Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ VÀ CHO ĂN DẶM HỢP LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.99 KB, 5 trang )

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ VÀ ĂN
DẶM HỢP LÍ CHO CÁC BÀ MẸ CÓ TRẺ DƯỚI 2 TUỔI
Bước 1: Chuẩn bị cho buổi truyền thông
 Chuẩn bị công cụ truyền thông

1. Pano, áp phích, tờ rơi, sổ tay dinh dưỡng.
2. Powerpoint trình chiếu
3. Trò chơi: 5 câu hỏi, 5 phần quà cho 5 câu trả lời đúng nhất
 Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia buổi truyền thông
1. Thời gian: từ 3h30 đến 5h ngày 20/12/2016
2. Địa điểm: Tầng 4 Labo dinh dưỡng trường Đại học Y Dược Huế
3. Thành phần tham gia: Các bà mẹ có thai và các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
Bước 2: Chào hỏi, giới thiệu:
Người truyền thông chàò hỏi các bà mẹ một cách niềm nở, phong thái tự tin để gây
thiện cảm và giới thiệu về tên, tuổi, chức vụ. Hỏi tên của bà mẹ và em bé và hỏi về
tình trạng hiện tại của người mẹ. Đưa ra những hỗ trợ, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.
Bước 3: Đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ
Việc đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ trước khi tư vấn giúp quyết định
xem người mẹ đó có cần giúp đỡ không và nếu cần thì cần giúp gì.Có thể biết việc
nuôi con bằng sữa mẹ đang diễn ra tốt hay không tốt bằng cách quan sát và đặt
những câu hỏi.
- Quan sát(thực hiện tại cộng đồng):
Việc quan sát người mẹ và trẻ có thể giúp nhân viên y tế (NVYT) sơ bộ đánh giá
được tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ. Quan sát người mẹ bao gồm tư thế người
mẹ cho con bú, cách bế con, cách đưa con tiếp cận với vú, cách giữ con trong khi
đang bú, tình trạng vú. Quan sát trẻ bao gồm cách trẻ đáp ứng, cách ngậm núm vú
và mút vú, trẻ có thỏa mãn không.
- Trò chơi: tìm hiểu về
+ Những kinh nghiệm, hiểu biết về nuôi con bằng sữa mẹ trong quá khứ (nếu là
con thứ).



+ Những kiến thức của người mẹ liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ và ăn dặm
hợp. lí.
Bước 4: Giải thích:
Giải thích cho người mẹ và người nuôi dưỡng trẻ về:
- Lợi ích của sữa mẹ, nhất là sữa non
- Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ: với trẻ, với người mẹ và với gia đình
- Thời gian cho bú, nhấn mạnh đến các khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ
-Cách cho trẻ ăn dặm đúng, các thực phẩm cần thiết cho bữa ăn dặm của trẻ
- Động viên khuyến khích bà mẹ phát huy những hành vi đúng, kiên trì giải thích
và chỉnh sửa lại những hiểu biết hoặc hành vi chưa đúng về nuôi con bằng sữa mẹ,
cách cho ăn dặm đúng.
Bước 5: Hướng dẫn:
5.1. Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú đúng cách:
- Tư thế: bà mẹ có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, đảm bảo ổn định và vững
chãi trong suốt quá trình cho con bú, có thể tựa lưng vào một điểm cố định khi
ngồi, không nên chống người lên khuỷu tay vì sẽ gây khó cho trẻ khi bắt vú và dễ
gây mỏi cho bà mẹ.
- Cách bế trẻ: chú ý 4 điểm chính sau đây:
+ Đầu và thân trẻ trên một đường thẳng
+ Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, chứ không phải chỉ đầu và vai
+ Mặt trẻ đối diện với vú mẹ, miệng trẻ đối diện với núm vú
+ Thân trẻ áp sát vào cơ thể mẹ.
- Cách cho trẻ bú:
+ Bộc lộ bầu vú mẹ


+ Dùng các ngón của bàn tay đối diện đặt lên ngực ngay dưới vú để đỡ bầu vú
+ Dùng ngón cái ấn nhẹ phần trên bầu vú để điều chỉnh vị trí của vú sao cho trẻ dễ
bắt núm vú. Không để các ngón tay quá gần núm vú

