Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề cương ĐA-DẠNG-SINH-HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.96 KB, 22 trang )

CÂU 1. Khái niệm đa dạng sinh học và mức độ biểu hiện của ĐDSH
Đa dạng sinh học có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái
trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là 1
thành phần...
Mức độ biểu hiện: Có 3 cấp độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài, và đa dạng hê sinh thái.
Đa dạng di truyền: bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ thể sinh vật và sự sai khác về di
truyền giữa các cá thể trong 1 quần thể và giữa các quần thể với nhau.
Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. 1 quần
thể là 1 nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. 1 loài có thể có 1 hay vài quần thể
khác nhau. 1 quần thể có thể chỉ gồm 1 số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể.
Các cá thể trong 1 quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền.
• 1 số nhân tố làm tăng hoặc giảm đa dạng di truyền:
 Làm giảm:

+ Lạc dòng gen: thường xuất hiện trong các quần thể nhỏ, có thể làm giảm kích thước, tính đa dạng quần
thể và sự suy thoái trong giao phối gần
+ Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo
 Làm tăng:
+ Đột biến gen
+ Sự di trú
Đa dạng loài: Bao gồm các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ các cá thể đến các loài, chi và cao hơn.
Mỗi loài thường đc xác định theo 2 cách. Thứ nhất, 1 loài đc xác định là 1 nhóm các cá thể có những đặc tính
hình thái, sinh lý, sinh hóa đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác. Thêm vào đó, sự khác biệt về DNA
cũng đc sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm hình thái bên ngoài gần như giống hệt nhau, như các loài
vi khuẩn. Thứ 2 là 1 loài có thể đc phân biệt như là 1 nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh
sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác.
Trong nghiên cứu đa dạng sinh học, việc mô tả của đa dạng loài là rất quan trọng. Robert Whittaker đã sử dụng
1 hệ thống 3 bậc đơn giản mô tả quy mô của đa dạng loài bao gồm:





Đa dạng alpha: Là tính đa dạng xuất hiện trong 1 sinh cảnh hay trong 1 quần xã. Ví dụ: sự đa dạng của các
loài cây gỗ, các loài thú, chim…trong 1 kiểu rừng đặc trưng.
Đa dạng beta: Là tính đa dạng tồn tại trong vùng giáp ranh giữa các sinh cảnh hoặc quần xã. VD: sự đa dạng
của các loài cây gỗ, các loài thú, chim…trong sinh cảnh chuyển tiếp giữa 2 kiểu rừng.
Đa dạng gama: Là tính đa dạng tồn tại trong 1 quy mô địa lý. Ví dụ: sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài
thú, chim…trong những sinh cảnh khác nhau, cách xa nhau của cùng 1 vùng địa lý.
Sự đa dạng về loài đã tạo cho các quần xã sinh vật khả năng phản ứng và thích nghi tốt hơn đối với những
thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Chức năng sinh thái của 1 loài có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của
quần xã sinh vật và bao trùm hơn là lên cả hệ sinh thái.



Những nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng loài: Sự hình thành loài mới và phát tán thích nghi


Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, ổ sinh thái và các hệ sinh thái
ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này đc phản ánh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã
sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển.
Hệ sinh thái là 1 đơn vị cấu trúc và chức năng của sinh quyển gồm: Các quần xã thực vật, các quần xã động vật,
các quần xã vi sinh vật, đất đai và các yếu tố khí hậu.
Quần xã sinh vật đc xác định bởi các loài sinh vật trong 1 sinh cảnh nhất định cùng với các quan hệ qua lại giữa
các cá thể trong loài và giữa các loài với nhau. Quần xã sinh vật cùng quan hệ với môi trường vật lý tạo thành 1
hệ sinh thái.
• Những nhân tố ảnh hưởng:
+ Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa,ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc
điểm của quần xã sinh vật, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay là đất ngập nước. Quần
xã sinh vật cũng có thể làm biến đổi tính chất vật lý của hst.
+ Trong quần xã sinh học có 1 số loài có vai trò quyết định khả năng tồn tại, phát triển của 1 số lớn các loài
khác, người ta gọi là loài ưu thế. Những loài ưu thế này có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc quần xã nhiều

hơn so với tổng số cá thể của các loài hay sinh khối cuả chúng
+ Trong 1 quần xã SV, mỗi loài sử dụng 1 nhóm tài nguyên nhất định tạo thành ổ sinh thái của loài đó
• Các hệ sinh thái đặc trưng: HST trong sinh quyển tồn tại ở 2 môi trường: trên cạn và dưới nước.
Trên cạn như: Đài nguyên hay rừng rêu, rừng mưa nhiệt đới, rừng ôn đới, đồng cỏ, cây bụi, xa mạc, rừng lá
kim
Các khu sinh học ở nước như khu sinh học biển, khu sinh học nước ngọt…


CÂU 2: CÁC GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
Các giá trị trực tiếp:
Là nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm:
Một trong giá trị của bản chất đa dạng sinh học là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm. 3000loài/250000
giống cây được coi là nguồn thức ăn.
75% chất dinh dưỡng cung cấp cho con người là do lúa, mỳ, ngô, khoai,sắn, mạch …
Một số khác cung cấp thức ăn cho gia súc.
Là nguồn cung cấp gỗ: Gỗ là 1 trong những hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới, chiếm tỷ lệ lớn trong
các mặt hàng xuất khẩu.
Là nguồn cung cấp song mây: Sau gỗ, song mây là nguồn tài nguyên quan trọng thứ 2 để xuất khẩu.
Là nguồn cung cấp chất đốt…
Nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi: ĐDSH cung cấp nguồn gen để nâng cao chất lượng vật nuôi cây trồng.
Một trong những giá trị của ĐDSH được thể hiện rõ ràng là ĐDDT trong nông nghiệp. Năng suất đạt được
trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật (hóa chất nông nghiệp và máy móc) và yếu tố di
truyền.
Nhiều loại sinh vật hoang dại họ hàng gần gũi với cây trồng, vật nuôi có những đặc tính quý giá như:
- Sức chống chịu đối với sâu bệnh cao;
- Chống chịu đối với sự thay đổi kỹ thuật trồng trọt (ví dụ như phản ứng đối với thuốc trừ sâu);
- Có các loại gen có năng suất cao hơn (ví dụ kích thước của hạt thóc lớn hơn…);
- Có các đặc tính về chất lượng (ví dụ như sự thay đổi về lượng protein hay dầu).
Các giá trị gián tiếp:
Các HST là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các HST đảm bảo sự chu chuyển

của các chu trình địa hoá: oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh như cácbon, nitơ. Chúng duy trì tính
ổn định và màu mỡ của đất ở hầu khắp các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai.
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu
nguồn, những HST vùng đệm,giảm nhẹ mức độ lũ lụt và hạn hán cũng như duy trì chất lượng nước
Điều hoà khí hậu: Quần xã thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu
vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu
Phân huỷ các chất thải: Các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các chất gây ô nhiễm kim loại nặng, thuốc
trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của cngười
Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: Khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên cạn phục vụ cho cuộc sống
của con người. Tương tự như vậy, ở những vùng cửa song, dải ven biển là nơi những thực vật thủy sinh và tảo
biển phát triển mạnh, chúng là mắt xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò,
tôm,cua…
Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là 1 ngành du lịch không khosiddang dần dần lớn mạnh tại
nhiều nước đang phát triển,nó mang lại khoảng 12 ty đôla năm trên toàn thế giới..
Giá trị giáo dục và khoa học: Nhiều sách giáo khoa đc biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim ảnh đã
được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí..
Quan trắc môi trường


Câu 3. Giải thích sự suy thoái và nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học
Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh
vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số
phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các
vùng ven biển. Để hình thành nên 1 hệ sinh thái phải mất hàng năm hay triệu năm, nhưng con người khai thác
chỉ cần vài năm là cạn kiệt. 1 số nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học như:
- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng,
phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn
ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.
- Do các thảm họa từ môi trường: cháy rừng, bão, lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái làm suy giảm
mức độ đa dạng sinh học.

- Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Con người tác động vào các điều kiện môi trường
của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:


Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn
đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...



Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi
trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.



Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng
sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.

- Tác động vào cân bằng sinh thái: Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm
một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái:


Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt
chủng nhiều loại động vật quý hiếm.



Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.




Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo
thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu
cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.



Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả
năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại
v.v...


