Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.97 MB, 76 trang )

OẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI
TRƯỞNG ĐẠI HỌC KINH TÉ
QUAN HỆ GIỮA ĨÃNG TRƯỞNG KINH TỂ VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯ0 I:
MỘT SÔ VẤN ĐÊ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM
■ ■ ■
M ã số: QK.05.Q1
C h ủ trì d ề tài: ThS. TRẦN ĐỨC HIỆP
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỒI
TRUNG TÀM THỔNG TIN THƯ VIÊN
- b r
í
2 4 4
HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC
LỎI MỞ ĐẨU
CHUONG 1:
LÝ LUẬN C O BẢN v i QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIEN c o n NGƯÒI
1.1 Quan niệm
vê'
p h á t triển con người
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Một số đặc điểm chính của quá trình phát triển con người
1.1.3 Một số chỉ số cơ bản phản ánh trình độ phát triển con người
1 . 2
N hững nội dung cơ bản về' quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người
1.2.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế
1.2.2 Các xu thê khác nhau trong tương quan giữa tàng trưởng kinh tế và
phát triển con người
1.2.3 Nhận diện mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con
người


1.2.4 Một số nhân tô' tăng cường liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người
CHUON G 2:
TĂNG TRUỎNG KINH TẾ v ì MỤC TIÊU PHÁT TRIEN c o n NGƯÒI ỏ v iệt n a m — MỘT SỐ
VẮN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Q uan niệm và chiến lược hành động hướng tới mục tiêu phát triển con
người ở Việt N am
2.1.1 Quan niệm phát triển con người ở Việt Nam
2.2.2 Chiến lược hành động vì sự nghiệp phát triển con người

Việt Nam
2.2 Thành tựu phát triển con người ở Việt N am dưới tác động của quá trình
tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua
2.2.2 Thành tựu phát triển con người dưới tác động của quá trình tăng
trưởng kinh tế trong thời gian gần đây
2 . 3
M ộ t số thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển con
5
8
8
8
12
15
19
19
20
26
31
38

38
38
39
41
41
49
59
2
người ở V iệt N a m hiện nay
2.4 M ộ t sô' định hướng chính sách và g iải pháp táng trưởng kinh tế vì mục
tiêu p h át triển con người ở Việt N am trong thời gian tới
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
FDI
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
GDI Chỉ số phát triển giới
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HDI
Chỉ số phát triển con người
HDR
Báo cáo phát triển con người
HPI Chỉ số nghèo khổ tổng hợp
IMF Quỹ tiền tộ quốc tế
MDGs Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
ODA Viện trợ Phát triển Chính thức
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
ppp
Ngang giá sức mua
PTCN
Phát triển con người
TFP
Năng suất các nhân tố tổng hợp
UNDP
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
VDGs
Mục tiêu phát triển xã hội Việt Nam đến 2010
WB
Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
4
LỜI MỞ DẦU
Trong nhiều th ế kỷ qua, tăng trưởng kinh tê được xem là m ục tiêu chính
của m ọi quá trình phát triển. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra các phương tiện cơ
bản cần thiết cho việc cải thiện đời sống con người, đưa con người thoát khỏi
nguy cơ của sự ngh èo đói. Tư duy phát triển như vậy được duy trì trong m ột thời
gian dài, làm cho lợi ích của con người thực sự bị ràng buộc trực tiếp vào lợi ích
của tăng trưởng. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của con người phải nhường chỗ
cho lợi ích của tăng trưởng. Q uá trình tái phân phối lợi ích từ tăng trưởng kinh tế
thường được sử dụng để lý giải cho sự hy sinh này của con người. Nhưng sự
thực, con người nhiều khi phải chấp nhận là m ột phương tiện tăng trưởng đon
thuần, phải chấp nhận sự bất bình đẳng hay sự nghèo khổ vẫn đeo bám và tồn tại

dai dẳng ở nhiều bộ phận dân cư khác nhau. X uất phát từ đây, m ục tiêu của m ọi
quá trình phát triển cần phải được nhìn nhận lại theo tư duy hướng tới con người
m ột cách trực diện hơn cho dù tăng trưởng kinh tế là những thành tựu cơ bản
khôn g th ể thiếu. V ậy phát triển con người là gì? G iữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người có m ối quan hệ với nhau như th ế nào? Đ âu là nhân tố có khả
năng thúc đẩy tăn g trưởng kinh tế đồng thời hướng tới m ục tiêu phát triển con
người? Đ ây là nhữ ng vấn đề cần được lý giải m ột cách thấu đáo.
ở V iệt N am , con người từ lâu đã được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát
triển. N hững thành tựu tăng trưởng kinh tế của V iệt N am trong suốt gần hai thập
kỷ qua đã giúp V iệt N am có những tiến bộ vượt bậc và liên tục trong việc nâng
cao thành tựu phát triển con người. Tuy nhiên, vẫn phải tự thừa nhận rằng, m ặc
dù có những nỗ lực n hư vậy, nhưng V iệt N am vẫn là m ột trong số những nước
nghèo nhất trên th ế giới, trình độ phát triển con người vẫn chỉ ở nhóm các nước
phát triển trung bình. R õ ràng, Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy m ạnh tăng trưởng
kinh tế vì m ục tiêu phát triển con người. V ậy trong thời gian tới, V iệt N am phải
tập trung giải q u y ết vấn đề gì và bằng cách thức nào để đảm bảo các lợi ích từ
tăng trưởng kinh tế có thể chuyển hóa thành các thành tựu phát triển con người?
Trước những thách thức hội nhập quốc tế và m ột số dấu hiệu bất ổn vĩ m ô hiện
nay vấn đề đặt ra trên đây của V iệt N am trở lên bức thiết hơn bao giờ hết.
1. Sự cần thiết của đề tài:
5
Xuất phát tờ phương diện lý luận và thực tiễn ở Việt Nam như vậy, đề tài
“ Q u a n hệ g iữ a tă n g trư ở ng k in h tế và p h á t triển con n g ư ờ i: M ộ t s ố vân đê đ ặ t
ra cho V iệ t N a m
” đã được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu.
2. T ình hình nghiên cứu:
Tãng trưởng kinh tế và phát triển con người là hai vấn đề trung tâm của sự
phát triển vì vậy hai vấn đề này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ rất lâu
của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, mối tương quan giữa tăng
trưởng kinh tê' và phát triển con người lại là một mảng vấn đề chưa có nhiều