- Trẻ ngậm bắt vú đúng: miệng mở rộng ngậm bắt vú, môi dưới uốn cong và hướng
ra ngoài, lưỡi chụm quanh bầu vú, quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía
dưới
- Trẻ bú hiệu quả: mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại rồi bú tiếp, có thể nhìn
hoặc nghe được tiếng trẻ nuốt
- Khi bú trẻ có thể thiu thiu ngủ, cần đánh thức trẻ bằng cách nói chuyện, xoa hay
búng nhẹ vào bàn chân để kích thích cho trẻ tiếp tục bú
- Khi bú no, trẻ sẽ tự nhả vú mẹ, không cằn nhằn quấy khóc, cho trẻ bú hết một bên
vú rồi mới đến vú bên kia
- Khi trẻ bú xong, nếu bầu vú chưa hết sữa thì mẹ nên vắt hết sữa ra để tuyến sữa
rỗng sẽ tạo sữa nhiều hơn
- Lau sạch vú mẹ bằng khăn bông sạch, mềm, ẩm sau khi cho bú xong
- Trẻ bú xong không nên đặt nằm ngay mà nên vác trẻ lên vai và xoa hoặc vỗ nhẹ
vào lưng cho trẻ ợ hơi.
- Thời gian cho trẻ bú:
Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ có nhu cầu. Thông thường trong hai tuần đầu nếu bạn
cho trẻ sơ sinh bú 10 lần trong một ngày và đêm thì khi trẻ được hơn 6 tuần tuổi
bạn nên giảm xuống còn 8 lần. Cách giữ gìn nguồn sữa mẹ:
- Uống nhiều nước
- Ăn đủ chất và tăng nhiều bữa, ăn một số loại thức ăn có thể làm tăng số lượng và
chất lượng sữa


- Nghỉ ngơi đủ, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày
- Cho trẻ bú đúng cách
- Khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú phải có đơn của thầy thuốc
- Tâm lý người mẹ thoải mái, cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc cũng góp
phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ
5.2.Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ ăn dặm đúng:
-


Ăn dặm nên bắt đầu từ 4-6 tháng tuổi, không nên cho bé ăn quá sớm hoặc quá
muộn
Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn
Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung với số lượng thức ăn ít và tăng dần theo độ tuổi, Cho trẻ
ăn bổ sung từ lỏng đến đặc

-

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ
mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô
nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…

-

Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày theo
tiêu chí đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: glucid, lipid, proteein, chất xơ và vitamin, để ý
chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.

-

Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các
loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực
phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú
mẹ), trứng, thịt, cá…

-

Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để
nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để

đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Bước 6: Kiểm tra lại kiến thức của bà mẹ và tóm tắt lại các thông điệp cần ghi
nhớ của buổi truyền thông.
Các thông điệp cần ghi nhớ:

Nuôi con bằng sữa mẹ
- Bà mẹ luôn luôn có đủ sữa cho con mình bú trong những ngày đầu sau khi sinh.
- Cho trẻ bú càng sớm thì sữa về càng nhanh và mẹ sẽ tiết ra nhiều sữa hơn.
- Không vắt bỏ sữa non trước khi cho con bú mẹ và không cho trẻ uống bất kì thức

uống nào khác trước khi trẻ bú bữa đầu tiên sau sinh(ngoại trừ mẹ không có sữa)
- Ngậm bắt vú đúng cách và bế đỡ trẻ đúng cách mỗi khi cho trẻ bú sẽ giúp trẻ bú
hiệu quả hơn.
- Trẻ ngậm bắt vú đúng và cho trẻ bú hết từng bên sẽ giúp trẻ bú được cả “Sữa đầu”
và “Sữa cuối” như vậy mới đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng để phát triển tốt.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ

Ăn dặm bổ sung hợp lý
- Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ từ 4-6 tháng tuổi
- Sữa mẹ vẫn là thức ăn chính đến khi trẻ được 12 tháng.
- Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung với số lượng thức ăn ít và tăng dần theo độ tuổi, Cho
trẻ ăn bổ sung từ lỏng đến đặc.
- Bảo đảm đa dạng 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn đặc biệt là nhóm thức ăn
giàu sắt và thức ăn động vật.
- Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Bước 7: Kết thúc và cam kết thực hiện
- Hỏi xem bà mẹ còn câu hỏi gì nữa không.
- Mời lần lượt từng bà mẹ nói xem mình đã học được gì trong buổi tư vấn hôm nay

và có thể áp dụng được gì cho con mình.
- Nhắc nhở bà mẹ đang mang thai đọc kỹ tờ rơi “Nuôi con bằng sữa mẹ” và mạnh
dạn đưa ra câu hỏi nếu có gì chưa rõ.
- Cám ơn bà mẹ và tạm biệt.



×