Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SƠ đồ KHÍ HUYẾT và ỨNG DỤNG 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.21 KB, 5 trang )

SƠ ĐỒ KHÍ HUYẾT VÀ ỨNG DỤNG
KHÍ TRỜI

TÔNG KHÍ

PHẾ

THỨC ĂN

TÂM

TINH BA

TỲ VẬN HÓA
CAN

ĐỞM

VỊ

VỆ KHÍ

DINH KHÍ

BẢO VỆ

VẬN HUYẾT

TIỂU TRƯỜNG

HUYẾT



ÔN DƯỠNG
TẠNG PHỦ

TẠNG PHỦ
ĐẠI TRƯỜNG

KHÍ
BÀNG QUANG

TẠNG PHỦ
PHÂN

THẬN DƯƠNG

SINH TINH
TẠNG PHỦ


KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Khí (Dương) là:
 Vật chất vô hình
 Phụ trách nuôi dưỡng về mặt chức năng
 Là “biểu hiện” công năng của tạng phủ
 Vì Dương, Khí vốn động, tính là tỏa ra ngoài, đi lên trên, nên cần vật hữu
hình để làm chỗ lưu chú.
2. Âm, huyết, tinh:
 Là vật chất hữu hình
 Nuôi dưỡng cơ thể về mặt hình thể, hay phụ trách về mặt “tạo hình” cho tất
cả các cơ quan bộ phận. Tinh của Tạng phủ là phần vật chất tạo hình lên

tạng phủ đó.
 Âm, huyết vốn là tĩnh nên không thể tự vận hành, muốn đi được thì cần có
khí để dẫn.

GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ KHÍ HUYẾT:
I.

VỊ:

Tất cả thức ăn (cốc loại, thịt…), nước uống (thủy dịch) đều được chứa đựng (nạp)
vào Vị. Đồ ăn uống được Vị làm chín (ngấu nhừ), chuyển từ chất thô ban đầu
thành hỗn hợp nhuyễn.
Chức năng ngấu nhừ của Vị (Vị khí) muốn thực hiện phải có Tỳ cung cấp dương
khí (vật chất nuôi dưỡng về chức năng) (Tỳ khí) thì mới thực hiện được. Đây cũng
gọi là chức năng “hóa” (biến từ thô sang tinh) của Tỳ khí.
Thức ăn được làm chín ở Vị lại được Tỳ khí “vận” (chuyển) những phần quý giá,
nhỏ bé (tinh ba) lên Phế, còn phần vật chất “cặn bã” còn lại được tống xuống Tiểu
trường.


II.

TIỂU TRƯỜNG:

Nhận cặn bã từ Vị. Tiểu trường có chức năng chia (phân biệt) chất này thành 2
phần, một phần trong sạch (thanh, quý) được hấp thu lại, phần tinh thì lên (thăng)
Phế, phần dịch (thủy) thì “ngấm” xuống Bàng Quang qua con đường kinh mạch và
Tam tiêu.
Phần vật chất “cặn bã” còn lại được tryền xuống Đại trường (giáng trọc).
III.


ĐẠI TRƯỜNG:

Nhận cặn bã từ Tiểu trường, tiếp tục phân chia phần cặn bã này thành 2 phần:
Chất thủy dịch được giữ lại (tế bí biệt trấp), “ngấm” xuống Bàng quang qua con
đường kinh mạch và Tam tiêu.
Chất cặn bã cuối cùng đi ra ngoài thành phân.
IV.

