Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÌNH HÌNH EO BIỂN đài LOAN điểm NÓNG AN NINH CHÍNH TRỊ KHU vực và TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.34 KB, 35 trang )

I- TÌNH HÌNH ĐÀI LOAN TRƯỚC KHI BẦU CỬ
TỔNG THỐNG THÁNG 3 NĂM 2008
A- Tình hình Đài Loan và quan hệ hai bờ trước bầu cử
1-Vài nét về địa chính trị:
-Diện tích 35.980 km2 dân số trên 23 triệu người, thủ đô là Đài Bắc nằm ở
Đông Á gồm Đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ xung quanh trong đảo Bành Hổ được
Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan bao bọc.
-Dưới triều Minh, Đài Loan nằm trong Trung Quốc. Năm 1620 Hà Lan chiếm,
năm 1867 và năm 1874 Mỹ, Nhật tấn công vào Đài Loan nhưng thất bại.
- Năm 1895 Nhật chiếm Đài Loan, sau 1945 Nhật bị thất bại trong Chiến tranh
thế giới thứ II, Đài Loan thuộc về Trung Quốc.
-Năm 1949 khi Cuộc cách mạng Tân Hợi do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh
đạo giành thắng lợi lập nên nhà nước CHND Trung Hoa; hơn 1 triệu quân của Quốc
Dân đảng và 10 triệu người Trung Quốc cùng Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra Đài
Loan lập nên “ Trung Hoa dân quốc” và là thành viên LHQ đến năm 1971.
- Thể chế nhà nước là thể chế Dân chủ nghị viện có 21 đơn vị hành chính, 16
hạt và 5 thành phố. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu
phiếu, đến nay Đài Loan đã qua 5 đời Tổng thống : Tưởng Giới Thạch là 36 năm
(1949-1975), Tưởng Kinh Quốc 13 năm(1975-1988), Lý Đăng Huy 13 năm (19882000), Trần Thuỷ Biển gần 8 năm (2000-3/2008) và Mã Anh Cửu từ tháng 5/2008.
- Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh và một bộ phận không thể tách rời của
Trung Quốc. Các nước lớn, các nước Thường trực trong Hội đồng BALHQ cũng như
Việt Nam và các nước trong khối ASEAN đều công nhận chỉ có một nước Trung
Quốc duy nhất đó là nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
2-Tình hình Đài Loan trước bầu cử Quốc hội ( 1/2008) và Tổng thống
( 3/2008)
-Về Chính trị: gần 8 năm dưới thời Đảng Dân tiến cầm quyền do Trần Thuỷ
Biển làm Tổng thống; khu vực eo biển Đài Loan trở thành điểm nóng tiềm tàng về
an ninh trong khu vực và trên thế giới.
. Năm 2000, khi mới nhậm chức Trần Thuỷ Biển tuyên bố “ 4 sẽ không” và “1
không”
+Sẽ không tuyên bố độc lập


+ Sẽ không thay đổi Quốc hiệu Đài Loan ( Trung Hoa dân quốc ).


+Sẽ không thúc đẩy việc đưa thuyết 2 nước Trung Hoa của Lý Đăng Huy vào
Hiến pháp Đài Loan.
+ Sẽ không thúc đẩy thực hiện phổ thông đầu phiếu về vấn đề thống nhất và
độc lập dẫn đến thay đổi hiện trạng hai bờ eo biển.
+ Một không là : không vứt bỏ “ Cương lĩnh thống nhất” cũng như Uỷ Ban
thống nhất.
.Tuy nhiên sau đó Trần Thuỷ Biển đã có những tuyên bố và việc làm trái
ngược như luôn nêu cao khẩu hiệu “ Đài Loan độc lập”, tổ chức trưng cầu dân ý về
độc lập dưới Quốc hiệu Đài Loan, xin ra nhập Liên Hợp Quốc ...vv
+ Năm 2002: Trần Thuỷ Biển đưa ra luận thuyết : “ mỗi bên một nước”
+ Năm 2003, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Trung Quốc Trần Thuỷ Biển thúc
đẩy việc toàn dân Đài Loan tiến hành bỏ phiếu công khai về Đài Loan độc lập và tăng
cường sức mạnh quân sự chống Đại Lục.
+ Năm 2004, 2005 phản công Luật Chống ly khai của Đại Lục quyết liệt bằng
cách tăng cường các hoạt động quân sự và cổ suý “ Đài Loan độc lập”.
+ Năm 2006 Trần Thuỷ Biển tiến hành các bước để giải tán “Uỷ Ban thống
nhất” và từ bỏ “ Cương lĩnh thống nhất”.
+ Năm 2007: Ra sức cổ vũ và nộp đơn lên LHQ để Đài Loan ra nhập LHQ
( dưới thời Trần Thuỷ Biển đã 10 lần nộp đơn lên LHQ nhưng đều bị từ chối).
+ Năm 2008: Trong cương lĩnh ra tranh cử, Trần Thuỷ Biển đưa ra 2 nội dung :
trưng cầu dân ý “ Đài Loan độc lập” và ra nhập Liên Hợp Quốc với Quốc hiệu “ Đài
Loan” nhưng bị thất bại.
. Nội bộ đảng Dân Tiến cũng bị chia rẽ, lục đục. Trần Thủy Biển bị tố cáo gia
đình trị và tham nhũng ( năm 2006 con rể bị xử 6 năm tù do buôn bán cổ phiếu bất
hợp pháp; năm 2007 vợ Trần Thủy Biển cũng bị truy tố, xét xử do dính vào các vụ
làm ăn bất chính…vv).
-Về kinh tế : Từ một trong những con rồng Châu Á, nhưng sau đó kinh tế trì

trệ, phúc lợi bị suy giảm, nợ nần tăng lên. Tốc độ tăng trưởng GDP từ 10% năm trước
đây chỉ còn 4-5% trong những năm gần đây. Phát triển nhưng năm qua của Đài Bắc
thủ đô của Đài Loan kém xa so với Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông. Dân chúng
Đài Loan nhận ra rằng nếu không có hoà bình, phát triển trong quan hệ hai bờ thì khó
có thể thoát khỏi khó khăn. tụt hậu.
- Về quân sự : liên tục đối đấu với Trung Quốc, chạy đua vũ trang, tăng cường
mua sắm vũ khí hiện đại, diễn tập tấn công Đại Lục ...vv. Năm 1992 ký với Mỹ mua
2


150 máy bay chiến đấu hiệnđại F 15, F 16, mua hệ thống tên lửa Patriot, tàu chiến
hiện đại Aigest, tàu ngầm điêzen …vv.
- Tháng 6/2007, Quốc hội Đài Loan đó thụng qua khoản ngõn sỏch 3,5 tỉ USD
để nâng cấp 3 hệ thống Patriot hiện đang được sử dụng. Ngoài ra, một khoản chi cho
máy bay P-3C cùng 200 triệu USD chi phí cải tiến tàu ngầm cũng đó được chấp
thuận. Chi thêm 2 tỉ USD để thanh toán cho khoản mua 8 tàu ngầm thông thường.
12/2007 Ủy ban Quốc phũng Quốc hội Đài Loan đó thụng qua ngõn sỏch 14,6
tỉ USD để mua các hệ thống chống tên lửa của Mỹ nhằm tăng cường khả năng phũng
vệ của quõn đội trước nguy cơ tấn công từ Trung Quốc
3- Kết quả bầu cử Viện lập pháp ( Quốc hội ) và Bầu cử Tổng thống Đài
Loan năm 2008
-Kết quả bầu cử Quốc hội (Viện Lập pháp) ngày 12/1/2008: Viện Lập pháp Đài
Loan có 113 ghế trong đó Quốc dân Đảng chiếm 81 ghế ( 71,68%), Dân tiến nắm 27
ghế còn lại thuộc về các ứng cử viên độc lập hoậc các đảng chính trị khác.
- Kết quả bầu cử Tổng thống: Ngày 22/3 năm 2008 hơn 13,1 triệu cử tri Đài
Loan đi bầu cử bầu Tổng thống nhiệm kỳ 2008- 2012. Kết quả thắng lợi thuộc về Mã
Anh Cửu và Tiêu Vạn Tường của Quốc Dân đảng với tổng số phiếu bầu đạt 58,45 %
trong khi ứng cử viên Tạ Đình Trường của Đảng Dân Tiến ( ĐP ) chỉ được 41,55%
( Mã Anh Cửu vượt 17%).
- Vì sao Đảng Dân tiến bị thất bại ?

+Dân chúng thất vọng với 8 năm cầm quyền của Trần Thuỷ Biển và Đảng Dân
tiến ( đối đầu chính trị- quân sự với Đại Lục gây nên tình trạng căng thẳng, đối đầu
tạo nên nguy cơ bất ổn; kinh tế trì trệ; mâu thuẫn xã hội đấu tranh quyền lực giữa các
phe phái kéo dài triền miên...vv.).
+ Trong thời gian cầm quyền, Trần Thuỷ Biển gây nhiều căng thẳng với Đại
Lục đưa quan hệ Mỹ- Trung có lúc đứng bên bờ cuộc chiến. Mỹ không muốn Đảng
Dân tiến và Trần Thuỷ Biển tiếp tục gây căng thẳng làm phá vỡ mối quan hệ ổn định
Mỹ- Trung hiện nay nên không còn ủng hộ Trần Thuỷ Biển nữa.
(Trong 8 năm cầm quyền Trần Thuỷ Biển có 13 lần công du nước ngoài nhưng
lần gần đây nhất vào cuối năm 2007 khi Trần Thuỷ Biển thăm các nước Mỹ la tinh,
Mỹ đã từ chối không cấp thị thực quá cảnh cho Trần Thuỷ Biển qua lãnh thổ Mỹ.
Máy bay hạ cánh ở Alatska, chỉ có một Phó đại diện thương mại Mỹ đến chào xã giao
ngay ttên máy bay).
-Vì sao Quốc Dân đảng thắng cử :
3


