Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Bài giảng CTXH nhóm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.11 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ-GIÁO DỤC

TÀI LIỆU HỌC TẬP
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

ĐÀ NẴNG - 2016

1


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
1.1 Khái niệm
1.1.1 Nhóm:
Hai hay nhiều người có mối quan hệ tương hỗ nhau về mặt tinh thần hoạt động
như một tập thể, có những mối quan tâm chung, sử dụng việc tương tác mặt đối mặt để
chia sẻ, nhất trí và làm việc để đáp ứng nhu cầu, các vấn đề thuộc về giá trị chung của họ
hoặc của người khác.
Các yếu tố hình thành một nhóm:
 Có cùng chung mục đích và chia sẻ trách nhiệm
 Có mối quan hệ qua lại, tương tác lẫn nhau
 Sinh hoạt theo quy tắc và tiêu chuẩn riêng
 Mỗi thành viên có một hay nhiều vai trò nhất định tuỳ tình huống
1.1.2 Nhóm trong cuộc sống:
Nhóm tự nhiên: trong gia đình, bạn bè..
Nhóm thành lập: cơ quan, tổ chức.
Khi tham gia nhóm, chúng ta được:
-

Được bộc lộ tâm tư, chia sẻ, thông cảm


-

Được công nhận

-

Được tình bạn

-

Được quan tâm đến

-

Được an toàn

-

Được cảm giác gắn bó hay thuộc về một tổ ấm

-

Được khẳng định và phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ năng chuyên môn như âm
nhạc, hội hoạ, giao tiếp, lãnh đạo…).

à Khi tham gia nhóm: ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
1.1.3 Phân loại nhóm:
- Nhóm giải trí: Rèn luyện và phát triển nhân cách
- Nhóm giáo dục: Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi..)


2


- Nhóm tự giúp: Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm các phụ huynh trẻ
khuyết tật).
- Nhóm với mục đích xã hội hóa: Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội.
- Nhóm trị liệu: Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải.
- Nhóm trợ giúp: Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác.
1.1.4 Định nghĩa công tác xã hội với nhóm:
CTXH với nhóm (làm việc với nhóm) là phương pháp trong CTXH nhằm giúp
tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả
năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là:
- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động
nhóm)
- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề
- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân
chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ
tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có
mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.
Trong phương pháp CTXH cá nhân, đối tượng được tác động chính là cá nhân người
được giúp đỡ. Công cụ chính là mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ.
Trong phương pháp CTXH nhóm, đối tượng tác động là toàn nhóm, là mối tương tác
giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm. CTXH là sử dụng cơ
cấu nhóm và năng động nhóm trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhận
thức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẽ kinh nghiệm và sử dụng nguồn
lực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ.
Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mối
tương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng là
làm tăng khả năng giải quyết vấn đề cho cộng đồng.
Thí dụ : - Nhóm trẻ đá banh của lớp học tình thương (Nguyên Hương)

- Nhóm của 3 sinh viên kết hợp làm bài tập lớn, v.v...

3


1.2 Lịch sử phát triển CTXH với nhóm
Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh bắt nguồn từ sinh hoạt riêng của các nhóm
NVXH để đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cá nhân
Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng những nghiên cứu về
năng động nhóm. Từ ảnh hưởng của Mỹ, CTXH nhóm dần được sử dụng nhiều hơn vào
thập niên 1970 để cải tiến phương pháp can thiệp
Công tác nhóm bắt nguồn ở Anh vào thế kỹ 19, vào thời điểm có nhiều biến động và
thay đổi từ cuộc cách mạng kỹ nghệ. Sự hình thành hệ thống các nhà máy, xưởng đã thu
hút hút người dân cà nam lẫn nữ từ các làng mạc và thành phố nhỏ đến các khu công
nghiệp trung tâm như Bristol, Birmingham, Sheffield và Lôn Đôn. Việc tập trung số
lượng người đông đảo và đột ngột nầy đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như nhà ở,
vệ sinh và tội phạm; các dịch vụ đang có lúc bấy giờ không đủ để giải quyết những vấn
đề

này.

Với sự phát triển của các xí nghiệp số người lao động ngày càng lệ thuộc kinh tế vào giới
chủ nhân, họ không còn làm chủ sản xuất mà chỉ bán sức lao động, họ tùy thuộc vào giới
chủ để hưởng long. Nếu tiền lương thấp, nếu không có việc làm họ sẽ không biết dựa vào
cái gì để sống. Vấn đề xã hội rộng lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình. Sự nghèo
đói lan rộng đối nghịch với sự gia tăng giàu có của quốc gia tập trung vào một nhóm
thiểu

số.


Một số phong trào đã thành lập để giải quyết các vấn đề nhà ở, giáo dục, tội phạm, lao
động trẻ em. Nhiều hội thiện cũng có mặt để cấp phát tiền bạc, thức ăng cho cá nhân và
gia

đình

khốn

khó,

thường

những

tổ

chức

này

thuộc

các

tôn

giáo.

Những người tham gia vào những hoạt động an sinh xã hội này là những người thuộc
tầng lớp giàu có, học hành cao, có đạo, họ tự xem mình là những ngườii có trách nhiệm

làm cho cuộc sống an bình và tốt đẹp hơn. Họ cảm thấy có bổn phận và chia sẻ niềm tin
rằng tương lai của một người tùy thuộc vào lòng tin và

cách cư xử của họ.

Những câu lạc bộ, tổ chức đã thành lập để làm việc với cá nhân dưới hình thức nhóm.
Một số tổ chức như trung tâm cộng đồng, YMCAs, YWCAs hình thành như một trung
tâm và cung cấp các chương trình, hoạt động hàng tuần.

