Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

HỘI CHỨNG LÂM SÀNG HÔ HẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.98 KB, 7 trang )

HỘI CHỨNG LÂM SÀNG HÔ HẤP
Mục tiêu
1. Kể tên các hội chứng lâm sàng hô hấp.
2. Trình bày được định nghĩa, triệu chứng cơ năng, thực thể và cận lâm sàng của các
hội chứng lâm sàng hô hấp.
1.
HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC
1.1. Định nghĩa
- Là các triệu chứng khám được khi nhu mô phổi bị đông đặc do bệnh ở phế nang
hoặc phế quản bị tắc.
- Nguyên nhân: nhiễm khuẩn (vi khuẩn hay virus), mạch máu (nhồi máu phổi), u
(trực tiếp do khối u hay do xẹp phổi)
- Nhu mô phổi bị đông đặc có thể chiếm một phân thùy hay một thùy phổi, kèm hay
không co rút (tùy vào thể tích phổi bình thường hay nhỏ đi)
1.2. Đông đặc không co rút
1.2.1. Cơ năng
- Tùy vào nguyên nhân
- Ho là triệu chứng thường gặp
1.2.2. Thực thể
- Nhìn: lồng ngực bên tổn thương có thể bình thường
- Sờ: rung thanh tăng
- Gõ: đục
- Nghe: rì rào phế nang giảm, ran nổ (cuối thì thở ra), tiếng thổi ống (khi vùng đông
đặc rộng)
- Triệu chứng toàn thân: tùy theo nguyên nhân
1.2.3. X quang ngực
- Vùng mờ thường có hình tam giác, đỉnh quay về phía rốn phổi, bờ thẳng, diện tích
tổn thương là một thùy hay phân thùy, hay cả phổi, thể tích phổi không giảm.
1.3. Đông đặc co rút
1.3.1. Cơ năng
- Tùy theo nguyên nhân


1.3.2. Thực thể
- Nhìn: lồng ngực co rút khi vùng phổi xẹp rộng
- Sờ: rung thanh tăng
- Gõ: đục
- Nghe: rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn, không có ran nổ, có khi nghe được tiếng
thổi ống
1.3.3. Cận lâm sàng
- X quang ngực: vùng mờ hình tam giác, đỉnh quay về rốn phổi, bờ lồi hướng về
trung tâm vùng mờ. Các triệu chứng gián tiếp: trung thất bị co kéo, vòm hoành
nâng cao, khoang liên sườn hẹp lại.
1.4. Đông đặc rải rác


2.
-

-

3.

1.4.1. Cơ năng
Thường rầm rộ: khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi, ho
1.4.2. Thực thể
Triệu chứng gần giống hội chứng đông đặc không co rút nhưng lại rải rác nhiều
chỗ, đôi khi có ran nổ
1.4.3. Xquang ngực
Nhiều đám mờ lan tỏa, ranh giới của bờ không rõ rệt
HỘI CHỨNG MÀNG PHỔI
2.1. Tràn dịch màng phổi
2.1.1. Cơ năng

Ho khan, ho ông ổng, nhất là khi thay đổi tư thế
Đau ngực khi hít sâu hoặc khi ho, lan lên vai
Khó thở nhanh, nông
2.1.2. Thực thể
Nhìn: lồng ngực bên tràn dịch nhô ra, kém di động
Sờ: rung thanh giảm hoặc mất
Gõ: đục
Nghe: rì rào phế nang giảm hoặc mất, tiếng cọ màng phổi
2.1.3. X quang ngực
Hình ảnh mờ rất đậm, đồng nhất, ranh giới phía trên lờ mờ, bề lõm quay lên trên
và hướng vào trong (đường cong Damoiseau), lồng ngực bên tràn dịch có vẻ rộng
ra, các cơ quan lân cận như trung thất, khí quản, tim sẽ bị đẩy sang đối diện.
2.2. Tràn khí màng phổi
2.2.1. Cơ năng
Đau ngực, xuất huyết đột ngột, đau tăng khi hít sâu
Ho khan, nhất là khi thay đổi tư thế
Khó thở
2.2.2. Thực thể
Nhìn: lồng ngực bên tràn khí căng phồng, kém di động
Sờ: rung thanh giảm hoặc mất
Gõ: vang
Nghe: rì rào phế nang mất, tiếng thổi vò
2.2.3. X quang ngực
Vùng tăng sáng, không thấy hình ảnh mạch máu của phổi, phổi bị co rút về rốn
phổi, nhu mô tăng độ cản tia hơn phổi đối diện. Giữa vùng phổi co rút và vùng khí
có một ranh giới là màng phổi tạng (đường viền mờ mảnh). Trung thất có thể bị
đẩy.
HỘI CHỨNG TRUNG THẤT
3.1. Lâm sàng
3.1.1. Thần kinh