+ Một bộ phận dân chúng Đài Loan vẫn ghi nhận những công lao và thành tích
của Quốc Dân đảng trong hơn 50 năm cầm quyền ở Đài Loan như :10 công trình xây
dựng lớn dưới thời Quốc Dân đảng cầm quyền; dưới thời Tưởng Kinh Quốc, Đài
Loan là một trong những con rồng của Châu Á.
+ Do cương lĩnh tranh cử của Quốc Dân đảng và Mã Anh Cửu mềm mại, hợp
lòng dân hơn: như chủ trương đối thoại, hòa bình hợp tác với Đại Lục.
+Do được hỗ trợ từ Đại Lục -Trung Quốc : Cô lập về ngoại giao- răn đe về
quân sự nhưng mở về kinh tế:
Về kinh tế: Thu hút giới doanh nghiệp và dân chúng về làm ăn với Đại lục.
Năm 2007, kim ngạch buôn bán hai bờ đạt 125 tỷ USD Mỹ tăng 15% so với năm
2006, có khoảng 60.000 công ty của Đài Loan đầu tư khoảng 150 tỷ USD vào Đại
Lục với lượng nhân công trên 10 triệu người và mỗi năm thu lợi về từ 60-70 tỷ USD.
( Chú ý: Thâm hụt buôn bán của Trung Quốc với Hàn Quốc chỉ có 8 tỷ USD mà

Trung Quốc đã rất căng thẳng trong khi đó thâm hụt mậu dịch với Đài Loan gần 100
tỷ USD nhưng Trung Quốc không ý kiến gì).
Về đối ngoại : Thu hẹp không gian ngoại giao của Đài Loan: “ngoại giao đô
la” thuyết phục các nước công nhận Đài Loan quay sang với Trung Quốc :
Hiện nay thế giới chỉ còn trên 20 nước ( 23 nước ) công nhận Đài Loan là Nhà
nước nhưng quan hệ giữa Đài Loan với Panama, Đôminich, Haiiti, Macsan cũng
đang rất căng thẳng;
14/1/2008 Malauy một nước Châu Phi đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao
kéo dài 42 năm với Đài Loan sau khi Trung Quốc đưa ra viện trợ cả gói là 6 tỷ USD
Mỹ dưới dạng khai thác dầu mỏ.
Cộng hoà Sát và Cộng hoà Côxta Rica trong vờng 18 tháng qua cũng đã chấm
dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan khi đã bắt bay làm ăn với Trung Quốc.
Về quân sự : răn đe phong tỏa, “ Luật chống ly khai -2004” ; xây dựng căn cứ
quân sự khổng lồ ở Tam Á- Hải Nam, diễn tập với các kịch bản đánh chiếm Đài Loan
và hàng năm tăng số tên lửa hướng vào Đài Loan bình quân 100 quả/ 1 năm.( Đầu
năm 2008 Đài Loan, Mỹ công bố là khoảng 1300 quả).
II-QUAN HỆ HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI LOAN
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
1- Hai bờ mong muốn xích lại gần nhau:
-Trung Quốc không hề từ bỏ nguyên tắc một Trung Quốc và Đài Loan là một
bộ phận lãnh thổ không thể tách rời. Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế, khu vực, trong
4


nước hiện nay Trung Quốc đang có điều chỉnh về sách lược trong quan hệ với Đài
Loan.
* Những bước đột phá trong đối thoại quan hệ hai bờ
- Tháng 4,5 /2005 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc Dân đảng là Liên Chiến, Tống
Du Sơ đều thăm Trung Quốc Đại lục. Các chuyến đi này được dư luận quốc tế đánh
giá là chuyến đi “ phá băng, “ “ mở đường” trong quan hệ hai bờ. Ngày 16/4/2005 khi

tiếp Chủ tịch Quốc Dân đảng là Liên Chiến, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa
ra kiến nghị 4 điểm:
+ “Kiên trì nhận thức chung 1992” “ là cơ sở ;
+ Mưu cầu sự giầu có cho đồng bào hai bờ là mục tiêu căn bản;
+ Khơi sâu hợp tác giao lưu cùng có lợi, cùng thắng lợi là con đường hữu hiệu;
+ Triển khai hiệp thương bình đẳng là con đường phải qua để thực hiện hoà
bình, phát triển giữa hai bờ.
(Lúc này chính quyền ở Đài Loan do Đảng Dân tiến (DDP) của Trần Thuỷ
Biển cầm quyền.).
-Bước vào Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi
thúc đẩy hiệp thương chính trị hai bờ eo biển.
-3 tuần sau khi Mã Anh Cửu của Quốc Dân đảng giành chiến thắng trong bầu
cử Tổng thống Đài Loan, ngày 12/4 bên lề Diễn đàn Châu Á Bác Ngao-tại Hải
Nam,Trung Quốc đã diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Phó
Tổng thống Đài Loan mới đắc cử Tiêu Vạn Tường, cuộc gặp xã giao nhưng kéo dài
20 phút và Tiêu Vạn Tường đã nêu phương châm 16 chữ trong quan hệ hai bờ “ nhìn
vào hiện thực, mở ra tương lai, gác lại tranh chấp, cùng giành thắng lợi” ( trong diễn
văn nhậm chức của Tổng thống Mã Anh Cửu ngày 20/5/2008 cũng nhắc lại phương
châm này).
- Gặp gỡ thượng đỉnh giữa hai bên : 29/4/2008 khi tiếp Liên Chiến, Hồ Cẩm
Đào đưa ra phương châm 16 chữ :” Tin tưởng lẫn nhau, gác lại tranh cãi, cầu đồng
tồn dị, hai bên cùng thắng” ( xây dựng niềm tin , gác lại tranh cãi, gạt bỏ những bất
đồng, mưu cầu những điểm đồng, tạo ra cục diện hai bên cùng thắng).
- 28/5 /2008 Chủ tịch Quốc Dân đảng Ngô Bá Hùng thăm Trung Quốc hai bên
thống nhất: “hoà bình, phát triển là viển cảnh chung” trong quan hệ hai bờ. Và đưa ra
nhận thức chung : “Hai bờ cùng thuộc dân tộcTrung Hoa”. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào “
Thiên tai vô tình nhân hữu tình”. ( Chú ý bối cảnh chuyến thăm):
+Quốc Dân đảng giành thắng lợi trong bầu cử Tổng thống Đài Loan năm 2008,
cơ hội khác trước nhiều.
5



+Chuyến thăm khác thường sau thảm hoạ động đất ở Tứ Xuyên và trước Lễ
khai mạc Đại hội Olimpic Bắc Kinh năm 2008, mang theo tiền hàng cứu trợ người
dân Tứ Xuyên bị động đất.
+Trong bối cảnh hai bên đều cùng có tư duy mới trong quan hệ hai bờ.
- Hiện nay hai bên đã thỏa thuận xong các chuyến bay trực tiếp từ Đại Lục tới
Đài Loan và ngược lại bắt đầu từ ngày 4/7/2008, trong đó từ Đài Loan sang Địa Lục
9 chuyến/ tuần, Đại Lục sang Đài Loan 6 chuyến/ tuần.. Gần đây lãnh đạo cao cấp
Trung Quốc thông báo sẽ giảm số tên lửa hướng vào Đài Loan.
-Hai bên cũng đã đạt được thỏa thuận chung về thiếp lập “ Thị trường chung
hai bờ” và đã được đưa vào thông báo chung và hiện đã trở thành cương lĩnh chính trị
của Quốc Dân đảng.
2- Quan hệ hai bờ là cục diện“ hai lớn kẹp một nhỏ”.
“ Giữ nguyên hiện trạng hai bờ eo biển” là trục chủ đạo mà ba bên MỹTrung Đài -đều chấp nhận
-Với Mỹ : Đài Loan là “ Đồng minh đáng tin cậy nhất ở Đông Bắc Á” là
““Chiến hạm không chìm”, “ là ngọn hải đăng dân chủ” đối với Đại Lục.
+ Đài Loan quân bài mặc cả có giá của Mỹ đối với Trung Quốc. Một mặt Mỹ
thừa nhận nguyên tắc : “ Một Trung Quốc” nhưng mặt khác vẫn tiếp tục duy trì “
Luật quan hệ với Đài Loan”đã được ban hành 10/4/1979 trong đó có việc Mỹ sẽ cung
cấp vũ khí cho Đài Loan và duy trì khả năng can thiệp vũ trang khi cần thiết. ( Mỹ sẽ
bàn giao máy bay chiến đấu hiện đại F16 cho Đài Loan trong thời gian tới, sau thời
gian dài trì hoãn dưới thời Trần Thủy Biển).
+ Giữ nguyên hiện trạng hai bờ với Mỹ đó là:
“ Không thống nhất, không độc lập, không chiến tranh, không hoà bình” và đó
là lợi ích lớn nhất đối với Mỹ.
+Tuy nhiên trước diến biến mới hiện nay, Mỹ có thể phải điều chỉnh chiến lược
đối với Đài Loan từ “ phòng ngừa độc lập” sang “ phòng ngừa thống nhất”.
-Trung Quốc : uyển chuyển và nắm chắc quyền chủ động
( 5 điểm đề nghị với Châu Á và khu vực : Tăng thêm sự tin cậy nhau về chính

trị; đi sâu hợp tác kinh tế; cùng nhau đối phó với thách thức; tăng cường giao lưu về
văn hóa và con nguời;kiên trì mở cửa- Hồ Cẩm Đào Diễn đàn Bắc Ngao12/4/2008).
+Duy trỡ hiện trạng Eo biển Đài Loan theo khuôn khổ "một Trung Quốc" và
tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

