Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG BIẾN đổi KHÍ hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.22 KB, 12 trang )

Câu 1. Nêu các khái niệm về khí hậu và biến đổi khí hậu, khí quyển?
-

-

-

Khí hậu: bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm , lượng mưa, áp suất khí quyển , gió, các hiện tượng
xảy ra trong khí quyển và nhều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng , miền
xác định. Theo nghĩa hẹp là thời tiết trung bình .
BĐKH: là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung
bình và sự biến động của các thuộc tính của nó , được duy trì trong thời gian đủ dài, điển hình là
hàng thập kỷ hoặc dài hơn
Khí quyển : khí quyển là khối vật chất có mật độ rất thấp phân bố từ bề mặt ra phía ngoài vũ trụ với
độ dày khoảng 10000km . Khí quyển bào gồm các khí như : N2, O2, NO2, CO2, H2, Ne, He, CH4,
O3, CO,Ar, Cr… sự trao đổi liên tục giữa khí quyển , thủy quyển , địa quyển và sinh quyển đã tạo
nên những cân bằng động duy trì sự có mặt của các chất trong khí quyển .trong khí quyển còn có
một số thành phần biến động như hơi nước , bụi khói , các chất khí độc hại ,các ion và các chất hữu
cơ do thực vật thải ra …
Cấu trúc khí quyển gồm 5 tầng :
+ Tầng đối lưu : là tầng không khí gần mặt đất nhất cao khoảng 11km là mt sống của tất cả các sinh
vật trên trái đất . Thành phần hóa học gồm các nguyên tố như N2, O2, CO2 H2O. Nhiệt độ giảm
dần theo độ cao , tầng này chiếm khoảng 80% khối lượng khí quyển và 90% hơi nước .
+Tầng bình lưu là tầng tiếp giáp với tầng đối lưu lên cao tới 50-55km , khí bị xáo trộn theo chiều
thẳng đứng và chia làm hai lớp : tầng đẳng nhiệt gần với tầng đối lưu cao đến 25km và tầng nghịch
nhiệt cao từ 25km trở lên và nhiệt độ thay đổi theo độ cao .
+ Tầng trung gian là tầng nằm trên tần Bình lưu cho đến độ cao 80-90km tầng này nhiệt độ giảm
dần theo độ cao và đạt đến -7000c đến -8000c
+ Tầng điện ly là tầng không khí có độ cao 80-800km trở lên , tầng này các chất bị phân ly và ion
hóa mạnh dưới tác dụng của cac tia bức xạ , có độ dẫn điện mạnh nhiệt độ tăng dần theo độ cao .
+ Tầng khuếch tán giới hạn trên của tầng này và khoảng 2000-3000km là tầng chuyển tiếp giữa khí


quyển và không gian vũ trụ không khí tầng này rất loãng chủ yếu là H2 và He.

Câu 2. Thành phần khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính ?
-

-

-

-

Khái niệm : Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt
trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt
lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không
phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ
bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất,
gây nên hiệu ứng nhà kính.
Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Thành phần của
các khí nhà kính trong khí quyển Thành phần hoá học của khí quyển gồm 78% là khí Nitrogen
(N2), 21% là Oxygen (O2), 1% còn lại là các khí khác mà chủ yếu là các Khí nhà kính như Carbon
dioxide (CO2), hơi nước, Nitrious Oxide (N2O), Methane (CH4), Ozone (O3).
Khí nhà kính trong 1% Khí quyển có thành phần như sau: CO2: 56%, CFC: 13%, CH4: 18%, O3:
7%, N2O: 6%.

Câu 3. Những hiện tượng thời tiết cực đoan ?


Thời tiết cực đoan là các hiện tượng khí tượng nguy hiểm có khả năng gây thiệt hại, bất ổn xã hội
nghiêm trọng hoặc gây thiệt mạng . Các kiểu hiện tượng thời tiết cực đoan thay đổi khác nhau tùy

thuộc vào kinh độ, vĩ độ, địa hình và các điều kiện khí quyển. Gió mạnh, mưa đá, mưa quá nhiều và
cháy rừng là các hình thức và tác động của thời tiết cực đoan, cũng như dông, sét, lốc xoáy, vòi rồng,
bão nhiệt đới, và bão ngoài vùng nhiệt đới. Thời tiết cực đoan phát triển theo mùa và khu vực địa lý
như bão tuyết và bão bụi.
Câu 4. Các nguyên nhân gây BĐKH?

BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí quyển gồm khí quyển, thủy quyển, sinh
quyển, thạch quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Nguyên nhân:
Tự nhiên
- Vị trí Trái Đất và Hệ mặt trời trong vũ trụ
Khi Trái Đất chuyển động trong vũ trụ, TĐ đi qua nhiều vùng không gian có mật độ
vật chất và năng lượng khác nhau, có ảnh hưởng trực tiếp tới tới KH và đời sống sv.
- Sự thay đổi cường độ bức xạ Mặt Trời
- Các hiện tượng tự nhiên: núi lửa, cháy rừng,… tạo ra nhiều bụi, So2, co2, và các
khí ô nhiễm khác….
Nhân tạo: Các hoạt động phát triển KT-Xh của con người trên các lĩnh vực: năng
lượng, công nghiệp, giao thông, sinh hoạt,… đã làm tăng nồng độ của các khí nhà
kính (CH4, N20, CO2,…)  Làm TĐ nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và
ảnh hưởng tới MT toàn cầu
Câu 5. Tác động tích cực và tiêu cực của BĐKH trên phạm vi toàn cầu?
-

Tác động tiêu cực của BĐKH :

BĐKH tác động lên tất cả các thành phần mt bao gồm cả các lĩnh vực của mt tự nhiên , mt xh và cả sức
khỏe con người trên phạm vi toàn cầu . Tuy nhiên mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm
trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác , sẽ lớn hơn ở các vùng nhiệt đới, nhất là các
nước đang phat triển. Trong đó những người nghèo là người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải
chịu hững thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất. Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia

ven biển đang đững trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do nước biển dâng – hậu quả trực tiếp của
sự tan băng ở Bắc và Nam Cực. Nước biển dâng lên còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu
hơn trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm tác động xấu tới sx nông nghiệp và tài nguyên nc


ngọt . Bên cạnh đó còn giảm sản lượng sinh học, số lượng các loài động thực vật trong các HST nươc
ngọt, làm gia tăng bệnh tật nhất là các bệnh mùa hè do vecto truyền nhiễm . Những tổn thất về người
và của do thiên tai gây ra ngày càng gia tăng .
-

Tác động tích cực của BĐKH :

+ Sự gia tăng nhiệt độ làm pt cây trồng nhệt đới, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp mới hấp dẫn và
có hiệu quả kt cao.
+ nhiệt độ tăng dẫn đến sự pt mạnh mẽ các thực vật phù du ở các thủy vực đặc biệt là các đại dương tạo
nguồn thức ăn dồi dào cho cá và các sinh vật thủy sinh khác.
+ sản lượng cây trồng nông nghiệp tăng lên ở vùng vĩ độ trung bình và vùng vĩ độ cao khi nhiệt độ ở
địa phương tăng 1-30c
+ tạo đk để các nc phương Bắc tiết kiệm được nhiều năng lượng do k phải chi phí nhiều cho quá trình
sưởi ấm vào mùa đông.
Câu 6. ảnh hưởng của BĐKH đến kinh tế, xã hội và đời sống con người ?

BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí quyển gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch
quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Nguyên nhân:
Tự nhiên
- Vị trí Trái Đất và Hệ mặt trời trong vũ trụ
Khi Trái Đất chuyển động trong vũ trụ, TĐ đi qua nhiều vùng không gian có mật độ vật chất và
năng lượng khác nhau, có ảnh hưởng trực tiếp tới tới KH và đời sống sv.
- Sự thay đổi cường độ bức xạ Mặt Trời

- Các hiện tượng tự nhiên: núi lửa, cháy rừng,… tạo ra nhiều bụi, So2, co2, và các khí ô nhiễm
khác….
Nhân tạo: Các hoạt động phát triển KT-Xh của con người trên các lĩnh vực: năng lượng, công
nghiệp, giao thông, sinh hoạt,… đã làm tăng nồng độ của các khí nhà kính (CH4, N20, CO2,
…)  Làm TĐ nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới MT toàn cầu

Câu 7: kịch bản BĐKH toàn cầu ?


+ Kịch bản phát thải CO2 toàn cầu : SRES đưa ra 6 kịch bản về phát thải KNK tương lai toàn cầu là:
A1FI, A1T, A1B, A2, B1, B2 và chúng được gộp thành bốn họ : A1, A2, B1, B2.
Đặc trưng của các học kịch bản phát thải KNK tương lai toàn cầu có thể được tóm tắt lại như sau :
-

Họ A1: kinh tế phát triển rất nhanh ; dân số đạt đỉnh vào giữa thế kỷ XXI sau đó giảm dần; kỹ thuật
phát triển rất nhanh; cơ sở hạ tầng đồng đều giữa các khu vực trên thế giới.