người khai phá. Trên thực tế, khoảng hai thập kỷ gần đây, khi các nhà nghiên
cứu nhận thấy có dấu hiệu xung đột giữa tãng trưởng kinh tê' và phát triển con
người thì mối quan hệ giữa chúng mới được quan tâm nhiều hơn và thường thì sự
quan tâm này cũng chỉ đi kèm với những nghiên cứu về phát triển con người.
Điển hình là những công trình nghiên cứu của nhóm các chuyên gia UNDP được
thể hiện trong các báo cáo thường niên về phát triển con người. Báo cáo này năm
1990 của UNDP lần đầu tiên đã mô phỏng một số nét chính về bản chất mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người. Trong các báo cáo cũng
của UNDP sau đó, nhất là báo cáo năm 1996, mối quan hệ giữa tâng trưởng kinh
tế và phát triển con người đã được khảo cứu sâu hơn. Một số nhân tố thúc đẩy
mối quan hệ đổng thuận giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người đã được
phát hiện, trong đó nhân tô' việc làm được phân tích khá chi tiết. Đây được coi là
những khuôn khổ lý luận ban đầu quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu về
sau, nhất là các nghiên cứu thực nghiệm. Nhưng đến nay, chưa có công trình nào
khảo cứu kỹ lưỡng bản chất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển
con người, trên cơ sở đó chỉ ra các cách thức nhận diện và hệ thống các nhân tố
tăng cường liên kết giữa hai quá trình này.
Ở Việt Nam, mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con
người là đề tài nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu. Năm 2001,
Báo cáo phát triển con người Việt Nam lần đầu tiên đã khảo cứu thực tiễn trình
độ phát triển con người Việt Nam và khảng định quá trình “đổi mới” ở Việt Nam
là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng tới sự nghiệp phát triển con người
của Việt Nam trong một thập kỷ trước đấy. Báo cáo phát triển Việt Nam năm
2004 với chủ đề Nghèo cũng đã nhấn mạnh nhân tô' chính sách công như là một
6
trong những nhân tố giúp giảm nghèo và phát triển con người ở Việt Nam. Năm
2006, trong “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004: Những thay
đổi và xu hướng chủ yếu” đã chỉ ra một số thách thức mà quá trình tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam phải đối diện vì mục tiêu con người. Giảm nghèo, xóa bỏ bất
bình đẳng là những nhân tố được đề cập nhiều nhất. Một số khía cạnh khác như

vãn hóa, nguồn nhân lực và con người cũng được nghiên cứu trong mối liên hệ
với tãng trưởng kinh tế thông qua Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà
nước K X- 05. Ngoài ra, thông qua các công trình khác nhau, một số khía cạnh
khác của mối tương quan này cũng được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu
như PGS.TS. Hổ Sỹ Quý, TS. Đỗ Hoài Nam, TS. Vũ Quốc Huy, TS. Võ Trí
Thành. GS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Trung, TS. Jonathan Pincuss, TS.
David Dapice, TS Vũ Minh Khương Tuy vậy, các công trình này không chủ
trương đi sâu phân tích trực diện và toàn diện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và phát triển con người ở Việt Nam thời gian qua. Các nhân tố tâng cường liên
kết giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người ở Việt Nam cũng chưa được
tiếp cận một cách có hệ thống.
3. M ục đích nghiên cứu của đề tài:
• Xác định bản chất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người. Từ đó, tiếp tục đi sâu nghiên cứu chỉ ra một số nhân
tố cơ bản chi phối quan hệ giữa tãng trưởng kinh tế và phát triển con
người, đặc biệt là các nhân tố có khả năng tăng cường sự chuyển
hoá các thành tựu tăng trưởng kinh tế thành các tiến bộ về phát triển
con người.
• Phân tích làm rõ mối tương quan giữa tâng trưởng kinh tế và phát
triển con người ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những vấn đề
mà Việt Nam gặp phải trong quá trình tăng trưởng vì mục tiêu phát
triển con người. Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách và giải pháp
tăng trưởng kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển con người ở Việt
Nam trong thời gian tới.
4. Đ ôi tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
7
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển con người. M ối quan hệ này được tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính
trị học.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở việc xác định bản chất và

một số nhân tố chính tác động đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người. Trên cơ sở đó, đề tài khảo sát mối quan hệ này trong khuôn khổ
thực tiễn ở Việt Nam thời gian gần đây.
5. Phương pháp ngh iên cứu đề tài:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực
hiện đề tài là các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như phương pháp
trừu tượng hóa khoa học, phương pháp biện chứng duy vật, thống kê và so sánh;
phân tích và tổng hợp . . .
Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài còn áp dụng mô hình kinh
tế lượng vào việc xác định các mô hình hồi quy, tương quan và dự báo kinh tế.
6. Đ ón g góp m ới của đề tài:
• Bước đầu định hình các nhân tố chi phối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và phát triển con người.
• M ô tả khái quát thực trạng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người ở Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ ra những vấn đề
mà Việt Nam gặp phải trong tiến trình tãng trưởng kinh tế vì mục tiêu
phát triển con người.
• Đề xuất một số định hướng giải pháp tăng trưởng kinh tế hướng tới
mục tiêu phát triển con người ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. K ết cấu đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ
lục, đề tài gồm 2 chương:
-
C h ư ơ ng 1. L ý lu ậ n cơ b ản vê qu a n hệ tán g trư ởng kin h tê và p h á t
triể n con người.
- C h ư ơ ng 2 . T ă n g trư ở ng k in h tè vỉ m ụ c tiêu p h á t triể n con người ở
V iệ t n a m
-
M ộ t sô' vấn đề và g iả i p háp .
8

CHUÔNG 1
LÝ LUẬN CO BẢN VỀ QUAN HỆ TANG trưởng kinh tẽ và PHÂT triển con người
1 . 1 Q U A N N IỆM V Ể PHÁT TRIỂN C O N NGƯ ÒI
1.1.1 K hái niệm
Gần hai thập kỷ gần đây, vào những năm 1990, các chuyên gia của
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã khảo sát quá trình phát triển
con người kể từ năm 1960. Thành tựu tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
trên thế giới trong suốt 30 năm ấy đã diễn ra theo những mô hình trái ngược
nhau khiến các chuyên gia nhận thấy cần phải có một cách tiếp cận rộng hơn bao
hàm tất cả các khía cạnh của phát triển con người. Nghiên cứu cho thấy, nhiều
quốc gia tăng trưởng khá cao nhưng điều kiện sống không được cải thiện tương
ứng. Đặc biệt hơn, nhiều quốc gia đạt chất lượng cuộc sống cao hơn mặc dù tốc
độ tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức khiêm tốn. Ngay cả đối với những quốc gia có
sự đồng thuận giữa tăng trưởng và chất lượng cuộc sống thì đấy cũng chỉ là hệ
quả dẻ thấy từ việc chi tiêu cao hơn cho giáo dục, y tế và giảm đói nghèo. Cách
thức tăng trưởng vì chính cuộc sống con người chưa được coi trọng. Trước tình
hình này, các chuyên gia UNDP đã kế thừa, tổng hợp những quan niệm phát
triển con người trước đó và mở rộng chúng thành một quan niệm mang tính hộ
thống. Quan niệm này dần có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn thế giới sau khi được
trình bày và hoàn thiện trong các Báo cáo phát triển con người từ năm 1990.
Theo UNDP,
p h á t triể n con ngư ời là m ộ t q u á trìn h m ở rộ n g n h ữ n g lựa
ch ọ n c ủ a con người,
về nguyên tắc, những lựa chọn này là vô hạn và thay đổi
theo thời gian. Nhưng ở tất cả các nấc thang phát triển, lựa chọn then chốt nhất
đối với con người là hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ; có kiến
thức và có cơ hội tiếp cận các nguồn lực cần thiết để đạt được mức sống tử tế.
Nếu những lựa chọn cần thiết này không thể có được thì nhiều cơ hội khác
không thể đạt được. Nhưng phát triển con người khồng dừng ở đây. Dải lựa chọn
cần được mở rộng và được đánh giá cao đối với con người còn là một tập hợp từ