6


+ Sử dụng sức mạnh tổng hợp, kiên quyết phản đối "Đài Loan độc lập" dưới
mọi hình thức, mọi cấp độ, mọi nơi.
+ Dùng biện pháp pháp luật để răn đe và kiềm chế "Đài Loan độc lập".
( phương châm 9 chữ của Hồ Cẩm Đào 9/2004 : chuẩn bị đánh, tranh thủ đàm, không
sợ lâu);
+ Chủ động giành lấy quyền phát ngôn và quyền chế định các nguyên tắc trong
quan hệ hai bờ.
+ Xây dựng cơ sở giao lưu giữa các chính đảng hai bờ, mở ra cục diện mới
giao lưu hai bờ.
+ Lợi dụng Mỹ để kiềm chế thế lực "Đài Loan độc lập".
Mặt khác Trung Quốc mềm mại, uyển chuyển hơn trong đối sách với Đài
Loan.
+Trước đây Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan đều lấy “ Nhận thức chung 1992” tức
là : một Trung Quốc, không cần giải thích thêm” làm nguyên tắc để ứng xử trong
quan hệ. Nhưng phía Đài Loan giải thích là nguyên tắc “ một Trung Quốc , các bên
tự lý giải” và quan điểm đó ban đầu không được Trung Quốc chấp nhận. Nay Trung
Quốc chấp nhận gác lại nhận thức “ một Trung Quốc , các bên tự lý giải” hay gác lại
tranh cãi “ một Trung Quốc” tạo ra cục diện hai bên đều thắng là sự nhượng bộ ở
mức rất lớn đối với Trung Quốc để khôi phục và thúc đẩy phát triển quan hệ hiệp
thương giữa hai bờ.
+Thứ hai, hiện nay uy tín Trung Quốc đang bị ảnh hưởng qua vụ trấn áp mạnh
tay nhưng kẻ bạo loạn ở Tây Tạng hồi tháng 3 vừa qua và nguy cơ bất ổn an ninh

trong Đại hội Olimpic Bắc Kinh vì thế nếu quá cứng rắn trong vấn đề Đài Loan sẽ lại
bị Mỹ, Châu Âu chỉ trích sẽ làm cho uy tín, vị thế Trung Quốc tiếp tục bị mất điểm.
( Theo tờ Thời báo Tài chính và Cơ quan điều tra dân ý Harit của Anh tiến hành cho
thấy đối với người Châu Âu hiện nay thì Trung Quốc trở thành mối đe doạ lớn nhất
với ổn định toàn cầu ( vượt qua cả Mỹ, Iran, Bắc Triều Tiên). Còn đối với người Mỹ ,
theo điều tra của Trung tâm điều tra dân ý Ga lớp- Mỹ công bố hồi tháng 2/2008 có
35% ý kiến cho rằng người Mỹ đã coi Trung Quốc là kẻ thù số 3 của Mỹ sau Iran và
Irắc.
+Thứ ba: Chính sách của Đảng Dân tiến trước đây với Đại lục là “ chống
Trung Quốc không chống Cộng” còn chính sách của Quốc Dân dảng là “ chống Cộng
không chống Trung Quốc”. Thực ra không thể tách rời giữa “ chống Trung Quốc
7


không chống Cộng” và “ chống Cộng không chống Trung Quốc”. được nhưng với
phương diện ngoại giao và đối sách Trung Quốc cho rằng Đài Loan chống cộng
Trung Quốc không sợ, thích cứ chống nhưng Trung Quốc không cho phép “ chống
Trung Quốc “ vì như vậy vi phạm vào nguyên tắc” một Trung Quốc” nên Đại Lục
mềm dẻo với Quốc Dân đảng hơn.
+Thứ tư, vấn đề cốt lõi nhất đối với Trung Quốc là việc thu hồi Đài Loan là ý
chí, quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, và dân tộc Trung Hoa, tuy nhiên đây là vấn đề
màTrung Quốc không thể làm ngay được trong thời điểm này cần phải có thời gian
và chờ đợi sự “ tự diễn biến” trong nội bộ Đài Loan.
-Đài Loan : đối thoại để hòa bình và phát triển; “thừa nhận nhận thức chung
1992”, nhưng giữ nguyên hiện trạng đó là “ Không độc lập, không thống nhất”.
*Cơ hội cho hòa giải và thống nhất giữa hai bờ:
+ Sự thay đổi về đảng cầm quyền hiện nay ở Đài Loan ưu thế đã nghiêng sang
phe “lam” của Quốc Dân đảng với số lượng áp đảo trong Quốc hội và nắm ghế Tổng
thống, Phó Tổng thống; Quốc Dân đảng hiện nay ở trong thế “ một đảng cầm quyền”
chứ không phải đa đảng. (Quốc hội Quốc Dân đảng chiếm đa số, Tổng thống, Phó

Tổng thống đều là người của Quốc Dân đảng) nên các quốc sách khi Quốc Dân đản
đưa ra Quốc hội dễ bề được thông qua hơn.
+Thắng lợi của Mã Anh Cửu và Quốc Dân đảng cho thấy sự thay đổi về tâm lý
xã hội của người ân Đài Loan mong muốn ổn định, hòa bình, phát triển chứ không
muốn căng thẳng, đối đầu.
+ Thừa nhận “ nhận thức chung 1992” của Mã Anh Cửu và Quốc Dân đảng,
chủ trương khôi phục hiệp thương tạo ra triển vọng hòa bình hợp tác phát triển giữa
hai bờ là cơ hội chưa từng có trong quan hệ hai bờ từ trước đến nay.
+ Lần đầu tiên trong suốt gần 60 năm qua có dấu hiệu “ hòa giải” trong quan hệ
giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng cầm quyền ở Đài Loan.
* Những thách thức:
+ Hai vấn đề cốt lõi nhất với người dân Đài Loan hiện nay là : cùng với Đại
Lục chung sống hoà bình nhưng không từ bỏ sự thừa nhận chủ quyền đối với Đài
Loan (35,8% số người dân được trưng cầu ngày 20/3/2008 đồng ý Đài Loan ra nhập
LHQ với Quốc hiệu Đài Loan).
+Đảng Dân Tiến tuy thất bại nhưng tỷ lệ phiếu vẫn được 40%, không phải cam
chịu thất bại mà vẫn sẽ tìm mọi cách quay trở lạ chính trường với chủ trương “ Đài
Loan độc lập” sẽ gây khó khăn cho Quốc Dân đảng ( trước đây Trần Thủy Biển dùng
8


mọi cách – kể cả việc dựng lên kịch bản vụ ám sát trong vận động bầu cử Tổng thống
năm 2004 để tiếp tục làm Tổng thống).
+ Chủ trương đối thoại, hòa bình với Đại Lục nhưng Đài Loan không thể bỏ
qua lợi ích của Mỹ, không thể làm phật ý Mỹ. Tình thế của Mã Anh Cửu hiện nay
cũng mạo hiểm như diễn viên xiếc trên dây trong quan hệ tay ba Mỹ- Trung -Đài.
* 5 hy vọng và 5 không muốn của người dân Đài Loan với Quốc dân Đảng
và Mã Anh Cửu:
- Hy vọng chính quyền liêm chính, không tham nhũng;
-Hy vọng chính trị ổn định, không đấu tranh nội bộ;

- Hy vọng dân tộc đoàn kết; khôn giàu nghèo chia rẽ;
- Hy vọng hai bờ hoà bình, không chiến tranh.
3- Những điều kiện để “Duy trì hiện trạng” được tiếp tục:
- Khôi phục đối thoại, đàm phán hòa bình trên cơ sở nguyên tắc “ một Trung
Quốc” và phải có sự đồng thuận trong nội bộ của cả 3 bên : Mỹ- Trung- Đài và có cơ
chế cho các cuộc đàm phán tay đôi, tay ba.
- Tiến tới ký kết được hiệp định hòa bình giữa hai bờ eo biển.
4- Một số vấn đề rút ra, thái độ trách nhiệm của ta
- Những diễn biến mới tích cực trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và khu
vực Đông Bắc Á và Bán đảo Triều Tiên gần đây là phù hợp với xu thế chung hiện
nay như nhận định của Đảng ta tại Đại hội lần thứ X. “Hoà bình, hợp tác và phát
triển vẫn là xu hướng chủ đạo của vận động thế giới’.
-Hai bên đều nhận thức chung được vấn đề phát triển kinh tế và ổn định chính
trị là đều cốt lõi để phát triển đất nước; mặt khác từ lợi ích dân tộc, của nhân dân hai
bờ nên hai bên đã có những điều chỉnh tích cực với nhận thức chung “ hai bờ cùng
thuộc dân tộc Trung Hoa” để thay thế và làm nhạt nguyên tắc “ Một Trung Quốc” và
“ Nhận thức chung 1992”.
-Trung Quốc đang kiến tạo một con đường mới trong việc thu hồi Đài Loan
bằng kết hợp sức mạnh mềm ( kinh tế- chính trị- ngoại giao ) và cả răn đe về quân sự
( Luật chống ly khai 2004, xây dựng căn cứ quân sự tầu ngầm hạt nhân Tam Á- tại
Hải Nam). Mặt khác Trung Quốc đang thực hiện một sách lược mới, thử nghiệm một
mô hình mới : Một dân tộc, một chủ quyền, hai thực thể hoặc hai chính quyền đối với
Đài Loan, khác với mô hình Hồng Công, Ma Cao : Một nước hai chế độ.
-Trong năm 2008, xu thế hoà bình, ổn định ở Eo biển Đài Loan được hình
thành và có thể được duy trì trong một thời gian nhất định.Tuy nhiên Trung Quốc khó
có thể thu hồi ngay được Đài Loan trong thời gian ngắn, đến 2012 có thể là năm then
9


chốt đối với quan hệ hai bờ, lúc đó Mã Anh Cửu có thể tiếp tục tái cử nhiệm kỳ Tổng