Câu 4: Giới thiệu các thang bậc phân hạng mức đe dọa của IUCN
+ Các bậc phân hạng chính:
- Bị tuyệt chủng – EX: Một đơn vị phân loại được coi là tuyệt chủng khi chắc chắn cá thể cuối cùng của đơn
vị phân loại đó đã bị tiêu diệt.
- Tuyệt chủng trong hoang dã – EW: 1 loài đc coi là tuyệt chủng trong hoang dã khi biết đc loài đó chỉ tồn tại
trong điều kiệ nuôi trồng nằm ngoài phạm vi phân bố lịch sử của loài đó.
- Nguy cấp cao/ Rất nguy cấp – CR: 1 loài đc coi là rất nguy cấp khi nó phải đối mặt với những mối đe dọa
tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong 1 tương lai gần.
- Nguy cấp – EN: 1 loài đc coi là nguy cấp khi nó chưa phải là nguy cấp cao nhưng nó đang phải đối mặt với
những mối đe dọa tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong 1 tương lai gần.
- Sắp nguy cấp – VU: 1 loài đc coi là sắp nguy cấp khi nó chưa phải nguy cấp cao hay nguy cấp nhưng nó
đang phải đối mặt với những mối đe dọa tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong 1 tương lai.
- Đe dọa thấp – LR: 1 loài đe dọa thấp khi nó đã đc đánh giá, không thỏa mãn các tiêu chuẩn đánh giá của
mức nguy cấp cao, nguy cấp hay sắp nguy cấp. Loài đc coi là đe dọa thấp có thể chia ra 3 mực phụ sau: Phụ
thuộc bảo tồn, gần bị đe dọa, ít quan tâm.
+ Các nhóm chưa đc xếp hạng:
- Thiếu số liệu – DD: là loài k đủ thông tin để đánh giá trực tiếp hay gián tiếp hiểm họa tuyệt chủng dựa vào
phân bố hoặc tình trạng cụ thể
- Chưa đc đánh giá –NE: Loài chưa đánh giá theo bất cứ tiêu chuẩn nào mà IUCN đã đưa ra.



Câu 5: Cơ sở tạo nên ĐDSH ở Việt Nam
Việt Nam là 1 trong những quốc gia nằm ở phần bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của khu vực
ĐÔng Nam Á, với tổng diện tích đất liền là 330.541 km2 kéo dài 15 vĩ độ từ bắc xuống nam, trải rộng trên 7
kinh tuyến. Bờ biển trải dài 3260 km
Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau
giữa các miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong
phú về số lượng
Hệ thống sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông dài trên 10km đã có trên 2500 con sông. Trung
bình cứ 20km có 1 con sông đổ ra biển. Lượng mưa tb 1700 – 1800mm/năm, ở miền núi có nơi trên 3000mm.
có vài nơi lượng mưa chỉ có 500mm. Độ ẩm không khí tương đối lớn…
Mặc dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, song vì vị trí địa lý kéo dài, lại ảnh hưởng của độ cao, địa
hình nên khí hậu không đồng nhất trong cả nước. Nhiệt độ trung bình hằng năm tăng dần từ bắc vào nam, càng
lên cao nhiệt độ càng giảm.Điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Vị trí địa lý,
địa hình, chế độ gió mùa đã tạo ra thời tiết ở từng vùng rất khác nhau. Miền bắc có mùa hè nóng ẩm, lượng mưa
lớn, mùa đông thì mưa ít hơn và rất lạnh. Miền trung có mùa đông ngắn hơn, ít lạnh hơn miền bắc, mưa tập
chúng vào những tháng cuối năm,mùa hè chịu ảnh hưởng vủa gió tây rất nóng và khô. Miền nam nóng quanh
năm, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Yếu tố sinh thái: đa dạng về nơi sống như đảo, hang động…
Những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai và các yếu tố sinh thái khác đã hình thành các
hệ sinh thái đa dạng. Mỗi hệ sinh thái đều mang những đặc thù riêng, tất cả tạo nên nguồn sinh vật phong phú,
đa dạng và rất độc đáo. Việt Nam là 1 trong những nước có sự đa dạng sinh học vào loại cao của thế giới, 1
trong những trung tâm đa dạng sinh học của khu vực Đông Nam Á.
Câu 6: Đặc điểm đa dạng sinh học ở VN
Việt Nam đã được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới và là một trong
các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở
rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam
Ở VN có nhiều loài đặc hữu, nó là 1 trong những yếu tố tạo nên sự ĐDSH (khướu đầu đen ở cao nguyên Đà
Lạt, gà lôi trắng , gà so Trung bộ, cây thủy tùng ở Tây Nguyên…)

+ Đa dạng di truyền: Biến dị di truyền tồn tại trong tất cả các loài sinh vật, trong các quần thể có sự ngăn cách
địa lý và ở các cá thể trong 1 quần thể nhưng có thể ở các mức độ khác nhau. Đa dạng di truyền quan trọng và
cần thiết đối với bất kì 1 loài sinh vật nào để cho phép các loài thích ứng đc với suwjthay đổi của môi trường.
Việt Nam nằm trong tình hình chung là đa dạng di truyền hiện nay chưa thể định lượng đc, song đa dạng loài và
đa dạng hệ sinh thái ở VN tuy chưa hoàn toàn cụ thể nh đã xđ đc.
1 số ví dụ chứng minh cho tính đa dạng di truyền ở VN:
• Thông 3 lá là loài cây bản địa của VN, có phân bố ở nhiều địa phương khác nhau như Hà Giang, Lai
Châu, Tây Nguyên.
• Lim xanh là loài cây họ đậu nổi tiếng từ nhiều năm trước đây, có phân bố tự nhiên tại nhiều tỉnh phía
Bắc VN..
Đa dạng nguồn gen ở VN: VN cũng đc coi là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của Thế
giới với 16 nhóm cây trồng và 800 loài khác nhau. Ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo tồn 12207 giống
của 115 loài cây trồng, trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở VN.
Chương trình, mạng lưới quỹ gen đc hình thành, bảo tồn, lưu giữ hơn 17000 nguồn gen của hơn 200 loài cây
lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu…
Hiện tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn đc đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu sinh học, và khoảng
5 – 10% nguồn gen đc đánh giá chi tiết và đánh giá di truyền.
+ Đa dạng loài động thực vật: Đa dạng loài có tầm quan trọng đặc biệt vì nó tạo cho các quần xã sinh vật khả
năng phả ứng và thích nghi tốt hơn đối với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Sự đa dạng về loài đc biểu
hiện bằng tổng số loài có trong các nhóm đơn vị phân loại.
VN đc coi là 1 trong những trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Á


Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đă ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt
Nam. Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Trong số đó có 10 % số loài
thực vật là đặc hữu.
Tính đa dạng sinh học của thực vật nhiệt đới VN còn thể hiện sự phong phú về các loài cây leo và thực
vật nửa phụ sinh (khoảng 750 loài), thực vật phụ sinh (khoảng 600 loài), thực vật ký sinh (khoảng 50 loài)
Hơn nữa hệ thực vật ở VN có mức độ đặc hữu cao. Tuy hệ thực vật VN không có các họ đặc hữu nhưng
có khoảng 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp trong 1 vùng hẹp với số

lượng cá thể ít như thông 5 lá Đà Lạt, thông 2 lá dẹt, thủy tùng, chò đãi…
Hệ động vật ở VN cũng rất phong phú. Cho đến nay đă thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun
sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát,
120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú.
Cũng như thực vật, giới động vật VN có nhiều loài và phân loài đặc hữu. Trong số loài động vật có
xương sống ở cạn đã biết thì có hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú, 33 loài bò sát, 21 loài
ếch nhái, 35 loài cá nc ngọt là đặc hữu. Nhiều loài và phân loài đặc hữu hẹp như Voọc mũi hếch, voọc đầu
trắng, voọc gáy trắng, gà lôi lam mào đen, gà lôi lam đuôi trắng,mào trắng…
Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam:
- Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính ra bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài
thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hŕng chục nghìn cá thể. Đây lŕ một trong những mật độ đậm đặc các
loŕi sinh vật so với thế giới.
- Cấu trúc loài rất đa dạng. Do đặc điểm địa hěnh, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội
bộ loài thường rất phức tạp. Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau.
- Khả năng thích nghi của loài cao. Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua các đặc điểm thích nghi
của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài. Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu
cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh.
+ Đa dạng hệ sinh thái:
Với đặc điểm địa lý, tính đa dạng về địa hình, khí hậu phân hóa phức tạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành các hệ sinh thái khác nhau ở VN như: hst rừng ngập mặn, vùng cát ven biển, trung du rừng ẩm
thường xanh,hải đảo, rừng nửa rụng lá,rụng lá, núi cao và hst nhân văn. Mỗi 1 hst mang 1 đặc thù riêng, thể
hiện bởi các yếu tố môi trường sinh thái quyết định đến sự hình thành đdsh.
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hěnh và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa,
ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:
- Rừng ngập mặn ven biển, Đầm lầy than bùn, Đầm phá, Rạn san hô, cỏ biển
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông
Cửu Long:
- ĐNN ở vůng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với
thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài
chim nước.

- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều
loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ
cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long,
đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh
vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.
Hệ sinh thái biển: Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu
km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng
11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau.
Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam:
- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ Việt
Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau.


- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu: Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều
tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trưng nŕy làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so
với các nước khác trên thế giới.
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự
tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả
năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm
Câu 7: Thực trạng suy thoái đa dạng sinh học ở VN
Hiện nay VN cũng đang trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH bị đe dọa và có chiều hướng suy
giảm nghiêm trọng.
- Suy thoái về di truyền: Mức độ suy giảm của biến dị di truyền thường đi cùng với nguy cơ đe dọa của loài.
Trường hợp cực đoan là khi 1 loài đứng trc nguy cơ bị truyệt chủng thì lượng biến dị di truyền của loài có khả
năng bị mất đi hoàn toàn. Một số loài động thực vật chỉ còn lại với số lượng cá thể ít như: bò xám, tê giác 1
sừng, trầm hương, thủy tùng, sam đỏ, thông pà cò, hoàng đàn, mun. Có những loài trc đây đã từng phân bố rộng
ở VN nhưng đến nay đã bị tiêu diệt hoàn toàn như loài tê giác 2 sừng.
Suy thoái về di truyền còn thể hiện ở sự mất di truyền của loài phụ, các xuất xứ, các quần thể quan trọng, ví dụ

như:
Sam đỏ thuộc họ Thanh Tùng hiện chỉ còn rất ít cá thể phân bố rải rác ở 1 số nơi và cũng đang đứng trc
nguy cơ bị tuyệt chủng….
Thông 5 lá Pà cò: loài thông 5 lá thứ 2 thuộc họ Thông hiện chỉ còn gần 100 cá thể trên phạm vi cả nước, và
dưới 50 cá thể trong 1 phạm vi phân bố rất hẹp tại Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình.
-Suy thoái về loài: Những năm trc đây các kiểu rừng và diện tích rừng của nước ta còn phong phú và đa dạng
với nhiều loài thực vật bản địa và các loài động vật có kich thước lớn.. thì hiện nay 1 số loài thực vật đã suy
giảm và trở thành nguồn gen quý hiếm không những đối với nước ta mà còn đối với thế giới, ví dụ như các loài:
Thông lá dẹt, thông nước, Sam đỏ, Trầm Hương, Bách xanh, Mun, Đinh…
1 số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong như: Tê giác 2 sừng, Heo vòi, Hươu sao, Bò xám,
Vượn tay trắng, Cầy nước… 1 số loài khác có số lượng còn quá ít, có thể bị tuyệt chủng trong tương lai gần nếu
như không có biện pháp bảo vệ khẩn cấp như các loài thú: Hổ, Voi, Tê giác 1 sừng…
Trong sách đổ đã công bố 1 danh mục gồm 365 loài động vật và 356 loài thực vật đang trong tình trạng đe dọa
tuyệt chủng.
1 số loài độngvật quý hiếm có giá trị kinh tế ở VN đã giảm sút nghiêm trọng về số lượng và đc đánh giá
ở mức độ đe dọa khác nhau. Các loài cây bản địa pvụ trồng rừng cũng giảm sút về số lượng.
Đối với động vật, các loài quý hiếm trong các hệ sinh thái khác nhau cũng đã và đnag giảm sút số lượng và có
nguy cơ bị tuyệt chủng ở VN.
-Suy thoái về hệ sinh thái: Rừng là hệ sinh thái đa dạng nhất trái đất, nhưng hiện nay rừng đã và đang bị cạn
kiệt.
Trong thời gian chiến tranh, diện tích rừng VN bị tàn phá nghiêm trọng, khoảng trên 2 triệu ha rừng
nhiệt đới bị tiêu hủy. Sau chiến tranh, diện tích rừng của VN còn khoảng 9,5 triệu ha, cho đến nay rừng ở nước
ta cũng chỉ còn trên 9,4 triệu ha rừng tự nhiên (1999).
VN có khoảng 210000ha bãi triều lầy có rừng ngập mặn. có thể nói đây là sinh cảnh có mức độ ĐDSH
cao, bao gồm gần 100 loài cây ngập mặn, là nơi cư trú của hầu hết các loài cá, giáp xác có giá trị kinh tế.Sự khai
thác quá mức và bất hợp lý bãi triều lầy như chặt phá rừng ngập mặn, đắp đê nuôi tôm, đã làm giảm diện tích
hệ sinh thái kiểu này, đồng thời gây suy thoái ĐDSH trong hệ. Hệ thống khu bảo tồn các vùng đất ngập nước
vốn đã ít lại thường xuyên bị đe dọa, trong đó có khu bảo tồn Ngọc Hiển với diện tích 4000 ha đến nay coi như
không tồn tại.
Sự suy thoái về hst thể hiện qua sự suy giảm diện tích rừng và diện tích các loại rừng.

Các hst tự nhiên bị thu hẹp làm mất nơi phân bố và cư trú của các loài động thực vật. đặc biệt các loài quý hiếm
có giá trị kinh tế đã giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng. Thậm chí 1 số loài đang đứng trc nguy cơ bị tiêu
diệt trên mảnh đất mà chúng sinh tồn và phát triển.


Câu 8:Nêu những nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam
+ Những yếu tố cơ bản làm mất mát hoặc suy giảm DDSH ở Việt Nam có thể tập trung vào hai nhóm nguyên
nhân chủ yếu là do thiên tai và tác động của con người.
-

Nhóm ngnhân gây ra bởi thiên tai: động đất, sạt lở, bão lũ, hạn hán, thay đổi khí hậu bất lợi, lửa rừng… đều
có thể tàn phá rừng trên diện rộng, làm các gen và các tập hợp gen cũng sẽ bị mất đi.
Nhóm nguyên nhân do tác động của con người bao gồm các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp
và các nguyên nhân sâu xa về kinh tế, xã hội và cả do chiến tranh.

+ Môi trường sống bị phá hủy
-

Do dân số tăng nhanh, do khai thác không hợp lý, do cả các tác động do thiên tai đã phá hủy nhiều môi
trường sống, làm đe dọa Đ-T.vật trên cạn và dưới nước.
Do sự yếu kém trong công tác quản lý rừng nên rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị phá hoại.

+ Khai thác quá mức.
-

Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã bị khai thác quá mức để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đó là
một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng suy giảm và nghèo kiệt đa dạng sinh học.
Mở rộng đất bằng cách lấn rừng, lấn biển cũng góp phần làm giảm tính đa dạng Shọc ở nhiều nơi.
Việc nuôi trồng thủy sản ở một số nơi thiếu quy hoạch cùng với việc khai thác, đánh bắt bằng các công cụ
hủy diệt đã làm cho DDSH của nhiều thủy vực bị giảm sút.


+ Ô nhiễm môi trường.
-

-

Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ÔN nước gây tác động rất lớn đối với MT nước ngọt và biển
Nước thải công nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu là những nguyên nhân chính làm ô nhiễm các con sông, hồ
nước ngọt ở Việt Nam. Môi trường sống ở các HST nông nghiệp cũng bị ÔN do sử dụng tùy tiện các chất
diệt côn trùng.
Do các HĐ khai thác, thăm dò dầu khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của svật biển.
Việc nạo vét để khai thông của sông, hải cảng đã làm khuấy đục nước, trong bùn lắng đọng thường có dầu
và chất độc lẫn vào gây nhiều tổn thất cho sinh vật biển.

+ Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ
-

Các loài cây nông nghiệp, công nghiệp, các giống lúa mới.. được nhập nội, gây tròng có năng suất cao, điều
này đã làm mất đi các giống cây trồng địa phương có chất lượng nhưng năng suất kém bị mất dần đi.
Việc nhập và gây nuôi ốc bươu vàng đại trà đã gây hại cho ruộng đất trong thời gian dài.

+ Sự nghèo đói và sức ép dân số
-

Dân số gia tăng kéo theo sự gia tăng các nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu cần thiết khác, nhất là tài nguyên
đất cho SX nông nghiệp… xâm lấn đất rừng, các khu đất ngập nước làm suy thoái DDSH.
Vấn đề di cư là yếu tố làm gia tăng dân số cơ học và làm ảnh hưởng đến DDSH trong vùng.


Câu 9 : Tại sao phải giám sát , đánh giá DDSH

-

-

Điều tra, giám sát DDSH có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn. Điều tra , giám sát DDSH chính là các
hoạt động nhằm xem xét, phân tích tình hình diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian, làm cơ sở đề
xuất giải pháp bảo tồn.
Cung cấp những tài liệu cơ sở để chúng ta đánh giá những thay đổi trong khu bảo tồn do những tác động
tiêu cực hoặc do các hoạt động quản lý gây nên.
Các cuộc điều tra kiểm kê sẽ cho ta những tư liệu về: số lượng loài trong khu bảo tồn, phân bố của các loài,
nhóm loài đặc trưng cho cá dạng sinh cảnh.
Xác định các vùng ưu tiên cho bảo tồn DDSH, bảo tồn và phát triển nguồn gen động- thực vật, theo dõi tác
động của quản lý đất đai cũng như biến đổi môi trường đến DDSH.