4


Các tổ chức khác như hướng đạo,cung cấp các chương trình sinh hoạt lưu động.
Một trong những phong trào nổi bật là phong trào trung tâm mà người lãnh đạo là Samuel
Barnett, người sáng lập Toynbee Hall, 1884, phong trào trung tâm đầu tiên tại Anh với
các hoạt động : triễn lãm tranh, lớp học ngoài giờ, những lớp học đặc biệt cho người
nghèo.
Trong khi các phong trào trung tâm sử dụng nhóm nhỏ như là phương tiện để giáo dục
người nghèo và khó khăn, thì YMCA va YWCA sử dụng nhóm nhỏ như phương tiện để
cứu rỗi linh hồn và tiến dần tới các hoạt động giải trí, lớp học, câu lạc bộ, thể thao.
Hướng đạo thì lại có những hoạt động ngoài trời cũng có sức lôi cuốn đặc biệt.
Tại Mỹ: Cuộc cách mạng kỹ nghệ mang lại nhiều thay đổi về văn hóa và xã hội. Kỹ nghệ
phát triển, nhà máy mọc lên, công nhân được thuê mướn với đồng lương thấp trong điều
kiên khó khăn và không an toàn. Người có tay nghề 20 xu/giờ, người không có tay nghề
10 xu/giờ. Năm 1830, nhiều hội nhóm hình thành để giáo dục, vui chơi giải trí... Nhiều tổ
chức, hội đoàn hướng về nhóm đã được thành lập ở Anh được sao chép lại tại Mỹ và
Canada.
Nhiều người xem nhóm nhỏ như phương tiện sống động để xã hội hóa cá nhân, người thì
coi nhóm nhỏ như những sức mạnh để duy trì một xã hội dân chủ. Các tổ chức trung tâm
cộng đồng kết hợp nhiều chủ đề với mục tiêu của tổ chức họ. Đại học Toronto thì định

nghĩa chức năng của nó như một trung tâm giải trí, xã hội và giáo dục của cộng đồng,
dịch vụ bao gồm câu lạc bộ athelic cho trẻ trai, lớp học Anh văn cho người lớn, câu lạc
bộ bạn bè cho trẻ em, lớp học cho những trẻ phải bỏ học sớm để đi làm.
Niềm tin rằng nhóm nhỏ có thể là phương tiện tích cực để xây dựng nhân cách và nâng
cao sự phát triển của trẻ em. Trẻ đến với nhóm và với người trưởng nhóm có trách nhiệm,
quan tâm sẽ học được những kỹ năng xã hội và giá trị của xã hội rộng lớn hơn.
Thập niên 1900s, vui chơi giải trí điều mà trong thế kỹ trước được coi là những hoạt động
để choán những giờ rãnh rỗi thì nay được coi là phương tiện qua đó người ta có thể ứng
phó với thực tiễn, tiếp nhận những nguyên tắc đạo đức mà họ có thể thực hiện trong đời
sống hằng ngày, và học hỏi những kỹ năng tương quan.
1.3 Mục tiêu của CTXH với nhóm

5


CTXH với nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau:
- Đánh giá (thẩm định) cá nhân: về nhu cầu/khả năng/hành vi qua việc tự đánh giá của
nhóm viên, đanh giá cùa tác viên (NVXH), đánh giá của bạn bè trong nhóm (nhóm trẻ
em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, trẻ em đường phố)
- Duy trì và hỗ trợ cá nhân : hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá nhân
hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh khuyết
tật).
- Thay đổi cá nhân: nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách: kiểm soát xã
hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai; xã hội hoá (nhóm trẻ
trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để sống tại cộng đồng), hành vi tương tác
(nhóm huấn luyện để tự khẳng định); giá trị và thái độ cá nhân (nhóm sử dụng ma túy
nhằm tác động đế giá trị và thái độ của họ; hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp
với mục đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự
trọng, tăng năng lực); phát triển nhân cách (nhóm T group).
- Cung cấp thông tin, giáo dục (nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ,

nhóm tình nguyện viên).
- Giải trí ( vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống). Nếu một người cô đơn hay
suy nghĩ tiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi, người khuyết tật có tâm trạng
chán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém sống tách biệt với những người xung quanh.
Chính môi trường sinh hoạt vui chơi giải trí trong nhóm giúp con người cảm thấy lạc
quan, yêu đời và tăng cường mối quan hệ. Chính vì thế cần tại điều kiện cho cá nhân có
môi trường tốt giữa cá nhân và một nhóm hệ thống xã hội.
Nhóm PN nghèo

Quỹ vay vốn

NVXH
- Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnh nhân và bệnh
viện

6


- Thay đổi nhóm và/ hoặc hỗ trợ : nhóm gia đình -cải thiện vấn đề truyền thông, nhóm
trẻ phạm pháp-hướng hành vi tiêu cực sang những họat động tích cực.
- Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộc
sống, cải thiện môi trường, ...
- Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức của cá nhân và tái phân phối quyền lực (nhóm
chính quyền địa phương)
1.4 Các đặc điểm của CTXH với nhóm
- Hoạt động nhóm là nơi thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Thông qua môi trường sinh
hoạt nhóm cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Mối quan hệ tương tác trong nhóm
giúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau từ đó nhờ vào sự tác động của NVXH tạo được
một môi trường thuận lợi cho việc phát huy năng lực.
- Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Chính mối quan hệ tương

tác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt được các mục tiêu xã hội.
- Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua ảnh hưởng của người
khác, cá nhân bắt chước và học tập kinh nghiệm của người khác.
- Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân
- Nhóm là môi trường bộc lộ về các mặt: cá tính, suy nghĩ, tâm sự,...
- Chương trình hoạt động là công cụ của CTXH nhóm:
+ Trị liệu thông qua nhóm giúp thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt cảm nghĩ,
tâm tư của mình.
+ Trong CTXH nhóm, chương trình là công cụ chủ yếu nhất là khi CTXH hướng
vào mục đích xã hội hóa. Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao, học kỹ năng sẽ là điểm
thu hút và quy tụ nhóm viên.
+ Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống. Chương trình đối với nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh, giải
quyết vấn đề khu phố.
- Các yếu tố cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố
* Đối tượng là ai?
* Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt?