thống thứ 2, Hồ Cẩm Đào cũng là năm cuối của nhiệm kỳ hai nên có thể tạo bước đột
phá quyết định thống nhất hai bờ đưa Đài Loan về với Trung Quốc
- Vấn đề đăt ra cần tiếp tục nghiên cứu :
+Nếu Đài Loan chấp nhận duy trì giứ nguyên hiện trạng qua hệ hai bờ và đi
theo xu hướn đối thoại, hòa bình hợp tác phát triển tì quan hệ hai bờ eo biển sẽ có
những bước tiến triển mới.
+ Nếu Trung Quốc còn giữ được thái độ kiên trì, mềm mỏng, kiềm chế đối với
Đài Loan và Mỹ thì cục diện qua hệ hai bờ eo biển vấn tiếp tục diễn biến theo xu
hướng tích cực.
+ Nếu Mỹ “biết mình, biết người, biết xử lý hài hòa “ giữa lợi ích chiến lựoc
trong quan hệ Trung- Mỹ- Đài và không can thiệp quá sâu vào nọi bộ công việc của
Trung Quốc và Đài loan thì hiện trạng quan hệ hai bờ sẽ tiệpc tục được duy trì theo
hướng tich cực.
+ Nếu một trong ba bên có những quyết đinh cực đoan, sai lầm thì tình hình hai
bờ en biển sẽ đứng trước những diễn biến phức tạp, khó lường.
+ Từ trước đến nay, mỗi khi bầu cử Tổng thống Mỹ, thì Trung Quốc hay ““làm
mình làm mẩy” và bầu cử Tổng thống Đài Loan , Mỹ thường “làm mưa làm gió”
nưng lần này theo giới quan sát quốc tế hai bên có vẻ “cầm chừng”, để cho “biển
lặng” ; phải chăng có một sự “thỏa hiệp ngầm” nào đó, mọt cái “ bắt tay sau lưng”;
một cú “ đi đêm” giữa Mỹ và Trung Quốc”?
*Thái độ, trách nhiệm của ta:
-Khẳng định nguyên tắc thế giới chỉ có một nước Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa và coi đây là công việc nội bộ của Trung Quốc.
-Mong muốn hòa bình, phát triển ổn định trong khu vực và hai bờ eo biển.
- Khôn khéo, tỉnh táo trong mối quan hệ với Đài Loan (Đài Loan hiện là đối
tác kinh tế lớn của ta hiện nay).
-Sẵn sàng đối phó với những diễn biến phức tạp, trước, trong, sau khi Trung
Quốc thu hồi Đài Loan ( vì Đài Loan đang chiếm giữ Đảo Ba Bình- Đảo lớn nhất
quần đảo Trường Sa hiện nay).
+-Cái gọi là chủ quyền chỉ là đấu tranh quyền lực trên phương diện chính trị,

còn lối sống và giá trị cơ bản là cái gốc có liên quan chặt chẽ đến sự giàu có và hạnh
phúc của nhân dân. Khi nhân dân hai bờ đều được hưởng đời sống dân chủ, đều có
được giá trị cơ bản, thì vấn đề chủ quyền sẽ không còn vấn đề lớn nữa. Hiện nay đã
10


có Ma Cao, Hồng Kông về với Trung Quốc những vẫn phồn vinh, phát triển tự do.
Đây chính là tư duy mới hai bờ cần có để thực hiện hoà bình phát triển.
- Mặt khác sự gần gũi hơn về quan hệ kinh tế, có nghĩa tăng sự phụ thuộc chính
trị và kết quả là chủ nghĩa chính trị phiên lưu ( Đài Loan độc lập) của Trần Thuỷ Biển
cũng sẽ đi theo Trần Thuỷ Biển.
- Hai vấn đề cốt lõi nhất với người dân Đài Loan hiện nay là : cùng với Đại
Lục chung sống hoà bình nhưng không từ bỏ sự thừa nhận chủ quyền đối với Đài
Loan.
*Dự báo những xu hướng lớn đối với Đài Loan sau khi Quốc Dân ẩng quay
lại nắm quyền:
-Lĩnh vực hình thái ý thức sẽ có sự thay đổi từ cực đoan dân tộc sang hình thái
ý thức tiến bộ, bao dung và hoà giải.
- Cùng với việc giao lưu trực tiếp về kinh tế, văn hoá giữa nhân dân hai bờ và
trực tiếp “ tam thông ‘ giữa hai bờ sẽ đưa quan hệ hai bờ hoà dịu hơn.
- Chính sách quan hệ hai bờ sẽ những thay đổi: Trong 8 năm Trần Thuỷ Biển
làm Tổng thống Đài Loan, chính sách hai bờ chủ yếu lấy đấu tranh là chính, Trần
Thuỷ Biên kiên quyết “ Đài Loan độc lập”. Trung Quốc kiên quyết ngăn chặn việc đó
dẫn đến tình trạng eo biển Đài Loan luôn là “ thùng thuốc súng”, nay Quốc Dân đảng
quay lại nắm quyền Mã Anh Cửu chủ trương hoà bình phát triển và cũng được Trung
Quốc chấp thuận.
-Kinh tế Đài Loan cũng có bước phát triển mới. Trung Quốc luôn coi việc hợp
tác phát triển kinh tế là yếu tố chủ đạo trong quan hệ với Đài Loan. Khi không khí
hoà dịu giữa hai bờ được xác lập, kinh tế Đài Loan có cơ hội phục hồi, sẽ lôi kéo
được các nhà đầu tư nước ngoài và được TRung Quốc ủng hộ tích cựchơn trong khu

mậu dịch Trung Quốc – ASEAN.
-Cục diện các đảng phái trong nội bộ Đài Loan cũng có những biến đổi. Đảng
Dân tiến bị chia rẽ, mâu thuẫn suy yếu trong vòng 8-12 năm nữa Đảng Dân tiến khó
có thể quay lại cầm quyền.
-Địa vị của Đài Loan củng có bước thay đổi, sau khi căng thẳng, đối đầu đã
được loại bỏ trong quan hệ hai bờ, thực hiện chính sách hoà bình. phát triển là cơ sở
để Đài Loan có bước phát triển mới.
-Trong quan hệ Mỹ- Đài, việc ưu tiên lợi ích chiến lược của Mỹ là nguyên tắc
cơ bản, đảng Dân Tiến và Trần Thuỷ Biển đã làm tổn hại đến nguyên tắc này. Dùng
11


Đài Loan là con bài để kiềm chế Trung Quốc vẫn được sử dụng, nhưng Đài Loan sẽ
phải thực hiện chính sách không thể phá vỡ quan hệ lớn –Mỹ- Trung.
- Tính chất chính trị trong bầu cử của Đài Loan có thay đổi theo hướng minh
bạch hơn. Thời gian Trần Thuỷ Biển làm tổng thống đã có quá nhiều sự cố và các thủ
đoạn bầu cử không minh bạch (việc Trần Thuỷ Biển dựng lên kịch bản bị ám sát
trong vận động bầu cử năm 2004).
Tóm lại: Quốc Dân đảng và Mã Anh Cửu trong thời gian tới muốn đưa Đài
Loan phát triển phải xử lý được các vấn đề sau đây : phải xoá được hình thái ý thức
cực đoan; phải nắm chắc được cục diện quan hệ 2 bờ; phải bảo vệ quan hệ Đài Mỹ;
giữ được chính trị nội bộ ổn định, minh bạch; xử lý được các mâu thuẫn xã hội ổn
thoả.

hiện trạng Eo biển Đài Loan, mà còn phản đối những hành vi và lời nói của Trần
Thủy Biển. Mấy năm gần đây, phía Mỹ chú ý cao độ đến lời nói và hành động của
Trần Thủy Biển trong vấn đề "Đài Loan độc lập". Vào những thời điểm cần thiết đã
công khai bày tỏ sự phê phán đối với Nhà cầm quyền Đài Loan, như trong vấn đề "bỏ
phiếu trưng cầu dân ý"... Thái độ của Mỹ đã có tác dụng kiềm chế nhất định đối với
hành động mạo hiểm theo đuổi "Đài Loan độc lập" của Trần Thủy Biển.

Thứ ba, cùng với sự trỗi dậy hơn nữa của Trung Quốc, những hoài nghi đối với
Trung Quốc sẽ giảm đi, những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề Đài Loan đưa tới cũng
giảm đi. Điều không thể phủ nhận là sự trỗi dậy của bản thân Trung Quốc với tư cách
là nước lớn thế giới không thể không đưa tới sự hoài nghi, lo ngại của một số nước
trong cộng đồng quốc tế. Một số nước và khu vực, xuất phát từ tư duy chính trị quốc
tế truyền thống, cho rằng bản thân sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc đã làm
suy yếu địa vị và ảnh hưởng của họ. Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu đều cho là
như vậy, một số nước Đông Nam Á càng không thể không cho là như vậy.
Sự thực chứng minh, việc xoá bỏ sự hoài nghi của một số nước và khu vực đối với sự
trỗi dậy của Trung Quốc, việc giảm bớt những nhân tố tiêu cực do vấn đề Đài Loan
đưa tới, cuối cùng vẫn phải dựa vào sự trỗi dậy của bản thân Trung Quốc để giải
quyết. Trải qua hơn 20 năm phát triển, cho đến nay kinh tế Trung Quốc đã hoàn toàn
hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Mối liên hệ trên các mặt giữa Trung Quốc và các
12


nước trên thế giới ngày càng chặt chẽ, đã hình thành nên cục diện "trong tôi có anh,
trong anh có tôi", dựa vào nhau cùng tồn tại. Giữa Trung Quốc với các nước lớn chủ
yếu trên thế giới, giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, giữa Trung Quốc với
các tổ chức quốc tế và khu vực chủ yếu trên thế giới càng có nhiều vấn đề quan trọng
cần hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết. Trung Quốc càng cần phải đảm nhiệm
nhiều hơn nữa trách nhiệm quốc tế. Cộng đồng quốc tế cũng ngày càng nhận thức
được điều này. Mỹ cũng không ngừng nhấn mạnh đến địa vị quốc tế ngày càng tăng
lên của Trung Quốc, hy vọng Trung Quốc phát huy vai trò trách nhiệm hơn nữa trong
công việc quốc tế. Liên minh châu Âu cũng cho rằng Trung Quốc cần đảm nhận
nghĩa vụ và trách nhiệm nhiều hơn đối với sự phát triển của toàn cầu. Điều này chứng
minh, bất kỳ nước nào gây phiền phức cho Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan đều là
vừa không sáng suốt, vừa không phù hợp với lợi ích lâu dài của nước đó. Trong vấn
đề Đài Loan, tôn trọng lợi ích quốc gia của Trung Quốc, cùng Trung Quốc phát triển
mối quan hệ hợp tác cùng thắng lợi mới là hành động sáng suốt. Điều có thể khẳng

