Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.73 KB, 7 trang )

1

THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Mục tiêu
1. Trình bày được các chỉ số hô hấp trong thăm dò chức năng thông khí phổi
2. Kể được ý nghĩa và giá trị trong chẩn đoán bệnh lý hô hấp của các chỉ số đo lường
thông khí phổi
1. SINH LÝ:
Bình thường, thể tích và hình thái thông khí được chỉ huy bởi trung tâm hô hấp ở thân
não. Sự điều hành này chịu tác động của nhiều xung động hướng tâm bao gồm:
Trung tâm cao hơn ở não
Các cảm thụ hoá học ở xoang cảnh đối với PaO2
Các cảm thụ hoá học ở trung tâm đối với PaO2 và [H+]
Các xung động thần kinh từ dây chằng vận động, khớp ,…
Các xung thần kinh ly tâm từ trung tâm hô hấp qua tủy sống , thần kinh ngoại biên đến cơ
hoành và cơ liên sườn tạo ra sự co cơ nhịp nhàng và tạo một áp lực âm trong xoang màng
phổi tạo ra động tác hô hấp. Sự trao đổi khí xảy ra bình thường nếu đường hô hấp thông
thoáng và phế nang được tưới máu đầy đủ theo nhu cầu của chuyển hoá và các khí máu được
duy trì bình thường.
2. CÁC CHỈ SỐ HÔ HẤP

IRV

IC

VC
TV

TLC

ERV



FRC

RV
TV: Thể tích lưu thông (Tidal volume)
ERV: Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory Reserve Volume)
RV: Thể tích cặn (Residual Volume)
FRC: Dung tích cặn chức năng (Functional Residual Capacity )
VC: Dung tích sống (Vital Capacity)
IRV: (Thể tích dự trữ hít vào(Inspiratory Reserve Volume)


2

IC: Dung tích hít vào (Inspiratory Capacity)
TLC: Tổng dung tích phổi (Total Lung Capacity)
100
FEF25-75% FVC
75
FIF

50
25-75%

25
0
0 FEV1 FEV2 FEV3

MVV (Maximal Voluntary volume)


12 S
Flow
(l/s)
MEF 50% VC
Volume

MIF 50%VC
3. ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ THÔNG KHÍ
2.1. Thể tích và dung tích phổi tĩnh: phản ánh đặc điểm đàn hồi của phổi và
thành ngực
2.1.1. VC ( vital capacity hoặc slow V.C) : là thể tích không khí được thở
ra chậm và hòan toàn sau khi hít vào tối đa.
- VC giảm trong bệnh phổi hạn chế


3

Bình thường :≥ 81%
Nhẹ : 66-80%
Áp dụng cả cho TLC
Trung bình :51-65%
Nặng :≤ 50%
- Đo VC và DLCO để theo dõi bệnh phổi hạn chế và đánh giá đáp ứng với điều trị
2.1.2. FVC (Forced VC): tương tự VC nhưng thở ra mạnh và tối đa
- VC > FVC ở bệnh nhân COPD (đường hô hấp nhỏ có thể bị đóng sớm trước khi
đạt RV).
- FVC giảm trong bệnh phổi hạn chế
2.1.3. TLC ( Total lung capacity): tổng thể tích khí trong phổi sau khi hít
vào tối đa
- TLC tăng trong khí phế thủng

- TLC giảm trong bệnh phổi hạn chế
- TLC = VC + RV
2.1.4. FRC ( Functional Residual Capacity) : là thể tích khí trong phổi
cuối kỳ thở ra bình thường khi tất cả cơ hô hấp dãn ra
- Sự thay đổi đặc tính đàn hồi của phổi làm thay đổi FRC
- FRC tăng do mất tính đàn hồi của phổi trong khí phế thủng
- FRC giảm trong phù phổi, xơ hoá mô kẻ, bệnh lý hạn chế khác (gù vẹo cột sống,
…)
- FVC có hai thành phần:
 RV (Residual Volume ): là thể tích khí còn lại trong phổi ở cuối kỳ thở ra tối
đa
Bình thường =25%TLC
Giảm trong bệnh lý hạn chế ( giảm ít hơn FRC vàTLC)
Tăng trong bệnh đường hô hấp nhỏ do đóng sớm đường hô hấp gây ứ khí,
trong khi FRC và FEV1 có thể bình thường .
Tăng trong hen, COPD (RV tăng nhiều hơn tăng TLC → ↓ VC , đặc biệt
trong trường hợp nặng )
 ERV ( Expiratory reserve volume ): FRC = RV + ERV
ERV ↓ trong béo phì do FRC ↓ nhiều trong khi RV được duy trì tương đối
2.2. Thể tích phổi động (Dynamic lung volumes): phản ánh tình trạng đường
thở
2.2.1. FEV1: Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên
Bình thường = 75% VC
Giảm trong COPD
o Mức độ tắc nghẽn :
bình thường : >69
Nhẹ
: 61-69
Trung bình : 45-6
Nặng