sự tự do về chính trị, kinh tế và xã hội đến những sự lựa chọn để có quyền con
9
người được đảm bảo và sự tự trọng là một con người.
K h á i niệm p há t triển con
người ở đây bao hàm ha i k h ía cạnh: i) quá trìn h hình thàn h năng lực con
người n h ư cải th iện sức khỏe, kiến thức và kỹ năng và tì) cách thức mà con
người sử dụn g năng lực đạt được cho m ục đích làm việc, n g h ỉ ngoi hay đ ể trỏ
lên chủ động trong các hoạt động văn hóa, x ã hội và chính trị.
Quá trình phát
triển con người sẽ bị phá vỡ nếu hai khía cạnh này không được phát triển hài hòa
với nhau. Theo quan niệm này, thu nhập rõ ràng chỉ là một trong những lựa chọn
mà con người thích có mặc dù là một lựa chọn quan trọng. Nhưng thu nhập
không phải là tất cả. Thu nhập được xem như một phương tiện chính để gia tăng
lựa chọn. Con người mới là mục tiêu của sự phát triển[10,16].
Phát triển con người là một quan niệm mở, nhưng cho đến nay, nội dung
cốt lõi trong quan niệm phát triển của UNDP đã làm thỏa mãn được thái độ của
nhiều cộng đổng người có nền văn hóa, tôn giáo hay chính trị khác nhau.
Quan niệm này, trên những nét chủ yếu, là phù hợp với thái độ tôn vinh
con người của tư tưởng truyền thống của Việt Nam và cũng phù hợp với quan
điểm phát triển của Việt Nam kể từ cuối thập kỷ 1980 - đã coi con người là động
lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan niệm như vậy, một lần
nữa được khẳng định trong Báo cáo phát triển con người của Việt Nam (do
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia chủ trì thực hiện) được xuất
bản nãm 2001 với chủ đề "Đổi mới vì sự nghiệp phát triển con người"[92,20].
Dưới sự điều phối của UNDP, Việt Nam đã hoàn thành bản Báo cáo của riêng
mình và được đánh giá là “cớ
bước p hát triển khuôn k h ổ lý lu ận chung của
quan điểm p h át triển con người của U N D P ” [x
i,03].
Theo nhóm các chuyên gia xây dựng Báo cáo thì

p h á t triển con người là
sự m ở rộn g p hạm vi lựa chọn của con người đ ể đạt đến m ột cuộc sống trường
thọ, khỏe m ạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Q u a n điểm này bao
hàm h ai kh ía cạnh ch ính là: i) M ở rộn g các cơ hộ i lựa chọn và ii) N ân g cao
năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ m ột cuộc sống h ạnh phúc,
bền vững.
Cũng trong Báo cáo, hai khía cạnh này đã được phân tích và thể hiện
là một sự tiến triển quan trọng trong quan niệm về phát triển con người.
10
P h át triển con người là m ật quá trình m ở rộng cơ hội lựa chọn
: Cơ hội
lựa chọn là điều kiộn hàng đầu quyết định quá trình phát triển con người. Rõ
ràng, khi nào hay ở đâu con người có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn, thì khi đó, ở
chính nơi đó điều k iện phát triển con người sẽ tốt hơn. Đ áng lưu ý là, thu nhập là
m ột trong những lựa chọn quan trọng b ậc nhất của con người. T h ô ng qua tiêu
dùng thu nhập, con người có thể thỏa m ãn các nhu cầu m à họ coi trọng. Thu
nhập càng cao, hiển nhiên con người càng có điểu kiện để m ở rộ n g nhu cầu hiện
thực của m ình. T uy nhiên, thu nhập m ặc dù là rất quan trọng song không phải là
m ục đích duy nhất, sự lựa chọn đuy nhất của con người. Thu nhập chỉ là phương
tiện chính để gia tăng sự lựa chọn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh việc
có được m ột mức thu nhập cao, người dân còn coi trọng nhiều lựa chọn khác nữa
bao gồm việc có đủ dinh dưỡng, nước uống vệ sinh, các dịch vụ y tế tốt hơn, có
trường học đủ và tốt hơn cho con em họ, có chỗ ở thoả đáng, đảm bảo sinh kế, và
có nhiều việc làm m ang tính sản xuất. V iệc tạo ra nguồn thu nhập tự thân có thể
giúp người dân thoả m ãn m ột số trong nhiều nhu cầu này, nhưng rõ ràng
không
p hả i là tất cả.
N goài những nhu cầu này, dân chúng còn coi trọng những lợi ích
m ang tính phi vật chất hơn như quyền tự do đi chuyển và phát ngồn, sự thoát
khỏi tình trạng áp bức, bạo lực và bóc lột. Dân chún g còn m uốn có được cảm

nhận về m ục đích cuộc sống, cùng với cảm nhận về sự trao quyền. Dân chúng
cũng coi trọng sự gắn k ết xã hội và quyền khẳng định những giá trị văn hoá của
riêng họ. Sự coi trọng này ở những cá nhân khác nhau là không giống nhau theo
m ột thước đo đổng n h ất nào cả. N hư vậy, phát triển con người phải nhấn m ạnh
tới việc m ở rộng không gian lựa chọn cho con người để m ỗi người có thể đạt
được cuộc sống có ý nghĩa nhất. V iệc m ở rộng các quyền lựa chọn của các cá
nhấn trong m ọi lĩn h vực chính là điều kiện thiết yếu của quá trình n à y [14,03],
P h át triển con người là một quá trìn h tăng cường n ăn g lực lựa chọn
của con người:
N ăng lực lựa chọn được hiểu là khả năng đạt đến các m ục tiêu
được lựa chọn và thực hiện các chức năng có liên quan m ột cách đầy đủ, hiệu
quả và làu dài. N ân g cao năng lực lựa chọn của con người bao gồm việc gia tăng
quyền được tự do lựa chọn củ a con người. N hưng con người kh ồ ng thể sử dụng
được bao nhiêu quyền tự do lựa chọn nếu họ không thoát khỏi đói khát, túng