định là trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc, cùng với việc Trung Quốc thực hiện
chính sách ngoại giao hòa bình, quan niệm thế giới hài hòa ngày càng đi vào lòng
người, sự hoài nghi của một số nước và khu vực đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc,
đối với những nhân tố tiêu cực do vấn đề Đài Loan đưa tới cũng dần dần giảm đi.
Có thể thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra môi trường quốc tế tốt đẹp cho việc
giải quyết vấn đề Đài Loan, thực hiện thống nhất đất nước. Thời gian đứng về phía
chúng ta, không đứng về phía thế lực theo đuổi "Đài Loan độc lập". Có thể khẳng
định cùng với sự trỗi dậy và phát triển hơn nữa của Trung Quốc, điều kiện trong nước
và môi trường quốc tế để thực hiện thống nhất đất nước của Trung Quốc ngày càng
trở nên thuận lợi.
2- Sự biến đổi của cục diện nước lớn và sự lựa chọn của Đài Loan
Sự biến đổi của cục diện nước lớn kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay cũng
nẩy sinh ảnh hưởng to lớn đến việc Đài Loan lựa chọn chính sách đối với Đại Lục.
Một mặt, kể từ khi Lý Đăng Huy lên cầm quyền đến nay, Đài Loan bắt đầu đi theo
con đường theo đuổi "Đài Loan độc lập", đối kháng với Đại Lục, để hy vọng nhận
được sự ủng hộ của một số thế lực bên ngoài. Mặt khác, kể từ khi bước vào thế kỷ 21
đến nay, cùng với sự biến đổi của cục diện nước lớn, đặc biệt là sự thúc đẩy hơn nữa
hợp tác kinh tế văn hóa hai bờ, những cố gắng của các đảng phái đối lập và dân
13


chúng Đài Loan trong việc thúc đẩy giao lưu chính đảng và dân gian giữa hai bờ đã
trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hai bờ phát triển, bảo vệ ổn
định Eo biển Đài Loan, cũng đại diện cho một phương hướng phát triển quan hệ hai
bờ.
Đài Loan từ năm 2000 khi đảng Dân Tiến cầm quyền đến nay đã ra sức thúc đẩy vấn
đề "Đài Loan độc lập". Thủ đoạn chủ yếu là thông qua các hình thức "bỏ phiếu trưng
cầu dân ý", "sửa đổi hiến pháp"... để thực hiện "Đài Loan độc lập về pháp lý", thông
qua các biện pháp "phi Trung Quốc hóa", tăng cường nhận thức chung về "chủ thể
Đài Loan". Nhà cầm quyền Trần Thủy Biển thúc đẩy "Đài Loan độc lập về pháp lý"

trong bối cảnh vấp phải sự phản đối và kiềm chế của Đại Lục, của cộng đồng quốc tế
và của ý nguyện chính của dân chúng Đài Loan, cho đến nay vẫn chưa có tiến triển
gì, nhưng tính chất nguy hiểm của nó vẫn tồn tại.
Đương nhiên chúng ta cũng phải thấy rằng do thế lực "Đài Loan độc lập" lo lắng mất
đi thời cơ tốt nhất để thực hiện "Đài Loan độc lập", nên cũng tăng nhanh bước thúc
đẩy thực hiện "Đài Loan độc lập". Vì thế nguồn gốc đưa tới sự căng thẳng giữa hai
bờ vẫn chưa bị xoá bỏ, khả năng nổ ra khủng hoảng ở Eo biển Đài Loan vẫn tồn tại.
Nhưng với cố gắng chung của đồng bào hai bờ và cộng đồng quốc tế, chúng ta hoàn
toàn có thể tin tưởng có khả năng và có biện pháp kiềm chế thế lực "Đài Loan độc
lập", bảo vệ hòa bình Eo biển Đài Loan.
3- Đại Lục nắm chắc quyền chủ động ở Eo biển Đài Loan
Kể từ khi bước sang thế kỷ 21 đến nay, cùng với việc điều chỉnh không ngừng quan
hệ giữa Trung Quốc với các nước lớn có liên quan, đặc biệt là sự trỗi dậy nhanh
chóng của Trung Quốc, cộng thêm sự điều chỉnh thích hợp chính sách của Đại Lục
đối với vấn đề Đài Loan, đã khiến Đại Lục dần dần nắm quyền chủ động đối với sự
phát triển của cục diện Eo biển Đài Loan:
-Việc duy trì hiện trạng Eo biển Đài Loan theo khuôn khổ "một Trung Quốc" và việc
theo đuổi hòa bình thống nhất hai bờ đã nhận được sự lý giải rộng rãi của cộng đồng
quốc tế.
- Sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc đã cung cấp cơ sở vật chất chắc chắn cho
việc phản đối "Đài Loan độc lập" và bảo vệ ổn định Eo biển Đài Loan.
- Việc chế định "Luật chống chia cắt đất nước" đã mở ra con đường mới dùng biện
pháp pháp luật để răn đe và kiềm chế thế lực "Đài Loan độc lập".

14


- Việc lựa chọn chiến lược và sách lược đối với chính sách Đài Loan đã củng cố hơn
nữa quyền chủ đạo của Đại Lục đối với sự phát triển của cục diện Eo biển Đài Loan.
Các biện pháp chủ yếu để giành quyền chủ động đối với cục diện Eo biển Đài Loan:

- Làm suy yếu các cuộc tranh luận về "Đài Loan độc lập".
- Tích cực chủ động giành lấy quyền phát ngôn và quyền chế định các nguyên tắc
trong quan hệ hai bờ.
- Xây dựng cơ sở giao lưu giữa các chính đảng hai bờ, mở ra cục diện mới giao lưu
hai bờ.
- Lợi dụng Mỹ để kiềm chế thế lực "Đài Loan độc lập".
Trên cơ sở nguyên tắc "một Trung Quốc" và thực hiện mục tiêu cuối cùng thống nhất
đất nước, việc điều chỉnh chính sách của Đại Lục đối với Đài Loan ngày càng phát
triển theo hướng lý tính, thực dụng và hiệu quả. Trong quá trình thống nhất đất nước,
niềm tin và quyền chủ động của Đại Lục ngày càng được thể hiện rõ.
4- Những biến đổi của cục diện nước lớn và diễn biến của cục diện Eo biển Đài
Loan
Các nhân tố hiện nay đều thể hiện rõ tình thế hoàn toàn bất lợi đối với thế lực "Đài
Loan độc lập":
- Môi trường bên ngoài bất lợi đối với thế lực "Đài Loan độc lập": Nhìn tổng thể mà
nói, qua một thời gian điều chỉnh, kể từ khi bước sang thế kỷ 21 đến nay, quan hệ
giữa các nước lớn ngày càng phát triển theo hướng ổn định. Mối quan hệ giữa các
nước lớn tuy vẫn còn tồn tại mâu thuẫn và xung đột, nhưng về bản chất đã không còn
là mối quan hệ thù địch như thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Một học giả đã từng nói "do
việc tăng cường trao đổi kinh tế mậu dịch và giao lưu nhân viên, một đặc điểm quan
trọng giữa các nước trong thời đại toàn cầu hóa là bầu không khí thương mại đã làm
mềm 'tính cứng rắn' của sự đối kháng, nhân tố kinh tế đã mở rộng nhận thức chung".
Môi trưòng quốc tế tương đối ổn định về cơ bản đã kiềm chế khả năng thế lực "Đài
Loan độc lập" lợi dụng sự can thiệp của thế lực bên ngoài để "đục nước béo cò". Một
môi trường quốc tế thiếu sự đối kháng cứng rắn giữa Trung Quốc với các nước lớn
khác sẽ khiến phí tổn để thế lực "Đài Loan độc lập" trượt theo con đường nguy hiểm
sẽ tăng lên, còn khả năng thành công hầu như bằng không. Đây là nhân tố quan trọng
kiềm chế thế lực "Đài Loan độc lập", cũng là nhân tố quan trọng duy trì trạng thái cân
bằng giữa hai bờ.
- Tình hình mới của quan hệ hai bờ cũng bất lợi cho thế lực "Đài Loan độc lập". Năm

2005, sự phát triển quan hệ hai bờ đã bước vào thời kỳ mới được đánh dấu bằng việc
15


Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra "ý kiến 4 điểm" về phát triển quan hệ hai bờ trong tình
hình mới và Quốc hội thông qua "Luật chống chia cắt đất nước". Mấy năm gần đây,
sự trao đổi kinh tế mậu dịch hai bờ luôn giữ xu thế phát triển. Mậu dịch hai bờ tăng
trưởng nhanh, mức độ dựa vào nhau ngày càng nâng cao, quan hệ mậu dịch hai bờ
càng trở nên mật thiết. Đúng như nhận định của một số học giả, trong 2 năm qua
quan hệ hai bờ thực chất đang ở vào thời kỳ mật thiết nhất kể từ năm 1949 đến nay.
Sự giao lưu kinh tế mậu dịch, văn hóa, nhân viên giữa hai bờ đã thúc đẩy sự hiểu biết
và tình cảm giữa đồng bào hai bờ, trở thành đầu mối quan trọng làm khăng khít thêm
tình cảm giữa đồng bào hai bờ, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển và ổn định
quan hệ hai bờ.

Điểm nóng tiềm tàng về an ninh trong khu vực và thế giới
Năm 1949, cuộc nội chiến “Quốc - Cộng” ở Trung Quốc kết thúc với thắng lợi của
quân đội cách mạng được Liên Xô giúp đỡ, phe Quốc dân Đảng thất bại, được Mỹ
giúp sức chạy ra đảo Đài Loan lánh nạn hòng xây dựng đảo này thành “vương
quốc” độc lập, thành “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm”, chờ thời cơ.
Trong 10 năm qua, nhất là dưới hai thời Tổng thống gần đây, Đài Loan thường
xuyên tự nhận mình là một thực thể có chủ quyền và độc lập. Trong khi đó, Trung
Quốc đại lục không ngừng lớn mạnh, đang “trỗi dậy” thành cường quốc khu vực và
thế giới. Khẳng định chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất trên thế giới và Đài
Loan là một tỉnh của mình, Trung Quốc luôn tỏ rõ thái độ thu hồi Đài Loan kể cả
bằng biện pháp quân sự nếu cần thiết hoặc theo công thức “một nước hai chế độ”
như kiểu Hồng Công.
Căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan đã từng khiến hai bên đã có cuộc đấu pháo dài
ngày qua eo biển Đài Loan vào năm 1958, suýt lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến tranh
tổng lực với Trung Quốc làm chấn động cả thế giới.

