Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Báo cáo chuyên đề tìm hiểu về đánh giá rủi ro trong quản lý môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: Nhóm 01

TÌM HIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ
RỦI RO TRONG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG

GV: THs NGUYỄN THÚY LAN CHI


Sinh viên thực hiện:

Họ tên sinh viên

MSSV

Huỳnh Công Chánh

91202075

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

91202012

Đinh Thị Thu Hương

91202018

Lê Diệu Linh



91202136

Nguyễn Thái Thiên Kim

91202282

Đỗ Phan Cát Phương

91202177

Đặng Nguyễn Kim Phụng

91202044


1.

2.
3.

4.
5.
6.
7.

8.

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI
TRƯỜNG

MÔ HÌNH ĐÁNHGIÁ RỦI RO
ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG CHO XÍ
NGHIỆP VẬN CHUYỂN SỐ 1
ĐÁNH GIÁ ĐỘC TỐ CHẤT THẢI
ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH RỦI RO
QUẢN LÝ RỦI RO CHO NGUỒN THẢI
BIỆN PHÁP PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC
SỰ CỐ RỦI RO
KẾT LUẬN


1.1 KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO:
Rủi ro được định nghĩa là xác suất của một tác động
bất lợi lên con người và môi trường do tiếp xúc với
mối nguy hại.
Rủi ro thường biểu diễn xác suất xảy ra tác động có
hại khi hậu quả của sự thiệt hại tính toán được.
Ví dụ: Trung bình mỗi ngày có một người chết vì tai
nạn xe cộ, tai nạn giao thông thì trong trường hợp rủi
ro có thể được tính toán bằng xác suất của một biến cố
xảy ra nhân với mức độ thiệt hại nếu biến cố đó xảy
ra.


1.1 KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO

Các loại rủi ro bao gồm:
- Rủi ro trong quá trình vận hành
- Trong ro trong thiết kế kỹ thuật
- Rủi ro cho sức khỏe và an toàn

- Rủi ro môi trường và hệ sinh thái
- Rủi ro kinh tế ( rủi ro kinh doanh)
- Rủi ro xã hội
- Rủi ro chính trị


Thông thường rủi ro được biểu diễn dưới dạng phương trình
sau:

Rủi ro = Xác suất của biến cố (P) x mức
độ thiết hại (S)
Trong đó: P: tần suất
S: mức độ thiệt hại
Trong thực tế, thông thường kết quả hay hậu quả của sự thiệt
hại không phải là bài toán xác định số lượng => trong trường
hợp này rủi ro được định nghĩa đơn giản là xác suất xảy ra
thiệt hại.
Ví dụ:


biệt rủi ro nền,
rủi ro tăng thêm, rủi ro tổng cộng:
 Rủi ro nền: là rủi ro có thể gặp phải khi chưa
kể đến sự hiện diện của nhân tố gây ra rủi ro
đặc biệt đang xét. Đây là rủi ro có sẵn.
 Rủi ro tăng thêm: là rủi ro do bởi các nguồn
khác đặt thêm vào hay do nhân tố đặc biệt gây
ra.

Rủi ro tổng cộng: là tổng rủi ro nền và

rủi ro tăng thêm.
1.1 KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO: Phân


1.1 KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO
Trong thực tế, mức độ rủi ro còn phụ thuộc vào cấp độ nguy
hại cũng như số lượng của những giải pháp an toàn, các công
cụ giảm thiểu và hệ thống phòng ngừa chống lại những tác
động bất lợi.
=> Rủi ro có thể được định nghĩa đơn giản bằng hàm sau:

𝑴ố𝒊 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒉ạ𝒊
𝑹ủ𝒊 𝒓𝒐 =
𝑪ô𝒏𝒈 𝒄ụ 𝒈𝒊ả𝒎 𝒕𝒉𝒊ể𝒖

Hay:
Rủi ro = f { mối nguy hại, phơi nhiễm (tiếp xúc), các
giải pháp an toàn}


1.2 NHẬN DIỆN RỦI RO
Trong môi trường cụ thể, khi có sự hiện diện của mối
nguy hại, đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên 3 yếu tố:
mối nguy hại, con đường phơi nhiễm và tiềm năng đe
dọa cộng dồng.
 Khi cả 3 yếu tố cùng nằm trong một đối tượng, khi đó
vấn đề rủi ro được xác định là tồn tại.
 Khi trong đối tượng được đánh giá chỉ mang 2 yếu tố,
tức là đối tượng này có chứa rủi ro tiềm tàng.
 Khi yếu tố thứ 3 xen vào thì khi đó rủi ro sẽ xuất hiện.

