Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO CHO HOC SINH KHỐI 12
QUA MÔN ĐỊA LI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu hướng đổi mới giáo dục toàn diện và hoàn thiện nội dung
giáo dục hiện nay nói chung và môn địa lí nói riêng, ngoài giáo dục tri thức
thì giáo dục thái độ và hành vi cho học sinh qua học tập bộ môn là một trong
những mục tiêu cần thiết. Nói về vai trò, ý nghĩa môn địa lí Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo đã ghi rõ: “Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức
phổ thông làm cơ sở hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng,
tình cảm đúng đắn, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, phù hợp với yêu
cầu cầu của đất nước và xu thế của thời đại”. Một trong những mục tiêu quan
trọng của ngành giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ có tri thức, đạo đức, bản lĩnh,
có những kiến thức sâu sắc, toàn diện về quê hương, đất nước, từ đó có trách
nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc cả phần đất liền cũng như biển đảo. Trong
đó biển đảo là phần lãnh thổ thiêng liêng, phần máu thịt không thể tách rời
của tổ quốc.
Nhằm tăng thêm lượng thông tin về biển đảo của tổ quốc, tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên biển đảo cũng như những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tác
động của con người. Thực tế cần bổ sung thêm thông tin và giáo dục hiểu biết
về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết khai thác hợp lí tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển đảo nước ta. Bởi vậy, giúp học sinh hiểu
rõ hơn về biển đảo là nhiệm vụ quan trọng ngành giáo dục nói chung, dạy học
địa lí nói riêng.
Với tình hình thực tế hiện nay, một số nước trong khu vực đang có
những tranh chấp, mâu thuẫn về biển Đông, về vấn đề khai thác tài nguyên
biển thì việc giáo dục tình yêu biển đảo, yêu quê hương, khẳng định chủ
quyền đất nước là việc làm cần thiết.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
- Khái niệm biển đảo:
+ Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản
của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu
kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập
quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ. Các
khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên
gọi khác.
+ Theo Nguyễn Dược và Trung Hải, đảo là một bộ phận đất nổi nhỏ hơn
lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
1
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
+ Theo Nguyễn Tứ đảo là một mảnh đất với nước bao chung quanh, tách
rời hoàn toàn khỏi lục địa bởi biển. Trên các hồ và sông lớn còn có những
đảo nhỏ
+ Có hai loại đảo chính đó là đảo đại dương và đảo lục địa
- Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) (VN
tham gia từ 23/6/1994) và pháp luật Việt Nam thì vùng biển Việt Nam gồm 5
bộ phận:
+ Nội thủy (Internal Waters): nội thủy là vùng nước nằm ở phía bên trong
của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển
thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.
Vùng nước nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa
sông, các vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
+ Lãnh hải (Territorial Sea): lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ
đường cơ sở lãnh hải của nước ven biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là
đường chạy song song với đường cơ sở và cách đều đường cơ sở một khoảng
cách tối đa là 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên
giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone): vùng tiếp giáp lãnh hải là
vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven
biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu
thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lý tính
từ đường cơ sở.
+ Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone): vùng đặc quyền
kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt
dưới một chế độ pháp lý riêng. Chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tế
không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải. Căn cứ vào điều 57 – UNCLOS, các quốc gia duyên hải chỉ
được hưởng quy chế 200 hải lý Vùng đặc quyền kinh tế để khai thác, đánh cá
đồng thời là Thềm lục địa để khai thác dầu khí. Điều đó chứng minh quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa không thể thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc
bởi lẽ Hoàng Sa cách lục địa Trung Quốc khoảng cách 270 hải lý và Trường
Sa cách lục địa Trung Quốc 750 hải lý.
+ Thềm lục địa (Continental Shelf): thềm lục địa của một quốc gia ven
biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc
gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia
đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó có
khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một
quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ
đường cơ sở; quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm
lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
2
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt
quá 100 hải lý.
- Biển Đông có diện tích rộng lớn, đồng thời có quá trình phát triển lâu dài
nên địa hình phức tạp, đa dạng . Biển Đông kéo dài theo trục TN – ĐB, từ
Singapore đến Đài Loan, dài khoảng 3000km, chiều rộng khoảng 1000km (từ
bờ biển Nam Bộ đến bờ biển Kalimantan). => Đây là biển lớn thứ hai trong
số các biển ở TBD, diện tích 3,447 triệu Km 2. Độ sâu trung bình: 1.140m =>
Tổng lượng nước: 3,928 triệu Km3; với 2 vịnh lớn: Bắc Bộ (150.000 Km 2) và
Thái Lan (462.000 Km2). Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam,
Trung Quốc, Cămpuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei
và Philippin. Trong đó, vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam là 1 triệu
km2.