-

-

-

-

Dây thần kinh hoành bị kích thích gây nấc, nếu liệt gây khó thở và cử động của
lồng ngực không đối xứng.
Dây thần kinh quặt ngược trái: khi có tổn thương ở dưới quai động mạch chủ sẽ
gây liệt dây thanh kèm khó nói.
Đám rối thần kinh cánh tay: rễ từ C8 đến D1 là giới hạn trên của lồng ngực, khi bị
kích thích sẽ gây đau vai lan xuống tay (gặp trong ung thư đỉnh phổi, hội chứng
Pancoast-Tobias).
Thần kinh giao cảm lưng hay cổ, nếu hạch cổ bị kích thích sẽ gây hội chứng
Claude Bernard Horner (đồng tử nhỏ, mi trên sụp xuống làm khe mi mắt hẹp lại,
nhãn cầu tụt về phía sau). Nếu thần kinh giao cảm lưng bị kích thích: vã mồ hôi
nhiều, dây thần kinh phế vị: hồi hộp, nhịp tim nhanh.
3.1.2. Mạch máu
Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên có các triệu chứng sau:
Tím ở tay và mặt
Nhức đầu
Phù: mặt, nền cổ, phần trước của lồng ngực, cánh tay (phù áo khoác), hố thượng
đòn mất (bị đầy lên)
Tĩnh mạch cổ nổi, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to.
Tuần hoàn bàng hệ 1/3 trên lồng ngực (luồng máu đi từ trên xuống dưới)
3.1.3. Tiêu hóa

Nuốt nghẹn
Đau do thực quản bị chèn ép
3.1.4. Hô hấp
Khó thở từng cơn, sau đó thường xuyên kèm theo tiếng rít và co kéo các cơ lồng
ngực.
Có thể ho ra máu
Tùy theo triệu chứng, có thể định vị tổn thương:
• Hội chứng trung thất trước: đau vùng sau xương ức + hội chứng tĩnh mạch
chủ trên
• Hội chứng trung thất giữa: dấu hiệu về hô hấp, liệt dây thần kinh quặt
ngược và thần kinh hoành
• Hội chứng trung thất sau: khó nuốt, đau các dây thần kinh liên sườn
3.2. X quang ngực
Nguyên tắc: X quang ngực thẳng nhằm xác định điều bất thường ở trung thất,
Xquang ngực nghiêng xác định tổn thương ở trung thất trước (trước mặt phẳng
của các mạch máu lớn), ở trung thất sau (sau mặt phẳng của các khí-phế quản),
trung thất giữa (ở giữa 2 mặt phẳng trên).
Khi trung thất có bất thường sẽ biểu hiện bằng đám mờ lẫn vào nhu mô phổi, có
đặc điểm mờ đều, bờ rõ (do đẩy nhẹ màng phổi trung thất), tròn, bờ trong không
rõ vì bị mất vào đám mờ của trung thất bình thường.
Nguyên nhân:
• Trung thất trước: tuyến giáp, u tuyến hung