Câu 10 : : Hãy lập kế hoạch giám sát, đánh giá đa dạng sinh học cho 1 khu bảo tồn, hoặc 1 địa
phương
+ Bao gồm các bước sau:



Phân tích nhu cầu: để phân tích nhu cầu giám sát, đánh giá DDSH có thể dựa vào:
Chưc năng, nhiệm vụ của từng khu bảo tồn.
Nhu cầu của cộng đồng.
Kết quả phân tích chiến lược, chính sách.

Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể: sau khi xác định được các vấn đề, nhu cầu cần
giám sát, đánh giá DDSH bước tiếp theo là tổng hợp các nhu cầu để xác định mục tiêu, mục đích
của việc giám sát, đánh giá.

Kết quả mong đợi của bảo tồn DDSH: được xác định thông qua phân tích sơ đồ cây với

các bên liên quan, để trả lời câu hỏi: “ Để đạt được mục tiêu sẽ lcó những kết quả nào? “.

Các hoạt động : tiếp tục phân tích sơ đồ cây với các bên liên quan, nhằm trả lời được câu
hỏi : “ Để có được những kết quả trên cần phải làm những gì?”. Hoạt đông sẽ xác định chiến lược
hành đọng để đạt được kết quả mong đợi.
Câu 11: Trình bày phương pháp điều tra, đánh giá DDSH về một đối tượng động- thực vật (1 họ, 1
bộ hoặc 1 lớp…)
Đối với mỗi đối tượng lại có 1 phương pháp điều tra, đánh giá khác nhau.
Đối với động vật thì điều tra, đánh giá theo tuyến và theo điểm.
Đối với thực vật thì điều tra, đánh giá theo ô.
-

Đối tượng điều tra: Họ côn trùng biết bay
Để điều tra, đánh giá đa dạng sinh học về đối tượng “họ côn trùng biết bay” chúng ta phải XĐ:
Địa điểm điều tra, đánh giá: Vùng rừng Tây Bắc.
Mục tiêu:
- Xác định thành phần loài của họ côn trùng biết bay tại Tây Bắc.
- Xác định số lượng cá thể của mỗi loài thuộc họ côn trùng biết bay đang điều tra, đánh giá.
Nội dung:
- Xác định đc độ đa dạng của họ côn trùng biết bay tại vùng rừng Tây Bắc.
- Đánh giá đc mức độ đa dạng của họ côn trùng này tại Tây Bắc so với các vùng khác đã điều tra, nghiên
cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Dùng hương pháp điều tra thực tế
- Chia vùng rừng thành các tuyến và điểm, mỗi tuyến cách nhau 1km, mỗi điểm nằm tại trung tâm của mỗi
tuyến.
- Dùng dụng cụ, thiết bị nghiên cứu như lưới, vợt để điều tra thu thập, và ghi chép số liệu thu đc (số liệu là


số lượng cá thể của 1 loài, số lượng thành phần loài…)
- Sau khi thu thập đc số liệu phải xử lý số liệu bằng các bảng biểu, sơ đồ phù hợp.

Kết quả dự kiến: Dự kiến mức đa dạng của họ côn trùng bay tại vùng rừng Tây Bắc cao hơn so với 1 số
vùng lân cận nhưng đang có xu hướng tăng (hoặc giảm) một số loài theo thời gian
Xác định đc mức độ đa dạng về thành phần loài, kich thước quần thể…
Câu 12: Trình bày phương pháp điều tra, đánh giá tác động của con người đến DDSH.
Mối đe dọa lớn nhất đối với các khi bảo tồn thường là các hoạt động của con người. Tác động
của con người đến các khu bảo tồn là tương đối giống nhau trên toàn thế giới. Các tác động
chủ yếu như: sự xâm nhập trái phép, thu lượm củi, chặt cây rừng, săn bắn quá mức.
A.
Lập tuyến điều tra đánh giá tác động của con người
A1. Đánh giá tác động theo khoảng cách 100m-200m
Tuyến khảo sát bắt đầu từ ngôi nhà cuối cùng của làng và cho điểm mức độ tác động theo các yếu
tố sau mỗi điểm điều tra. Chúng ta xem xét nhanh một diện tích khoảng 400m2 (hình tròn bán kính
11m) và đánh giá sơ bộ các loại tác động.
- Xói mòn: mức nghiêm trọng của xói mòn rãnh, máng, khe nhỏ
- Ăn gặm: chiều cao của cây cỏ hoặc phần trăm đất trống
- Chặt cây: tỉ lệ hoặc số lượng cây gỗ, cây bụi gỗ bị chặt hoặc cắt cành
- Động vật nuôi: số lượng hoặc lần số gặp phân của động vật nuôi
- Cỏ lau sậy: mức độ có hoặc ko có
- Đốt: kích thước khu vực đốt quang
Trong mỗi trường hợp, chúng ta tiến hành đánh giá mức nghiêm trọng của tác động bằng cách theo
thang điểm từ 0 nếu không có tác động, đến 3 với tác dộng lớn nhất
A2. Phân tích kết quả điều tra giám sát tác động của con người

Tính tổng điểm tác động cho mỗi tuyến trên mỗi khoảng cách từ trung tâm đến làng cho từng yếu
tố và cho tất cả các yếu tố và thể hiện kết hợp trên mỗi biểu đồ cột. Lấy giá trị trung bình cho mỗi khoảng
cách từ tất cả các tuyến của một làng

So sánh số liệu giữa các làng để tìm ra sự khác biệt, sau đó xác định nguyên nhân của sự khác biệt
nếu có thể. Những nguyên nhân đó có thể cho ta những gợi ý có giá trị để xây dựng chương trình quản lí
nhằm giảm đến mức thấp nhất các tác động của con người.



-

Câu 13: Bảo tồn DDSH là gì? Tại sao cần phải bảo tồn DDSH? Các nguyên tắc cơ bản của bảo tồn
DDSH?
+ Bảo tồn DDSH: là việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST
nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu
và nguyện vọng của thế hệ tương lại.
+ Tại sao cần phải bảo tồn DDSH:
- Lý do kinh tế : lý do này trước hết đề cập về góc độ kinh tế của DDSH, đó là những sản phẩm được
con người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng.
- Lý do sinh thái: DDSH đã tạo tập nên sự cân bằng sinh thái nhờ những mối liên hệ giữa các loài với
nhau. Cân bằng sinh thái là cơ sở để phát triển bền vững các quá trình trao đổi chất và năng lượng
trong HST.
- Lý do đạo đức : lý do này giúp chúng ta tôn trọng lẫn nhau trong quá trình cùng tồn tại. Các sinh vật
phải nương tựa vào nhau để sống, ssinh vật này là chỗ dựa vào sv kia. Chúng tạo thành một chuỗi liên
hoàn tồn tại trong thiên nhiên và mỗi sinh vật chỉ là 1 mắt xích trong chuỗi liên hoàn đó.
- Lý do thẩm mĩ: DDSH đã tạo ra những dịch vụ tự nhiên để con người nghỉ ngơi, du lịch sinh thái ,
thưởng thức và giải trí … Nó góp phần cải thiện đời sống của con người.
- Lý do tiềm ẩn: Một số loài được coi là không có giá trị có thể trở thành loài hữu ích hoặc có một giá trị
lớn nào đó trong tương lai. Tương lai, đó chính là giá trị tiềm ẩn của DDSH.
+ Nguyên tắc cơ bản của bảo tồn DDSH:
1. Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết và mọi người phải nhận thức được điều đó.
2. Bảo tồn DDSH là một dạng đầu tư đem lại lợi ích lớn cho địa phương, cho đnước và toàn cầu.
3. Chi phí và lợi ích của bảo tồn DDSH phải được chia đều cho mọi đnước và mn trong mỗi đnc
4. Vì là một phần của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn DDSH đòi hỏi những biến đổi lớn về
hình mẫu và thực tiễn của phát triển kinh tế toàn cầu.
5. Tăng chi phí cho bảo tồn DDSH, tự nó ko giảm mất mát DDSH. Cần phải thực hiện cải cách chính
sách và tổ chức để tạo ra các đkiện để nguồn kinh phí được sử dụng một cách hiệu quả.