- Do ảnh hưởng của quá trình kiến tạo, đặc biệt là hoạt động của mảng Thái
Bình Dương và Á - Âu hình thành trong biển Đông nhiều đảo và quần đảo
(riêng ven biển nước ta có khoảng 3000 đảo), như: Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà,
Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc…Đặc biệt có 2 quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
và Trường Sa (Khánh Hòa) thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Quần đảo Philipine và Indonesia do biển Đông tách biệt với Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương.
- Trong biển Đông có hàng ngàn đảo khác nhau. Các đảo thường tập trung ở
bờ tây, thuộc vùng biển Việt Nam, với khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ khác
nhau.
+ Ở Hạ Long, trên vịnh Bắc Bộ: Bạch Long Vĩ, Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà,
Cô Tô, Long Châu rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng cá, tổ chức các điểm
nghỉ mát, an dưỡng, du lịch…
+ Các đảo nhỏ khác như: Hòn Mê, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Hòn
Tre, Phú Quý, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc có vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển KT – XH, an ninh quốc phòng của đất nước
+ 2 QĐ Hoàng Sa và Trường sa: Đảo Hoàng Sa với 36 hòn đảo lớn nhỏ.
Đảo Trường Sa với gần 100 đảo nhỏ và đảo ngầm.
+ Kích thước và diện tích đảo cũng khác nhau: đảo Hòn Ré 20km 2, Cát Bà
277km2, Phú Quốc 568km2
+ Độ cao của đảo cũng không đồng nhất, có đảo ngập nước khi triều lên,
nhưng có đảo cao hàng trăm mét. Núi chúa Côn Đảo: 584m, Núi Chúa ở Phú
Quốc:603m.
+ Thành phần nham thạch cấu tạo cũng khác nhau: Cô Tô, Cái Bàu cấu
tạoTrầm tích cát bột kết. Đảo Cồn Cỏ, Phú Quý cấu tạo đá vôi, quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa cấu tạo san hô.
+ Trên nhiều đảo có dân cư sinh sống: Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô
Sơn, Phú Quốc…
+ Nhiều đảo thành lập địa danh huyện: Cát Bà, Cồn Cỏ, Côn Sơn, Phú
Quốc…
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
3
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
- Biển Đông là vùng biển kính, thuộc khí hậu nhiệt đới vì vậy rất giàu có về
tài nguyên thủy sản, dầu khí và khoáng sản, tuy nhiên hiện nay vấn đề biển
Đông đang là điểm nóng trong khu vực. Vì vậy việc giáo dục học sinh có tình
yêu biển đảo, yêu đất nước và bảo vệ chủ quyền là một vấn đề hết sức cần
thiết đối với giáo viên dạy bộ môn địa lí THPT.
Những quần đảo là những viên ngọc xanh của biển cả, có nền kinh tế phát
triển sầm uất. Đồng thời là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. Nhưng môi
trường trên các đảo rất dễ thay đổi khi con người tác động theo chiều hướng
xấu. Vì vậy giáo viên cần giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trên các đảo
để phát triển bền vững kinh tế biển.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong chương trình giảng dạy địa lí khối 12 có nhiều hình thức giáo dục
tình yêu biển đảo cho học sinh. Nhưng trong chuyên đề này tôi đề cập 3 hình
thức giáo dục
- Tham quan địa địa lí.
- Lồng nghép trong những tiết dạy chương trình địa lí 12.
- Tổ chức cuộc thi về tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12.
a/ Tham quan địa địa lí:
- Khái niệm: Tham quan là một hoạt động quan sát trực tiếp các sự vật,
hiện tượng cần nghiên cứu ở trong môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Tham quan là một hình thức dạy học ngoài lớp. Trong trường hợp tham
quan ngoài quy định của chương trình dạy học thì đó là hình thức ngoại
khóa, do tổ địa lí xây dựng và thực hiện ở ngoài lớp, với đối tượng tham
quan tùy chọn.
- Các bước tiến hành tham quan:
* Bước 1: Chọn địa điểm tham quan (một bãi biển, hòn đảo có thể đi đến
và về trong ngày).
+ Lập kế hoạch
+ Chuẩn bị nhân lực
+ Phân công nhân lực
+ Chuẩn bị phương tiện
+ Chuẩn bị kinh phí
+ Lên lịch tham quan
+ Phân công nhiệm vụ học sinh( mỗi nhóm khi tham quan ghi vào phiếu
thực địa với những chủ đề khác nhau)
VD: Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình bờ biển
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
4
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
Nnhóm 2: Tìm hiểu hoạt động kinh tế - xã hội khu vực bờ biển khi
tham quan.