• Trung thất giữa: kén phế quản, hạch trung thất, u hạch Hodgkin, sarcoidose,
lao tiên phát một bên, bụi phổi.
• Trung thất sau: u thần kinh
4.
HỘI CHỨNG MẤT BÙ CẤP TÍNH CỦA SUY HÔ HẤP MẠN TÍNH
Ngoài các triệu chứng của bệnh nhân suy hô hấp mạn tính, các biểu hiện khi ở trạng

thái mất bù cấp tính như sau:
4.1. Dấu hiệu tại lồng ngực
- Khó thở nhanh, nông
- Co rút các cơ hô hấp phụ
4.2. Dấu hiệu ngoài lồng ngực
- Tím
- Rối loạn tri giác: nhức đầu, vật vã, lơ mơ, hôn mê
- Vã mồ hôi
4.3. Cận lâm sàng
- Khí máu động mạch: biểu hiện suy hô hấp với Pa02 < 60mmHg và hoặc PaC02 >
45 mmHg
- Hematocrit > 55%
- ECG: Sóng P cao ở D3, block nhánh phải không hoàn toàn, dạng rS từ V1-V6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nội khoa cơ sở tập 1 (2007), Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học
2.
Nội khoa cơ sở tập 1 (2009), Trường Đại học Y Dược TPHCM, NXB Y
học.
3.
H.Harold Friedman. Respiratory problems. Problem-Oriented Medical
Diagnosis, sixth edition, 1996:138-146.
4.
John M. Bertoni. Professional guide to signs and symptoms, third edition,
2001: 261-266.
5.
Steven E. Weinberger. Disorders of the respiratory system. Harrison’s 18 th
edition; 249-250-251: 1443-1453.
6.
Alfred P. Fishman. Symptoms and signs of respiratory disease. Fishman’s

Pulmonary diseases and disorders, 3rd edition; 28; 361-417.


KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1. Hành chính
Tên bài giảng: HỘI CHỨNG LÂM SÀNG HÔ HẤP
Môn học: Nội cơ sở 2
Đối tượng:
Số lượng sinh viên:
Thời gian: 2 tiết
Giảng viên:
Bộ môn: NỘI
Ngày giảng:
2. Mục tiêu :
3. Nội dung
Mở đầu: 5 phút
Nội dung học tập chủ yếu
Nội dung học tập

Phương pháp
dạy học
Đặt câu hỏi,
thuyết trình

Phương
tiện
Máy chiếu

Hoạt động
học viên

Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi

Đánh
giá
Nhận xét
câu trả
lời

Đặt câu hỏi,
thuyết trình

Máy chiếu

Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi

Nhận xét
câu trả
lời

Đặt câu hỏi,
thuyết trình

Máy chiếu

4.Hội chứng mất
bù suy hô hấp cấp


15 phút Đặt câu hỏi,
thuyết trình

Máy chiếu

5.Tóm lại

5 phút

Máy chiếu

Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi
Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi
Lắng nghe,
trả lời câu
hỏi

Nhận xét
câu trả
lời
Nhận xét
câu trả
lời
Nhận xét
câu trả

lời

1.Hội chứng đông
đặc
-Không co rút
-Co rút
- Rãi rác
2.Hội chứng màng
phổi
-Tràn dịch màng
phổi
-Tràn khí màng
phổi
3.Hội chứng trung
thất

Thời
gian
30 phút
10 phút
10 phút
10 phút
20 phút
10 phút
10 phút
15 phút

Đặt câu hỏi,
thuyết trình


4. Đánh giá sau buổi học: Câu hỏi ngắn, MCQ
Câu 1: Nguyên nhân của hội chứng đông đặc:
a. Viêm phổi do virus
b.Nhồi máu phổi
c.U phổi, xẹp phổi


