b m khỏc, mun con ngi c sng vi lũng t trng...Cụ
khụng mỡnh b iu gỡ cỏm d nhng trỏi tim li t nguyn gn bú vi s phn ca t nc, thao
thc cựng HN.
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất n-ớc trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh
tế thị tr-ờng, cô Hiền vẫn là một ng-ời Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn.
Ngi k chuyn thỡ khụng giu ni tht vng, hoi nghi, lo õu khi thy HN ang giu lờn, vui hn,
nhng ch l phn xỏc. ễng khụng tin lp ngi ang hm h lm giu cũn bit yờu cỏi p, cũn
gi c nột ho hoa, thanh lch ca t kinh kỡ (bit gt ta v thng thc hoa thy tiờn). ễng
tc v au khi gp nhng ngi HN thiu l , thiu vn hoỏ mt cỏch trng trn (ngi hi
ng, anh chng i xe p, cụ con gỏi anh bn). Nhng b Hin, ngi m ụng mt mc quý
trng li khụng bỡnh lun mt li no v nhng nhn xột khụng my vui v ca ngi chỏu. Trc
nhng mng ti, nhng gúc khut cua HN hụm nay, B ch k cho ngi chỏu chuyn cõy si sng li
nh n lc ca thnh ph. y l bng chng cho thy ngi HN hụm nay khụng ch trng vt cht
m cũn quan tõm n vn hoa tinh thn. B vn tin HN thi no cng p. => Thỏi ung dung t
ti trc nhng bin ng bờn ngoi, trc nhng nhn xột hi nghit ca ngi chỏu. Khụng cú
mt thỏi sng sõu sc m ch dng li mt cỏi nhỡn hi ht hay cm tớnh thỡ khụng th cú mt
nim tin nh vy. Xó hi no cng cú mt giai tng thng lu ca nú lm chun cho mi giỏ
tr- Mt quan nim khin ta lnh ngi, vỡ nú cú th b coi l phn ng thi kỡ lỳc no ta cng
nghe thy khu hiu: Khỏng chin húa sinh hot, qun chỳng húa t tng, v chỳng ta cng
ang phn u vỡ mt xó hi cụng bng, dõn ch, vn minh...nhng ngm ngh li mt cỏch sõu xa,
nú khụng phi l khụng cú c s. H Ni l chun mc vn hoỏ ca ngi Vit. Mi cụng dõn HN
cng t ho v iu ú cng phi cú ý thc gi gỡn v phỏt huy chun mc ú.
+ Thỏi ca cụ Hin trc li sng ca ngi HN trong c ch th trng hụm nay cng lý gii...
3. Vỡ sao nh vn t tờn truyn Mt ngi HN?
Cú l tỏc gi mun khc m ct cỏch, bn lnh ca ngi HN. H luụn l mỡnh vi ct cỏch, bn
lnh riờng (i din cho tinh hoa mt dõn tc, mt t nc: Chng thm cng th hoa li, du khụng
thanh lch cng ngi Trng An)
+ Nột vn hoỏ lch lóm, sang trng: Phũng khỏch nh b nh lu gi cỏi hn ct HN: c kớnh, quý

phỏi v tinh t sut my chc nm khụng h thay i.
+ Qua s khụn ngoan, sõu sc, trớ tu: B núi v t nhiờn, v nim tin Thi no nú cng p, mt v
p riờng cho mt la tui
+ B khiờm tn v rng lng, hũa mỡnh vo cỏi ma rõy l lt ch lm m ỏo ch khụng lm
t ỏo, b lau chựi cỏi bỏt c cm hoa thu tiờn.. Tt c lm nờn cỏi duyờn riờng ca HN, khin
ngi HN xa x phi kờu thm Thy Tt quỏ, HN quỏ, mun thờm ớt ngy n li mt cỏi Tt HN.
Nhng phm cht ú c nho nn t truyn thng gia ỡnh, t nng lc t ý thc, t kinh nghim
sng m b ỳc rỳt c trong chớnh cuc sng i thng ca mt ngi v, ngi m, v ú l
mt ngi HN.
=> Nh võy, s i lp gia H Ni xa v nay ch l nht thi, khi con ngi quan quan tõm n v
p vn hoỏ, ta s cũn gp li cỏc giỏ tr truyn thng.
Cú th coi chuyn cõy si c th b bóo ỏnh bt r vn sng li l quy lut bt dit ca s sng. Quy
lut ny c khng nh bng nim tin bt dit ca con ngi: thnh ph ó kiờn trỡ cu sng cõy si.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp HN: HN có thể bị tàn phá, bị
nhiễm bệnh, nhưng Hn vẫn là HN với truyền thống văn hoá được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử.
Còn điều gì khiến cần nói thêm về thái độ, quan điểm sống hoặc tính cách của bà Hiền?
+ Con người luôn tỉnh táo sáng suốt như vậy thật đáng quí, thời nào cũng quí và càng trong thời hội
nhập càng đáng quí. Nhưng ta vẫn thèm một chút thái quá , một chút sứt mẻ, yếu đuối, hoặc khiếm
khuyết trong tính cách để con người thực sự là người hơn trong nỗi buồn và cả nỗi đau. Cô Hiền thật
đáng khâm phục trong mọi mặt, nhưng ta vẫn băn khoăn tự hỏi, mọi người có thực sự hạnh phúc
không khi đều phai tuân theo sự sắp đặt, tính toán như thần của cô? Một người giỏi giang sẽ luôn
không bằng lòng khi thấy mọi người không được như mình, và trong cách nói, cách nghĩ của cô, ta
cảm thấy thoáng có chút coi thường người chồng nhút nhát do chính cô chọn để sống yên phận...
- Ta có thể chưa đồng ý với nhân vật ở điểm này điểm khác, nhưng rõ ràng, qua tâm trạng và tính