6. Mỗi địa phương, đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nha về bảo tồn DDSH và chúng cần
được xem xét khi xây dựng chiến lược bảo tồn. Mọi quốc giá và mọi cộng đồng đều quan tâm đến bảo
tồn DDSH riêng của mình, nhưng không nên tập trung chỉ cho riêng một số HST hay các nước giàu có
về loài.
7. Bảo tồn DDSH chỉ có thể được duy trì nhận thức và quan tâm của mọi người dân được đề cao và khi
các nhà lập chính sách nhận được thông tin đáng cậy làm cơ sở xây dựng chính sách.
8. Hoạt động bảo tồn DDSH phải được lên kế hoạch và được thực hiện ở phạm vi đã được các tiêu chuẩn
sinh thái và xã hội xác định. Hoạt động cần tập trung vào nơi có người dân hiện đang sinh sống và làm
việc, và trong các vùng rừng cấm hoang dại.
9. Đa dạng văn hóa gắn liền với DDSH. Hiểu biết tập thể của nhân loại về DDSH cũng như việc quản lý,
sử dụng DDSH đều nằm trong đa dạng văn hóa. Bảo tồn DDSH góp phần tăng cường các giá trị và sự
thống nhất văn hóa.
10. Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm tới các quyền cơ bản của con người, tăng cường
giáo dục và thông tin và tăng cường khả năng tổ chức là những nhân tố cơ bản của bảo tồn DDSH.
Câu 14: Bảo tồn tại chỗ - những loại hình của bảo tồn tại chỗ
Bảo tồn tại chỗ là biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục
quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Đối với các loài đc thuần hóa, bảo tồn tại chỗ chính là
bảo tồn chúng trong môi trường sống, nơi đã hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng. Có thể
nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính ĐDSH
Những loại hình của bảo tồn tại chỗ:
Khu bảo tồn nghiêm ngặt: gồm 2 hình thức:


-

-

-

-


+ Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt: là vùng đất hoặc biển chứa 1 số hst nổi bật hoặc đại diện, có những đặc
điểm sinh vật, địa lý hoặc những loài nguyên sinh phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường, giáo
dục và để duy trì nguồn tài nguyên di truyền trong 1 trạng thái động và tiến hóa.
+ Vùng hoang dã: Là vùng đất rộng lớn chưa bị tác động hay biến đổi đáng kể, hoặc là vùng biển còn giữ lại
những đặc điểm tự nhiên của nó, không bị ảnh hưởng thường xuyên và là nơi sống đầy ý nghĩa mà việc bảo tồn
nhằm để giữ đc các điều kiện tự nhiên của nó.
Vườn quốc gia hay khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí: Là vùng đất hoặc biển tự nhiên đc quy hoạch để bảo vệ
sự toàn vẹn hst của 1 hoặc nhiều hst cho các thế hệ hiện tại và mai sau; loại bỏ sự khai thác hoặc chiếm dụng
không mang tính tự nhiên đối với những mục đích của vùng đất và tạo cơ sở nền móng cho tất cả các cơ hội tinh
thần, khoa học, giáo dục, vui chơi, giải trí và tham quan mà các hoạt động đó phải phù hợp với văn hóa và môi
trường.
Thắng cảnh thiên nhiên/ Bảo tồn địa điểm tự nhiên: Là vùng đất bao gồm 1 hoặc nhiều đặc điểm tự nhiên hoặc
văn hóa nổi bật hoặc có giá trị độc đáo phục vụ cho mục đích thuyết minh, giáo dục và thưởng ngoạn của người
dân.
Khu dự trữ thiên nhiên có quản lý
Khu bảo tồn sinh cảnh/ bảo tồn loài: Là 1 vùng đất hay biển bắt buộc phải can thiệp tích cực cho mục tiêu quản
lý để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ những loài có tầm quan trọng quốc gia, những nhóm
loài, quần xã sinh học hoặc các đặc điểm tự nhiên của môi trường như nơi mà chúng cần có sự quản lý đặc biệt
để tồn tại lâu dài.
Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/ cảnh quan biển: Lầ 1 vùng đất hay biển lân cận nơi tác động giữa con người với
tự nhiên được diễn ra thường xuyên.
Sử dụng bền vững các hst tự nhiên: 1 vùng chứa các hệ thống tự nhiên chưa hoặc ít bị biến đổi được quản lý
bảo vệ 1 cách chắc chắn dài hạn và duy trì tính đa dạng sinh học, đồng thời với việc cung cấp bền vững các sản
phẩm đáp ứng đc nhu cầu của con người.
Câu 15: Bảo tồn chuyển chỗ là gì ? Trình bày các loại hình của bảo tồn chuyển chỗ?
- Bảo tồn chuyển chỗ là: biện pháp di chuyển động thực vật từ nơi nguyên gốc mà chúng đã và đang
sống đến nơi khác để gìn giữ bảo vệ, kể cả gìn giữ hay bảo quản toàn bộ hoặc một phần động thực vật
trong điều kiện đông lạnh ở trong phòng thí nghiệm.
* Các loại hình của bảo tồn chuyển chỗ:

- Vườn thú: Mục tiêu hiện nay của hầu hết các vườn thú lớn là tập trung được quần thể nuôi của các loài
đv quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Bể nuôi: Để ngăn chặn các hiểm họa đối với các loài thủy sinh.
- Vườn ươm thực vật và vườn ươm cây: là nơi lưu giữ các quần thể thực vật, là công cụ thực sự quan
trọng trong việc lưu giữ đa dạng loài và di truyền. Các vườn thực vật cung cấp cây cho nghiên cứu và
nuôi trồng, chúng cũng là tài nguyên quan trọng cho việc giáo dục.
- Ngân hàng hạt giống-gen: Ngoài việc trồng cây, các vườn thực vật và viện nghiên cứu đã xây dựng bộ
sưu tập về hạt, như là các ngân hàng hạt giống. Hạt của hầu hết các loài được lưu giữu trong điều kiện
lanhv và khô trong thời gian dài sau đó cho nẩy mầm.
Câu 16: Các hoạt động phối hợp, hỗ trợ trong bảo tồ đa dạng sinh học
“Nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng sẽ chẳng tồn
tại bao nhiêu trong các khu đó” (Western 1989)
Một kế hoạch bảo tồn sẽ khó thành công nếu chỉ quan tâm đến công tác bảo tồn mà không quan tâm đến nhu
cầu của cng, đặc biệt là các cộng đồng dân cư sống trong khu vực xung quanh các khu bảo tồn. Do vậy công tác
bảo tồn còn phải gắn liền với các hoạt động phối hợp, hỗ trợ trong suốt cả quá trình.
Giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học
Việc giáo dục và khuyến khích các chủ đất bảo vệ các loài quý hiếm rõ rang là việc làm cần thiết trong các
chiến lược bảo tồn đối với sự tồn tại lâu dài của các loài.
-


Khuyến khích khai thác rừng có chọn lọc theo chu kỳ đủ dài hoặc hỗ trợ các cộng đồng dân cư vẫn còn canh
tác nương rẫy theo phương thức truyền thống nhưng với mật độ dân cư vừa phải cũng góp phần duy trì 1 tỷ lệ
đáng kể các sinh vật nguyên thủy trong đó.
Việc đưa giáo dục môi trường, bảo vệ tntn vào chương trình đào tạo ở các cấp cũng đã và đang đc quan tâm
ở nhiều quốc gia, trong đó có VN.
Nhiều chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học cũng đã đc nêu ra trong kế hoạch
hành động ĐDSH cấp quốc gia.
Khuyến khích phát triển lợi ích ktế và phối hợp với cộng đồng địa phương trong hoạt động bảo tồn:
+ khuyến khích lợi ích kinh tế: Nhiều nước trên thế giới hiện đang có chủ trương khuyến khích lợi ích

kiinh tế đối với các cộng đồng dân địa phương sống bên trong và xung quanh khu bảo tồn.
Đó có thể là những biện pháp tích cực, nhằm thúc đẩy tốt hơn cho hoạt động bảo tồn, trong đó coi trọng lợi ích
của người dân và gắn với lợi ích kinh tế của người dân với công tác bảo tồn. 1 số quốc gia cho phép ng dân đc
vào các khu bảo tồn theo 1 lịch trình nhất định để khai thác lâm sản theo 1 định mức cho phép.
Ví dụ: 1 số khu bảo tồn ở Châu Phi cho phép ng dân địa phương khai thác 1 số loài thú theo quy định để
làm thực phẩm… Khi cộng đồng dân địa phương đc hưởng lợi từ lợi ích của bảo tồn thì áp lực từ phía họ sẽ
giảm và ngược lại, có thể họ sẽ trở thành những người đi đầu trong việc bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu bảo
tồn ở địa phương.
+ Phối hợp với các cộng đồng địa phương trong các hoạt động bảo tồn.: 1 chiến lược tỏ ra rất hiệu quả là
phối hợp với dân địa phương trong hoạt động bảo tồn, đó là việc thiết lập các dự án phối hợp bảo tồn và phát
triển( ICDPs). ICDP đc các tổ chức WWF và UNEP coi là giải pháp hữu hiệu nhất trong những năm gần đây đối
với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới. Dự án đc thiết kế nhằm thỏa mãn 2 mục đích cơ bản là phát
triển bền vững tính đa dạng sinh học của trái đất và phát triển kinh tế xã hội của loài người.
-

Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc đã khởi xướng 1 cách tiếp cận trong công tác
bảo tồn vì người dân và do dân thực hiện dưới sự giám sát và cung cấp các dịch vụ của nhà nước, với chương
trình con người và sinh quyển (MAB). Chương trình này đã thành lập 1 số các khu bảo tồn sinh quyển trên khắp
thế giới, nhằm cố gắng đưa các hoạt động của con người, các hoạt động nghiên cứu và bảo vệ môi trường thiên
nhiên vào cùng 1 địa điểm. Mô hình chung của khu bảo tồn sinh quyển MAB bao gồm: Vùng lỏi là khu bảo tồn
nghiêm ngặt, đc bao quanh bởi 1 vùng đệm trong đó các hoạt động truyền thống của con người đc quản lý và
giám sát, các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được tiến hành tại đây. Bao quanh vùng đệm là vùng chuyển
tiếp trong đó có hoạt động thử nghiệm và hát triển bền vững.