Từ đó đến nay, tuy không xảy ra xung đột vũ trang lớn, nhưng thỉnh thoảng lại dấy
lên cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan mỗi khi thế lực “Đài Loan độc lập” tăng
cường hoạt động, và Trung Quốc phản ứng gay gắt. Lập trường của Trung Quốc là
rõ ràng, trong “Luật chống ly khai” năm 2005 cho thấy, nếu thế lực “Đài Loan độc
16


lập” cố tình thực hiện ý đồ của mình, dứt khoát tuyên bố Đài Loan độc lập và Mỹ
ủng hộ việc đó thì việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc là điều không tránh khỏi.
Trên thực tế, các “kịch bản” chiến tranh, phương án tác chiến của hai bờ eo biển đã
được vạch ra và luôn được điều chỉnh, bổ sung. Tờ “Đông Phương” xuất bản ở
Hồng Công, ra ngày 25-12-2007 đã viết về kế hoạch “đánh đòn phủ đầu” của Trung
Quốc. Theo báo này, mới đây, các chuyên gia quân sự Mỹ đã thảo luận sôi nổi về
sách lược “đánh đòn phủ đầu” của Trung Quốc đối với Mỹ, thậm chí còn dự đoán
Trung Quốc có thể dùng cả vũ khí hạt nhân đe dọa, nếu Mỹ can thiệp vào cuộc xung
đột ở eo biển Đài Loan… Dù độ chính xác của những thông tin như vậy đến mức
nào thì điều này cũng cho thấy nếu xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh ở eo biển
Đài Loan, an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và thế giới sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Vấn đề thống nhất Trung Quốc
Việc thống nhất đất nước, hoà hợp dân tộc luôn luôn là niềm khát khao cháy bỏng
của nhân dân và dân tộc Trung Hoa. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã và đang
có những nỗ lực không mệt mỏi, không ngừng phấn đấu cho “đại nghiệp thống nhất
đất nước”.
Đầu năm 1979, Quốc hội Trung Quốc công bố “Thư gửi nhân dân Đài Loan”, lấy
phương châm “hoà bình thống nhất” thay phương thức “giải phóng bằng vũ lực”.
Năm 1982, Đặng Tiểu Bình đưa ra ý tưởng “một nước hai chế độ” thể hiện quan
điểm cơ bản về chính sách đối với Hồng Công và Đài Loan. Từ sau đó, chính sách
của Bắc Kinh đối với Đài Loan có thể chia làm ba giai đoạn: thời kỳ tiếp xúc, bắt
đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, dẫn tới “hội nghị Cô Uông” năm 1993. Sau
khi Đài Loan đưa ra chính sách ngoại giao thực dụng có khuynh chia cắt đất nước,

Bắc Kinh bước vào “thời kỳ quan sát” dưới sự chỉ đạo theo “tám điểm” của Giang
Trạch Dân để kiềm chế Đài Loan độc lập. Hồ Cẩm Đào đưa ra lý luận “hài hoà” và
“bốn điểm” về vấn đề Đài Loan, nhấn mạnh tính chủ động, thực hiện giao lưu chính
đảng giữa hai bờ eo biển, tăng cường hợp tác kinh tế, triển khai hiệp thương ở nhiều
cấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2006 kim ngạch
mậu dịch hai bờ đạt tới 107,8 tỉ USD, trong đó, Đại Lục nhập siêu tới 66,4 tỉ USD;
8 tháng đầu năm 2007 nhập siêu tới 33,5 tỉ USD. Có nhà nghiên cứu Trung Quốc
cho rằng, tình trạng nhập siêu trong buôn bán quá lớn của Đại Lục đối với Đài Loan
17


không đơn thuần là vấn đề tranh chấp mậu dịch mà đằng sau đó còn là cuộc đọ sức
chính trị gay gắt.
Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển, người tiêu biểu cho thế lực “Đài Loan độc
lập” chủ trương sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về việc Đài Loan gia nhập Liên hợp
quốc trong cuộc bầu cử dự định vào tháng 3-2008. Lại có tin, Trần Thuỷ Biển đã
từng ra lệnh bí mật phát triển vũ khí hạt nhân. Bắc Kinh rất quan tâm đến những
động thái này. Các nhà phân tích cho rằng, chính sách đối với Đài Loan của Hồ
Cẩm Đào “tổng thể thì mềm mỏng, như thủ đoạn rất cứng rắn”, quyết không dung
túng cho thế lực “Đài Loan độc lập”.
Ngày 12-1-2008, Đài Loan tiến hành cuộc bầu cử Viện Lập pháp (Quốc hội) và sẽ
tiến tới cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 3-2008. Quốc dân Đảng (KMT), đảng
đối lập ở Đài Loan ủng hộ quan điểm xích lại gần hơn với Trung Quốc đại lục, đã
giành được thắng lợi vang dội. KMT được 81/113 ghế, Đảng Dân tiến (DPP) của
ông Trần Thủy Biển sau 7 năm cầm quyền chỉ được 27 ghế, số còn lại là các đảng
khác. Thắng lợi này mang lại nhiều cơ hội cho KMT giành lại ghế Tổng thống trong
cuộc bầu cử vào tháng 3-2008. Theo giới phân tích, kết quả bầu cử Viện Lập pháp ở
Đài Loan vừa qua có lợi cho quan hệ hai bờ eo biển, tình hình sẽ êm dịu hơn nếu
KMT giành trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Đa số cử tri Đài Loan đã xa lánh
đảng cầm quyền của đương kim Tổng thống Trần Thủy Biển, người chủ trương chơi

con bài “bỏ phiếu trưng cầu dân ý xin gia nhập Liên hợp quốc” mà đơn xin gia nhập
Liên hợp quốc của họ đã từng không được tổ chức này chấp nhận.
Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam kiên trì ủng hộ chính sách “một nước
Trung Quốc”, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, phản đối hành động
chia rẽ của các thế lực đòi “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, trong đó có việc
trưng cầu dân ý gia nhập Liên hợp quốc với danh nghĩa Đài Loan độc lập.
Chúng ta tin tưởng đường lối hòa bình thống nhất đất nước do Đại hội lần thứ XVII
Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra “Hiệp thương chính thức chấm dứt tình trạng thù
địch giữa hai bờ, đạt được hiệp định hòa bình…” là phù hợp nguyện vọng của nhân
dân hai bờ, có lợi cho an ninh khu vực Đông Bắc Á và thế giới, sẽ sớm trở thành
hiện thực.
18


Bắc Kinh và con bài kinh tế nhằm kiềm chế Đài Loan
Chính sách đối với Đài Loan của Bắc Kinh vẫn lấy hòa bình làm trục chính và Đại
hội 17 lần đầu tiên đề xuất "hiệp thương chính thức chấm dứt tình trạng thù địch giữa
hai bờ, đạt được hiệp nghị hòa bình", điều này có nghĩa là hai bờ sẽ bước vào thời đại
mới. Nhưng nghe nói chính sách đối với Đài Loan của Bắc Kinh bề ngoài có vẻ mềm
mỏng, nhưng bên trong vẫn vang lên những âm thanh cứng rắn. Tiếng nói của phái
cứng rắn trong tầng quyết sách của Bắc Kinh bắt đầu chiếm ưu thế. Bắc Kinh quyết
không cho phép thế lực "Đài Loan độc lập" hàng năm kiếm vài chục tỷ USD của Đại
Lục, không đưa nó vào phát triển kinh tế Đài Loan, không mưu cầu hạnh phúc cho
dân chúng Đài Loan, mà lại đi mua vũ khí, tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân đe dọa
hai bờ. Bắc Kinh cũng nắm được tình hình một số cựu quan chức quốc phòng của
một số nước có quan hệ mật thiết với Đài Loan.
Mấy năm gần đây quan hệ kinh tế mậu dịch hai bờ phát triển nhanh, phía Đại Lục
luôn nhập siêu và hàng năm đều tăng lên. Bắc Kinh dự định đưa ra chính sách cân
bằng mậu dịch hai bờ. Trong tình hình Đài Loan không mở cửa trong việc mua vật tư
sản phẩm của Đại Lục và hạn chế đầu tư vào Đại Lục, một số học giả đã kiến nghị

chính phủ Trung ương khuyến khích các thương gia Đài Loan mua thiết bị, bán thành
phẩm và linh kiện máy móc của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
có thể dành cho những thương gia này ưu đãi về thuế và các chính sách khác. Như
vậy có thể giảm bớt sự nhập siêu so với Đài Loan, cũng có thể giảm bớt xuất siêu so
với phương Tây; đồng thời vận dụng các biện pháp tiền tệ hạn chế dòng vốn chảy về
Đài Loan. Như vậy Bắc Kinh sẽ không còn phải chịu đựng cảnh cá biệt thương gia
Đài Loan thân thế lực "Đài Loan độc lập" được "hưởng lộc" ở Đại Lục, nhưng lại
ngầm giúp thế lực "Đài Loan độc lập". Bắc Kinh muốn từ nhiều kênh tiến hành quản
lý để cân bằng mậu dịch giữa hai bờ.
Bắc Kinh nhận định rằng khoảng 40% thương gia Đài Loan hy vọng lợi dụng ảnh
hưởng của thế lực "Đài Loan độc lập" để đảm bảo địa vị của họ ở Đại Lục và đảm
bảo sự coi trọng của chính phủ hai bờ đối với họ. Giới cấp cao Bắc Kinh cho rằng
tình hình này không nên tiếp tục kéo dài. Có học giả còn kiến nghị hàng năm các
thương gia kiếm từ Đại Lục khoảng 60-70 tỷ USD, Nhà đương cục Trần Thủy Biển
lại dùng nó để mua nhiều vũ khí, thậm chí tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân để đối
19


phó với Đại Lục, dân chúng Đài Loan không hề được lợi lộc gì. Chính phủ Trung
ương cần khuyến khích những thương gia Đài Loan được lợi trong giao lưu mậu dịch
hai bờ đem tiền này giúp những người nghèo ở Đài Loan. Có học giả cho rằng việc
bỏ phiếu trưng cầu dân ý xin gia nhập Liên Hợp Quốc diễn ra ngày càng mạnh, Trần
Thủy Biển còn nói "hạnh phúc không thể cản lại được", Bắc Kinh sẽ giúp nhân dân
Đài Loan mưu cầu hạnh phúc, nhưng tuyệt đối không để thế lực "Đài Loan độc lập"
hưởng hạnh phúc. Đài Loan gần đây lan truyền tin Trần Thủy Biển ra lệnh bí mật
phát triển vũ khí hạt nhân, Bắc Kinh rất quan tâm, tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.
Trước Đại hội 17, người phát ngôn Văn phòng Đài Loan của Quốc vụ viện Lý Duy
Nhất bày tỏ trước tình hình Eo biển Đài Loan mấy năm gần đây và xu thế phát triển
trong những năm tới, Đại hội 17 sẽ xác định tư tưởng chỉ đạo, yêu cầu tổng thể và
nhiệm vụ chủ yếu đối với công tác Đài Loan trong một giai đoạn từ nay về sau. Lý