cách được khám phá, khắc họa sinh động bằng ngôn ngữ nhân vật, ta thấy hiện lên một chân dung
người phụ nữ đầy nghị lực, giàu tình thương con, yêu Hà Nội, yêu nước, và luôn muốn sống đẹp cho
đúng nghĩa là người con của đất kinh kỳ. Khi năm 2014 đã qua đi, 2015 sắp đến gần, lại nghĩ đến lời
nhân vật bà Hiền mà cảm thấy cần phải làm được gì để giữ lấy cái phần hồn Hà Nội…
* Nhận xét: Như vậy, qua lời nói, việc làm và suy nghĩ của bà Hiền, có thể thấy bản lĩnh của một
con người luôn luôn dám là mình, trong gia đình, chuyện hôn nhân, sinh con đẻ cái, nuôi dạy con
thành người có lòng tự trọng, không được phép sống hèn nhát, ích kỉ; là mình trong quan hệ với
cộng đồng, đất nước, là mình trong những chiêm nghiệm lẽ đời.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - NGUYỄN KHẢI (tiết 2)
3. Các nhân vật khác trong truyện
3.1. Nhân vật Dũng, Tuất, bà mẹ Tuất
- Với dung lượng một truyện ngắn, và trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn, những nhân vật này chỉ
được nhắc đến như những nét phác họa thoáng qua, nhưng ấn tượng về họ không thể phai mờ.
- Dũng đã sống đúng với những lời mẹ dạy, anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường
hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội đã góp
phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam. Ấn
tượng về Dũng được thể hiện chủ yếu ở thái độ của anh trong bữa tiệc gia đình mừng anh trở về.
Trong lúc mọi người vui vẻ, háo hức hỏi chuyện người lính mới trở về, trong lúc anh có thể được
quyền lên ngôi, say sưa trong ánh hào quang chiến thắng thì Dũng lại trầm lắng bộc bạch: rằng trong
nửa năm nay, anh không ngớt nghĩ về những người Hà Nội ra đi cách đây đúng 10 năm, trong số 660
người ra đi, trở về chưa đầy 40, trong đó có Tuất, bạn anh. Người bạn đã hi sinh ở trận đánh vào
Xuân Lộc, hi sinh trước ngày toàn thắng có mấy ngày...

- Tuất cũng được khắc họa trong gương mặt chung, nhưng có một chi tiết khiến người đọc không thể
không rơi lệ. Vừa tốt nghiệp trung học, họ đăng kí xin đi đánh Mĩ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái
Nguyên huấn luyện, tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. Khi đoàn tàu từ TN tiến vào HN đã gần nửa
đêm. Vừa mưa to xong, ánh đèn còn lòa nhòa trên lá cây, trên những mặt đường vắng hun hút...Tàu
vừa dừng lại thì ở đâu đó bật lên tiếng loa rất sâu, rất vang: “Quý khách chú ý! Quý khách chú ý!
Chuyến tàu từ Thái Nguyên...”. Tuất ngồi cạnh Dũng, chợt nhoài người qua mặt bạn, gần như đưa cả
nửa người qua khuôn cửa sổ, hất mặt lên phía có tiếng loa, kêu lên nho nhỏ: “Dũng ơi, Dũng, tiếng
của mẹ mình đấy! Tiếng của mẹ đấy!”. Ai có ngờ, đó là âm thanh cuối cùng của Hà Nội, của người
mẹ rứt ruột sinh thành mà anh được nghe.
- Bà mẹ Tuất:
+ Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên
“nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã
làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”..., là
những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm... Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ
đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất
nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3.2. Nhân vật “tôi”
- Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật “tôi” - Nhân vật mang hình bóng Nguyễn
Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần
thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc.
- Đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Với tư
cách là một anh bộ đội cụ Hồ từ chiến khu VB trở vể tiếp quản Thủ đô, cảm nhận những việc được
và chưa đựoc trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc; sống những năm tháng đầy
gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất hào hung cuả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vui sướng và
xúc động với chiến thắng mùa xuân 1975 của dân tộc, có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời
trong thời kỳ đổi mới…
- Cũng trên những chặng đường ấy, nhân vật tôi đã có những quan sát nhạy bén, sắc sảo, có bao
cảm nghĩ rất tinh tế, sâu sắc về cô Hiền, về người HN và về HN. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa
khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh của đất
nước, trân trọng những giá trị văn hoá của DT “Dân HN nhảy tàu lên LS buôn bán đủ thứ mà không