7


* Nhu cầu gì cần được đáp ứng?
* Mục tiêu cần đạt được là gì?
* Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì?
* Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào?
* Phương cách thực hành ; cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bên trong và
bên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức ...
1.5 Các loại hình CTXH với nhóm
- Nhóm giải trí : rèn luyện và phát triển nhân cách. Mỗi hình thức và nội dung được
NVXH lựa chọn đều có mục đích xã hội.

Mục đích là cung cấp các hoạt động vui chơi giải trí có mục đích cho các thành viên
trong nhóm, qua các hoạt động vui chơi trong nhóm, các thành viên giúp nhau xây dựng
những tính cách cần thiết. Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt hè cho thanh thiếu niên, tại đây có
các hoạt động nhằm phát triển nhân cách, đồng thời qua hoạt động hè nhằm ngăn chặn
những hành vi sai trái có thể có…
- Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng
Nhằm truyền đạt những kiến thức hay kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ
như: Kỹ năng đọc sách và tài liệu, Kiến thức chăn nuôi bò….
- Nhóm tự giúp
Nhóm tự giúp là những nhóm nhỏ có tính chất tình nguyện với mục đích hỗ trợ qua
lại lẫn nhau để hoàn thành mục đích cụ thể, nhóm này thường được thành lập bởi những
người cùng cảnh ngộ tập hợp lại nhau để giúp đỡ lẫn nhau cùng đáp ứng những nhu cầu
chung, giúp nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống và tạo ra những thay đổi cá
nhân hay xã hội cần thiết. Việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong nhóm
là một phần thưởng tâm lý, niềm an ủi, động viên đối với họ. Qua việc giúp đỡ người
khác cảm nhận về hoàn cảnh của mình và ít bi quan hơn từ đó cuộc sống của họ trở nên
có giá trị. Ví dụ: nhóm những bố mẹ có con bị chậm khôn…Người điều động trong nhóm
này là những thành viên trong nhóm có cùng cảnh ngộ. Vai trò của nhân viên công tác xã
hội là tạo điều kiện để tập hợp và hoạt động thông qua sinh hoạt nhóm.
- Nhóm với mục đích xã hội hóa

8


Mục đích là để tăng cường khả năng quan hệ xã hội của cá nhân, từ đó thay đổi thái
độ, hành vi của cá nhân theo hướng tích cực. Ví dụ: nhóm nâng cao khả năng giao tiếp xã
hội, tính tự tin, khả năng đề ra kế hoạch cho tương lai… Ở đây người điều động nhóm
cần có kỹ năng kiến thức về hành vi con người và cách tác động nhóm.
- Nhóm trị liệu
Mục đích của loại hình nhóm này là giúp cho cá nhân chia sẻ những cảm xúc với

các thành viên khác từ đó hiểu rõ vấn đề tình cảm của mình và đưa ra kế hoạch giải quyết
các vấn đề mắc phải. Ví dụ: nhóm đồng đẳng để trị liệu về vấn đề HIV/AIDS, mai dâm,
tội phạm…Người điều động nhóm cần phải có sự hiểu biết về cơ chế tâm sinh lý xã hội
và hành vi con người, có kỹ năng tham vấn nhóm, năng động nhóm, cần sử dụng các kỹ
thuật trị liệu đồng bộ để giúp đối tượng giải quyết những vấn đề tình cảm cá nhân.
-

Nhóm trợ giúp
Mục đích là tạo điều kiện để cá nhân nhìn nhận lại bản thân và tăng cường khả

năng đồng cảm với người khác nhằm phát triển các mối tương tác có hiệu quả hơn. Loại
hình nhóm này đòi hỏi sự thân mật tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong
nhóm. Trong công tác xã hội các nhân viên công tác xã hội thường sử dụng loại hình
nhóm này để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, những cảm nhận trong các trường
hợp khó xử, loại hình nhóm này đặc biệt được dùng trong những nhóm huấn luyện các
nhà tư vấn chuyên nghiệp giúp họ tăng cường khả năng đồng cảm khi làm việc với đối
tượng.
CTXH phải nhắm vào người bình thường cũng như những người có vấn đề nhưng
ở mức độ vừa phải. NVXH giúp TC sáng tỏ và có sức mạnh nội tâm để giải quyết vấn đề
của mình bên cạnh đó, NVXH còn phải giúp TC vận dụng những nguồn tài nguyên trong
xã hội như tìm công ăn việc làm, nắm vững luật BHXH, biết cách xin trợ cấp,... Trong
CTXH nhóm không chỉ thảo luận trao đổi mà còn cần đến nhiều loại hình sinh hoạt khác
như thể dục thể thao, ca hát,...
1. 6 Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm
1.6.1 Những thuận lợi:
Nhóm giúp có những kinh nghiệm xã hội: trao đổi và bộc lộ cho nhau.