* Bước 2: tiến hành tham quan
+ Tiến hành tham quan theo kế hoạch
+ Thu phiếu học tập của học sinh
* Bước 3: Đánh giá
+ Giáo viên xử lí từ phiếu học tập của học sinh
+ Giáo viên đánh giá từ phiếu thực địa
* Bước 4: Giáo viên tổng kết về những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành
tham quan. Và rút ra bài học cần thiết cho học sinh về tầm quan trong của
biển đảo nước ta dới phát triển kinh tế, môi trường, quốc phòng – an ninh.
b/ Lồng ghép trong những tiết dạy địa lí 12:
Mục tiêu giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12.
- Kiến thức: Hoàn thiện cho học sinh các kiến thức về địa lí Việt Nam, sau
mỗi bài học, học sinh cần biết về diện tích, đặc điểm về biển Đông, tài
nguyên biển phong phú, một số thiên tai thường xãy ra vùng ven biển
nước ta, nắm được bờ biển và thềm lục địa nước ta, nêu được đặc điểm khí
hậu do biển Đông mang lại, nắm được tài nguyên rừng ngập mặn ven biển,
giá trị của chúng và sự cần thiết phải bảo vệ. Phân tích vai trò của biển đảo
đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, trình bày hoạt động khai
thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Kĩ năng:Có thể xác định vị trí, giới hạn, phạm vi vùng biển nước ta trong
bản đồ tự nhiên Đông Nam Á. Nắm một số đặc điểm về biển Đông và các
đảo, quần đảo thuộc chủ quyền nước ta, phân tích bản đồ, biểu đồ, lược đồ,
bảng số liệu để thấy được tiềm năng kinh tế biển nước ta.
- Thái độ: Làm giàu thêm tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo Việt
nam, có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương và toàn vẹn lãnh thổ
Việt Nam.
- Các nguyên tắc giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12:
+ Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh phải bám sát nội dung
chương trình địa lí Việt Nam THPT.
+ Giáo dục biển đảo không làm biến tính nội dung môn học, không
biến bài học thành bài tuyên truyền về biển, nhất là môn học có nội dung
gần gũi như địa lí.
+ Giáo dục biển đảo cần cụ thể hóa và đi sâu vào những vấn đề, nội
dung có liên quan đến biển đảo Việt Nam mà SGK đề cập.
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
5
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
+ Giáo dục biển đảo cần kế thừa và phát huy những kiến thức về biển
đảo đã có ở học sinh, tăng cường liên hệ thực tế địa phương.
- Xác định nội dung giáo dục biển đảo cho học sinh khối 12 trong chương
trình địa lí 12 THPT.
+ Căn cứ vào chương trình sách giáo khoa địa lí 12 có thể giáo dục học
sinh có tinh thần yêu mến biển đảo trong một số bài cụ thể.
ST
T
Bài
Kiến thức địa Nội dung giáo
lí có khả năng dục biển đảo
giáo dục biển
đảo
1
Vị trí địa lí, phạm Phạm vi lãnh Phạm vi vung Lồng
vi lãnh thổ
thổ
biển Việt Nam nghép
được quốc tế
công
nhận.
Nhiệm vụ chúng
ta bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ.
2
Thực hành: vẽ lược Cách vẽ
đồ Việt Nam
Chú ý thể hiện Lồng
hai quần đảo nghép
Hoàng Sa và
Trường Sa trên
lược đồ.
3
Thiên nhiên chịu Toàn bài học
ảnh hưởng sâu sắc
của biển
Dùng
phương Trực tiếp
pháp dạy học
theo dự án. Để
học sinh tìm hiểu
đặc điểm và tài
nguyên của Biển
Đông.
4
Thiên nhiên nhiệt Khí hậu nhiệt Khí hậu nước ta Lồng
đới ẩm gió mùa
đới ẩm gió mùa không khô nóng nghép
như những quốc
gia cùng vĩ độ là
nhờ ảnh hưởng
biển Đông.
5
Thiên nhiên nhiệt các thành phần Sinh vật nước ta Lồng
đới ẩm gió mùa (tt) tự nhiên
phong phú nhờ nghép
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
Dạng nội
dung giáo
dục biển
đảo
6
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
nước ta có vùng
biển nhiệt đới.
6
Thiên nhiên phân Thiên
nhiên Vùng đồng bằng Lồng
hóa đa dạng
phân hóa đông ven biển nước ta nghép
tây
kéo dài, phong
cảnh đẹp thuận
lợi phát triển du
lịch.