thiếu và cùng khổ. Chẳng hạn, về nguyên tắc tất cả mọi người đều được tự do
m ua thực phẩm ở chợ, nhưng sự tự đo này là vồ ng h ĩa nếu nh u họ không có năng
lực do quá nghèo để có thể làm được điều đó. M ọi người có thể tự do đọc m ột tờ
báo, nhưng thực h iện lựa chọn này còn phụ thuộc vào năng lực biết chữ của m ỗi
người [8,14]. R õ ràng, năng lực là điều kiện cần thiết để biến các cơ hội lựa
chọn sẵn có thành hiện thực. Trong nhiều trường hợp, năng lực m ới còn có thể
tạo ra những cơ hội lựa chọn m ới và do vậy, càng có ý nghĩa đối với phát triển
con người. Tăng cường nâng lực của con người trước hết là trau dồi kỹ năng,
kiến thức, kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên, kỹ năng, kiến thức này cũng có thể bị
xói m òn nếu chúng không được sử dụng hoặc được sử dụng m ột cách không hiệu
quả. Vì thế, tăng cường năng lực bền vững hàm ý cả việc sử dụng năng lực m ột
cách hiệu quả. T rong cuộc sống, con người cần đến nhiều loại năng lực: năng lực
tham gia, năng lực tổ chức, thực hiện các công việc và năng lực hưởng thụ các
kết quả trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Tuy nhiên, có những năng lực
cơ bản m à thiếu chúng, các nãng lực khác khó có khả năng phát triển. Đ ể phát

triển được, con người cần có thể lực, trí lực ở m ột m ức tối thiểu, cần thiết. Các
hoạt động chăm sóc sức khoẻ cơ bản, giáo dục cơ sở ở cả phạm vi gia đình và xã
hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành các năng lực này[14,03].
Hộp 1. Quan niệm phát triển con người
Phát triển con người là quá trình mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến
một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, giầu tri thức, có ý nghĩa và xứng đáng với con
người. Quá trình này chính là quá trình (i) mở rộng các cơ hội lựa chọn và (ii) nâng cao
nãng lưc lưa chon của con người nhằm hưởng thu một cuộc sống hanh phúc, bền vững.
Cơ hội lựa chọn là điều kiện hàng đầu quyết định quá trình phát triển con người. Khi nào
hay ở đâu con người có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn, thì khi đó, ở chính nơi đó con
người sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn. Thu nhập là một trong những lựa chọn quan
trọng của con người. Tuy nhiên, thu nhập không phải là lựa chọn duy nhất của con
người. Thu nhập là phương tiện để gia tãng sự lựa chọn. Năng lực lựa chọn là điều kiện
cần thiết để biến các cơ hội lựa chọn sẩn có thành hiện thực. Tăng cường nãng lực lựa
chọn của con người bao gồm việc gia tăng quyền được tự do iựa chọn của con người.
Đáng lưu ý là, trong nhiểu trường hợp, năng lực mới còn có thể tạo ra những cơ hội lựa
chọn mới và đo vậy, càng có ý nghĩa đối với phát triển con người.
12
1.1.2 M ột số đặc điểm chính của quá trình p hát triển con người
Phát triển con người là một quá trình bao hàm một số đặc điểm quan trọng
như là các hệ quả tất yếu. Cũng có thể coi đây là các
yếu tố cấu th ành vốn có
của quá trình phát triển con người. Vì vậy, không chỉ trở thành các đặc điểm
nhận diện, các đặc điểm này còn có chức năng dẫn dắt, ràng buộc các quá trình
tăng trưởng theo hướng phát triển vì con người [14-16,03].
Trước hết,
phát triển con người không phải chỉ đơn thuần là tăng trưởng
kinh tế hay gia tãng của cải vật chất. Mục tiêu của phát triển được nhấn mạnh là
vì con người, vì việc cải thiện chất lượng sống của con người một cách bền vững.
Tăng trưởng kinh tế là một điều kiện cần, là một phương tiện tối quan trọng của

sự phát triển con người, song đó không phải là mục tiêu của chính sự phát triển.
Kinh nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế không nhất thiết và tự động thúc đẩy
phát triển con người. Cách thức và chất lượng tăng trưởng khác nhau có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình phát triển vì con người và bền vững. Vấn đề ở đây là
việc lựa chọn cách thức tăng trưởng kinh tế phục vụ tốt nhất cho hạnh phúc của
con người. Một chiến lược tăng trưởng kinh tế được coi là phù hợp với quan niệm
này nếu cách thức hay các chính sách tăng trưởng tác động một cách có hiệu quả
đến việc mở rộng cơ hội và năng lực lựa chọn của tất cả mọi người đảm bảo được
mục tiêu tạo dựng cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Rõ ràng, quan niệm
này về phát triển con người còn có nội dung bao quát hơn cả quan niệm coi con
người là đối tượng trực tiếp của sự phát triển. (Trong khi quan niệm đầu quan
tâm đến sự phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống đem lại lợi ích cho con người,
thì quan niệm sau hẹp hơn, chỉ quan tâm trực tiếp đến những năng lực phẩm chất
của con người mà xã hội cần phát triển.)
T hứ h a i
, phát triển con người phải
do ch ính con người thực hiện
hay nói
một cách khác,
người d ân p h ải được trao quyền lựa chọn.
Người dân cần có
quyền lựa chọn để tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phát triển. Quyền
này phụ thuộc vào năng lực lựa chọn của con người vì thế con người khồng thể
sử đụng các quyền lựa chọn này nếu thiếu đi các năng lực cần thiết. Trong cuộc
sống thường ngày, người dân có thể tham gia hoặc nhất trí với việc ra các quyết
định mà sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Người dân không nên là những
13
người thụ hưởng thụ động của một quá trình do những người khác phát động. Họ
phải là những đại diện tích cực trong chính sự phát triển của họ.
Để tạo điểu kiện cho dân chúng tham gia đầy đủ, tích cực vào quá trình