CÂU 17: Hệ thống các khu bảo tồn, vườn quốc gia ở VN
- Vườn quốc gia: Diện tích trên đất liền hoặc trên biển, chưa bị tác động hoặc mới bị tác động nhẹ do các
hoạt động của con người, có các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu, có các cảnh quan đẹp có tầm cỡ
quốc gia hoặc quốc tế. Vườn quốc gia ở VN là 1 danh hiệu đc Chính Phủ VN công nhận chính thức thông
qua nghị định. Hiện nay VN có 30 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74

km2 chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền.
Mục tiêu bảo vệ của Vườn Quốc Gia là: Bảo vệ các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quý hiếm có tầm
quan trọng quốc gia hoặc quốc tế, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.
- Di sản Asean: Ở VN có 4 vườn quốc gia đc công nhận di sản Asean là: VQG Hoàng Liên, Ba Bể, Chư Mom
Ray, Kon Ka Kinh. Vườn di sản Asean là danh hiệu giá trị để phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học, văn
hóa, giáo dục. Để đc công nhận là vườn di sản, VQG phải đảm bảo các tiêu chí về tính tự nhiên, hoang dã,
tính nguyên vẹn về hệ sinh thái, sự đa dạng và giá trị nổi bật quần thể.
Di sản thế giới: 1 số vườn quốc gia VN đã đc UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như
Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long…
Toàn bộ hoặc 1 phần của 1 số vườn quốc gia VN đã hoặc đang đc lập hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới như: Hồ Ba Bể thuộc vườn quốc gia Ba Bể, hang Con Moong thuộc vườn quốc
gia Cúc Phương, vườn quốc gia Cát Tiên.
- Khu dự trữ sinh quyển thế giới: Nhiều vườn quốc gia là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển TG:
Vườn quốc gia Cát Bà là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà.
Vườn quốc gia Xuân Thủy, cùng với khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển
châu thổ sông HỒng.
Vườn quốc gia Pù Mát, cùng với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Pù Hoạt lầ vùng lõi của khu dự
trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
Vườn quốc gia Cát Tiên trùng ranh giới với khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên
Các vườn quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Hạ cùng với dãy phòng hộ ven biển tây là vùng lõi của khu dự trữ
sinh quyển Mũi Cà Mau.
Các vườn quốc gia U Minh Thượng, Phú Quốc cùng với rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương – Kiên Hải là
vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.
Khu RAMSAR: Tính đến 4/2013 VN có 5 khu RAMSAR của thế giới: Vườn quốc gia Xuân Thủy- Nam
Định, Bàu Sấu thuộc vườn quốc gia Cát Tiên- Đồng Nai, Hồ Ba Bể- Bắc K ạn, vườn quốc gia Tràm Chim,
huyện Tam Nông- Đồng Tháp, vườn quốc gia mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển- Cà Mau
- Khu dự trữ thiên nhiên: Là vùng đất hay vùng biển có diện tích tương đối rộng, có các hệ sinh thái tiêu
biểu hoặc các loài động thực vật có giá trị bảo tồn cao còn tương đối nguyên vẹn. VN có các khu dự trữ
thiên nhiên như: Na Hang- Tuyên Quang, Mường Tè- Lai Châu, Sơn Trà- Đà Nẵng, Nà Hầu- Yên Bái…
- Khu bảo tồn loài: Là 1 khu vực có diện tích rộng hay hẹp đc hình thành nhằm bảo vệ 1 hay nhiều quần thể

động, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt và nơi sống của chúng nhằm duy trì và phát triển các loài này về lâu
dài. Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến hành 1số hoạt động cho phép nếu nó
không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo vệ.
VN có các khu bảo tồn loài như: Khu bảo tồn Hương Nguyên – Thừa Thiên Huế, Sân Chim đầm Dơi- Cà
Mau, kbt loài vượn Cao vít Trùng Khánh- Cao Bằng…
- Rừng văn hóa lịch sử môi trường hay khu bảo vệ cảnh quan: Là khu vực gồm 1 hay nhiều cảnh quan
có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa lịch sử nhằm hục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để
nghiên cứu, bao gồm khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo, khu vực có di tích lịch
sử - văn hóa đã đc xếp hạng.
Có các khu bảo vệ cảnh quan như: Bản Dốc- Cao bằng, Đền Hùng- Phú Thọ, Yên Lập- Phú Thọ, Yên TửQuảng Ninh, Côn Sơn- Kiếp Bạc- Hải Dương…
CÂU 18: Các tổ chức phi chính phủ….
Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, tên tiếng Anh là Conservation International (CI) là một tổ chức phi chính phủ, bất
vụ lợi, với mục đích chính là bảo vệ sự đa dạng sinh học trong việc liên kết với những tổ chức phi chính phủ và
những người tình nguyện khắp thế giới.


Hoạt động: Được sự tài trợ và liên kết của nhiều tập đoàn công ty lớn trên thế giới, CI bảo vệ các khu giàu tính
đa dạng sinh học nhất trên thế giới và giúp đỡ người dân sinh sống trong các khu vực này cải thiện điều kiện
sống. CI sử dụng các kiến thức về khoa học, kinh tế và chính sách khoa học, kỹ thuật hiện đại nhằm thúc đẩy
các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu rừng nhiệt đới và các hệ sinh thái có nguy cơ bị phá vỡ trên
toàn thế giới, đặc biệt là bảo tồn nước, năng lượng, và rác thải, nguồn lợi thủy sản. Cùng với việc quan sát,
nghiên cứu, CI cho rằng giáo dục là hợp phần quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và quản lý thiên
nhiên.
Tại Việt Nam, CI cũng tổ chức nhiều khóa tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học tại các trường Đại học và tài
trợ cho các chương trình bảo tồn. Năm 2006, Dự án Bảo tồn đồng cỏ bàng vùng đất ngập nước Phú Mỹ của Việt
Nam đã đạt giải thưởng Xích đạo về quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 2007, cùng với WWF, một nhóm
các nhà khoa học của CI đã phát hiện ra một quần thể voọc chà vá chân xám (tên khoa học là Pygathrix cinerea)
lớn nhất từ trước đến nay tại 5 tỉnh miền Trung VN
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN (International Union
for Conservation ofNature and Natural Resources, từ năm 1990 tới tháng 3 năm 2008 còn được gọi là World

Conservation Union tức là Liên minh Bảo tồn Thế giới) là một tổ chức bảo vệ thiên nhiên, được biết đến qua
việc công bố cuốn Sách đỏ hàng năm, nhằm cảnh báo thế giới về tình trạng suy thoái môi trường thiên nhiên
trên toàn cầu, và những tác động của con người lên sự sống của Trái Đất.
Lịch sử: IUCN được thành lập năm 1948 sau một hội nghị quốc tế tại Fontainebleau, Pháp và hiện đặt trụ sở
chính tại Gland, Thụy Sĩ. Ngoài ra IUCN còn có 62 chi nhánh ở các quốc gia khác. Số thành viên hiện nay là
trên 1270 từ 160 quốc gia,[1] gồm những nhóm thành viên sau:


90 thành viên quốc gia (thường là các bộ của các quốc gia, như là bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Trung
Quốc, bộ Môi trường Nga)



119 thành viên là các tổ chức trực thuộc các chính phủ.



973 thành viên là các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có 109 tổ chức quốc tế.



44 thành viên từ những tổ chức trực thuộc liên minh (chi nhánh).

Ngoài ra còn khoảng 1.000 nhân viên và 10 ngàn nhà khoa học, chuyên gia của 181 quốc gia trên thế giới hoạt
động tình nguyện.
Các ủy ban của IUCN:


IUCN Commission on Ecosystem Management (CEM): Ủy ban Quản lý Hệ sinh thái, khoảng 400 thành
viên, người đứng đầu hiện nay là Hillary Masundire.




