Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bai thi lien mon moi lien he giua moi truong thuc pham va suc khoe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 18 trang )

1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình
huống: “MỐI LIÊN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG, THỰC PHẨM VÀ SỨC
KHỎE”.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Bằng kiến thức môn học như Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo
dục công dân và kiến thức thực tế để cho các bạn học sinh thấy được hậu quả
của tình trạng thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc trôi nổi trong xã hội hiện
nay có tác động không nhỏ đến môi trường sống và sức khỏe của con người. Từ
đó, đề ra được các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ môi
trường và sức khỏe cộng đồng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
- Bằng kiến thức các môn đã được học trên lớp: Công nghệ, Vật lí, Hóa
học, Sinh học, Giáo dục công dân…
- Tham khảo trên báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông.
4. Giải quyết tình huống
- Tìm hiểu các hiện tượng ngộ độc thức ăn, chỉ ra được các nguyên nhân
nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức
khỏe của con người, gây tổn thất không nhỏ cho gia đình và toàn xã hội. Từ đó,
đề ra các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo môi trường
Xanh - Sạch - Đẹp và tất cả chúng ta có một trái tim luôn khỏe mạnh.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Thực tế cho thấy các nhân tố kinh tế, con người, môi trường, công nghệ
gắn bó chặt chẽ với nhau. Chỉ có sự thực hiện đồng bộ các nhân tố đó mới tạo ra
được sự tiến bộ thật sự của xã hội. Ở đây, con người với tư cách là chủ thể của
lao động và trí tuệ là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển lâu bền.
Như các bạn đã biết, sức khỏe và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ
thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Hệ thống tiêu hóa sẽ làm
việc biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy
nhiên vấn đề này lại phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng, đó là vấn đề vệ
1




sinh an toàn thực phẩm. Do nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế
nên nhiều ca bị ngộ độc thức ăn đã xảy ra, gây tốn kém tiền bạc chạy chữa,
nhiều khi cướp đi cả tính mạng của con người. Tất cả những điều không may
trên đều có thể ngăn chặn được nếu chúng ta thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ
“MỐI LIÊN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG, THỰC PHẨM VÀ SỨC KHỎE”.
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay
trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện
tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm
khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi
thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực
phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu
có những nguyên nhân nào có thể gây ngộ độc thức ăn? Nguyên nhân gây ngộ
độc rất đa dạng nhưng theo các nhà khoa học thường chia thành 4 nhóm chính
sau:
* Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật: Do vi
khuẩn và độc tố của vi khuẩn, do virus, do ký sinh trùng, do nấm mốc và nấm
men. Vi sinh vật hiện diện ở khắp nơi xung quanh chúng ta, chúng tác động rất
nhiều đến cuộc sống của con người nhưng đa phần chúng ta không thể nhìn
thấy bằng mắt thường.
- Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn: Thường gặp do vi khuẩn gây bệnh
thương hàn (Salmonella),vi khuẩn gây bệnh lỵ (Shigella), vi khuẩn gây ỉa chảy
(E.Coli) hoặc nhiễm các độc tố của vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus).

2


- Do vi rút: Thường gặp do các loại vi rút gây viêm gan A (Hepatis virut
A), virut gây bệnh bại liệt (Polio Picornavirus), virut gây ỉa chảy (Rota virus).


- Do kí sinh trùng: Sán lá gan, sán bò, ấu trùng sán lợn, các loại đơn bào
(Amip, trùng lông...), các loại giun và ấu trùng giun.


Do nấm mốc và nấm men: Thường gặp do loài Asper gillus, Penicilium,
Candida... Nguy hiểm hơn là một số loài nấm mốc có khả năng sinh độc tố như
Aflatoxin gây ung thư


* Ngộ độc do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để
lâu hoặc bị ôi thiu thường sinh ra các chất độc như: Các chất Amoniac, hợp chất
amin sinh ra trong thức ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng…) hay các Peroxit có trong
dầu mỡ để lâu hoặc rán đi rán lại nhiều lần, là các chất độc hại trong cơ thể. Các
chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

* Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc: Bản thân chất độc có
sẵn trong thực phẩm, khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa sẵn các chất độc
này rất có thể bị ngộ độc.
- Động vật độc: Thường do ăn phải các loại cá nóc độc, ăn cóc, mật cá
trắm ...
- Thực vật độc: Nấm độc, khoai tây mọc mầm, sắn, một số loại đậu quả, lá
ngón...


* Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất hóa học, hóa chất bảo vệ
thực phẩm, hóa chất phụ gia thực phẩm:
- Do ô nhiễm các kim loại nặng: Thường gặp do ăn các thức ăn đóng hộp
hay ăn thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại
nặng. Các kim loại thường gây ô nhiễm như: Chì, Đồng, Asen, Thuỷ ngân,

Cadimi...
- Do thuốc bảo vệ thực vật: Thường là các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc
trừ động vật ăn hại, thuốc diệt mối, mọt. Nguyên nhân thường do ăn rau xanh,
hoa quả...có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao.
- Do các loại thuốc thú y: Thường gặp là các loại thuốc kích thích tăng
trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh.
- Do các loại phụ gia thực phẩm: Thường gặp là các loại thuốc dùng bảo
quản thực phẩm (cá, thịt, rau, quả... ), các loại phẩm mầu độc đùng trong chế
biến thực phẩm.
- Do các chất phóng xạ.



Hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều ở nhiều địa
phương trên cả nước. Ngộ độc thực phẩm xảy ra không chỉ ở các nhà ăn tập thể
(nhà mày, xí nghiệp, trường học,..) mà còn xảy ra ở rất nhiều gia đình, kể cả ở
thành thị và nông thôn. Hậu quả từ những thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc
có thể thấy rất rõ trong một vài dẫn chứng cụ thể dưới đây:
* Đối với môi trường sống
- Thực phẩm đã ôi thiu nên có mùi nặng sẽ gây ô nhiễm không khí môi
trường xung quanh.

- Bên cạnh đó, trong quá trình lưu thông và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, nếu sử dụng không đúng và thiếu biện pháp phòng ngừa, thuốc cũng sẽ gây
những tác hại không nhỏ cho môi trường.


- Hình ảnh đất nước Việt Nam văn minh dần bị mất đi nét văn hóa đặc trưng
với cái nhìn của bạn bè quốc tế.


- Nguy cơ đáng báo động nữa là chính con người chúng ta hàng ngày hàng giờ
đang tự hủy hoại không gian sống của mình và những người thân trong gia đình.

* Đối với con người
- Buồn nôn: Vi khuẩn có hại tấn công cơ thể qua đường tiêu hóa, hệ thống
miễn dịch phản ứng lại làm người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn mửa để thải
độc tố trong cơ thể ra ngoài. Tình trạng nôn mửa nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số
lượng độc tố mà cơ thể tiếp nhận. Thông thường triệu chứng này kéo dài khoảng
12 đến 48 giờ.


- Tiêu chảy: Bệnh làm tăng số lần đi đại tiện, gây ra hiện tượng phân lỏng.
Đầy hơi, chuột rút, đau bụng thường đi kèm với tiêu chảy do ngộ độc thức ăn.
Hiện tượng này diễn ra lâu dài cơ thể bị mất nước và suy kiệt.

- Nhức đầu: Nhức đầu ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, đi kèm là
các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt. Đau đầu có thể phát sinh
do mất nước gây ra bởi vi khuẩn hoặc tiêu chảy do vi rút.


- Tử vong: Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp
không được cứu chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc kéo dài đã dẫn đến
bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.

Em Giàng Thị Chía (11 tuổi) tử vong sau
khi ăn bánh trôi làm từ bột ngô để lâu ngày

Tử vong do lượng độc tố tron mật
cá trắm quá lớn



Thông qua những hiện tượng ngộ độc thức ăn thường xảy ra, tìm hiểu được
các nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm để từ đó có các biện
pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời cũng là góp phần bảo vệ môi
trường sống và sức khỏe của con người:
5.1. Rửa sạch tay trước khi chế biến và trước khi ăn
Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên giữ sạch tay trong
quá trình chế biến, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Đây là một biện pháp hữu hiệu đề
phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Việc này có khả năng ngăn ngừa sự lây lan các
vi khuẩn có hại qua đường ăn uống.

5.2. Giữ gìn vệ sinh nơi nấu nướng và vệ sinh nhà bếp: Thường xuyên lau
chùi, cọ rửa sạch sẽ dụng cụ…Khi dùng xong cần rửa sạch, để ráo phơi khô
các dụng cụ chế biến vào nơi quy định.