phát triển, việc hình thành các thể chế thích hợp cho phép và khuyến khích sự
tham gia của mọi người dân có ý nghĩa quan trọng. Trong số các thể chế xã hội
tạo môi trường cho các cá nhân chủ động hoạt động, cơ chế thị trường thể hiện là
một thể chế phù hợp. v ề nguyên tắc, cơ chế thị trường dựa trên sự tự đo lựa chọn
các cơ hội kinh doanh, tiêu dùng và giao dịch tự nguyện của các cá nhân nhằm
tối đa hoá lợi ích của mình. Chính sự tự do này, trên cơ sở cạnh tranh, làm cho
thị trưòng trở thành một cơ chế kinh tế hiệu quả. Trước tác động của quá trình tự
do hóa thương mại, những tiến bộ của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa đã tạo
ra những thể chế mới, một nền kinh tế thị trường toàn cầu, một thế giới phảng.
Với những nguyên tắc mới, giá trị mới, công cụ mới, thể chế thị trường toàn cầu
này đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng năng lực hay quyền lựa chọn
của người dân. Tuy nhiên, thị trường nói chung khống phải là một cơ chế hoàn
hảo. Thị trường có thể "thất bại" do thông tin không hoàn hảo, tình trạng độc
quyền kinh doanh. Điều đó có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển con người.
Do vậy, can thiệp, điều chỉnh hay tìm kiếm một thể chế mới phù hợp hơn là một
đòi hỏi vì nhu cầu phát triển con người.
T h ứ ba
, phát triển con người phải được
tiếp cận trên quan điểm toàn thể.
Cách tiếp cận này đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn của con người trên
tất cả các khía cạnh của đòfi sống xã hội bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường trong mối liên hệ và tác động qua lại, chứ
không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế. Khi người dân được hưởng thụ các
dịch vụ giáo dục và y tế tốt hơn, tham gia tích cực hơn vào các quá trình chính
trị, thì ngoài giá trị tự thân, người dân còn nâng cao được chính năng lực lựa
chọn của mình góp phần nâng cao mức sống cho bản thân và phúc lợi chung cho
cả xã hội và cộng đổng.
Quan niệm phát triển con người còn tính đến chất lượng cuộc sống của tất
cả mọi người một cách
bình đ ẳng

, không phân biệt chủng tộc, tầng lớp, tôn giáo,
14
giới tính, quốc tịch và được áp dụng cho các thế hệ khác nhau. Bình đẳng
thường được xét trên phương diện của cải hoặc thu nhập. Nhưng phát triển con
người có một cái nhìn rộng hom nhiều. Nó tìm kiếm sự bình đẳng trong các nãng
lực cơ bản và các cơ hội lựa chọn. Theo quan điểm này, phát triển phải hướng tới
việc tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người, đồng thòi quan tâm đến
việc phân bổ năng lực công bằng hơn trong toàn bộ dân cư. Thúc đẩy bình đẳng
trong một số trường hợp, có thể cần đến một sự chia sẻ không bình đẳng các
nguồn lực. Người nghèo có thể đòi hỏi sự giúp đỡ của Nhà nước nhiều hơn người
giàu. M ột số người chẳng hạn như những người đau ốm hay tàn tật, có thể đòi
hỏi nhiều nguồn lực hơn những người khác để có được một trình độ năng lực
tương tự. Chính vì vậy, sự chú ý của xã hội trước hết cần được hướng đến những
nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương như người nghèo, người tàn tật, người dân
tộc thiểu số, cư dân ở vùng sâu, vùng xa hay phụ nữ nhằm đảm bảo các nhu cầu
thiết yếu như ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục cơ sở và nâng
cao năng lực cơ bản cho họ.
Cũng theo quan điểm toàn thể, phát triển phải là
quá trình bền vững
từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Phát triển con người sẽ là bền vững khi những nhu
cầu của thế hệ hiện tại được đáp ứng nhưng không làm mai một khả năng đáp
ứng được những nhu cầu của các thế hệ tương lai. V ì vậy, cần có những cân nhắc
về sự bình đẳng giữa các thế hệ. Sự quan tâm đến lợi ích của thế hệ hiện tại
không được bỏ qua lợi ích của các thế hệ tương lai và nhất là việc xây đắp các
năng lực phát triển cho các thế hệ sau. Theo ý nghĩa này, tăng trưởng kinh tế
nhanh dựa trên sự xói mòn và ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên là
trái ngược với quan niệm phát triển con người. Quan điểm bền vững đòi hỏi mọi
cá nhân phải bảo tổn môi trường phát triển cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, cũng
cần lưu ý rằng, khi mong muốn bảo vệ thế hệ tương lai, khi cố gắng ngãn ngừa

sự khốn khó trong tương lai, không thể bỏ qua những người hiện nay đang bị
khốn khó. “Không hành động để đảm bảo các nãng lực cơ bản cho thế hệ tương
lai có thể coi là điều đáng xấu hổ, còn không hành động để đem các năng lực cơ
bản đó cho những người bị bần cùng trong thế hộ hiện nay có thể coi là vô nhân
15
đạo”. Kết hợp hai mục tiêu này là tư tưởng cơ bản khi tiếp cận phát triển con
người một cách toàn thể[19,08].
1.1.3 M ột số ch ỉ số cơ bản phản ánh trình độ phát triển con người
Phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người nhằm
hướng tới một cuộc sống mà họ coi trọng. Cùng với thời gian, các giá trị được
con người đánh giá cao chắc chắn sẽ thay đổi và mở rộng không ngừng. Để đánh
giá những nỗ lực phát triển này, ngoài các chỉ tiêu thành phần phản ánh các giá
trị trên, một loạt các chỉ số tổng hợp đã được xây đựng mà phổ biến nhất từ
những năm 1990 là Chỉ số phát triển con người. Có thể thấy, việc đo lường các
tiến bộ trong lĩnh vực phát triển con người đã nhận được một sự quan tâm hết sức
đặt biệt. Khồng ngừng hoàn thiện các chỉ số đã có về mặt kỹ thuật, nhiều chỉ số
mới đã ra đời nhằm phản ánh đa chiều và sâu sác hơn những khía cạnh khác
nhau của tiến trình phát triển:
1. C hỉ số phát triển con người (H D I) [16-17,03]
H D I là thước đo tổng hợp vé sự phát triển con người trên ba phương diện
sức khỏe, tri thức và thu nhập:
o Cuộc sống trường tổn và khỏe mạnh được đo bằng tuổi thọ trung
bình từ lúc sinh - (Chỉ số tuổi thọ),
o Kiến thức được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3)
và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại
học (với quyền số 1/3) - (Chỉ số giáo dục).
o Mức sống được đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương
đương tính bằng đôla M ỹ (PPP USD) - (Chỉ số thu nhập)
Quy tắc chung để tính các chỉ số này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa
(các giá trị biên) cho từng chỉ số theo công thức:

Giá trị thực - giá trị tối thiểu
Chỉ số thành phần =

-



-

Giá trị tối đa - giá trị tối thiểu
16
Khi xác định được các chỉ số thành phần, chỉ số phát triển con người -
H D I sẽ được tính như sau (minh họa cụ thể về cách tính chỉ số H D I được giới
thiệu

phụ lục 1):
Chỉ số tuổi thọ + Chỉ số giáo đục + Chỉ số thu nhập
HDI =

:
-

: —
3
Trên cơ sở thiết lập giới hạn cận trên và cận dưới phù hợp với trạng thái
phát triển con người toàn cầu, H D I chỉ nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
H D I của một quốc gia càng lớn thì trình độ phát triển con người của quốc gia đó
được coi là càng cao và ngược lại. H D I là một thước đo tương đối tổng hợp, vượt
ra khỏi khía cạnh kinh tế thuần tuý về sự phát triển, bổ sung cho thước đo GDP.
Có thể nói, với H D I, việc đánh giá về thành tựu phát triển trở nên toàn diện hơn