PHẾ:

Phế là tạng có vị trí cao nhất trong 12 tạng phủ.
Là nơi chứa nguồn khí lớn nhất của cơ thể (Tông khí; khí hải)
Khí ở Phế có 3 nguồn chính:
 Khí trời trong sạch (thanh dương) hít vào
 Khí của thủy cốc (từ tinh ba đồ ăn thức uống) do Tỳ khí vận lên
 Khí từ thủy dịch ở Bàng quang do Thận dương khí hóa đưa lên.
Tinh ba thủy cốc có 2 phần:
 Khí (dinh khí) góp phần tạo ra Tông khí
 Tinh (dinh âm), phần dinh âm này kết hợp với thủy được hình thành trở lại
do thủy ở Bàng quang hóa khí đưa lên, cả 2 đều hội ở Phế.
Chất dinh âm và thủy dịch ở Phế sẽ được khí (tông khí) dẫn đi (vận hành) khắp
nơi, thể hiện chức năng của Tạng Phế:
 Tuyên phát (tỏa ra xung quanh)


 Tuyên giáng (tỏa ra và d0i xuống dưới)
 Túc giáng (làm sạch khí trời hít vào và đi xuống dưới)
Con đường để cho khí vận hành những chất dinh âm đó đi khắp nới là hệ thống
kinh mạch và phủ Tam tiêu (như ngòi rãnh).

V.

TÔNG KHÍ:

Tông khí đi ở mạch có 2 phần:
Phần đi trong mạch, tác dụng vận hành huyết, tân dịch… là Dinh khí
Phần đi ngoài mạch, tính chất nhanh mạnh có tác dụng bảo vệ bên ngoài là Vệ khí.
Vì vệ khí và dinh khí cùng xuất nguồn từ tông khí nên nếu vệ khí đi trong mạch thì
là dinh khí, dinh khí đi ngoài mạch thì là vệ khí.
 VỆ KHÍ:
Vệ khí đi ngoài kinh mạch, nên nơi nào có kinh mạch thì ở đó có vệ khí, hay vệ khí
có ở khắp nơi trong cơ thể do hệ thống kinh mạch có ở khắp nơi trong cơ thể.
Khi ở ngoài bì phu, vệ khí phụ trách:
 Đóng mở lỗ chân lông (bì khổng; huyền phủ) cho ra hay không ra mồ hôi
 Bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà bên ngoài xâm nhập
Vệ khí có 2 nguồn gốc cơ bản
 Từ tông khí ở Phế
 Từ khí ờ Bàng quang đi lên do Thận dương khí hóa thủy dịch ở Bàng quang.
 TẠNG KHÍ:
Khi Tông khí (dinh khí+vệ khí) đến các Tạng phủ sẽ trở thành khí tạng phủ (tạng
khí, phủ khí). Khí tạng phủ sẽ có chức năng của tạng phủ đó, khí này cũng được
lưu hành đi khắp nơi để thực hiện chức năng của tạng phủ. (đến cả những nơi nà
đường kinh của tạng phủ đó không liên lạc tới).
 DINH ÂM, HUYẾT


Dinh âm từ Phế được phân bố (bố tán) đi khắp nơi.
Phần đi qua Tâm được Tâm “hóa” ra sắc đỏ gọi là Huyết. Như vậy huyết khác dinh
âm là có màu đỏ, ngoài ra cả hai đều có tác dụng nuôi dưỡng về mặt hình thể cho
tất cả các cơ quan bộ phận.

Mặt khác vì Tâm là nguồn hỏa nhiệt chính của cơ thể con người (Quân hỏa) nên
huyết còn có nhiệm vụ dẫn hỏa của Tâm đi khắp nơi nhằm mục đích ôn dưỡng
(nuôi dưỡng và làm ấm) các cơ quan, tạng phủ.
VI.

BÀNG QUANG, THẬN DƯƠNG:

Thận dương cung cấp dương khí cho Bàng quang để “hóa” thủy ở Bàng quang
thành “khí”. Chức năng này của Thận dương gọi là “Khí hóa Bàng quang”.
Khí này có 3 đặc điểm chính:
 Vì xuất nguồn từ thủy nên mang “hàn tính” của thủy, khi lên thượng tiêu sẽ
khắc chế Tâm hỏa để Tâm hỏa không quá vượng.
 Là khí nên có tính đi ra ngoài (phù việt) tạo ra Vệ khí
 Khi tới Phế ( ở thượng tiêu) lại ngưng tụ thành thủy dịch, lại được Phế giáng
xuống dưới. vì vậy nói: “Phế là nguồn nước trên, Thận là nguồn nước dưới”.



×