9



Nhóm là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề.
Có thể thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hội
bao gồm làm mẫu các vai trò, củng cố, phản hồi (cửa sổ Johari)
Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ. Vai trò của NVXH
và thân chủ ít phân biệt được trong nhóm vì sự giúp đỡ và chia sẻ lãnh đạo giữa các thành
viên trong nhóm và nhân viên xã hội cũng là một thành viên.
Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho thân chủ
Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ.
Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của nhân viên xã hội
1.6.2 Những bất lợi:
Việc bảo mật khó duy trì trong CTXH nhóm hơn là trong CTXH cá nhân.
Nhóm được thành lập có khó khăn để hoạch định, tổ chức và thực hiện. Công việc
chuan bị cho loại nhóm này là quan trọng, có nhiều khó khăn cản trở phải khắc phục ở
cấp độ nhóm viên, đồng nghiệp và cơ quan.
Nhóm cần nhiều tài nguyên: NVXH có thể phải thương lượng để có những tiện
nghi, quỹ, trang thiết bị, di chuyển...
Cá nhân ít được quan tâm riêng trong nhóm. Một số cá nhân, ít nhất là ở vào giai
đoạn phát triển nào đó không thể ứng phó với việc chia sẻ, cạnh tranh trong bối cảnh
nhóm, họ cần một sự quan tâm đặc biệt của một mối quan hệ cá nhân. Trong nhóm họ có
thể bị thụ động, tổn thương. Đôi khi cần giành một thời gian công tác với cá nhân có thể
chuẩn bị tốt cho sự tham gia nhóm.
Cá nhân dễ bị “dán nhãn” hơn. Thí dụ nhóm phụ huynh đơn thân, nhóm trẻ trốn
học, nhóm nghiện rượu...
Nhóm có thể nguy hiểm đối với một thiểu số nhỏ. Nhóm và người hướng dẫn nhóm
có thể tấn công một cá nhân, từ chối cá nhân. Lãnh đạo nhóm như thế nào sẽ giảm thiểu
được nguy cơ này. (liên quan đến kỹ năng lãnh đạo nhóm).
1.7 Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và nhóm
• CTXH cá nhân: khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biến tâm lý với sự
chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựa trên chương trình hoạt động


10


kích thích các nhóm viên hành động.
• CTXH cá nhân nhắm đến giải quyết vấn đề và phục hồi trong khi CTXH nhóm dùng
bầu khí vui tươi để giải quyết vấn đề.
• Phương pháp CTXH nhóm tại cơ sở có mục tiêu và quan tâm khác với phương pháp sự
dụng trong CTXH cá nhân.
• Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém may mắn, thiếu thốn, kém năng
lực ( từ được dùng là thân chủ) trong khi đối tượng của CTXH nhóm bao gồm nhiều loại
thành phần hơn (từ được thích dùng hơn là thành viên hơn là thân chủ ), nhắm đến mặt
mạnh hơn là mặt yếu.
• Các báo cáo của CTXH cá nhân quan tâm nhiều về đầu ra, chuẩn đoán, trị liệu trong khi
các báo cáo trong CTXH nhóm chú trọng đến tiến trình nhóm.
Tiêu chí
1. Mối quan hệ

CTXH cá nhân
CTXH nhóm
Quan hệ cá nhân với cá nhân Quan hệ NVXH-nhóm: mối quan
(NVXH-TC)

hệ tương tác trong nhóm là công cụ
thực hành

2. Sự quan tâm

Quan tâm nhiều đến mặt tâm Quan tâm bầu không khí nhóm để
lý để giải quyết vấn đề


3. Thân chủ

trị liệu, giải quyết vấn đề

Thân chủ là người kém may Thân chủ bao gồm nhiều thành
mắn, bị thiệt thòi (đối tượng phần, được gọi là nhóm viên hay

4. Kết quả

được gọi là thân chủ)

thành viên (không gọi là TC)

Vấn đề có được giải quyết hay Quan tâm đến tiến trình
5. Thay đổi dựa không
vào
6. Cấp

Nỗ lực cá nhân (hỗ trợ Năng động nhóm để đạt mục tiêu
độ

giải NVXH, tài nguyên)

quyết

xã hội

Cấp độ vi mô

Cấp độ trung mô


7. NVXH
Chủ động, biết tận dụng tài Ủy thác một số công việc cho
8. Phương pháp

nguyên

nhóm, NVXH theo dõi và hỗ trợ
khi có vấn đề.

11


9. Quan tâm đến

Vấn đàm, tìm hiểu tiểu sử, Sinh hoạt nhóm, quan sát, năng
nhận diện vấn đề

động nhóm

Mặt yếu của thân chủ

Mặt mạnh

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Anh (chị) hãy cho biết công tác xã hội với nhóm là gì? Hãy nêu các đặc điểm của
CTXH với nhóm?
2. Mục tiêu và các yếu tố quan trọng cần chú ý trong CTXH với nhóm?
3. Hãy nêu các loại hình nhóm? Phân tích mục đích và cho ví dụ nhóm trị liệu?
4. So sánh sự khác nhau giữa CTXH cá nhân và CTXH với nhóm?


12


Chương 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
2.1. Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp CTXH nhóm
• Thuyết hệ thống: Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau. Theo Parsons
(1951), nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên tùy thuộc lẫn nhau để duy trì
trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất, huy động tài nguyên và hành động để
đáp ứng các nhu cầu thay đổi để được tồn tại.
• Thuyết Tâm lý năng động: Nhóm ảnh hưởng lên hành vi con người: Freud (1922)
và Frank Moreno ( psychodrama – Tâm kịch). Qua nhóm, cá nhân nhìn lại kinh
nghiệm sống của mình, xem xét lại những mâu thuẩn chưa được giải quyết.
• Thuyết học hỏi (Bandura, 1977): Hành vi của thành viên nhóm đóng vai trò tác
động, kích thích thành viên khác. Nếu A ứng xử như thế nào đó và B đồng tình thì
A sẽ tiếp tục ứng xử như thế, còn ngược thì A sẽ không ứng xứ như thế trong tương
lai.
• Thuyết hiện trường (field): Kurt Lewin (1947): Nhóm có khoảng không gian sống,
có vị trí so với vật thể khác trong không gian đó, nó di chuyển theo đuổi mục tiêu
của nó và vượt qua các trở ngại. Có 6 khái niệm để hiểu nguồn lực trong nhóm: Vai
trò, quy tắc, quyền lực, sự gắn kết, sự đồng thuận và sự phối hợp.
• Thuyết trao đổi xã hội: Chú trọng đến hành vi cá nhân của thành viên nhóm. Đối
với cá nhân, quyết định thể hiện hành vi dựa trên sự so sánh giữa thưởng và phạt
xuất phát từ các hành vi.
2.2. Tâm lý nhóm và năng động nhóm
2.2.1 Khái niệm
Tâm lý nhóm
Là trạng thái tâm lý của nhóm, bầu không khí, mối liên kết, sự tham gia, tâm trạng của
nhóm viên, truyền thông trong nhóm.
Năng động nhóm