<45
o Tắc nghẽn hồi phục hoặc bất hồi phục
2.2.2. FEF 25-75% : Lưu lượng thở ra gắng sức ở khoảng giữa FVC, là
đường thẳng cắt ngang 25% và 75%VC


4

-

-

Giảm trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp
Nhạy hơn FEV1 do ít phụ thuộc vào gắng sức hơn FEV1
MEF (MEF 50%VC ) < MIF : COPD, hen, khí phế thủng, tắc phế quản do
đàm
MEF = MIF : tắc đường hô hấp trên cố định làm giảm như nhau lưu lượng
hít vào và thở ra.
2.2.3. MVV ( Maximal voluntary ventilation ) : được xác định bằng cách
kích thích bệnh nhân thở thể tích thường lưu với tần số tối đa trong
12 giây, đơn vị = l/p
Đánh giá sự hợp tác của bệnh nhân
MVV ↓ : yếu cơ hô hấp, bệnh nhân không hợp tác
MVV = FEV1 x 40
Đo trước mổ giúp đánh giá dự trữ của bệnh nhân, sức cơ và sự hưng phấn của
bệnh nhân
2.2.4. PEF (Peak flow) : lưu lượng thở ra cao nhất
PEF giảm trong bệnh lý tắc nghẽn hô hấp
2.3. RAW (Airway Resistance): Đo bằng Body plethysmography
2.4. MIP và MEP (Maximal inspiratory and expiratory pressures)

Đo sức căng của cơ hô hấp khi bệnh nhân thở vào và thở ra gắng sức qua một
mouthpiece gắn vào bộ phận đo áp lực.
Giảm trong bệnh lý thần kinh cơ (Myasthenia gravis, muscular dystrophy,
Guillain – Barré syndrome ….)
Đo tại gường cùng với VC để tiên đoán thành công của cai máy thở
2.5. Đánh giá kết quả đo thông khí phổi:
Một kết quả thông khí phổi hoàn hảo : thể tích phổi tĩnh, động, DLCO, biểu đồ
lưu lượng – thể tích, MIF & MEF. Test này tốn tiền, gây mệt, mất thời gian và không cần cho
đa số bệnh nhân.
Một kết quả thông khí phổi đơn giản: VC, FEV1, FEV1 % VC và PEF
Chỉ định :
Phân biệt bệnh lý tắc nghẽn và hạn chế
Đánh giá mức độ của bệnh
Đánh giá tiến triển và đáp ứng điều trị
Đánh giá trước mổ
Ý nghĩa của các chỉ số : xem ở trên
Ý nghĩa của biểu đồ lưu lượng thể tích :
MEF50%VC

MIF50%VC RV

Bình

Hạn chế

Tắc nghẽn

-Hẹp khí quản

Liệt 1 dây


Tracheomalacie


5

thường

-

-Liệt 2 dây
thanh
-Bướu giáp

thanh

3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHUYẾCH TÁN (DLCO )
DLCO là số ml CO được hấp thu /phút/mmHg
DLCO được xác định khi bệnh nhân hít vào tối đa từ RV chất khí chứa trong
một túi có nồng độ CO đã biết và giữ hơi thở trong 10 giây sau đó thở nhanh ra tới RV
DLCO bình thường : 81-140 %
DLCO ↓ : (nhẹ : 61-80%, trung bình: 41-60, nặng: ≤ 41)
Gặp trong: V/Q bất thường, phá hủy màng phế nang mao mạch ( khí phế thủng , viêm xơ
hoá mô kẻ ), thiếu máu nặng do thiếu hồng cầu gắn CO, hút thuốc trước xét nghiệm do Hb bị
gắn bởi CO
- DLCO ↑ :
Đa hồng cầu
Tăng tuần hoàn phổi ( gắng sức, suy tim xung huyết )
Xuất huyết phổi ( Hb phế nang gắn CO )
4. ĐÁNH GIÁ KHÍ MÁU