IUCN Commission on Education and Communication (CEC): Ủy ban Giáo dục và Truyền thông, trên
500 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Keith Wheeler (Hoa Kỳ).



IUCN Commission on Environmental, Economic and Social Policy (CEESP): Ủy ban Chính sách Môi
trường, Kinh tế và Xã hội, khoảng 500 thành viên, người đứng đầu hiện nay là Taghi Farvar.



IUCN Commission on Environmental Law (CEL): Ủy ban Luật Môi trường, khoảng 800 thành viên,
người đứng đầu hiện nay là Sheila Abed. Một phần hoạt động chính của CEL là Chương trình Luật Bảo vệ
Môi trường (ELP) với việc điều hành một trung tâm Luật Môi trường (IUCN Environmental Law Centre).



IUCN Species Survival Commission (SSC): Ủy ban Vì sự sống còn các loài, khoảng 7.000 thành viên,
điều hành bởi Holly Dublin. Ủy ban này công bố cuốn Sách đỏ.



IUCN World Commission on Protected Areas (WCPA): Ủy ban Thế giới về các khu vực bảo hộ, điều
hành khoảng 1.300 khu vực được bảo hộ trên thế giới, người đứng đầu hiện nay là Nikita Lopoukhin.


Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, (tiếng Anh: World Wide Fund For Nature - WWF) là một trong những tổ
chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên. Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế

giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời sống Thiên nhiên Thế giới
Lịch sử: Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) được thành lập ngày 11/9/1961 tại Thụy Sĩ,. Ngày nay, WWF
có chi nhánh tại 59 quốc gia trên thế giới.
Biểu tượng là hình phác họa theo mẫu một con gấu trúc lớn tên Chi Chi đang sống tại Sở thú Luân Đôn lúc
thành lập WWF.
MỤC ĐÍCH: WWF đưa ra những mục tiêu sau:
WWF mong muốn giảm bớt sự tàn phá thiên nhiên toàn cầu để xây dựng một tương lai mà con người sống hòa
hợp cùng thiên nhiên.




Bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới.
Đảm bảo duy trì sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh.
Xúc tiến việc giảm bớt ô nhiễm môi trường và tiêu thụ lãng phí

HOẠT ĐỘNG: Trong biên bản thành lập có ghi hoạt động của WWF là "bảo vệ động vật, thực vật, rừng, cảnh
quan, nước, nền đất và những nguồn tài nguyên thiên nhiên qua sự mua và quản trị những khu vực. Những
khoản tài trợ sẽ được sử dụng cho việc nghiên cứu và giáo dục các tầng lớp, thông tin công chúng, điều hợp
những cố gắng và liên kết những nhóm quan tâm". Theo đó, WWF tạo sự khác biệt với những tổ chức bảo vệ
môi trường khác là chú trọng vào những công việc vận động hành lang cổ điển, liên kết với những công ty
thương mại để tài trợ những dự án bảo vệ hệ sinh thái dài hạn, thay vì tạo những chiến dịch nổi bật gây dư luận
và thu hút truyền thông đại chúng ngắn hạn như tổ chức Hòa bình xanh. Trong quá trình hoạt động, WWF đã
mở rộng phạm vi hoạt động trở thành một tổ chức bảo vệ thiên nhiên phổ thông, đặc biệt chú trọng về việc ngăn
ngừa hiệu ứng nhà kính gây ra do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, thành lập những khu vực được bảo
vệ (conservator) để bảo vệ dài hạn những động- và thực vật bị đe đọa, thay vì chỉ nhắm vào đ/tvật hoang dã như
mục tiêu ban đầu.
Từ năm 1960, WWF đã tài trợ cho khoảng 12.000 dự án trong 153 quốc gia và 1.500.000 cây số vuông đã có
thể chuyển thể thành vườn quốc gia. Trên thế giới hiện có khoảng chừng 4000 nhân viên trên 100 quốc gia hoạt
động trong khoảng 300 khu vực được bảo hộ. Trên 5 triệu người trên thế giới ủng hộ, nhờ đó năm 2006 trên 374

triệu Euro đã được quyên góp để sử dụng cho các mục đích bảo vệ thiên nhiên, trong đó riêng năm 2006 là 2000
dự án bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Tổ chức bảo tồn chim quốc tế:
BirdLife International là một hiệp hội các tổ chức phi chính phủ quốc tế (iNGO) hoạt động trong lĩnh vực bảo
tồn đa dạng sinh học chim và môi trường sống của chúng, hiện có hoạt động ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế
giới với hơn 2,5 triệu thành viên chính thức và một lực lượng ủng hộ viên lên đến hàng chục triệu người.
BirdLife International hoạt động nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học toàn cầu và cam kết tuân thủ nguyên tắc
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
BirdLife International là đối tác quốc tế chính thức của IUCN và nhiều công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn
thiên nhiên như Công ước Đa dạng Sinh học (CBD), Công ước về Đất ngập nước (Ramsar), Công ước về Loài
di cư (CMS), Công ước về Buôn bán các loài Động thực vật Hoang dã (CITES) v.v.
Ở Việt Nam, BirdLife bắt đầu các hoạt động dự án từ năm 1988. Đến năm 1997, BirdLife là một trong những tổ
chức Phi chính phủ đầu tiên được cấp giấy phép mở văn phòng đại diện. BirdLife Việt Nam hợp tác với các cơ
quan chính phủ nhằm phát triển hệ thống khu bảo vệ của Việt Nam, bảo tồn các loài chim vì sự tồn tại của
chúng và vì con người.


Câu 19 Nội dung cơ bản của luật đa dạng sinh học 2005 của VN
- Luật DDSH số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, quy định: bảo tồn và
phát triển bền vững DDSH phải tuân thủ nguyên tắc: Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng
hợp lý DDSH; Giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý DDSH với việc xóa đói, giảm nghèo; Bảo tồn tại
chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai
thác, sử dụng DDSH phải chia sẻ lợi ích với các bên liên quan; Bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước
với lợi ích của tổ chức, cá nhân; Bảo đảm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh
vật biến đổi gen gây ra đối với DDSH
- Luật cấm các hành vi: Săn bắn, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; Lấn chiếm đất đai, phá hủy cảnh quan,
hủy hoại HST tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn; Xây dựng công trình, nhà
ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ các công trình vì mục đích quốc phòng an ninh;
Xây dựng công trình, nhà ở trái phép tròg phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; Điều tra, khảo sát,

thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô
công nghiệp; Cư trú trái phép, gây ô nhiễm mt trong phân khi bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi
sinh thái của khu bảo tồN
- Căn cứ vào quy hoạch bảo tồn DDSH của tỉnh, thành phố trực thuộc TW, UBND cấp tỉnh quyết
định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của UBND các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng
dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn.
Chủ đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác tộng môi trường trình Hội đồng
thẩm định theo quyết định của pháp luật về môi trường.
- Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán
chất đọc hại thì quyết định phê duyệt báo các đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an
toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn.
- Định kỳ 3 năm 1 lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách
nhiệm báo cáo hiện trạng DDSH của khu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo
tồn..
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.
Câu 20: Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của Nghị định số 32/2006 NĐ-CP.
Nghị định số 32/2006 NĐ-CP của chính phủ: Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm
- Ban hành ngày 30/03/2006
Thực vật rừng, động vật nguy cấp, quý hiếm được phân thành 3 nhóm như sau:
a) Nhóm I : nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm nhữ loài thực vật rừng, động
vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cáo về kinh tế, số lượng quần thể
còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành:
Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật
rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cơ.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành:

NhómII A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm II B , gồm các loài động vật rừng.
Câu 21: Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản Chiến lược quốc gia về DDSH đến năm 2020, tầm nhìn