Là sự vận hành nội tại của nhóm thông qua các giai đoạn phát triển của nhóm, cơ cấu,
mối tương tác, truyền thông giữa các nhóm viên, sự thể hiện vai trò trong đó vai trò lãnh

13


đạo là một yếu tố rất quan trọng, các quy tắc, ảnh hưởng của nhóm trên hành vi cá nhân
tham gia nhóm.
Khi tham gia một nhóm tích cực, cá nhân sẽ thay đổi được:
 Kiến thức: được học hỏi và thu nhận thêm kiến thức
 Thái độ: tức cảm xúc, đánh giá sự vật
 Hành vi: học thêm các kỹ năng, thói quen hay hành động tích cực
2.3. Vai trò và tác động của nhóm nhỏ vào cuộc sống
Nhóm nhỏ trong cuộc sống
Khái niệm nhóm nhỏ: nhóm nhỏ là tập hợp những người có hành vi tương tác nhau,
bao gồm một số vị trí và vai trò để thực hiện các mục tiêu chung.
Môi trường nhóm nhỏ là một môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ của
cá nhân. Sau khi gia nhập nhóm và sinh hoạt, khi phát triển đến giai đoạn ổn định lúc ấy
mối tương tác trở nên gắn bó hơn thúc đẩy sự bộc lộ về mình, tâm tư, sự chia sẽ giữa các
nhóm viên.
Môi trường nhóm là một môi trường đáp ứng các nhu cầu của cá nhân:
• Được công nhận, được chấp nhận
• Được tình bạn, thoa mãng nhu cầu giao tiếp
• Được quan tâm đến
• Được an toàn, được bảo vệ
• Được cảm giác gắn bó hay thuộc về
• Được phát huy tiềm năng
• Được tự khẳng định mình
Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực, tiêu cực
Do nhu cầu được thuộc về một nhóm cá nhân tuân thủ những quy tắc của nhóm để

được chấp nhận. Ví dụ trẻ chia sẽ đồ ăn, đồ chơi với bạn để không bị loại ra khỏi nhóm,
trả ngoan ngoãn chấp nhận kỷ luật của gia đình để được tình cảm của cha mẹ sự yêu
thương. Ngược lại nhóm có thể đem lại ảnh hưởng tiêu cực, là công cụ để bốc lột khống

14


chế cô lập ăn hiếp, ví dụ là thành viên một băng du đãng phải biết ăn nhậu phải hút thuốc,
đua xe, tuân thủ luật giang hồ.
Trong cuộc thử nghiệm lòng bò chúng ta thấy rằng khi tham gia nhóm, hiệu quả
thay đổi về mặt hành vi gấp hơn 10 lần so với thuyết trình.
Chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều ví dụ trong giáo dục và các hoạt động phong
trào đoàn, hội ở nước ta hiện nay chưa đạt kết quả cao do sử dụng mô hình từ trên xuống,
ít áp dụng thảo luận nhóm, sinh hoạt nhóm.
Vì vậy, cần phát huy và sử dụng phương pháp sinh hoạt nhóm thì kiến thức, thái
độ, hành vi của đối tượng sẽ được thay đổi tích cực.
Ngày nay trong công tác xã hội người ta áp dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng
và tỏ ra rất hiệu quả. Trước căn bệnh thế kỷ, người ta đưa phương pháp giáo dục đồng
đẳng lên hàng đầu.
2.4 Bản chất của nhóm
• Nhóm có số thành viên rõ ràng, tức là một tập thể hai người hoặc nhiều hơn có thể
nhận diện bằng tên hoặc loại.
• Có ý thức về nhóm, tức là nhận diện nhau một cách ý thức.
• Ý thức có chung mục đích, tức là có những mục tiêu, mục đích và ý tưởng giống
nhau.
• Lệ thuộc lẫn nhau trong việc đáp ứng các nhu cầu, tức là cần tới nhau nhằm đạt
được mục đích vốn là lý do thành lập nhóm.
• Có sự tương tác – các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động và phản ứng với
nhau.
• Có khả năng hành động một cách thống nhất – nhóm có khả năng ứng sử như một

bộ phận duy nhất.
2.5 Các vai trò được thể hiện trong nhóm
Các đặc điểm tâm lý của nhóm:
• Mối quan hệ tương tác
• Chia sẽ mục tiêu chung: mục tiêu rõ ràng thì mối tương tác càng mạnh.

15


• Hệ thống các quy tắc: sự tuân thủ.
• Cơ cấu hình thức và phi chính thức ( cơ cấu ngầm) – bài tập chất lượng xã hội
(sociogram). Các vấn đề của cơ cấu chính thức và phi chính thức.
• Các vai trò thể hiện trong nhóm: Vai trò hướng về công việc, vai trò cũng cố
nhóm, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân ( hoặc vai trò cản trở hay vai trò thúc
đẩy). Các vai trò này luôn biến đổi làm cho nhom năng động, ảnh hương lên từng
con người trong nhóm.
Các đặc trưng của nhóm bao gồm như: tiểu sử, cách thức tham gia, truyền thông giao
tiếp, tính đoàn kết, bầu không khí, cơ cấu và tổ chức, tiêu chuẩn và chuẩn mực, chất
lượng xã hội, lề lối làm việc và mục tiêu.
Tiểu sử
Mỗi nhóm có một tiểu sử, tiểu sử này ảnh hưởng đến ứng xử của nhóm.
Một số câu hỏi giúp hiểu tiểu sử của một nhóm:
+

Đâu là những mong đợi của các thành viên đối với nhóm và vai trò của họ
trong nhóm?