buôn bán được và nghìn củ thuỷ tiên nhỉ”, cảm phục dân mình sống một đời binh dị mà toả sang một
nhân cách cao cả: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố HN hãy mượn gió mà bay lên
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
cho đất kinh kì choí sáng những ánh vàng”. Với nhân vật tôi, tác phẩm đã có một điểm nhìn trần
thuật chân thật, khách quan mà đúng đắn, sâu sắc.
- Khi trần thuật, nhân vật tôi thường đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá,
nhiều cách nhìn (việc hôn nhân, đón mừng độc lập, việc dạy con cái, cách xưng hô, chuyện ứng xử
thiếu văn hoá của thanh niên thời kinh tế thị trường…). Biện pháp này có tác dụng dân chủ hoá văn
học, tạo sự bình đẳng trong quan hệ nhà văn - bạn đọc, đưa đời sống vào cái nhìn nhiều chiều để
khuyến khích bạn đọc tham gia đối thoại, khước từ lối áp đặt chân lí một chiều của nhà văn. kể bằng
đối thoại, bằng phân tích, bình luận nhiều hơn là miêu tả và trần thuật khách quan. Người kể chuyện
như đang nghĩ về câu chuyện và chính suy nghĩ của anh ta hấp dẫn bạn đọc
* Tóm lại: Người kể chuyện là một người rất yêu HN, hiểu HN, say mê nét đẹp văn hoá của HN.
Anh ta có cái nhìn lịch lãm, sâu sắc. Cách kể chuyện vừa thân tình, vừa hóm hỉnh, luôn tạo được
quan hệ bình đẳng, cởi mở với bạn đọc nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân.
Anh ta biết đặt một sự việc dưới nhiều cách đánh giá, đồng thời dung những phân tích, bình luận,
ngẫm nghĩ của mình đê định hướng giá trị. Giọng kể thường là chiêm nghiệm triết lý có pha đối
thoại, tranh biện, tự trào. Ngôn ngữ vừa kết hợp được sắc thái giản dị đời thường vừa giàu ngụ ý và
triết lý.
4. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ"
+ Hình ảnh ... nói lên qui luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của
con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si.
+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể
bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi
dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước.

4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Giọng điệu trần thuật: Người kể chuyện xưng Tôi là một kiểu để cho người kể chuyện được nhân
vât hóa. Đây là một đặc điểm của văn Nguyễn Khải. Nhân vật "Tôi" mang nhiều nét của tác giả, góp
phần tạo một không khí tin cậy cởi mở với người đọc (yêu, hiểu Hà Nội, khẳng định kinh nghiệm cá
nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có hài hước và cả cái nhìn đằm thắm nhân hậu). Một giọng điệu rất
trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa
thanh. Cái tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”;
tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào...
Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.
- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm
nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ...).
- Những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử: Là
một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người. Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có
lợi cho đất nước. Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền
thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng
An”.
Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải chính là ở đó.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Qua nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường nhưng
đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách của một HN hào hùng và hào hoa, cảm nhận được lối
sống, bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội, từ đó thấy rõ vẻ đẹp giản dị, chân thực của những con
người bình thường mà cuộc đời họ song hành cùng những chặng đường gian lao của đất nước và
chính họ đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc.
2. Một vài nét đặc sắc về nghệ thuật
- Thấy được thành công đáng chú ý về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nguyễn Khải. “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn
hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Nhận xét này của nhà
nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một người Hà Nội.
III. Luyện tập

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô
than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già
nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn
mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên
trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.
Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng
son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói
với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt
bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại
sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm
củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước
được".
( Trích Một người Hà Nội-Nguyễn Khải)
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là
cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
4. Từ văn bản trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội.
Trả lời:
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền (nhân vật) và tác giả (xưng tôi)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là: kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại
hồi sinh.
3. Hình ảnh cây si qua câu văn: Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của

nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.
- Cây si hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh
thần của Hà Nội.
- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa
như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người.
4. Đoạn văn đảm bảo các ý chính:
- Về địa lí: Hà Nội là thủ đô, là trái tim của Tổ quốc.
- Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua hơn nghìn năm văn hoá. Dù chịu biến động của lịch
sử như Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính
- Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, vừa giữ được nếp nhà, vừa giữ được nếp
người.
- Cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đất nước
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98



×