 Khi các yếu tố này đứng một mình riêng lẻ, khi đó có
thể rủi ro không xuất hiện hay không thấy rủi ro.


Biểu đồ minh họa sự hiện diện của rủi ro


1.2 NHẬN DIỆN RỦI RO
Mức độ rủi ro có thể chia làm 3 mức độ cơ bản:

Phân loại mức độ rủi rocuar những vấn đề ô
nhiễm môi trường (Nguồn: Kofi Asante-Duah, USA
1997)


1.2 NHẬN DIỆN RỦI RO
- Khu vực rủi ro thấp: đây là những khu vực
không có tác nhân ô nhiễm.
- Khu vực rủi ro trung bình: là khu vực có tác
nhân ô nhiễm nhưng rất giới hạn
- Khu vực rủi ro cao: là khu vực ô nhiễm cao và
có xuất hiện các nguyên vật liệu, nguồn thải độc
hại hay các tác nhân nguy hại


1.2 NHẬN DIỆN RỦI RO

Bảng. Một số hoạt động nguy hiểm theo mức độ rủi ro cá nhân
Các hoạt động có mối nguy hại


Rủi ro hằng năm ( rủi ro nền)

Tai nạn giao thông

1/100

Bệnh tim

3,5/1.000

Thuốc lá 1 gói/ngày

3,6/1.000

Tất cả các bệnh ung thư

2,8/1.000

Các hoạt động leo núi

6/1.000

Tai nạn xe máy

2,4/1.000.000

Ô nhiễm không khí ( Đông Mỹ)

2,2/1.000.000


Các tai nạn trong gia đình

1,1/1.000.000

Rượu, người nghiện rượu

2/1.000.000

Chết vì điện giật

5,3/1.000.000

Ăn bơ từ đậu phụng

8,1/1.000.000

Uống nước bị nhiễm Trichloroethylene

2/1.000.000


1.3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO (ĐRM)
- Là ước lượng mối nguy hại đến sức khỏe con người và môi
trường.
- ĐRM đóng vai trò quan trọng khi đưa ra quyết định về khắc
phục ô nhiễm bằng cách xác định một mức rủi ro bằng con số
có thể chấp nhận được, rồi định ra được mức độ ô nhiễm nào
sẽ tạo ra mức rủi ro có thể chấp nhận đó.
=> Từ đó thiết lập các tiêu chuẩn môi trường để kiểm soát ô
nhiễm một cách có hiệu quả, đặc biệt đối với chất thải nguy hại.

- ĐRM là một công cụ có hiệu quả, giúp các quản lý tài nguyên
và môi trường đưa ra các quyết định hợp lý nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu và loại trừ các tác động có hại gây ra đối với con
người, môi trường và xã hội.


1.3 MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO (ĐRM)
Ngoài ra, ĐRM còn cung cấp các giải pháp sau:
 Xác định các trường hợp nguy hiểm tồn tại những tiềm năng
rủi ro, xác định rủi ro nền và có thể cần thiết cho những kế
hoạch hành động đúng.
 Đánh giá tiềm năng mối đe dọa với sức khỏe con người liên
quan đến các trường hợp phơi nhiễm với mối nguy.
 Xác định đâu là hạnh động cần thiết đáp ứng lại khi có rủi ro.
 Xác định chiến lược hành động đúng có thể…
Kết quả ĐRM càng tin cậy, càng chi tiết, thì các nhà quản lý,
hoạch định chính sách tài nguyên môi trường càng đưa ra các
quyết định cần thiết, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả về kinh
tế, xã hội và môi trường.