Về định hướng phát triển kỹ thuật năng lượng :
Nhóm A1F1: phát triển năng lượng hóa thạch.
Nhóm A1T: phát triển năng lượng phi hóa thạch.
Nhóm A1B: phát triển năng lượng cân bằng ( giữa hóa thạch với phi hóa thạch).
-

-

Họ A2: dân số tăng liên tục trong suốt thế kỷ XXI; phát triển kinh tế manh mùn và chậm.
Họ B1: dân số phát triển như A1, đạt đỉnh vào giữa thế kỷ; thay đổi nhanh về cấu trúc kinh tế để
tiến tới một nền kinh tế thông tin và dịch vụ giảm cường độ vật liệu và công nghệ tiết kiệm năng
lượng, tăng cường năng lượng hóa sạch. Giải pháp môi trường KT- XH bền vững, tính hợp lý được
cải thiện nhưng không có bổ sung chính sách về khi hậu.

Họ B2: nhấn mạnh giải pháp KT - XH , môi trường ổn định; dân số tăng liên tục với tốc độ chậm
hơn A2; phát triển KT vừa phải chậm hơn A1, B1; chú trọng tính khu vực trên cơ sở hướng tới bảo
vệ môi trường và công bằng XH.

+ Kịch bản về nồng độ khí CO2
Theo IPCC, nồng độ khí CO2 trong khí quyển vào giữa thế kỷ XXI (2050) và cuối thế kỷ XXI (2100)
đạt tới 470 – 610 và 550 – 970 ppm cao hơn rất nhều so với thời kỳ tiền công nghiệp năm 1750
(280ppm) và so với năm 2005 (379 ppm) . Tuy nhiên nếu phát thải tương lai toàn cầu phát triển theo
đúng kịch bản A1T hoặc kịch bản B1 thì nồng độ CO2 trong khí quyển chỉ ở mức 550 -580 ppm.
+ Các kich bản về biến đổi nhiệt độ và nước biển dâng
IPCC (2001) dự đoán nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất có thể đạt 16.20c ở mức thấp nhất và 17,4 –
17.80c ở mức cao nhất năm 2100.
Theo IPCC (2007) ứng với các kịch bản phát thải như trên, nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu tăng lên
1.8 – 4 0c ( vào thời kỳ 2090 – 2099), mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng 0.18 – 0.59 m ( vào
thời kỳ 2090 – 2099) so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
Mức tăng nhiệt độ và mực nước biển không đồng đều giữa các vùng. Ở vùng phía Bắc của Bắc Mỹ,
Bắc Á và Trung Á nhiệt độ tăng nhiều hơn, trong khi ở vùng Nam Á và Đông Nam Á mực nước tăng it
hơn nhất là mùa hè và phía Nam của Nam Mỹ, nhất là mùa đông. Trên đại dương nhiệt độ tăng ít hơn ở
Bắc Đại Tây Dương và vùng biển quanh Nam Cực.
Câu 8: kịch bản BĐKH Việt Nam ?
A. Đối với nhiệt độ: Nhiệt độ mùa đôg có thể tăg nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùg k.hậu

của nc ta. Nhiệt độ ở các vùg k.hậu phía B có thể tăg nhanh hơn so với các vùg k.hậu phía N


- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu
phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9 0C và ở các vùng khí
hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,40C .
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên
2,6 0c ở Tây Bắc, 2,50C ở Đông Bắc, 2,40C ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,80C ở Bắc Trung Bộ, 1,90C ở N am

Trung Bộ, 1,60C ở Tây Nguyên và 2,00C ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999.
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ TB năm ở các vùng khí hậu phía Bắc
có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1 đến 3,60C, trong đó Tây Bắc là 3,30C,
Đông Bắc là 3,20C, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,10C và Bắc Trung Bộ là 3,60C. Mức tăng nhiệt độ TB năm
của các vùng khí hậu phía N am là 2,40C ở Nam Trung Bộ, 2,10C ở Tây Nguyên và 2,60C ở Nam Bộ.
B. Về lượng mưa: Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là

các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các
vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây
Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam
Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 . Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm từ 3-6%
ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm
tới 7-10% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến
10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng
khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5
sẽ giảm từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng
mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía N am có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 19801999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía
Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%.
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối TK 21, lượng mưa năm có thể tăng so với TB thời kỳ
1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5%
ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ. Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ
giảm từ 6-9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa
vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13-22% so với thời kỳ
1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu
phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1-2%.
C. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với khí áp và độ ẩm.


Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ XXI, khí áp bề mặt có thể tăng trên toàn lãnh
thổ nước ta với mức tăng khoảng 20 – 30 hPa, trên khu vực giữa biển Đông tăng khoảng 30 – 40 hPa.


Độ ẩm tương đối trung bình năm có khả năng giảm trên phạm vi cả nước trong các thời kỳ khác
nhau của thế kỷ XXI với mức giảm phổ biến từ 3 – 7% . khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là
những nơi có độ ẩm tương đối trung bình năm giảm nhiều nhất.
D. Kịch bản nươc biển dâng cho Việt Nam.

Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ
Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 52 – 72cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ
42– 57cm. Trung Bình toàn VN mực nước biển dâng trong khoảng 49.8 – 64.2cm
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ XXI, nước biển dâng cao nhất ở Cà Mau
đến Kiên Giang khoảng từ 62 – 82cm; thấp nhất ở khu vực móng cái khoảng từ 49 – 65cm. Trung bình
toàn VN mực nước biển dâng trong khoảng từ 60.3 – 74,2cm.
Theo kịch bản phát thải cao ( A1F1): Vào cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực
từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 – 105cm; thấp nhất ở khu vực móng cái khoảng từ 66 –
85cm. trung bình toàn VN mực nước biển dâng trong khoảng từ 78,5 – 95,3cm.
E. Nguy cơ ngập theo các mực nước biển dâng
Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy: Nếu mực nước
biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích vùng ĐBSCL có nguy cơ bị ngập ( ảnh hưởng trực tiếp
đến 35% số dân) ; khoảng 11% diện tích vùng ĐBSH có nguy cơ bị ngập ( ảnh hưởng trực tiếp khoảng
10% số dân).
Đối với các tỉnh ven biển miền Trung, khoảng 2,5% tổng diện tích của khu vực co nguy cơ bị ngập
(ảnh hưởng trực tiếp khoảng 10% số dân); 20,1% diện tích TPHCM có nguy cơ bị ngập (ảnh hưởng
trực tiếp đến khoảng 95 dân số).


Câu 8. Ứng phó với BĐKH trên Thế Giới.?
1. Thích ứng với BĐKH.


Có rất nhiều biện pháp thích ứng có khả năng được thực hiện trong việc đối phó với BĐKH. Cách
phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng thành 8 nhóm sau.
a. Chấp nhận tổn thất
Tất cả các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với các phản ứng cơ bản: “không làm
gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Về mặt lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra
khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất cứ cách nào (ví dụ ở cộng đồng
nghèo khó) hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay các thiệt
hại có thể phát sinh.
b. Chia sẻ tổn thất
Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẽ những tổn thất giữa một cộng đồng dân
cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ
cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẽ tổn thất giữa cộng đồng rộng
mở, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, thôn bản …Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao thì sự
chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phuc hồi và tái thiết bằng các nguồn quỹ công
cộng, hoặc cũng có thể thông qua bảo hiểm cá nhân.
c. Làm thay đổi nguy cơ
Ở mức độ nào đó con người có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ BĐKH. Đối với một
số hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán thì những biện pháp thích hợp là công tác đắp đập, đào
mương, đắp đê, trồng rừng…để kiểm soát lũ lụt. Đối với BĐKH có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm
tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển.
d. Ngăn ngừa các tác động
Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác
động của biến đổi và bất ổn định của khí hậu. Ví dụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong việc
thực hiện quản lý mùa vụ: Tăng việc tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại
e. Thay đổi cách sử dụng
Khi những rủi ro của BĐKH ngăn cản hoặc tạo ra sự mạo hiểm cho sự tiếp xúc các hoạt động
phát triển kinh tế. Ví dụ, nông dân có thể sử dụng các giống cây chịu hạn tốt hoặc các giống cây chịu
được độ ẩm đất thấp. Tương tự, đất trồng trọt có thể chuyển đổi sang đất trồng cỏ hay trồng rừng, hoặc

có những cách sử dụng khác nhau như làm khu vui chơi giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã,
hay công viên…
f. Thay đổi, chuyển địa điểm


Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Ví dụ, việc
di chuyển các cây trồng chính và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ
thuận lợi hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.
g. Nghiên cứu khoa học, công nghệ
Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ và phương pháp mới về thích ứng.
h. Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi
Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin
công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH cũng có thể
được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại với khí hậy tương lai. Thích
ứng với khí hậu hiện tại không giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai và điều đó cũng ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng.
2.
-

Giảm nhẹ BĐKH.
Khuyến khích các quốc gia bảo vệ và trồng mới rừng để tăng bể hấp thụ cacbon.
Khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Hình thành các tổ chức quốc tế BĐKH.
Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia ứng phó BĐKH.
Thử nghiệm việc chôn lấp khí CO2 vào lòng đất.
Một số hoạt động cụ thể như tổ chức hội nghị quốc tế.