7
Thiên nhiên phân Các miền địa lí Các miền tự Lồng
hóa đa dạng (tt)
tự nhiên
nhiên nước ta nghép
đều ảnh hưởng
tính chất của
biển.
8
Vấn đề sử dụng và Đa dạng sinh Do đánh bắt quá Lồng
bảo vệ tự nhiên
học
mức, tài nguyên nghép
sinh vật biển tuy
Sử dụng và bảo vệ
phong
phú
tài nguyên thiên
nhưng đang bị
nhiên
cạn kiệt. Cần có
biện pháp bảo
vệ.
9
Bảo vệ môi trường Bão
và phòng chống
thiên tai
10
Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư Dân cư phân bố Lồng
phân bố dân cư
chủ yếu ở những nghép
nước ta
đồng bằng ven
biển do điều kiện
tự nhiên thuận
lợi và tài nguyên
biển phong phú.
11
Đô thị hóa
Xảy ra chủ yếu Lồng
khu vực ven nghép
biển. Cần có
biện pháp phòng
tránh
những
thiên tai do biển
mang đến.
Mạng lưới đô Những đô thị lớn Lồng
thị
chủ yếu ven biển nghép
do giao thông
vận tải thuận lợi,
đặc biệt vai trò
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
7
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
các cảng biển.
12
Vấn đề phát triển Ngành thủy sản Do có bờ biển Lồng
ngành thủy sản và
dài và nhiều ngư nghép
lâm nghiệp
trường lớn nên
nước ta phát
triển
mạnh
ngành đánh bắt
và nuôi trồng
thủy sản.
13
Ngành vận tải Ngành vận tải Lồng
đường biển đảm nghép
Vấn đề phát triển đường biển
nhiệm vai trò
ngành GTVT và
chủ đạo lưu
TTLL
thông hàng hóa
quốc tế.
14
Vấn đề phát triển Du lịch
thương mại, du lịch
Tài nguyên du Lồng
lịch biển nước ta nghép
đẹp. Vịnh Hạ
Long là kỳ quan
thiên nhiên thế
giới.
15
Vấn đề khai thác Kinh tế biển
thế mạnh ở trung
du miền núi bắc bộ
Du lịch biển đảo Lồng
góp phần vào nghép
phát triển kinh tế
cho khu vự này.
16
Vấn đề chuyển dịch các thế mạnh Nhờ vị trí giáp Lồng
cơ cấu kinh tế theo chủ yếu vùng
biển.
nghép
ngành ở ĐBSH
17
Vấn đề phát triển Hình thành cơ Tất cả các tỉnh Lồng
kinh tế xã hội ở cấu nông lâm đều giáp biển là nghép
Bắc trung bộ
ngư nghiệp
một lợi thế cho
vùng.
18
Vấn đề phát triển Phát triển tổng Biển mang lại Lồng
kinh tế-xã hội ở hợp kinh tế hiệu quả kinh tế nghép
duyên hải nam biển
cho vùng.
trung bộ
19
Vấn đề khai thác Khái
thế mạnh ở Tây chung
Nguyên
quát Vì Tây Nguyên Lồng
không giáp biển nghép
nên khó khăn
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
8
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
trong quá trình
phát triển kinh
tế.
20
Vấn đề khai thác Khai thác lãnh
lãnh thổ theo chiều thổ theo chiều
sâu ở Đông Nam sâu
bộ
21
Vấn đề sử dụng Các thế mạnh Nhờ giáp biển là Lồng
hợp lí và cải tạo tự và hạn chế
một thế mạnh nghép
nhiên ở ĐBSCL
của khu vực.
22
Vấn đề phát
kinh tế, an
quốc phòng ở
đông và các
quần đảo
23
Các vùng kinh tế Đặc điểm
trọng điểm
triển Toàn bài
ninh
Biển
đảo,
Phát triển tổng Lồng
hợp kinh tế biển nghép
là một vấn đề
trọng tâm trong
phát triển kinh tế
của khu vực.
Giáo viên tổ Trực tiếp
chức cho học
sinh thi báo ảnh
về biển đảo nước
ta.
Các vùng kinh tế Lồng
trọng điểm đều nghép
nhờ thế mạnh từ
biển mang lại.
VD1: Có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ phần củng cố bài.
Bài 15: Môi trường và phòng chống thiên tai
Phần củng cố bài:
Tên trò chơi: Ô chữ (thời gian 10 phút)
Mục đích của trò chơi: Giúp các em hiểu được con người tác động tiêu cực vào
môi trường nên hiện nay, trên thế giới xảy ra nhiều thiên tai ảnh hưởng hoạt động
kinh tế và cuộc sống con người, đặc biệt thiên tai do biển Đông mang lại.