Duy Nhất cũng cảnh cáo Nhà đương cục Đài Loan không nên đùa với lửa trong việc
bố trí các đơn vị tên lửa đe dọa các mục tiêu ở Phúc Kiến, Thượng Hải, bí mật chế
tạo tên lửa đất đối đất. Chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Brookings Hoàng Tịnh cho
rằng so với các nhà lãnh đạo trước đây, chính sách đối với Đài Loan của Hồ Cầm
Đào "tổng thể thì mềm mỏng, nhưng thủ đoạn rất cứng rắn". Hoàng Tịnh cho rằng từ
khi Hồ Cẩm Đào chấp chính đến nay, chính sách cụ thể đối với Đài Loan đều được
thực hiện, ít nói những lời trống rỗng; cho nên cho dù ai lên làm tổng thống Đài Loan
khoá tới thì đều phải thận trọng xem xét đến sự thực này. Trước những biến đổi của
Đài Loan, Đại Lục luôn "ngoài nới trong xiết", "ngoài mềm trong cứng". Bắc Kinh ít
lên tiếng hoặc không lên tiếng, không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ dung túng thế lực "Đài
Loan độc lập".
Trong các cuộc gặp gỡ gần đây với Phó Chủ tịch Quốc dân đảng Giang Bỉnh Khôn và
hơn 10 vị đại biểu của Hiệp hội thương gia Đài Loan, Chủ nhiệm Văn phòng Đài
Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc Trần Vân Lâm đã nói việc bỏ phiếu trưng cầu
dân ý xin gia nhập Liên Hợp Quốc của Đài Loan "đã khiến hai bờ rơi vào hoàn cảnh
nguy hiểm chưa từng có." Trần Vân Lâm nói, dưới tiền đề nhân dân hai bờ đều là
quốc dân của Trung Quốc, Đại Lục có thể vận dụng biện pháp "tách rời chính trị và
kinh tế" đối với Đài Loan, nhưng nếu Đài Loan thông qua thủ đoạn bỏ phiếu trưng
cầu dân ý để tìm cách nằm ngoài dân tộc Trung Hoa, thì trong tương lai Đại Lục sẽ
20


không thể tiếp tục dùng con mắt "tách rời chính trị và kinh tế" để nhìn nhận quan hệ
hai bờ.
Trần Vân Lâm nói Đại Lục nhập siêu mậu dịch với Hàn Quốc chỉ có 8 tỷ USD,
nhưng đã không ngừng thông qua các biện pháp để yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cân
bằng mậu dịch. Đại Lục nhập siêu mậu dịch đối với Đài Loan lên tới 80 tỷ USD, lớn
gấp 10 lần so với Hàn Quốc, nhưng chưa bao giờ gây sức ép đối với Đài Loan. Điều
rất rõ ràng là Đại Lục đã coi nhân dân Đài Loan là "người trong một nước". Nhưng
việc cứ cố tiến hành trưng cầu dân ý sẽ làm thay đổi mối quan hệ này.

Năm 2006, sự giao lưu mậu dịch hai bờ càng mật thiết hơn. Theo số liệu thống kê của
Bộ thương mại Trung Quốc, năm ngoái kim ngạch mậu dịch hai bờ lần đầu tiên đột
phá mức 100 tỷ USD, đạt 107,8 tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Đại Lục
sang Đài Loan đạt 20,7 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ Đài Loan đạt 87,1 tỷ USD.
Nhà phân tích hàng đầu của Công ty tư vấn An Bang của Đại Lục, Trần Công trong
thời gian qua đã viết nhiều bài kiến nghị các cơ quan có liên quan của Đại Lục phải
chú ý đến vấn đề nhập siêu quá lớn của Đại Lục trong quan hệ mậu dịch hai bờ. Trả
lời phỏng vấn "Tuần báo châu Á" Trần Công đã nói "Tiêu điểm quan trọng nhất trong
quan hệ hai bờ nay đã chuyển sang mặt kinh tế mậu dịch. Nguyên nhân cơ bản xuất
hiện tình hình này là ở chỗ nhập siêu mậu dịch giữa hai bờ quá lớn, đã đến mức mọi
người không thể coi thường." Hiện nay Đài Loan là đối tác mậu dịch lớn thứ 7, thị
trường xuất khẩu lớn thứ 7, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5, cũng là thị trường nhập
siêu lớn nhất của Đại Lục. Trong khi đó Đại Lục là đối tác mậu dịch lớn nhất, thị
trường xuất khẩu lớn nhất và cũng là thị trường xuất siêu lớn nhất của Đài Loan.
Nhập siêu mậu dịch của Đại Lục đối với Đài Loan năm 2006 lên đến 66,4 tỷ USD;
trong 8 tháng đầu năm nay nhập siêu tới 33,5 tỷ USD. Từ năm 2005, trong gần 32
tháng qua, kim ngạch nhập siêu mậu dịch tổng cộng đã đột phá quy mô 100 tỷ USD.
Trần Công nói tình trạng mậu dịch như thế này khiến nhiều người bất mãn, kết hợp
với tình hình chính trị trên đảo, sức ép này hoàn toàn có thể đưa tới việc Đại Lục sẽ
vận dụng biện pháp nghiêm khắc hơn. Quan điểm của Trần Công là: "Đối với nhập
siêu mậu dịch hai bờ, cần thấy được đây không phải là tranh chấp mậu dịch đơn giản,
đằng sau vấn đề này là tồn tại cuộc đọ sức chính trị gay gắt. Những cái khác không
nói đến, chỉ cần đề cập đến việc từ thập kỷ 90 đến nay khi nhập siêu mậu dịch hai bờ
21


tăng lên thì việc mua vũ khí của Đài Loan cũng tăng lên. Điều này có nghĩa là Đại
Lục chi tiền cho Đài Loan mua vũ khí, lại dùng vũ khí này để đối phó với Đại Lục.
Tinh hình này cho dù như thế nào cũng không thể khiến mọi người chấp nhận".
Có học giả kiến nghị, vốn của Đài Loan có thể đưa sang bất kỳ quốc gia hoặc khu

vực nào như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Công, nhưng không thể cho phép đưa về Đài Loan,
để tránh Chính phủ Đài Loan dùng vào mục đích chính trị và quân sự. Trần Công
nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề nhập siêu phải tiến hành từ nhiều kênh, đặc biệt là
việc giám sát trên lĩnh vực tiền tệ. Có thể vận dụng các biện pháp như quy định về
chống rửa tiền, thông qua điều chỉnh về mặt pháp luật, quy định rõ mức vốn và doanh
lợi của các công ty của Đài Loan ở Đại Lục, không được chuyển tiền về Đại Lục.
Việc nhiều năm qua duy trì nhập siêu mậu dịch lớn như vậy hiển nhiên là do sự "quan
tâm đặc biệt" của Đại Lục đối với Đài Loan đưa tới. Vấn đề là ở chỗ Đại Lục cố chấp
nhận nhập siêu lớn như vậy có hợp lý không? Có thực sự cần thiết cho việc tạo ra cục
diện hài hòa giữa hai bờ và thúc đẩy lẫn nhau hay không? Chủ tịch Hiệp hội công
thương của Hồng Công Trần Tự Sáng bày tỏ cho dù nói từ quy luật phát triển kinh tế,
hay là nói từ "tình cảm đặc thù" giữa hai bờ, thì việc hoàn toàn nhượng lợi cho một
bên quả thực không phải là phương pháp tốt để giải quyết vấn đề.
Trần Tự Sáng bày tỏ, không nói đến ý đồ "phi Trung Quốc hóa" của Đài Loan, ngay
cả khi dựa theo nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì hai bờ cũng
không nên chấp nhận nhập siêu mậu dịch lớn và lâu dài như vậy. Đây là hiện tượng
không bình thường. Cho dù là bên được lợi hay bên bị thiệt hại, thì đều có tâm lý bài
xích về tình cảm. Trần Tự Sáng đưa ra 2 biện pháp để giải quyết vấn đề nhập siêu của
Đại Lục, đó là: không nên đơn phương hủy bỏ ưu đãi và Đại Lục tăng cường xuất
khẩu sang Đài Loan. Do sự phân công sản nghiệp quốc tế, cộng thêm chính sách ưu
đãi của Đại Lục đối với thương gia nước ngoài (bao gồm Đài Loan) là nhất trí với
nhau, vì thế việc đơn phương hủy bỏ chính sách ưu đãi đối với Đài Loan là việc làm
không thiết thực. Biện pháp tốt nhất để tăng xuất khẩu sang Đài Loan là vận dụng
"mô hình Hồng Công", giúp Đài Loan trở thành trung tâm mậu dịch và vận tải của
khu vực châu Á-Thái Bình Dương (chủ yếu là vận tải).
Trong khi đó giáo sư Thẩm Ký Như thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc lại bày
tỏ với "Tuần báo châu Á": Vấn đề mất cân đối mậu dịch liên quan đến sự phân công
22



chuyên ngành giữa hai bờ. Nhà cầm quyền Đài Loan có ý thức ngăn ngừa nhập khẩu
hàng hóa từ Đại Lục, việc mất cân bằng mậu dịch này có lợi cho Đài Loan, trong khi
đó mậu dịch toàn cầu của Đại Lục cũng xuất siêu rất lớn, nên việc nhập siêu từ Đài
Loan không gây ảnh hưởng gì đối với Đại Lục. Nếu huỷ bỏ nhập siêu hơn 60 tỷ USD,
thì xuất siêu của Đại Lục càng lớn. Đại cục lớn hơn của hai bờ là hòa bình phát triển,
không nên lấy việc này làm con bài đấu tranh chính trị. Cục diện như thế này vẫn
phải tiếp tục duy trì.
Tính đến cuối tháng 12/2006, Đại Lục đã phê chuẩn 71.847 hạng mục đầu tư của Đài
Loan, với tổng kim ngạch đầu tư thực tế đạt 43,8 tỷ USD. Trên 80% đầu tư của Đài
Loan là vào ngành chế tạo máy và khoảng 95% đầu tư của Đài Loan là vào khu vực
duyên hải phía Đông Trung Quốc.