Câu 9. Ứng phó với BĐKH ở VN?

1. Thích ứng với BĐKH.
a) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước.
-

-

-

Xây dựng hồ chứa nước lũ với tổng dung tích tăng thêm 15 – 20 tỷ m3.
Nâng cấp và mở rộng quy mô các công trình tiêu ứng.
Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông hiện có và từng bước xây dựng tuyến đê biển mới.
Kiềm chế tốc độ tăng dân số và quy hoạch khu dân cư vùng ven biển.
Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở vùng núi
trung du Bắc Bộ.
Sử dụng nguồn nước khoa học và hợp lý.
Khai thác nguồn nước đi đôi với duy trì và bảo vệ.
Đầu tư nghiên cứu, dự báo dài hạn tài nguyên nước.
b) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với BĐKH.
Sử dụng có hiệu quả và có quy hoạch nước tưới.
Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp.
Phát triển các giống chịu được với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt.
Bảo tồn và giữ gìn các giống cây trồng địa phương, thành lập các ngân hàng giống.
Xây dựng các biện pháp ky thuật canh tác phù hợp với BĐKH.
Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Tăng cường trồng rừng, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ và
phát triển đồi núi trọc.
Bảo vệ rừng tự nhiên, tiến tới đóng cửa khai thác rừng TN, tăng cường phòng chống cháy rừng.
Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên, nhằm bảo vệ giống cây rừng quý hiếm.
Tăng cường hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ.

Chọn và nhân giống một số loại cây trồng thích hợp với đkiện TN có tính đến khả năng BĐKH.
c) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực thủy sản.
Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang canh nuôi cá và cấy lúa.
XD cơ sở hạ tầng, bến bãi neo đậu thuyền,…có tính đến mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng.
Có kế hoạch phát triển nghề nuôi trồng thủy sản cho vùng nước lợ ở Trung Bộ.
Xây dựng tuyến đê quai phía trong tạo thành vùng đệm giữa các vùng canh tác nông nghiệp và biển.
Xây dựng hệ thống phòng tránh bão dọc bờ biển cũng như các tuyến đào.
Thiết lập các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên, đặc biệt ;à vùng rạn và đảo san hô.
d) Thích ứng với BĐKH trên vùng ven bờ biển. Thực hiện đồng thời cả 3 phương án chiến lược
ứng phó với mực nước biển dâng.
Bảo vệ đầy đủ: bvệ toàn diện để bảo vệ hiện trạng, đối phó có hiệu quả đối với mực nước biển dâng
Thích nghi: cải tạo cơ sở hạ tầng và chuyển đổi tập quán sinh hoạt của dân cư ven bờ để thích nghi
với mực nước biển dâng.
Rút lui: né tránh tác động tự nhiên của nước biển dâng bằng tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ
tầng ra khỏi những vùng có nguy cơ bị đe dọa.
e) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải.
Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bị đe dọa bởi lũ lụt và
nước biển dâng.
Bảo đảm quản lý nhu cầu năng lượng trên cơ sở hiệu suât năng lượng cao, sử dụng tiết kiệm và hợp
lý năng lượng.
Xây dựng chiến lược ứng phó và thích nghi với diên biến bất thường của thời tiết.


Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực y tế và sức khỏe con người.
Nâng cao nhận thức về vệ sinh và văn hóa gia đình của cộng đồng thông qua các chương trình nước
sạch, VAC , Biogas…
XD kế hoạch và chương trình nhằm kiểm soát và giám sát y tế ở các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao
Thiết lập nhều khu vực xanh – sạch – đẹp.
Nâng cao nhận thức công chúng về ĐKH.
Đề phòng sự lây nhiễm và truyền bệnh từ bên ngoài.

f)