1.4 PHÂN LOẠI RỦI RO MÔI TRƯỜNG

Có nhiều quan điểm phân loại rủi ro môi trường. thông
thường rủi ro môi trường có thể phân chia làm 5 loại
chính như sau:
 Rủi ro đối với sức khỏe cộng động
 Rủi ro đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên
 Rủi ro do sự phát triển kinh tế
 Rủi ro do thiên tai

 Rủi ro do phát triển công nghệ mới và sản phẩm
mới


1.4 PHÂN LOẠI RỦI RO MÔI TRƯỜNG
* Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng
Tại các nước kém phát triển, sức khỏe không được đảm bảo
một cách thường xuyên có thể là nguyên nhân do sự thiếu chất
dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), thiếu nước sạch, mắc bệnh do
các ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm thức ăn và
nước, điều kiện vệ sinh chưa thích hợp,…
Đây là các vấn đề chính mà chính quyền các quốc gia cần
quan tâm. Các khu vực này rủi ro về sức khỏe là cao. Ngoài ra
còn có các rủi ro khác như thủng tầng ozone, sử dụng thuốc
trừ sâu làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sức khỏe con
người.


Hình. Rủi ro sức khỏe cộng đồng


1.4 PHÂN LOẠI RỦI RO
* Rủi ro cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các thảm họa như động đất, núi lửa, bão,
cháy rừng, sóng thần… thông thường liên quan đến kiểm soát rủi ro môi trường
như cạn kiệt, suy thoái đất đai, phá hủy rừng do con người khai thác và không có
quản lý chặt chẽ và đặc biệt là các khu vực kinh tế chủ yếu.

Hình. Rủi ro trượt lở đất, động đất và núi lửa phun trào



1.4 PHÂN LOẠI RỦI RO MÔI TRƯỜNG

* Rủi ro cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Một số loại rủi ro môi trường liên quan đến các hoạt
động kinh tế như việc xây dựng dự án mới, dự án khai
thác mỏ…
Khi đánh giá ta phải xem xét kỹ đến tác động của dự
án này đến môi trường và sức khỏe con người như từ
khi bắt đầu xây dựng nhà máy, đưa nhà máy vào hoạt
động và ngưng quá trình sản xuất của nhà máy =>
đánh giá rủi ro cũng được xác định như là rủi ro đối
với dự án và rủi ro đối với môi trường.


1.4 PHÂN LOẠI RỦI RO MÔI TRƯỜNG
* Rủi ro do thiên tai hay thảm họa do tự nhiên và con
người gây ra
- Môi trường là chủ đề của các thảm họa tự nhiên, vai trò của các nhà
ra quyết định nhằm hạn chế những thảm họa này bởi xây dựng các
chương trình để giảm thiểu tổn thất và khắc phục các hệ thống cảnh
báo thiên tai để giảm các tác động của các nguy hại môi trường.


1.4 PHÂN LOẠI RỦI RO MÔI TRƯỜNG
* Rủi ro cho sự giới thiệu các sản phẩm

- Khi ta làm quen với một sản phẩm mới thì cũng nảy
sinh ra các rủi ro về sản phẩm mới.
- Các chất hóa học có trong thuốc trừ sâu, các sản

phẩm tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu đều có các
rủi ro.
-Hầu hết các nước đều có các hệ thống tiêu chuẩn để
kiểm tra chất lượng sản phẩm, mức độ độc hại và đưa
ra các điều khoản của việc kiện tụng pháp lý ban đầu
để đối kháng lại với các nhà sản xuất vi phạm các quy
định trên.


Có 2 mô hình đánh giá rủi ro môi trường:
Đánh

giá rủi ro môi trường dự báo:

Là quá trình xác định các tác động tiềm tang
gây ra bởi các tác nhân gây rủi ro, đang tồn tại
và sẽ phát sinh trong tương lai.
Đánh

giá rủi ro môi trường hồi cố:
Là quá trình xác định các nguyên nhân rủi
ro trên cơ sở các tác động đã xảy ra.


ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DỰ BÁO

Nhận
diện mối
nguy hại


Ước
lượng
mối
nguy hại

Đánh giá
phơi
nhiễm

Mô tả
đặc tính
rủi ro

Quản lý
rủi ro


Nhận diện mối nguy hại
Nhận diện các nguồn nguy hại chính liên quan đến vấn
đề ô nhiễm môi trường khi nhận dạng mối nguy hại
trong các hoạt động.

Ước tính mối nguy hại
Đánh giá rủi ro môi trường cần phải xét đến ước
lượng mối nguy hại.
Trong bước này nhiều mô hình thường sử dụng để ước
lượng cùng với phương pháp đánh giá độc tính để xác
định các chất ô nhiễm.



×