d.Tất cả đều đúng
Câu 2:Điểm khác biệt giữa hội chứng đông đặc co rút và không co rút khi khám
thực thể, chọn một câu sai:
a. Lồng ngực không thay đổi trong hội chứng đông đặc không co rút
b. Không nghe được tiếng thổi ống trong hội chứng đông đặc co rút
c. Rì rào phế nang giảm trong cả 2 hội chứng
d. Trong hội chứng đông đặc co rút, không nghe được ran nổ
Câu 3:Các triệu chứng thực thể trong tràn dịch màng phổi, ngoại trừ:
a. Lồng ngực bên tràn dịch nhô ra, kém di động
b.Rung thanh giảm hoặc mất
c.Gõ vang
d.Rì rào phế nang giảm hoặc mất
Câu 4: Mô tả đặc điểm X quang ngực trong tràn dịch màng phổi, chọn câu sai:
a. Hình ảnh mờ rất đậm, đồng nhất
b. Bề lồi quay lên trên và hướng vào trong (đường cong Damoiseau)
c. Lồng ngực bên tràn dịch có vẻ rộng ra
d. Các cơ quan lân cận như trung thất, khí quản, tim sẽ bị đẩy sang đối diện
Câu 5:Các triệu chứng thực thể trong tràn khí màng phổi, ngoại trừ:
a.Lồng ngực bên tràn khí căng phồng, kém di động
b.Rung thanh giảm hoặc mất
c.Gõ đục
d.Rì rào phế nang giảm hoặc mất
Câu 6: Mô tả X quang ngực trong tràn khí màng phổi, chọn câu sai:

a. Vùng tăng sáng, không thấy hình ảnh mạch máu của phổi,..
b. Phổi bị co rút về rốn phổi, nhu mô tăng độ cản tia hơn phổi đối diện
c. Trung thất có thể bị đẩy
d.Giữa vùng phổi co rút và vùng khí có một ranh giới là màng phổi thành (đường viền
mờ mảnh)
Câu 7: Trong hội chứng Pancoast-Tobias sẽ gặp biểu hiện nào dưới đây
a. Đau vai lan xuống tay do kích thích rễ từ C8 đến D1
b. Nấc, khó thở, cử động của lồng ngực không đối xứng.
c. Liệt dây thanh kèm khó nói
d. Vã mồ hôi nhiều, hồi hộp, nhịp tim nhanh.
Câu 8:Trong hội chứng Horner sẽ gặp biểu hiện nào sau đây:
a. Đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau
b. Mi trên sụp xuống làm khe mi mắt hẹp lại
c.Vã mồ hôi nhiều, hồi hộp, nhịp tim nhanh
d. Tất cả đều đúng
Câu 9:Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên không gặp triệu chứng nào sau
đây:
a. Tuần hoàn bàng hệ 1/3 dưới lồng ngực
b.Nhức đầu
c. Tím ở mặt và tay, phù áo khoác


d. Tĩnh mạch cổ nổi, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây giúp định vị tổn thương ở trung thất giữa:
a. Đau vùng sau xương ức, hội chứng tĩnh mạch chủ trên
b. Dấu hiệu về hô hấp, liệt dây thần kinh quặt ngược và thần kinh hoành
c. Khó nuốt, đau các dây thần kinh liên sườn
d.Tất cả đều sai
Đáp án: 1. D, 2. B, 3. C, 4. B, 5. C, 6. D, 7. A, 8. D, 9. A, 10. B
5. Đánh giá hết môn học: Thi bằng bộ câu hỏi MCQ

6. Vật liệu dạy học: máy chiếu, handout
7. Tài liệu tham khảo chủ yếu cho sinh viên:
1. Nội khoa cơ sở tập 1 (2007), Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học
2. Nội khoa cơ sở tập 1 (2009), Trường Đại học Y Dược TPHCM, NXB Y học
3. H.Harold Friedman. Respiratory problems. Problem-Oriented Medical Diagnosis,
sixth edition, 1996:138-146.
4. John M. Bertoni. Professional guide to signs and symptoms, third edition, 2001:
261-266.
5. Steven E. Weinberger. Disorders of the respiratory system. Harrison’s 18th edition;
249-250-251: 1443-1453.
6. Alfred P. Fishman. Symptoms and signs of respiratory disease. Fishman’s
Pulmonary diseases and disorders, 3rd edition; 28; 361-417.
8. Số lượng tài liệu học tập chủ yếu cho sinh viên : đủ



×