-

2. Giảm nhẹ BĐKH.

 Các chính sách giảm nhẹ khí nhà kính
a) Lĩnh vực năng lượng.
-

Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng.
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Tiết kiệm năng lượng trong giao thông.
b) Lĩnh vực lâm nghiệp.
Đẩy mạnh thực hiện trồng 5 triệu ha rừng, đưa độ che phủ lên 43%.
Bảo vệ rừng hiện có.
Phục hồi rừng tổng hợp.
Phòng chống cháy rừng.
c) Lĩnh vực nông nghiệp.
Xây dựng và triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp tăng sản lượng và giảm
nhẹ khí nhà kính.
Cải thiện quản lý và tưới tiêu ruộng lúa.
Tăng cường năng lực cơ sở nghiên cứu nông nghiệp.
Cải tiến thành phần bữa ăn không chỉ gạo là chủ yếu.


 Các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng
-

Nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn năng lượng chiếu sáng..

Tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp.
Thực hiện chương trình tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lượng.
Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng trong cac tòa nhà.
Tiết kiệm năng lượng trong giao thông vận tải.

 Thúc đẩy nghiên cứu, triển khai và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo
a) Nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng Mặt Trời

Nguồn năng lượng mật trời ở VN khoảng 1300 – 2200 kWh/m2/năm, tương đối nhiều ở các khu
vực phía Nam, nhiều nhất ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ và tương đối ít ở các khu vực phía Bắc, ít nhất
ở đồng bằng Bắc Bộ.
Năng lượng mặt trời ở VN được sử dụng dưới 4 dạng:
-

Sấy công nghiệp và sấy đơn giản.
Chưng cất nước.
Giàn đun nước.
Giàn pin mặt trời.

b) Nghiên cứu và phát triển điện gió

VN có tiềm năng lớn, lớn hơn cả các nước láng giên trong khu vực Đông Nam Á. Tiềm năng kỹ
thuật là 1785 MW ( miền Bắc : 50MW; miền Trung : 880MW và miền Nam : 885 MW ) ở độ cao 60m
với tốc độ gió trung bình 6 m/s . Nước ta hiện đã hoàn thành và đi vào sử dụng nhà máy điện gió tại
Bình Thuận và dự án tại tỉnh Bạc Liêu.
c) Nghiên cứu và phát triển thủy điện nhỏ

Tiềm năng thủy điện nhỏ ( 30 MW ) cũng rất lớn, với hơn 2200 sông suối có chiều dài hơn 10km.
Tiềm năng lý thuyết :
+ 500 trạm thủy điện nhỏ (TĐN) với công suất 1400 – 1800 MW (chiếm 80 – 97% tổng trạm TĐN).

+ 2500 trạm TĐN với công suất từ 100 – 150 MW (5 – 7,5%).
+ Đối với thủy điện siêu nhỏ công suất 50 – 100 MW chiếm 2,5 – 5%.
Hiện nay đã có 319 dự án thủy điện nhỏ ở 31 tỉnh, TP với tổng công suất lắp đặt khoảng 3443 MW.
d) Tiềm năng năng lượng khí sinh học xấp xỉ 10 tỷ m3/năm từ các nguồn khai thác, chất thải gia

xúc và phế phụ phảm nông nghiệp.
e) Địa nhiệt
Năm 1991 , xác định được 125 suối nước nóng nhiệt độ bề mặt 79 – 1010C dọc theo bờ biển miền
Trung. Các nghiên cứu năm 1996 cho rằng VN có gần 300 nguồn nhiệt phân bố ở toàn bộ lãnh thổ.
 Bảo vệ và tăng cường các bể chứa và bể hấp thụ nhà kính


Định hướng phát triển lâm nghiệp VN là đẩy mạnh các hoạt ddoonhj nhằm phát triển tài nguyên
rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2015, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng, kết hợp
lâm nghiệp với nông nghiệp, ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo
nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu công nghiệp bột giấy, làm đồ gia dụng và đồ mỹ nghệ xuất khẩu.
 Định hướng ptriển nông nghiệp và tăg cường các phương thức canh tác bền vững ứng phó vs BĐKH
-

-

Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển bền vững tiếp cận nhanh và áp dụng có
hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới, công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trong nước
và quốc tế.
Xây dựng nông thôn mới có cơ sở hạ tầng phát triển, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp –
dịch vụ hợp lý.
Đảm bảo đủ việc làm, xóa đói giảm nghèo, XH nông thôn văn minh.
Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp mới vừa tăng sản lượng và năng
suất nông nghiệp, vừa giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Cải thiện tưới tiêu nước ruộng.


 Nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính thông qua thu hồi CH4 trong sản xuất và vận tải năng lượng



×