+

Nhóm được cấu tạo như thế nào, bao gồm loại người nào, kinh nghiệm

trước đây của họ như thế nào, trước đây họ kết bạn ra sao?

+

Các thành viên đã chuẩn bị tham gia như thế nào?

+

Các nguồn lực, mối tương tác như thế nào, ...

Cách thức tham gia
Các nhóm đều có một cách thức tham gia:
Cách thức giao tiếp một chiều: người lãnh đạo-nhóm
Cách thức giao tiếp hai chiều: người lãnh đạo-nhóm-người lãnh đạo
Cách đa chiều: tất cả các thành viên trao đổi với nhau và với cả nhóm trong đó có
người lãnh đạo
Trong một nhóm cách thức tham gia có thể khá đồng nhất từ đầu đến cuối hoặc có thể
thay đổi đôi lúc.
Các câu hỏi về phương cách tham gia:

16


+

Lượng phát biểu của lãnh đạo và của nhóm viên?

+

Các câu hỏi hoặc lời phê bình hướng về ai? Người lãnh đạo, cả nhóm hay

một vài thành viên đặc biệt?

+

Các thành viên không nói nhiều đã tỏ ra quan tâm hoặc lắng nghe tích cực
(tham gia không lời) hoặc họ buồn chán và thờ ơ. Việc kiểm tra cách thức tham
gia có thể tiến hành từng thời kỳ để được thông tin về năng động nhóm.

Truyền thông-giao tiếp
Phải xem xét các thành viên có hiểu nhau không và họ trao đổi các ý tưởng, giá trị và
cảm nhận của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng không.
Các câu hỏi để biết chất lượng truyền thông giao tiếp của nhóm:
+

Các thành viên có diễn đạt được các ý tưởng của mình rõ ràng không?

+

Các thành viên có thường xuyên thu thập các ý kiến đóng góp trước đó. Từ
đó xây dựng ý tưởng của mình không?

+

Các thành viên đã mạnh dạn yêu cầu rõ thêm khi họ không hiểu rõ điều gì?

+

Các câu trả lời cho các nhận định có hay bị lạc đề hay không thích hợp
không?


Tính đoàn kết
Tính đoàn kết của nhóm được xác định bởi sức mạnh của mối quan hệ gắn kết lại các
cá nhân thành một khối thống nhất để thỏa mãn nhu cầu, chia sẽ sự thành công, cảm thấy
tự hào vì trực thuộc vào một nhóm.
Tính đoàn kết được thể hiện qua tinh thần của cá nhân, tinh thần đồng đội, sức mạnh
thu hít nhóm viên vào một việc hộ đang làm, giúp các nhóm viên cảm nhận được sự hình
thành.
Tính đoàn kết nhóm được thể hiện qua các câu hỏi:
+

Nhóm làm việc như thế nào?

+

Có những tiểu nhóm hoặc cá nhân “bị lạc loài” trong nhóm không? ảnh
hưởng của các cá nhân lạc loài đó đến nhóm như thế nào?

17


+

Dấu hiệu nào cho thấy sự thích thú hoặc thiếu thích thú của các thành viên
về việc nhóm đang làm?

+

Các thành viên khi nói đến nhóm thì xem đó như bất kỳ nhóm nào hay
nhóm của chúng ta, hay nhóm của bạn?


Bầu không khí
Bầu không khí được nhìn nhận dưới một hình thức vô hình nhưng dường như chúng
ta cũng dễ cảm nhận được, đó là một bầu không khí thân thiện, thư giãn, không hình
thức, dễ dãi hoặc tự do. Ngược lại, bầu không khí lạnh lùng, căng thẳng, thù địch, hình
thức, nghiêm cấm sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của các thành viên về nhóm và sẽ tác động
đến mức độ tự nguyện tham gia của các nhóm viên.
Các câu hỏi để đánh giá bầu không khí:
+

Bạn sẽ mô tả nhóm như thế nào ấm áp, trầm tĩnh, thân thiện, thư giãn, căng
thẳng, hình thức hoặc không hình thức, bị kiểm soát, thoải mái hoặc bị kiềm chế?

+

Những quan điểm không đồng tình hoặc cảm xúc bất bình có thể được bày
tỏ mà không sợ trừng phạt hay không?

Cơ cấu và tổ chức
Các nhóm có cơ cấu tổ chức hiển nhiên rõ ràng hay vô hình. Cơ cấu hiển nhiên rõ
ràng có thể là chính thức như là vị trí được đề cử hoặc không chính thức, nó giúp cho
việc thực hiện phân chia công việc và những chức năng chính yếu được thực hiện.
Cơ cấu vô hình thường không hiển nhiên nhưng hoạt động phía sau phụ thuộc vào
nhân cách, tầm ảnh hưởng quyền lực, tuổi tác, năng lực, khả năng thuyết phục, ... ngoài
ra cũng có một cấu trúc cấp bậc lãnh đạo và quyền lực.
Trong giai đoạn thành lập có cuộc đấu tranh giành vị trí giữa các cá nhân có xu hướng
lãnh đạo không. Một khi trật tự được ổn định đặc điểm của mô hình tương tác là những
người có vị trí thấp.
Các câu hỏi có liên quan đến cơ cấu tổ chức:
+


Cơ cấu nào được nhóm tạo ra một cách có ý thức như vị trí lãnh đạo, dịch
vụ, tiểu ban, đội?