và phản ánh chân thực hơn tính mục tiêu của nó. Theo thời gian, H DI không chỉ
phản ánh trạng thái và những tiến bộ về phát triển con người, mà còn là một căn
cứ để xác định và lựa chọn các mục tiêu và chính sách phát triển. Tuy nhiên HD I
là một chỉ số còn tương đối giản đơn, không bao quát hết tính phong phú, nhiều
mặt của sự phát triển con người. Nó chỉ phản ánh gián tiếp, do đó chưa đầy đủ và
còn bỏ qua một số khía cạnh có liên quan đến chất lượng sống của con người
như chính trị, văn hoá, mồi trường hay mức độ tham gia của người dân. HD I của
một quốc gia chỉ là một chỉ số trung bình, do đó cũng như GDP, nó có thể che
lấp các quá trình phân phối, tình trạng bất bình đẳng, hay sự khác biệt về phát
triển con người giữa các vùng và các nhóm dân cư. Nó có thể không làm nổi bật
được những thách thức cần được ưu tiên giải quyết của một quốc gia trong tiến
trình phát triển. Các
k h ía cạnh chất lượng
của các yếu tố cấu thành H DI cũng
khó có thể phản ánh đầy đủ: trình độ giáo dục thật ra không chỉ thể hiện bằng tỉ
lệ biết chữ hay số năm đi học mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà như chất
lượng giáo dục, khả năng và cơ hội lựa chọn của người học, đạc biệt với giáo dục
bậc cao. Nhận xét này cũng có thể áp dụng cho các yếu tố khác của HDI.
2. Chỉ số Nghèo khổ tổng hợp (H P I) [167,08]
ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TẨM THỐNG TIN THU VIỆN
17
¿ T / % 4 -4 -
Nếu phát triển con người là nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của con
người thì nghèo khổ là sự thiếu thốn các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản nhất để
phát triển. Sự thiếu thốn này vượt qua ý nghĩa của sự nghèo khổ về thu nhập bởi
nó phản ánh nguyên nhân của nghèo khổ và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lựa
chọn cũng như các hành động khác nhầm cải thiện các cơ hội cho mọi người. V ì
vậy, cải thiện vấn đề nghèo khổ phải tiến hành trên tất cả các khía cạnh chứ
không chỉ dừng lại ở việc cải thiện thu nhập. Trên cơ sở đó, UNDP trong Báo cáo

phát triển con người năm 1997 đã đưa ra Chỉ số Nghèo khổ tổng hợp (Human
Poverty Index- HPI) trong đó có dạng thức dành riêng cho các nước đang phát
triển là H P I-1 và cho các nước OECD là HPI - 2.
HPI -1 phản ánh mức độ nghèo đói của các nước đang phát triển. Phù hợp
với quan niệm chung về phát triển con người, chỉ số HPI-1 phản ánh sự thiếu
thốn hay không có khả năng đảm bảo được 3 giá trị cơ bản như trong chỉ số HDI.
Thay vì đo lường sự nghèo khổ chỉ dựa trên thu nhập, chỉ số HPI-1 được xây
dựng dựa trên ba yếu tố cơ bản hình thành H D I song theo hướng phản ánh mức
độ thiếu thốn về phương diện năng lực. Đó là:
o Không có khả năng đảm bảo một cuộc sống trường tổn, khỏe mạnh
thể hiện chủ yếu ở tính dễ bị tổn thương dẫn đến chết ở độ tuổi
tương đối trẻ - tuổi thọ thấp và được đo bằng tỉ lệ số người có khả
năng chết trước 40 tuổi;
o Thiếu thốn về kiến thức thể hiện ở sự bị loại trừ ra khỏi cộng đồng
của những người biết chữ và có khả năng giao tiếp. Chỉ số bộ phận
này được đo bằng tỉ lệ số người trưởng thành mù chữ (tỉ lệ mù chữ
trong số người từ 15 tuổi trở lên);
o Thiếu thốn về vật chất - mức sống thấp do không được tiếp cận các
điều kiện sinh hoạt tối thiểu như y tế, nước sạch và vệ sinh. Chỉ tiêu
này được đo bằng cách tổng hợp quân bình 3 yếu tố: tỉ lệ số người
không có khả nãng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản, không được sử
dụng các nguồn nước sạch và tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng
18
Phương pháp tính chỉ số HPT-1 (minh họa cụ thể vể cách tính HPI-1 được
giới thiệu ở phụ lục 2):
HPI -1 = [l/3(P,a + p2“+ p3“)]1/a
(P là giá trị của 3 chỉ sô'thành phần, a = 3 )
Trước đây, để chỉ rõ mức độ nghèo khổ, người ta thường sử dụng các
thước đo căn cứ theo thu nhập. Hiện tại, HPI sẽ là một sự bổ sung hữu ích cho

thước đo nghèo khổ này. Tuy nhiên, HPI cũng có những giới hạn nhất định. HPI
đo lường mức độ nghèo khổ hay thiếu thốn mang tính nhân văn của một nhóm
người yếu thế nhất trong xã hội, vì vậy, không thể gắn mức nghèo khổ của xã hội
nói chung với sự bần cùng của một nhóm người yếu thế này được.
3. Chỉ số phát triển Giới (GDI)[18,03]
Liên quan đến khía cạnh công bằng trong phát triển, sự bất bình đẳng giữa
phụ nữ và nam giới là điều rất đáng được quan tâm. Tại hầu hết các quốc gia,
phụ nữ thường bị thiệt thòi so với nam giới trong việc tiếp cận các cơ hội và nâng
cao năng lực phát triển. Họ thường có ít quyền lực hom, được hưởng thụ ít hơn
các lợi ích phát triển so với những cống hiến của họ. Nhiều hoạt động lao động
của phụ nữ có vai trò to lớn trong phát triển con người, trong quá trình tái sản
xuất xã hội như việc nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và những người ốm
đau, làm các công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên các hoạt động này
thường không được đánh giá, đo lường đúng đắn và không được trả cồng. V ì vậy,
thúc đẩy bình đẳng đòi hỏi trước hết phải quan tâm đến sự bình đẳng về cơ hội
phát triển giữa phụ nữ và nam giới. Để đánh giá thành tựu về vấn đề này, UNDP
năm 1995 đã đưa ra
C h ỉ số p h á t triển giới tính (G en d e r Developm ent
-
G D I).
G D I cũng phản ánh các yếu tố cơ bản của phát triển con người như sức khoẻ,
giáo dục, thu nhập, nhưng gắn chúng với sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam
giới. Nói khác đi, G D I chính là H D I bị chiết khấu theo mức độ bất bình đẳng về
giới tính. Mức độ bất bình đẳng giới tính càng cao thì mức chênh lệch giữa GDI
và H D I càng lớn.
Chỉ số G D I điều chỉnh thành tựu H D I để phản ánh sự bất bình đẳng giới
theo các thước đo sau:
19
o Một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh được đo bằng tuổi thọ
trung bình từ lúc sinh (tính riêng cho nam và nữ).