Khí máu động mạch là xét nghiệm quan trọng trong oxy liệu pháp và điều chỉnh rối
loạn thăng bằng kiềm toan.
Phương pháp phân tích khí máu động mạch bao gồm 5 bước: đánh giá pH, PaC02,
đánh giá chuyển hóa, đánh giá sự bù trừ và tình trạng cung cấp oxy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọc T.V. Bài giảng bệnh học hô hấp. Bộ Môn Nội, Trường Đại học Y Dược TP
Hồ Chí Minh
2. Lan L.T.T. Bài giảng hô hấp ký. NXB Y Học 2005.
3. M.R.Miller. Standardisation of spirometry. ATS/ERS Task force: Standardisation
of lung function testing. Eur Respir J 2005; 26: 319-338.

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1. Hành chính
Tên bài giảng: THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Môn học: Nội cơ sở 2
Đối tượng:
Số lượng sinh viên:
Thời gian: 1 tiết
Giảng viên:
Bộ môn: NỘI
Ngày giảng:
2. Mục tiêu
1. Trình bày được các chỉ số hô hấp trong thăm dò chức năng thông khí phổi


6

2. Kể được ý nghĩa và giá trị trong chẩn đoán bệnh lý hô hấp của các chỉ số đo
lường thông khí phổi
3. Nội dung

Mở đầu: 5 phút
Nội dung học tập chủ yếu
Nội dung học tập

Thời
gian
5 phút

Phương pháp
Phương
dạy học
tiện
Đặt câu hỏi,
Máy chiếu
thuyết trình

2.Thể tích phổi
tĩnh

10 phút

Đặt câu hỏi,
thuyết trình

Máy chiếu

3.Thể tích phổi
động

10 phút


Đặt câu hỏi,
thuyết trình

Máy chiếu

4.RAW, MIP và
MEP

10 phút

Đặt câu hỏi,
thuyết trình

Máy chiếu

1.Chỉ số hô hấp

Hoạt động
học viên
Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi
Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi
Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi
Lắng nghe,

trả lời câu
hỏi
Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi
Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi

5. Đánh giá kết
5 phút
Đặt câu hỏi,
Máy chiếu
quả thông khí
thuyết trình
phổi
6.Giới thiệu đánh 5 phút
Đặt câu hỏi,
Máy chiếu
giá khả năng
thuyết trình
khuyếch tán và
khí máu
4. Đánh giá sau buổi học: Câu hỏi ngắn, MCQ
Câu 1:Chỉ số nào sau đây không đánh giá thể tích phổi tĩnh:
a. VC
b. FVC
c. FEV1
d.TLC
Câu 2: Chỉ số nào để đánh giá thể tích phổi động:

a. FEF 25-75%
b. MVV
c. PEF
d.Tất cả đều đúng
Câu 3: Thông số nào sau đây không giảm trong bệnh phổi hạn chế:
a. FEV1
b. VC
c. TLC
d. FRC

Đánh
giá
Nhận xét
câu trả
lời
Nhận xét
câu trả
lời
Nhận xét
câu trả
lời
Nhận xét
câu trả
lời
Nhận xét
câu trả
lời
Nhận xét
câu trả
lời



7

Câu 4:Thông số nào đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn:
a. PEF
b. FEF 25-75%
c. FEV1
d. Tất cả đều đúng
Câu 5:Biểu đồ lưu lượng thể tích sau phù hợp với:
a.Hội chứng hạn chế
b. Hội chứng tắc nghẽn
c. Liệt dây thanh âm
d. Hẹp khí quản

Đáp án: 1. C, 2. D, 3. A, 4. D, 5. B
5. Đánh giá hết môn học: Thi bằng bộ câu hỏi MCQ
6. Vật liệu dạy học: máy chiếu, handout
7. Tài liệu tham khảo chủ yếu cho sinh viên
1. Ngọc T.V. Bài giảng bệnh học hô hấp. Bộ Môn Nội, Trường Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh
2. Lan L.T.T. Bài giảng hô hấp ký. NXB Y Học 2005.
3. M.R.Miller. Standardisation of spirometry. ATS/ERS Task force:
Standardisation of lung function testing. Eur Respir J 2005; 26: 319-338.
8. Số lượng tài liệu học tập chủ yếu cho sinh viên : đủ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×