Tình hình Đài Loan Tạp chí "Quảng Giác Kính" số 3/2008)
Việc Quốc dân đảng giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử ở Viện lập pháp đã dự báo
Mã Anh Cửu ngày càng tiến gần đến chiếc ghế tổng thống, ngày Quốc dân đảng quay
trở lại chấp chính cũng sắp đến. Nếu không có gì bất ngờ, cục diện Mã Anh Cửu
thắng lợi đã được xác định. Việc Quốc dân đảng lên chấp chính sẽ bắt đầu thời đại
mới ở Đài Loan, cũng là bước ngoặt mang tính lịch sử của sự phát triển quan hệ hai
bờ. Đối với Đại Lục mà nói, đây là cơ hội lớn xoay chuyển sự phát triển quan hệ hai
bờ, nhưng cũng phải đối diện với đề tài khó khăn mới và sự lựa chọn mới trong việc
điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan khi Quốc dân đảng chấp chính.
1-Đối diện với chiến lược "Đài Loan độc lập thực chất"
Nếu đảng Dân Tiến thất bại và Quốc dân đảng lên cầm quyền thì nguy cơ về việc
"Đài Loan độc lập về pháp lý" sẽ bị loại trừ. Đại Lục sẽ không còn coi việc "Đài
Loan độc lập về pháp lý" là thách thức nguy hiểm nhất, tạo điều kiện cho việc làm
dịu quan hệ hai bờ. Nhưng việc Quốc dân đảng lên cầm quyền không có nghĩa là đã
giải quyết được vấn đề Đài Loan, cũng không có nghĩa là trào lưu tư tưởng "Đài Loan
độc lập" đã bị xoá bỏ, càng không có nghĩa là tình hình Đài Loan phát triển theo
hướng thống nhất đất nước. Đại Lục vào lúc còn đang vui mừng vì Quốc dân đảng
23



lên cầm quyền, thì cũng nhanh chóng phát hiện ra sẽ phải đối diện với vấn đề "Đài
Loan hóa" và mưu cầu "Đài Loan độc lập thực chất" của Quốc dân đảng.
Quốc dân đảng hiện nay không còn là Quốc dân đảng thời Đại Lục trước đây, cũng
không phải là Quốc dân đảng của thời đại hai bố con họ Tưởng thống trị, mà là từ chỗ
gọi là Quốc dân đảng của Trung Quốc chuyển sang gọi là Quốc dân đảng của Đài
Loan với đúng nghĩa của nó, là Quốc dân đảng không còn theo đuổi thống nhất hai
bờ, mà mưu cầu Đài Loan "độc lập thực chất". Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất đối
với Đại Lục sau khi Quốc dân đảng lên cầm quyền.
Mấy năm gần đây, trước sức ép tranh giành quyền chấp chính, để tranh thủ được
nhiều lá phiếu ở Đài Loan, Quốc dân đảng đã không ngừng điều chỉnh đường lối
chính trị, điều chỉnh cách trình bày về vấn đề hai bờ, thăm dò "quan điểm về việc từ
bỏ thống nhất", có ý định vứt bỏ "nhận thức chung năm 92", nhấn mạnh "về ý nghĩa
ngôn ngữ mà nói Đài Loan tương đương với Trung Hoa Dân Quốc". Trong cuốn sách
mới phát hành gần đây, Tiêu Vạn Trường thậm chí còn công khai bày tỏ "Đài Loan là
quốc gia độc lập chủ quyền". Mã Anh Cửu trong tranh cử đã nhiều lần bày tỏ sau khi
trúng cử sẽ kiên trì lập trường "không thống nhất, không độc lập, không sử dụng vũ
lực", cố gắng theo đuổi "duy trì hiện trạng". Đây cũng chính là Đài Loan "độc lập
thực chất", hoặc chính là "Đài Loan độc lập" mà Đại Lục thường nói. Việc Đài Loan
"độc lập thực chất" đã trở thành nhận thức chung của Quốc dân đảng, cũng trở thành
nhận thức chung của nhiều dân chúng Đài Loan muốn duy trì hiện trạng.
Có thể nói, để sinh tồn và phát triển trên đảo, để giành lại và củng cố chính quyền,
Quốc dân đảng sẽ không còn theo đuổi luận thuyết và giấc mơ về thống nhất đất
nước, việc kiên trì coi "Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc" là một quốc gia chủ quyền
đã trở thành quan điểm chính trị mà Quốc dân đảng không còn có thể thay thế. Việc
làm thế nào đối diện với đề tài khó khăn này sẽ là thách thức gay gắt đối với Đại Lục
sau khi Quốc dân đảng lên cầm quyền.
2-Xử lý như thế nào với "Trung Hoa Dân Quốc"
Đối với Đại Lục mà nói, việc đảng Dân Tiến thúc đẩy Đài Loan "độc lập về pháp lý"

là điều rất nguy hiểm, là thách thức rất lớn, vì nó trực tiếp thách thức đến giới hạn sử
dụng vũ lực của Đại Lục. Việc Đại Lục kiên trì phản đối Đài Loan "độc lập về pháp
lý" và chế định hiến pháp mới, nhấn mạnh đến việc duy trì hiện trạng hai bờ eo biển,
trên thực tế là ngầm thừa nhận "hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc" và "thể chế Trung
24


Hoa Dân Quốc" mà Quốc dân đảng kiên trì, cũng có nghĩa là bảo vệ "Trung Hoa Dân
Quốc", vì "Trung Hoa Dân Quốc" mà Quốc dân đảng kiên trì bao gồm ý nghĩa Đài
Loan và Đại Lục cùng thuộc một Trung Quốc, thể hiện việc Quốc dân đảng tán thành
một Trung Quốc "trừu tượng". Nhưng sau khi Quốc dân đảng chấp chính, giương cao
và bảo vệ "ngọn cờ Trung Hoa Dân Quốc", thậm chí có thể muốn Đại Lục phải đối
diện hoặc thừa nhận "Trung Hoa Dân Quốc" của Đài Loan. Đây sẽ là vấn đề rất khó
xử đối với Đại Lục.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng đất nước, về pháp lý xác nhận "Trung
Hoa Dân Quốc" đã bị tiêu diệt, đã không còn tồn tại, không thừa nhận chính quyền
tàn dư của "Trung Hoa Dân Quốc" ở Đài Loan. Sau hơn 50 năm lại muốn Đảng Cộng
sản Trung Quốc thừa nhận sự tồn tại của "Trung Hoa Dân Quốc" chăng? Nếu thừa
nhận, chẳng phải cũng là thừa nhận "hai Trung Quốc","một Trung Quốc một Đài
Loan" đó sao? Đây là điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn phản đối. Khi Trung
Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào cũng đều yêu cầu viết rõ phản
đối "hai nước Trung Quốc","một Trung Quốc một Đài Loan, thừa nhận Đài Loan là
một bộ phận của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Nhưng giá trị chính trị của
"Trung Hoa Dân Quốc" của Đài Loan lại xuất hiện thay đổi mới trong điều kiện lịch
sử mới, trở thành vũ khí và công cụ mãnh mẽ ngăn ngừa Đài Loan "độc lập về pháp
lý" và duy trì hiện trạng eo biển Đài Loan, cũng là một trong những điều kiện để
Quốc dân đảng quay trở lại cầm quyền. Nếu Đại Lục không thừa nhận, không thể
nhìn thẳng vào hiện thực "Trung Hoa Dân Quốc" của Đài Loan, thì quan hệ "QuốcCộng" sẽ phát triển như thế nào? Quan hệ hai bờ sẽ cải thiện như thế nào? Điều này
cũng lại trở thành một đề tài khó khăn khác.
"Trung Hoa Dân Quốc" không chỉ là tín ngưỡng chính trị cơ bản và ngọn cờ lớn

chính trị của Quốc dân đảng, mà còn là giá trị và nhận thức chung của phái "phi độc
lập" trên đảo, là "thần bài" của toàn bộ phái "lam", là tín ngưỡng chính trị mà đảng
Thân Dân và Tân đảng kiên trì nhất. Không chỉ như vậy, nhiều dân chúng Đài Loan
phản đối đảng Dân Tiến thúc đẩy Đài Loan "độc lập về pháp lý", nhưng tán thành
"Trung Hoa Dân Quốc". Chủ tịch danh dự hội đồng quản trị tập đoàn Liên Điện của
Đài Loan Tào Hưng Thành trong khi giới thiệu về "luật chung sống hoà bình giữa hai
bờ" mà ông đưa ra đã nói hạt nhân của luật này nhấn mạnh "Hai bờ muốn hoà bình
25


×