o Cuộc sống giầu tri thức được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ
lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học
(tính riêng cho nam và nữ),
o M ột cuộc sống vật chất đầy đủ đượcđo bằng thu nhập (PPP USD)
(tính riêng cho nam và nữ),
o Tỷ lệ phụ nữ trong tổng số dân.
Cách tính chỉ số G D I như sau (minh họa cụ thể về cách tính chỉ sô' GDI
được giới thiệu ở phụ lục 3):
GD I = 1/3(P, + p2 + p3)
Trong đó: Pi là chỉ số phân bổ công bằng theo các thành phần về tuổi thọ,
giáo đục và thu nhập. Cách tính các chỉ số thành phần Pi này như sau:
Pi ={ [Tỷ lệ dân số nữ x(chỉ số nữ)1 e]+[Tỷ lệ dân số nam x(chỉ số nam)|€J}l/(| €)
(€ là mức độ thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu do bất bình đẳng)
1.2 N HỮNG N Ộ I D U N G c ơ B Ả N V Ể Q U A N HỆ G IỮ A T Ă N G TRƯ ỎNG KINH TẾ V À PHÁT
TRIỂN C O N N G Ư Ò I
1.2.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm cơ bản phản ánh sự gia tăng về quy
mô sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định thường
là một năm. Tăng trưởng kinh tế tạo ra tiền đẻ cần thiết cho sự phát triển kinh tế
(thường được hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt bao gồm những tiến bộ
về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế xã hội). V ì vậy, tăng trưởng kinh tế là quá trình
kinh tế được chú trọng từ rất sớm, ngay từ khi khoa học kinh tế manh nha hình
thành. Trong nhiều thập kỷ gần đây, tãng trưởng kinh tế trở thành trọng tâm
nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Hàng loạt các lý thuyết, các mô hình tăng
trưởng kinh tế xây dựng nhằm tìm kiếm các cách thức không ngừng gia tăng của
cải vật chất. Tất cả các quốc gia trên thế giới ở các chế độ chính trị khác nhau,
20
dù đã giầu hay còn nghèo đều hướng tói mục tiêu tăng trưởng. “Tăng trưởng
kinh tế trở thành một lối sống”[151,12].
Để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường tính toán sự gia tăng

(tuyệt đối và tương đối) của các chỉ tiêu tổng hợp là Tổng sản phẩm quốc dân
(GNP), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Thu nhập bình quân đầu người.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tổng sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trên một phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời
gian nhất định (thường là một năm).
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị tổng sản phẩm hàng hóa dịch vụ
cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định
(thường là một năm).
Thu nhập bình quân đầu người (PCI) là giá trị tổng sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ tính bình quân theo đầu người của một quốc gia trong một thời gian nhất
định. Chỉ tiêu này cho thấy bản chất mức sống của người dân vì vậy là chỉ tiêu
được sử dụng bổ sung hữu hiệu cho hai chỉ tiêu tổng hợp GDP và GNP ở trên.
Tãng trưởng kinh tế phản ánh thành tựu mà nền kinh tế đạt được trong
việc khai thác các nhân tố sản xuất, các nguồn lực trong nước và nước ngoài. Vì
vậy, tăng trưởng kinh tế trước hết phụ thuộc sâu sắc vào các nhân tố đầu vào như
lao động, đất đai, vốn hay công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế
còn phụ thuộc và chịu tác động mạnh mẽ của môi trường tăng trưởng trong đó
các yếu chính trị hay văn hóa có một vị trí quyết định.
1.2.2 Các xu thế khác nhau trong tương quan giữa tăng trưởng kinh tẽ và
phát triển con người
Theo quan niệm phát triển con người, tăng trưởng kinh tế là phương tiện
cơ bản nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Với cách tiếp cận như vậy thì
đương nhiên tăng trưởng kinh tế sẽ là biến số quyết định tiến trình phát triển con
người(?). Giả thuyết này liệu có nhận được sự hậu thuẫn từ thực tiễn (?).
Quá trình khảo sát tình hình tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
của 177 nước theo số liệu báo cáo của UNDP năm 2007 đã được thực hiện. Bằng
mô hình hồi quy tương quan đơn trong đó chỉ số H D I là biến phụ thuộc và thu
nhập bình quân đầu người (USD PPP) là biến độc lập, hàm xu thế phi tuyến tính
21
đã được thiết lập với hệ số tương quan đủ chặt chẽ (xem phụ lục 6) cho thấy, ở

mức thu nhập càng cao thì chỉ số H D I càng tiến gần trị giá bàng 1 (xem hình 1).
Tức là, tâng trưởng kinh tế có quan hệ đồng thuận với chất lượng phát triển con
người. Xu thế này khiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế hết sức được coi trọng.
Nhưng xu thế này liệu có đủ để kết luận rằng,
đương nhiên
cứ tâng trưởng kinh
tế sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hoài nghi này xuất phát trên cơ
sở: phát triển con người là một quá trình toàn điện, tính đến sự phát triển của tất
cả mọi người dân chứ không chỉ tính trung bình. V ì vậy, rất có thể mức độ bất
bình đẳng có thể xẩy ra ở nhiều nước khác nhau, thậm trí ở cả ngay những nước
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều nãm (?). Tính xu thế cũng có thể sẽ
san bằng một thực tế là nhiều nước có thể tăng trưởng kinh tế nhưng chất lượng
phát triển con người không được cải thiện tương ứng và ngược lại (?). Xu thế này
cũng có thể cho thấy tăng trưởng kinh tế là một phương tiện phát triển con người
hữu hiệu nhưng không đương nhiên như vậy mà phải chăng sẽ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trung gian khác nhau, vì vậy các nhân tố này mới là các nhân tố
quyết định xu thế nêu trên (?).
HDI
TNBQ
Hình 1. Dồ IhỊ phản ãnh tương quan giữa HDI và TNBQ đẩu người
{Sử dụng sử liệu tống hợp từ HDR năm 2007)
22
Khi hoài nghi như vậy, nhiều nhà kinh tế tìm hiểu, nghiên cứu và cho rằng
tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người ở các quốc gia khác
nhau chỉ có thể tiến triển theo một trong các xu thế sau:
o Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế cao nhưng chất lượng cuộc sống
không được cải thiện - phát triển con người thấp,
o Thứ hai, tăng trưởng kinh tế thấp nhưng phát triển con người không
vì thế mà thấp — phát triển con người cao.
o Thứ ba, tăng trưởng cao, tương ứng phát triển con người cao.