Hệ thống việc làm:
Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm .
* Bước 1:Chia lớp thành 4 nhóm
* Bước 2: Cho mỗi nhóm thảo luận trong 5 phút và tìm từ thích hợp điền vào
trong ô chữ .Sau cho phần cột dọc tô đen là từ THIÊN TAI.
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
9
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Mỗi nhóm tìm hai từ khoá điền vào ô chữ trong thời gian 5 phút
* Nhóm 1:
Câu 1:MaZenLan đi thám hiểm vòng quanh trái đất bằng phương tiện gì ?
Câu 2: Dòng biển lạnh chảy sát bờ gây hiện tượng thời tiết gì ?
* Nhóm 2:
Câu 3: Hiện tượng thời tiết gì, làm cho cây trồng trong nông nghiệp bị rụng
lá?
Câu 4: Tên của khu rừng cấm có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ.
* Nhóm 3:
Câu 5: Những thành phố lớn, trung tâm công nghiệp nước ta thường tập trung
ở đâu?
Câu 6 : Gió mùa Đông Bắc gây thiên tai gì cho khu vực Tây Bắc nước ta?
* Nhóm 4:
Câu 7 : Đảo nước ta hình thành chủ yếu do tài nguyên sinh vật biển gì ?
Câu 8 : Tên một bộ tộc chủ yếu sinh sống trên thuyền ở khu vực Nam Mỹ?
* Bước 3: Cho học sinh thảo luận để tìm ra từ chính xác .
* Bước 4: Cho nhóm trưởng lên điền từ vào ô trống trên giấy rô ki, giáo viên
đã vẽ trước.
- Sau khi các nhóm điền xong, giáo viên chuẩn kiến thức.
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
10
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
Phiếu học tập phản hồi :
Câu 1:
T
H
U
Y
Ề N
Câu 2:
H
Ạ
N
H
Á N
S
Ư
Ơ
N
G
M
U
Ố
I
Câu 3:
C
Á
T
T
I
Ê
N
Câu 4:
Đ
Ồ
N
G
B
Ằ
R
É
T
H
Ạ
I
S
A
N
H
Ô
N
I
D
I
Câu 8:
Câu 5:
Câu 7:
T
U
Y
N G
Câu 6:
Hiện nay thiên tai đang xảy ra nhiều ở nước ta do biến đổi khí hậu toàn
cầu. Đặc biệt bão xảy ra vùng bờ biển Việt Nam. Mỗi năm có từ 9 – 11 cơn
bão từ biển Đông tràn vào đất liền. vì vậy chúng ta cần có ý thức và hành
động để tránh thiệt hại về người và của.
Một
giờ học
Địa Lí
nhiều
thú vị
tại lớp
12A5
VD2: Có thể lồng nghép cho học sinh làm câu hỏi trắc nghiệm trong bài thiên
nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển.
CÂU HỎI VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO NƯỚC
TA.
1/ Nước ta là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho :
A. Lào
B. Malaixia
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
C. Brunây
D. Philippin
11
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
2/ Vùng biển nước ta có diện tich khoảng :
A. 1 triệu km2
B. 1,2 triệu km2
C. 1,5 triệu km2
D. 1,6 triệu km2
3/ Đường bờ biển nước ta dài :
A. 3220 km
B. 3235 km
C. 3260 km
D. 3620 km
4/ Số tỉnh- thành giáp biển của nước ta là :
A. 31
B. 30
C. 29
D. 28
5/ Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất của nước ta là :
A. Bạc Liêu
Giang
B. Sóc Trăng
C. Cà Mau
D. Kiên
6/ Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chinh thuộc :
A. Thành phố Hải Phòng
B. Thành phố Đà Nẵng
C. Tỉnh Thừa Thiên Huế
D. Tỉnh Quảng Nam
7/ Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chinh thuộc :
A. Tỉnh Bình Thuận
B. Tỉnh Khánh Hòa
C. Tỉnh Quảng Nam
D. Tỉnh Quảng Trị
8/ Biển Đông có vị tri địa chiến lược quan trọng, chủ yếu do :
A. Là một trong những vùng biển rộng nhất thế giới
B. Là đường giao thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới
C. Có nguồn tài nguyên phong phú bậc nhất thế giới
D. Có rất nhiều nước nằm ven bờ
9/ Trên thềm lục địa của mình, nước ven biển có đặc quyền về :
A. Lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
B. Thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên
C. Hàng hải
D. Tất cả đều đúng
10/ Nội thủy là :
A. Vùng nước tiếp giáp với lãnh hải
B. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển
C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở
D. Phần ngầm dưới biển
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
12
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
11/ Lãnh hải của nước ta có chiều rộng :
A. 10 hải lí
B. 11 hải lí
C. 12 hải lí
D. 13 hải lí
12/ Phia Đông giáp Biển Đông tạo điều kiện cho nước ta phát triển :
A. Du lịch
B. Đánh bắt thủy sản
C. Khai thác dầu khí
D. Tất cả đều đúng
13/ Điểm du lịch biển Mũi Né thuộc tỉnh :
A. Ninh Thuận
B. Bình Thuận C. Bà Rịa-Vũng Tàu
D. Khánh Hòa
14/ Các thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam giáp biển :
A. Hải Phòng, Vinh, Huế
B. Hải Phòng, Vinh, Hội An
C. Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh
Hồ Chí Minh
D. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP
15/ Trong 4 tỉnh giáp biển sau đây, tỉnh nào có diện tich lớn nhất ở Bắc
Trung Bộ ?