5.3 . Chọn thực phẩm tươi sạch, rửa kĩ thực phẩm
- Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau củ, quả tươi ngon; thức ăn có mùi lạ phải
bỏ đi; không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.
- Rau quả ăn sống rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy, rửa kỹ và gọt vỏ.

5.4. Thực hiện “ăn chín uống sôi”: Nấu chín thực phẩm, đun sôi nước
uống, không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín.

5.5. Đậy thức ăn cẩn thận: Thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay trong 2 giờ
đầu, đun kỹ trước khi sử dụng lại.


5.6. Bảo quản thực phẩm chu đáo
- Thịt, cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra

nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.
- Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được
bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32 oC), trong vòng 1
giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh.
- Các loại vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán rất nhanh nếu
không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Thức ăn để tủ lạnh
chỉ được 1-2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản.

5.7. Không dùng các thực phẩm có chất độc và các loại thực phẩm lạ: Cá
nóc, mật cá trắm, khoai tây mọc mầm, nấm lạ,…


5.8. Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm chất độc hóa học:
Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất
phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt
thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan
đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi
đun nấu…
Thận trọng với thực phẩm có màu bắt mắt
vì có thể bị tẩm hóa chất độc hại

5.9. Không dùng những đồ hộp đã quá thời hạn: Xem ngày sản xuất và hạn
sử dụng ghi trên hộp hoặc trên bao bì đóng gói, không sử dụng đồ hộp mà hộp
đã bị rỉ, bị phồng đáy, nên để thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.
Chú ý: Xem
hạn sử dụng


5.10. Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường

Khi đi ăn ở ngoài (ăn quán, cơm bụi, hàng rong, qua vặt, ăn chè, sinh
tố...ở các quán cóc ven đường) cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp,
bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ. Khi vào quán nên quan sát khu bếp,
khu chế biến và nơi bảo quản thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nên cảnh
giác với các loại rượu dân tộc, rượu ngâm, đồ uống tự chế, không đảm bảo vệ
sinh và dễ gây hại cho sức khỏe.
5.11. Vệ sinh nguồn nước: Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu
được và nó được sử dụng nhiều công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong
sinh hoạt hàng ngày. Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đến sức khoẻ
con người. Nếu dùng nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch
lấy từ giếng khoan, nước máy, nước giếng… và nước cũng phải được kiểm định
về vệ sinh thường xuyên.

5.12. Xử lý chất thải: Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau
củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp
sữa…Nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác
thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu
nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn. Các chất thải ra
phải cho vào thùng rác và có nắp đậy. Rác thải được phòng vệ sinh môi trường
thu gom và xử lý hàng ngày.


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Giúp mọi người nhận ra rằng: Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng
đối với sức khỏe của bản thân và cộng đồng, sử dụng thực phẩm không hợp vệ
sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. Hiểu rõ
được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh nhiễm
trùng, nhiễm độc thực phẩm là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân,
gia đình và mọi người trong xã hội. Đặc biệt hơn nữa đó cũng chính là hành
động góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang

học tập, sinh hoạt. Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và
phát triển của con người, của mỗi quốc gia, của toàn nhân loại. Bảo vệ môi
trường là các hoạt động giữ cho môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo cân
bằng sinh thái.
- Đề ra được các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức
khỏe con người và cộng đồng, bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Bảo vệ
chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, không gian lành mạnh là tất cả cán bộ viên
chức, cha mẹ học sinh và học sinh đã hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt
động chung nhằm giúp các bạn học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo
an toàn thực phẩm như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói
quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường
thân thiện trong trường lớp. Mỗi cá nhân Đội viên, Đoàn viên trong trường phải
luôn có ý thức lao động hàng ngày để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi
trường như: Không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy
định, vệ sinh lớp học hàng ngày... Và chính các bạn học sinh sẽ là những tuyên
truyền viên xuất sắc để mọi người trong gia đình, bạn bè, toàn xã hội biết và sử
dụng tốt các biện pháp trong việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường sống của chúng ta, đảm bảo sức khỏe cho con người và cộng đồng. Đó
chính là mục tiêu mà chương trình hướng đến.




×