o Thứ tư, không có tăng trưởng hay tăng trưởng thấp, (vì vậy) thành
tựu phát triển con người thấp.
Trong các xu thế này, hai xu thế sau dường như là hợp lý, là tất yếu vì đó
là những quan hệ mang tính hệ quả - một sự cân xứng theo như đồ thị xu hướng
đã chỉ ra. Trong trường hợp không có tăng trưởng hay tăng trưởng thấp, rõ ràng
khi này xã hội không có gì hay không có gì nhiều để phân phối hay phân phối
lại. Ngược lại, một nền kinh tế tăng trưởng cao là tiền đề vật chất quan trọng để
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhất là xét trong đài hạn. Điều này thật
dễ chấp nhận đi liền với một sự tò mò về cách thức để tiền đề vật chất ấy trở
thành các cơ hội hiện thực đối với người dân. Sự tương phản đáng lưu ý giữa tâng
trưởng và phát triển con người nằm ở xu thế thứ nhất và thứ hai. Liệu đây có phải
là các xu thế hiện thực và quả vậy thì điều gì chi phối sự tương phản này (?). Sự
tổn tại của hai xu hướng này nếu được minh chứng sẽ đưa ra những gợi mở quan
trọng cho các nhà nhiên cứu cách thức xây dựng và nhận diện mối tương quan
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người.
Bắt đầu từ những suy luận đơn giản nhất, nếu các xu thế trái ngược như
vậy là hiện hữu, thì có thể nhận định, tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
không phải bao giờ cũng ăn khớp với nhau (?).
Sự thực, số liệu thực tế về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
thông qua các chỉ số cơ bản trong nhiều năm qua đã minh chứng cho tính sát
thực của suy luận trên. Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 1993,
thế giới có 50 nước có thứ tự xếp hạng thu nhập bình quân đầu người cao hơn
23
h o ặ c thấp hơn thứ tự xếp hạng theo chỉ số H D I hơn 20 bậc. Mặc dù giảm theo
thời gian, năm 2001 thế giới vẫn ghi nhận 29 quốc gia có mức chênh lệch tương
tự. Sau đó 6 năm - năm 2007, con số này là 24 quốc gia (xem bảng 1).
B ả n g i . S ố nước có ch ê n h lệch thứ h ạ n g theo m ứ c thu n h ập b ìn h q u â n đ ầ u người v à
th ứ h ạ n g H D I từ 2 0 b ậ c trở lẻn tr o n g k h o ả n g 1 5 n ă m q u a
19 9 3 19 9 7 2 0 0 1 2 0 0 7
S ố nước có chênh lệch thu nhập bỉnh quân đầu người

và th ứ hạng H D I từ 20 bậc trở lên
50
2 7
29
24
Sô nước có hiệu sô chên h lệch dương (tăng trưởng xếp
trên p h á t triển con người từ 20 bậc trở lên)
26 10
10 1 3
S ố nước có hiệu sô' ch ênh lệch âm (tăng trưởng xếp
dưới ph á t triển con người từ 20 bậc trở lẻn)
24
1 7 19 11
Với độ chênh lệch được tính đến 20 bậc trở lên, rõ ràng sự tương thích
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người là không đễ xẩy ra. Nhiều quốc
gia với độ lệch rất cao như Albania, Myanma hay Angola cho thấy sự tương
thích hoàn toàn là một thách thức thực sự lớn. Thách thức này không chỉ đặt ra
đối với các nhóm nước có chỉ số phát triển con người thấp mà ở ngay cả những
nước được đánh giá cao hơn (xem bảng 2). Nếu muốn nâng độ lệch lên đến 30
bậc hay thậm trí cao hơn nữa, thế giới cũng không khó tìm ra một loạt các nước
để đưa vào danh sách. Như vậy, bước đầu có thể nói, tăng trưởng kinh tế và phát
triển con người sẽ có sự vân động trái chiều nhau. Điều này cho thấy xu thế thứ
nhất và thứ hai là có cơ sở để cùng xuất hiện hoặc thay nhau xuất hiện. Một lần
nữa, số liệu thực tế từ bảng 3 chỉ ra rằng, ở cùng một thời điểm, cả hai xu thế này
đã cùng tồn tại song song với nhau. Năm 1993 có 26 quốc gia có thứ hạng tăng
trưởng xếp trên thì cũng có 24 quốc gia có thứ hạng tăng trưởng xếp dưới. Thực
tế này tiếp tục duy trì đến năm 2007 với các con số tương ứng là 13 và 11.
Như vậy,
sự tương p h ản giữa tăng trưởng kin h tế và p há t triển con
người theo h a i xu th ế trá i ngược n hau là m ột hiện thực khách quan.

B ả n g 2 . M ộ t sô nướ c đ iển hìn h v ề ch ên h lệch thứ h ạ n g thu n h ậ p bìn h q u ản đ ầ u người
v à th ứ h ạ n g H Đ I th eo b áo c á o n ă m 2 0 0 7
24
X ế p h ạ n g
G D P /n g ư ờ i
(1)
X ế p h ạ n g
H D I
(2)
C h ê n h
lệch
(l)-(2)
N h ó m nư ớc p h á t triể n co n người ca o
o Cu ba
94 51 43
o A lbatti
98 68 30
N h ó m nước p h á t triể n c o n người tr u n g b ình
o U zebekistan
138 113 25
o T unisia
68
91
-23
o South A frica
56 121 -65
o M ya nm a
167 132 35
N h óm nướ c p h á t triể n co n người th ấ p
o Guinea 130 160

-30
o A n gola 129 162 -33
Để cùng cố cho nhận định trên, những khảo cứu sâu hơn về hai xu thế này
trở nên hết sức cần thiết, ở xu thế thứ nhất, thực tế đã ghi nhận một sự tiến triển
trái chiều theo đó nhiều quốc gia có kết quả tăng trưởng tốt nhưng không cải
thiện được chỉ số phát triển con người. Khảo sát một số các quốc gia có mức
tăng trưởng bình quân đầu người tương đương nhau (mức trên dưới 5.000
PPP.USD/người được chọn để phân tích), có thể nhận thấy một sự khác biệt rõ
rệt giữa các chỉ số phát triển của các quốc gia này. Sự khác biệt như vậy được mô
tả cụ thể hơn ở hình 2. Chẳng hạn, Marocco được biết đến với mức thu nhập bình
quân đẩu người là 4555ƯSD tương đương với mức thu nhập của SriLanca là
4595ƯSD, nhưng chỉ số phát triển con người của SriLanca lại cao hơn 0.097
điểm, tương đương 15% so với mức chỉ số này của Marocco. Tuy nhiên, nếu
đem so sánh với Swaziland (quốc gia có mức thu nhập bình quân cao hơn một
chút là 4824USD), Marocco lại vươn lên, vượt trội với mức điểm cao hơn là
0.099 điểm, tương đương 18%. Như vậy là, mặc dù cùng đạt một kết quả tăng
trưởng như nhau, nhưng không phải các lợi ích từ tăng trưởng đương nhiên sẽ
chảy tràn làm gia tãng chất lượng cuộc sống như nhau. Có tăng trưởng kinh tê
hay tăng trưởng kinh tế ở mức cao đi nữa thì không vì thế trình độ phát triên con
người sẽ cao lên tương ứng.
25

×