A. Nghệ An
B. Hà Tĩnh
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
16/ Nghề là muối phát triển ở vùng ven biển :
A. Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ
17/ Hai quần đảo lớn của nước ta ( Hoàng Sa và Trường Sa ) có nguồn tài
nguyên quý là :
A. Muối, cát
B. Thủy sản, san hô
C. Dầu khí, cát
D. Muối, san hô
18/ Tuyến đường biển ven bờ dài và quan trọng nhất ở nước ta là :
A. Hải Phòng - Đà Nẵng
B. Cửa Lò - Đà Nẵng
C. Đà Nẵng - Quy Nhơn
D. Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh
19/ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng :
A. Nằm ngoài lãnh hải và rộng 200 hải lí
B. Nằm ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải và rộng 200 hải lí
C. Nằm ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí
D. Nằm ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với vùng tiếp giáp lãnh hải
thành vùng biển rộng 200 hải lí
20/ Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất ở nước ta là :
A. Bạc Liêu
B. Sóc Trăng
C. Bến Tre
D. Cà Mau
21/ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển giao thông vận
tải biển ?
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
13
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
A. Đường bờ biển dài 3260 km
quốc tế
B. Nằm trên đường hàng hải
B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ
D. Tất cả đều đúng
22/ Vì sao một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển,
vùng nước và đảo xung quanh ?
A. Biển thường xuyên có sóng lớn
B. Không có phương tiện khắc phục
C. Môi trường biển là không chia cắt được
D. Không có lực lượng bảo vệ môi trường biển
23/ Trong các ngành kinh tế biển dưới đây, ngành nào khi khai thác hết thì
không thể
phục hồi ?
A.Khai thác và nuôi trồng hải sản
B. Khai thác khoáng sản
C. Du lịch biển
D. Giao thông vận tải biển
24/ Vùng biển nước ta có khoảng bao nhiêu loài rong biển ?
A. 653 loài
B. 563 loài
C. 635 loài
D. 665 loài
25/ Vùng biển nước ta có khoảng bao nhiêu loài cá ?
A. 1000 loài
B. 1500 loài
C. 2000 loài
D. 2500 loài
26/ Để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền
đất nước ta cần :
A. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ
B. Thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt
C. Sử dụng lưới mắt to để đánh bắt xa bờ
D. Hạn chế việc đánh bắt mang tính hủy diệt
27/ Trong các tỉnh sau, tỉnh nào dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác
hải sản ?
A. Cà Mau
B. Bà Rịa-Vũng Tàu
C. Bình Thuận
D. Kiên Giang
28/ Trữ lượng mực ở vùng biển nước ta khoảng :
A. Hơn 70000 tấn
B. Gần 60000 tấn
C. Gần 45000 tấn
D. Hơn 100000 tấn
29/ Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm nào ?
A. 1990
B. 1986
C. 1978
D. 1989
30/ Ở nước ta,tài nguyên dầu mỏ phân bố nhiều ở đâu ?
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
14
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
A. Thềm lục địa Bắc Bộ
B. Thềm lục địa Trung Bộ
C. Thềm lục địa Nam Bộ
D. Cả A,B đều đúng
31/ Điều kiện quan trọng nhất để phát triển nghề muối ở nước ta là :
A. Có đường bờ biển dài
B. Thị trường rộng lớn
C. Người dân có kinh nghiệm sản xuất muối
D. Nước biển có độ mặn cao
32/ Ở Việt Nam, nơi có đường bờ biển dài nhất là vùng biển :
A. Quảng Ninh- Ninh Bình
B. Bà Rịa-Vũng Tàu- Bến Tre
C. Thanh Hóa- Bình Thuận
D.Trà Vinh- Kiên Giang
33/ Vịnh Vân Phong và Cam Ranh thuộc tỉnh nào ?