đến năm 2030 của Việt Nam.
-

-

-

-

-

-

Các HST tự nhiên quan trọng, loài, nguồn gen nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn và sử dụng bền
vững nhằm góp phần phát triển đất nước theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với
BĐKH. Đây là mục tiêu tổng quát của chiến lược quốc gia về DDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 vừa được Chính phủ phê duyệt ngày 31/7/2013.
+ Bảo tồn các HST tự nhiên:
Chiến lược đề ra nhiệm vụ là phải bảo tồn các HST tự nhiên. Trong đó, xác đinh các HST tự nhiên
quan trọng và thực hiện mở rộng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên; đẩy mạnh việc thành lập các
khu bảo tồn thiên nhiên biển và ngập nước đã được quy hoạch; thiết lập các hành lang DDSH kết nối
với các sinh cảnh nơi có các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Bảo vệ nghiêm ngặt rừng nghiên sinh; thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá
rừng, khai thác trái phép nhằm bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn.
Khoanh nuôi, tái sinh rừng trong các chương trình trồng rừng, thực hiện các biện pháp làm giàu rừng

bằng cây bản địa và đẩy mạnh các hoạt động phòng chống cháy rừng, nâng cáo năng lực ứng phó cháy
rừng ở các cấp.
Củng cố bộ máy quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện các chính sách ưu đãi cho cán bộ làm
việc trong các khu bảo tồn.
Bảo đảm diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ, diện tích các khu bảo
tồn trên biển đạt 0,24 % diện tích vùng biển, độ che phủ rừng đạt 45%; rừng nguyên sinh giữ ở mức
0,57 triệu ha và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả.
+ Ngăn chặn sự suy giảm các loài hoang dã bị đe dọa
Cần ngăn chặn sự suy giảm các loài hoang dã bị đe dọa, đặc biệt loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ, đặc biệt ưu tiên đối với các loài thú lớn nguy cấp: Voi, hổ, sao la và các loài linh trưởng.
Thực hiện bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và các loài họ hàng hoang dại của các giống
cây trồng, vật nuôi; tăng số lượng mẫu giống cây trồng được lưu giữ, bảo tồn trong các ngân hàng gen
Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải
quan, kiểm lâm, kiểm ngư trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu
thụ trái phép động- thực vật hoang dã.
Tuyên truyền rộng rãi về việc ko tiêu thụ,sử dụng sản phẩm từ động vật trên phạm vi toàn quốc
Câu 22: Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của Công ước DDSH (CBD)
- Công ước về DDSH được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển di Liên
hợp quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janeiro ( Braxin ), có hiệu lực từ 12/1994. Việt nam trở thành
thành viên của Công ước này từ 16/11/1994
- Mục tiêu chính: nhằm bảo tồn DDSH, sử dụng bền vững các thành phần của DDSH; và chia sẻ công
bằng và hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học.
+ Nội dung cơ bản :
Tập trung vào bảo tồn DDSh và sử dụng bền vững các thành phần của DDSH; tiếp cận và
chuyển giao công nghệ; quản lý công nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích.
Quy định về các biện pháp khuyến khích bảo vệ DDSH, hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin,
các nguồn tài chính và cơ chế tài chính…trong việc bảo tồn và phát triển bền vững DDSH trên
phạm vi toàn cầu.
Thực hiện nội dung trên, các nước cam kết các hoạt động như: xây dựng hệ thống khu bảo



tồn, trong đó tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển bền vững các HST; bảo tồn
và phát triển bền vững các loài sinh vật và tài nguyêm di truyền; kiểm soát và quản lý rủi ro của
các sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và DDSH và sức khỏe con người; kiểm soát các loài
sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường.
Câu 23: Tóm tắt ND của Công Ước Ramsar
-

-

Mục đích: Công ước quóc tế về bảo tồn và sử dụng một cawsch hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước,
với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi
của chúng ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học của các vùng
đất ngập nước và các gtrị giải trí, khoa học, văn hóa và ktế của chúng.
VN tham gia vào ngày 20/9/1989
Các nghĩa vụ của VN theo công ước Ramsar:
 Chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào danh mục các
vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
 Các bên tham gia phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch tăng cường bảo tồn các vùng đất ngập nước
thuộc danh mục và sử dụng và trong khả năng có thể sử dụng khôn khéo vùng đất ngập nước trong lãnh thổ
của mình.
 Các bên tham gia phải thông qua quản lý cố gắng làm tăng cường số lượng chim nước ở các vùng đất ngập
nước thích hợp.
 Các bên tham gia phải thông báo sớm nhất có thể nếu đặc tính sinh thái hoặc bất ký vùng đất ngập nước
trong lãnh thổ của mình nằm trong danh mục có sự thay đổi, đang thay đổi hoặc có chiều hướng thay đổi do
sự phát triển công nghệ, ô nhiễm hoặc tác động của con người.
 Các bên tham gia sẽ nỗ lực phối hợp và ủng hộ các chính sách hiện tại và tương lai và các quy chế liên quan
đến việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và hệ động thực vật của chúng.
 Các bên cử người có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.
 Các bên hợp tác và tư vấn lẫn nhau trong thực hiện các công ước, đặc biệt với các vùng đất ngập nước

chung, các hệ thống nước chung và các loài động vật chung.


-

-

Câu 24: Tóm tắt ND công ước CITES
Mục đích: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp. Đảm bảo các loài động
thực vật hoang dã đc buôn bán quốc tế không bị khai thác quá mức. Việc buôn bán những loài CITES, đc quản
lý theo 1 hệ thống cấp phép, yêu cầu về giấp phép tùy thuộc vào loại đó nằm trong phụ lục nào. Các loài thuộc
diện quản lý của CITES đc đưa vào 3 phụ lục:
 Phụ lục I: bao gồm những loài có nguy cơ tuyệt chủng, gồm khoảng 800 loài động thực vật, những hành vi
buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại bị cấm hoàn toàn.
 Phụ Lục II: Các loài chưa có nguy cơ tuyệt chủng nhưng việc buôn bán chúng cần đc kiểm soát để tránh
nguy cơ tuyệt chủng, gồm 32.500 loài động, thực vật.
 Phụ lục III: Bao gồm các loài mà quốc gia yêu cầu các nước thành viên khách hỗ trợ bảo vệ, đc phép buôn
bán trong điều kiện có kiểm soát, gồm 170 loài động thực vật hoang dã.
VN chính thức gia nhập công ước vào ngày 15/1/1994
Quyền và nghĩa vụ của VN theo công ước CITES:
 Ngăn chặn ciệc buôn bán quốc tế vì mục đích thương mại các loài nguy cấp, kiểm soát hiệu quả buôn bán
quốc tế các loài khác.
 Tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành các điều khoản của công ước là:
+ Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật trái pháp luật
+ Tịch thu hoặc trả lại nước xuất nhập khẩu các mẫu vật bị thu giữ.
+ Bảo đảm hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu 1 cách nhanh chóng cho các loài động thực vật hoang dã đc
phép xuất khẩu.
+ Bảo đảm cho mọi mẫu vật sống phải đc chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối đa các tổn thương về sức
khỏe hay cách đối xử thô bạo trong quá trình vận chuyển.
Câu 25: Tìm hiểu về ngày quốc tế đa dạng sinh học

Ngày quốc tế về đa dạng sinh học được khởi xướng bởi Liên Hợp quốc năm 1993 nhằm nâng cao hiểu
biết và nhận thức về các vấn đề đa dạng sinh học. Liên Hợp Quốc lấy ngày 22/5 là Ngày Quốc tế về Đa dạng
sinh học nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của con người về các vấn đề ĐDSH
Đa dạng sinh học là nguồn hàng hóa thiết yếu, nguồn cung cấp các dịch vụ sinh thái, nguồn sống cho tất
cả chúng ta. Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Đa dạng sinh học hàng năm là dịp để phản ánh trách nhiệm của chúng ta
trong việc bảo vệ di sản quý giá này cho các thế hệ tương lai
Các chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học:


Năm 2002 : Cống hiến cho Đa dạng sinh học rừng



Năm 2003 : Đa dạng sinh học và việc giảm nghèo - những thách thức cho Phát triển bền vững



Năm 2004 : Đa dạng sinh học : Nước và Sức khỏe cho mọi người



Năm 2005 : Đa dạng sinh học : Bảo hiểm cuộc sống cho sự thay đổi thế giới của chúng ta



Năm 2006 : Bảo vệ đa dạng sinh học trên đất liền



Năm 2007 : Đa dạng sinh học và Sự biến đổi khí hậu




Năm 2008 : Đa dạng sinh học và Nông nghiệp



Năm 2009 : Các loài xa lạ xâm lấm



Năm 2010 : Đa dạng sinh học, Phát triển và Làm giảm nghèo

Liên Hợp quốc tuyên bố năm 2010 là Năm quốc tế về Đa dạng sinh học, với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng
đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và các tác động do suy thoái đa dạng sinh học. Đây cũng là năm đánh giá việc
thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ về đa dạng sinh học đến năm 2010 đã được các quốc gia thành viên tham gia


Công ước Đa dạng sinh học và các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững
tại Johannesburg năm 2002 cam kết.
Chủ đề của Năm quốc tế về đa dạng sinh học là “Đa dạng sinh học là sự sống. Đa dạng sinh học là cuộc sống
của chúng ta”.
• Năm 2011 : Đa dạng sinh học rừng, Chủ đề này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và

hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng, suy thoái rừng và suy thoái đa dạng sinh học đang
diễn ra trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra.


Năm 2012 : Đa dạng sinh học biển




Năm 2013: “Đa dạng sinh học và nước” đề cao vai trò quan trong của đa dạng sinh học và hệ sinh thái
trong việc an ninh nguồn nước và phát triển bền vững



Năm 2014: Đa dạng sinh học biển đảo và Chủ đề quốc gia mà Việt Nam lựa chọn là “Giảm tiêu thụ trái
phép các loài động vật hoang dã nguy cấp” nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng
sinh học, đặc biệt là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng



×