18


+

Cơ cấu không thấy được là gì? Ai kiểm tra ảnh hưởng thực sự, ai tình
nguyện để làm được việc, ai chiều theo ý người khác hoặc theo đuôi?

+

Các thành viên có hiểu và chấp nhận cơ cấu hay không?

+

Cơ cấu có thích hợp với mục đích và công tác của nhóm hay không?

Tiêu chuẩn và chuẩn mực
Mỗi nhóm có khuynh hướng triển khai một quy luật đạo đức hay một bộ tiêu chuẩn và
chuẩn mực về thế nào là một hành vi đúng và chấp nhận được. Những điều nên làm và
không nên làm của một nhóm thường được hiểu ngầm hơn là công khai.
Những loại chuẩn mực của một nhóm có thể bao gồm từ phương pháp làm việc,
chuẩn mực tương tác trong nhóm, chuẩn mực về thái độ, hình thức, phong cách ăn
mặc, ...
Thách thức các chuẩn mực nhóm sẽ gây những bất đồng, tranh chấp giành quyền lực
dường như sẽ xuất hiện để tái lập hoặc chỉnh sửa những tiêu chuẩn hiện hành của nhóm.
Câu hỏi về những tiêu chuẩn và những chuẩn mực:
+


Điều gì chứng minh nhóm có một quy luật đạo đức cụ thể như tự giác áp
dụng kỹ luật, thể hiện trách nhiệm, phép lịch sự, chấp nhận sự khác biệt, tự do
phát biểu,...?

+

Những tiêu chuẩn này đã được tất cả các thành viên hiểu đủ, hiểu đúng hay
không?

+

Có những lệch lạc rõ nét về những tiêu chuẩn nhóm do một hay nhiều thành
viên nào đó và điều đó đã ảnh hưởng như thế nào?

+

Những tiêu chuẩn nào đó dường như thúc đẩy và cản trở sự tiến bộ của
nhóm?

Trắc lượng xã hội
Trong một nhóm các thành viên thường nhanh chóng nhận diện một số cá nhân mà họ
thích hơn những người khác. Đây là một ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của nhóm.
Một số câu hỏi giúp bộc lộ sự thu hút lẫn nhau giữa các nhóm viên:

19


+


Những thành viên nào có khuynh hướng đúng về một phía và hỗ trợ lẫn
nhau?

+

Những thành viên nào hay mâu thuẫn nhau?

+

Có một số thành viên châm ngòi để người khác phản ứng ngay sau khi có
người phản ứng ngay sau khi có người phát biểu để ủng hộ hay chống đối?

Lề lối làm việc
Mỗi nhóm cần có một lề lối làm việc để tiến hành công việc. Việc chọn lề lối làm việc
ảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác của đời sống của nhóm như cách tham gia
và sự gắn bó.
Một số câu hỏi về lề lối làm việc:
+

Nhóm xác định nhiệm vụ và chương trình như thế nào? Nhóm lấy quyết
định bằng cách nào? Theo vai trò, im lặng đồng ý hay đồng thuận?

+

Nhóm khám phá và sử dụng các nguồn lực của các thành viên như thế nào?

+

Nhóm phối hợp các nhóm nhỏ và các hoạt động như thế nào?


+

Nhóm lượng giá công việc của mình như thế nào?

Mục tiêu
Mỗi nhóm đều có mục tiêu, một số là mục tiêu dài hạn, số khác là mục tiêu ngắn hạn.
Đôi khi mục tiêu được phát biểu rõ ràng, cụ thể và công khai. ở trường hợp khác, mục
tiêu thì mơ hồ, chung chung và chỉ ngầm hiểu với nhau mà thôi.
Một số câu hỏi về mục tiêu:
+

Nhóm xác định mục tiêu như thế nào?

+

Tất cả các thành viên có hiểu rõ mục tiêu không?

+

Tất cả thành viên có gắn bó với mục tiêu hay không?

+

Các mục tiêu có thực tế và đạt được đối với một nhóm cụ thể hay không?

2.6 Các giai đoạn phát triển của nhóm
2.6.1 Giai đoạn hình thành:
 Nhóm chưa phải là một nhóm đúng nghĩa mà là tập hợp các cá nhân
 Nhiều cá nhân còn e dè, ít chia sẻ, thiếu thống nhất, thăm dò nhau


20


 Cá nhân muốn khẳng định cá tính và muốn gây ấn tượng trong nhóm
 Sự tham gia bị hạn chế vì các cá nhân còn bận rộn làm quen với môi
trường chung quanh, với người tổ chức nhóm và những người xung quanh
 Các cá nhân bắt tay vào công việc trước mắt và thảo luận mục đích
của các công việc
 Nhóm tham gia xây dựng những quy định cơ bản mà sau này sẽ dựa
vào đó trở thành nội quy.
2.6.2 Giai đoạn bão tố - Cạnh tranh và liên kết:
 Nhóm chú trọng vào công việc, mối quan hệ bắt đầu tăng lên
 Nhóm viên tìm cách đóng góp cho nhóm và thích nghi
 Bắt đầu xuất hiện các mâu thuẫn nội bộ, thiếu thống nhất trong nhóm,
có cạnh tranh để thiết lập vị trí và vai trò của mình trong nhóm, tranh cãi có thể xảy ra, cá
nhân bộc lộ cá tính và có ý đồ riêng
 Hình thành các quy định và phương pháp làm việc mới và mối liên kết
giữa các thành viên tương hợp (cơ cấu nhóm phi chính thức)
 Vai trò lãnh đạo là giúp các thành viên tương tác tích cực, tái lập sự cân
bằng, giải quyết mâu thuẫn. Nếu thành công, các nhóm viên sẽ tin tưởng nhau hơn, nhóm
tiến đến bối cảnh mới trong đó mục tiêu, thủ tục và quy chuẩn mới thực tế hơn.
2.6.3 Giai đoạn ổn định - Lập quy chuẩn mới:
• Thể hiện qua bầu không khí nhóm thân thiện, lắng nghe nhau, chấp nhận nhóm
và chấp nhận tính cách của nhau
• Phát triển liên kết nhóm trong đó các quy chuẩn và các cách tiến hành được thiết
lập
• Nhóm viên đồng hóa mình với nhóm, lòng trung thành với nhóm được phát triển
và phấn đấu để duy trì lòng trung thành này
• Phát triển tinh thần nhóm, sự hài hoà trở thành một yếu tố quan trọng.
2.6.4 Giai đoạn trưởng thành – Phát huy tối đa năng suất:

• Thể hiện qua sự trưởng thành toàn diện và năng suất tối đa

21


• Chỉ có thể đạt được bằng sự hoàn tất ba giai đoạn trên
• Nhận các vai trò để hoàn thành hoạt động của nhóm, lúc này họ biết cách phối
hợp với nhau
• Các vai trò trở nên linh hoạt và theo chức năng nhiệm vụ, thành viên cảm thấy tự
do thể hiện nhân cách của mình
• Năng lượng của nhóm tập trung vào các công việc đề ra
• Thông tin nội bộ cao và bình đẳng
• Xuất hiện những cách nhìn và cách giải quyết mới.
2.6.5 Giai đoạn kết thúc:
• Nhóm hoàn thành mục tiêu công tác
• Nhóm viên cảm thấy khó khăn khi phải chia tay, chống lại sự tan rã
• Nếu nhóm muốn duy trì hoạt động thì phải đề ra mục tiêu mới.
Nhiệm vụ của nhóm trưởng
ĐẶC ĐIỂM MỐI QUAN HỆ
LỆ THUỘC

NHIỆM VỤ NHÓM TRƯỞNG
Giai đoạn 1:
ĐỊNH HƯỚNG
Giai đoạn 2:
TỔ CHỨC
1. Đưa những mâu thuẩn lên bề mặt
và giải quyết

MÂU THUẨN


2. đừng sợ mâu thuẩn
3. Mâu thuẩn là cần thiết để tiến đến
gắn bó

Giai đoạn 3:
GẮN BÓ – TRƯỞNG THÀNH
Giai đoạn 4:
PHỤ THUỘC LẪN NHAU
Giai đoạn 5:
NÍU KÉO
Chống lại sự chia tay

XỬ LÝ THÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

Nếu muốn tiếp tục hoạt động phải xây

22


dựng mục tiêu mới

Giai đoạn kết thúc

Giai đoạn trưởng thành

Giai đoạn ổn định


Giai đoạn bão tố

Cây phát triển nhóm
Giai đoạn hình thành

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Năng động nhóm là gì? Vai trò của nhóm nhỏ trong cuộc sống?
2. Hãy chứng minh nhóm có ảnh hưởng tích cực đến các thành viên trong nhóm?
3. “Lúc này các nhóm viên phối hợp ăn ý, nhóm trưởng giao việc cho từng thành
viên và kiểm tra tiến độ làm việc của nhóm, các nhóm viên đưa ra ý kiến của mình
một cách công khai, dân chủ” anh (chị) hãy cho biết nhóm đang trong giai đoạn
nào? Hãy giải thích?

23


24


CHƯƠNG 3. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
Tiến trình công tác xã hội nhóm là quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhóm
được diễn ra trong suốt thời gian tồn tại của nhóm, mà trong đó có các bước được thực
hiện một cách trình tự nhằm giúp các thành viên đạt được mục tiêu của mình đề ra hay
hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Có nhiều cách chia các giai đoạn trong tiến trình
CTXH nhóm. Tài liệu này trình bày tiến trình CTXH nhóm theo 4 bước cơ bản sau: 1)
chuẩn bị và thành lập nhóm, (2) nhóm bắt đầu hoạt động; (3) can thiệp/ thực hiện nhiệm
vụ và (4) kết thúc.
GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ VÀ THÀNH LẬP NHÓM
1. Xác định mục đích hỗ trợ nhóm
Xác định mục đích hỗ trợ nhóm là chỉ ra được mô hình của nhóm nhằm để hỗ trợ trị

liệu/ phục hồi, phòng ngừa hay giúp thành viên nhóm phát triển. Việc xác định mục đích
hỗ trợ nhóm là điều rất cần thiết trước khi sử dụng phương pháp CTXH nhóm. Liệu rằng
với nhóm đối tượng đó, phương pháp công tác xã hội nhóm thực sự hiệu quả hay không?
Nếu việc thành lập nhóm là cần thiết thực sự thì mục đích cuối cùng của nhóm là gì? Khi
đã có được mục đích hỗ trợ , nhân viên xã hội sẽ quyết định chọn lựa loại nhóm phù hợp.
Xác định mục đích hỗ trợ nhóm cần dựa vào những đánh giá ban đầu thông qua các
hồ sơ ghi chép, các lần tiếp xúc gặp gỡ thành viên tiềm năng. Mục đích cần được xác
định một cách rõ ràng, cẩn thận dựa trên tôn chỉ đạo đức và đặc biệt phải phù hợp với
mong muốn và vì lợi ích tốt nhất cho đối tượng.
2. Đánh giá khả năng thành lập nhóm
2.1. Đánh giá khả năng tài trợ cho hoạt động nhóm
Đây là điều hết sức cần thiết với các nhóm được thành lập trong hệ thống dịch vụ xã
hội như các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm giáo dục lao động - xã hội, các nhà
mở. Nhân viên xã hội cần có những tìm hiểu nghiên cứu về nhiệm vụ, chức năng, cơ chế
làm việc và những định hướng trọng tâm trong việc hỗ trợ thân chủ, cơ sở vật chất và các
nguồn lực khác.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×