A. Khánh Hòa
B. Phú Yên
C. Ninh Thuận
D. Quy Nhơn
34/ Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào ở nước ta ?
A. Cà Mau
B. Kiên Giang
C. Sóc Trăng
D. Trà Vinh
35/ Đặc sản nước mắm Phan Thiết thuộc tỉnh :
A. Phú Yên
B. Khánh Hòa
C. Ninh Thuận
D. Bình Thuận
36/ Các tỉnh ở nước ta có đường biển tiếp giáp với vịnh Thái Lan là :
A. Kiên Giang, An Giang
B. Cà Mau, Bạc Liêu
C. Bến Tre, Trà Vinh
D. Kiên Giang,Cà Mau
37/ Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh :
A. Quy Nhơn
B. Bà Rịa-Vũng Tàu C. Trà Vinh
D. Khánh Hòa
38/ Có bao nhiêu tỉnh ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giáp
biển ?
A. 7 tỉnh
B. 8 tỉnh
C. 9 tỉnh
D. 10 tỉnh
39/ Tỉnh nào sau đây ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ giáp biển ?
A. Hải Phòng
B. Hòa Bình
C. Quảng Ninh
D. Sơn La
40/ Đảo có diện tich lớn nhất và có giá trị du lịch nhất nước ta có tên là :
A. Cồn cỏ
B. Lí Sơn
C. Cát Bà
D. Phú Quốc
ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI VỀ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO NƯỚC TA
CÂU
ĐÁPÁN CÂU
ĐÁPÁN CÂU
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
ĐÁPÁN CÂU
ĐÁPÁN
15
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
1
A
11
C
21
D
31
D
2
A
12
D
22
C
32
C
3
C
13
B
23
B
33
A
4
D
14
D
24
A
34
B
5
C
15
A
25
C
35
D
6
B
16
C
26
A
36
D
7
B
17
B
27
D
37
B
8
B
18
D
28
B
38
C
9
D
19
C
29
B
39
C
10
C
20
D
30
C
40
D
Qua hệ thống bài tập trắc nghiệm giúp các em khắc sâu kiến thức về biển
đảo nước ta, từ đó các em có tinh thần yêu vùng biển đảo quê hương và có
những hành động cụ thể bảo vệ chủ quyền biển đảo.
c/Tổ chức cuộc thi về tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12:
Giáo viên có thể tổ chức thi gữa các lớp hoạc các tổ trong 1 lớp.
+ Thi vẽ tranh
+ Thi thuyết trình
+ Thi báo ảnh
Giáo viên giảng dạy kết hợp với tổ bộ môn hoặc đoàn trường để tổ chức.
Thông qua cuộc thi giúp các em thêm yêu quê hương đất nước, đặc biệt là
vùng biển đảo quê hương và hứng thú hơn với môn địa lí.
VD 1: Tổ chức thi vẽ tranh và thuyết trình giữa các tổ trong một lớp.
- Chịu trách nhiệm chính giáo viên giảng dạy
- Nội dung: Các nhóm vẽ tranh theo các chủ đề biển đảo quê em
+ Nhóm 1: Vẽ về bãi biển quê hương tôi
+ Nhóm 2: Vẽ về đảo xanh quê hương tôi
+ Nhóm 3: Vẽ về tài nguyên biển quê hương tôi
+ Nhóm 4: Vẽ về rừng ngập mặn quê hương tôi
- Các nhóm thuyết trình theo nội dung bức tranh.
- Yêu cầu:
+ Kích thước bức tranh 40 x 60 để lề cả 4 góc, mỗi góc 1 cm, tranh vẽ
ngang, có ghi chủ đề tranh, tên nhóm vào giữa phía dưới bức tranh theo hình
sau
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
16
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
Dài 60 cm
Chủ đề tranh
Tên nhóm
Rộng 40 cm
+ Sau cuộc thi có thể phát giải và tổng kết những mặt các em làm được và
những mặt chưa làm được.
Hình ảnh cuộc thi
vẽ tranh và thuyết
trình về chủ đề
biển đảo quê em
VD 2: Tổ chức thi báo ảnh giữa các lớp trong khối 12.
- Chịu trách nhiệm chính giáo viên giảng dạy môn địa lí.
- Nội dung:
+ Mỗi lớp làm một tờ báo ảnh về chủ đề biển đảo quê hương tôi. Những
bức ảnh sưu tầm từ báo chí, tạp chí trong nước đã phát hành .Tờ báo phải có
chủ đề đúng quy định, không quá 20 bức ảnh.
+ Ban giám khảo bao gồm : Giáo viên giảng dạy môn địa lí.
+ Sau khi chấm xong. Giáo viên phát giải và rút ra kinh nghiệm từ cuộc
thi.
+ Thời gian thực hiện các cuộc thi có thể cho các em làm trong ngày chủ
nhật hàng tuần.
d. Ngoài ra, giáo viên bộ môn kết hợp cùng đoàn trường thực hiện tuyên
truyền, giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh dưới cờ …
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
17
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
Buổi
phát
động
quyên
góp ủng
hộ viên
gạch
Trường
Sa toàn
trường
dưới cờ.
III. HIỆU QUẢ
- Sau khi tích hợp giáo dục tinh thần yêu thương biển đảo cho các em, tôi
nhận thấy các em học sinh có nhiều hứng thú học tập bộ môn địa lí.
- Các em có ý thức về tình yêu biển đảo quê hương, yêu đất nước và từ đó các
em có những hành động thiết thực để bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như
toàn ven lãnh thổ như tham gia các hoạt động tuyên truyền về biển đảo tại
trường, tại địa phương, quyên góp quỷ ủng hộ cho biển đảo quê hương.
- Giúp cho các em hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo đất nước và là những
tuyên truyền viên đắc lực cho gia đình.
- Kết quả học tập môn địa lí của các em tại nhà trường cao hơn những năm
trước một cách rõ rệt.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Kết luận.
Thông qua những nội dung giảng dạy, giáo viên giáo dục về biển đảo cho
học sinh. Việc khai thác các nội dung có liên quan đến biển đảo trong bài học
có thể tiến hành theo các hướng khác nhau. Trong đó có thể sử dụng các
phương pháp như thuyết trình, đàm thoại gợi mở, khảo sát, điều tra, thảo luận,
báo cáo, đóng vai, giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án. Nhưng trên đây tôi
chỉ đề cập đến vài phương pháp dạy học trong giờ chính khóa và ngoại khóa
có thể giáo dục tình yêu biển đảo cho các em mà tôi thấy hiệu quả trong quá
trình áp dụng trong năm học vừa qua.
- Những học sinh khi được tôi giáo dục tình yêu biển đảo qua môn học địa lí,
các em càng yêu quê hương đất nước mình hơn và các em vô cùng hứng thú
học tập bộ môn địa lí.
2. Kiến nghị.
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
18
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
- Tôi nghĩ giáo viên giảng dạy môn địa lí trong trường trung học phổ thông
nên giáo dục tình yêu biển đảo cho các em trong trường học.Để giúp các em
hứng thú học tập môn địa lí và các em nhận thức về tình yêu biển đảo quê
hương, yêu đất nước,có ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
- Trong quá trình giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh.Giáo viên cần phải
có kế hoạch chi tiết, đa dạng nội dung giáo dục để gây hứng thú cho học sinh
tham gia, học sinh không nhàm chán. Đem lại ý nghĩa thiết thực cho các em
trong từng bài dạy.
- Trong quá trình hoạt động cần phải có kinh phí hoạt động. Mà kinh phí còn
hạn hẹp. Kính mong BGH nhà trường, sở giáo dục tạo điều kiện để giáo dục
học sinh tốt hơn về tình yêu biển đảo đất nước trong trường THPT.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoạt động giáo dục môi trường trong Địa Lí ở trường phổ thông –
PHẠM XUÂN HẬU, NGUYỄN KIM HỒNG, NGUYỄN ĐỨC VŨ - Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam – Năm 2005.
2. Biển Đông Việt Nam - NGUYỄN HẢI ÂU - Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam. – Năm 1999.
3. Sách giáo khoa Địa Lí 12 – LÊ THÔNG - Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam - 2012.
4. Atlat Địa Lí Việt Nam - PGS. TS NGÔ ĐẠT TAM, TS. NGUYỄN
QUÝ THAO - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – Năm 2012.
VI. MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a/ Tham quan địa địa lí:
b/ Lồng ghép trong những tiết dạy địa lí 12:
c/Tổ chức cuộc thi về tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12:
d. Ngoài ra, giáo viên bộ môn kết hợp cùng đoàn trường thực hiện tuyên
truyền, giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh dưới cờ …
III. HIỆU QUẢ
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
19
Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh khối 12 qua môn địa li
VI. MỤC LỤC
GV: Đỗ Thị Thu Lương – THPT Lê Hồng Phong
20