Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN GIÁ TRỊ của TRIẾT học ấn độ cổ TRUNG đại và ẢNH HƯỞNG của nó đối với đời SỐNG TINH THẦN của NGƯỜI lào CHO đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.44 KB, 17 trang )

Giá trị triết học Ân độ cổ,trung đại và ảnh
hưởng của nó đối với đời sống tinh thân của
người Lào cho đến nay
Qua học tập,nghiên cứu môn lịch sử triết học, tôi thấy lịch sử triết
học là lịch sử phát triển của tư tưởng triết học qua các giai đoàn phát triển
khác nhau của xã hội,trước hết là lịch sử phát sinh, hình thành và phát
triển của hai khuynh hương triết học cơ bản: chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm và cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hương ấy.
Lịch sử triết học nghiên cứu sự phát triển trong cuộc đấu tranh giữa
hai khuynh hướng đối lập nhau: duy vật và duy tâm. Lịch sử triết học có
nghiên cứu lịch sử phát sinh, hình thành và phát triển của hai phương
pháp nhân thức đối lập nhau –phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình gắn liền hữu cơ với cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cơ
bản. Lịch sử triết học đi sâu nghiên cứu bản chất của các học thuyết triết
học trong sợi dây liên hệ giữa quá khứ và hiện tại ,chỉ rõ những gía trị và
hạn chế lịch sử của mỗi học thuyết . Trong nhiều trường hợp những học
thuyết được thể hiện dưới hình thức sai trái. Lịch sử triết học,về bản chất
là lịch sử phát sinh và phát triển của thế giới quan duy vật khoa học trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm.
Các nhà triết học thường phân chia thời kỳ lịch sử triết học theo lịch
sử phát triển của hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử như: triết học của
xã hội chiếm hữu nô lệ;triết học của xã hội phong kiến; triết học của xã
hội tư sản. Vì, triết học là một bộ phân cấu thành của kiến trúc thượng
tầng tư tượng xã hội. Khi một hình thái kinh tế xã hội thay đổi thì tất yếu
quan điểm triết học cũng thay đổi theo.


2
Ngoài ra việc phân chia lịch sử triết học còn phải chú ý đến logic nội
tại trong sự phát triển của nó; biểu hiện con đường phát triển đi lên, tiến
bộ của tư tưởng triết học trong mối quan hệ của nó với trình độ và yêu


cầu của sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nghĩa là
trong mối quan hệ với sự diễn biến chứng của nhận thức nhân loại.
Sự phân chia các thời kỳ triết học còn được quy định bởi bước ngoặt
cách mạng do sự sáng lập các học thuyết học có tinh chất vạch thời
đại.Đó là thời đại triết học trước Mác và thời đại triết học Mác.
Ngoài phân chia thời kỳ triết học còn phân chia theo vùng miền như
triết học phương Đông và triết học phương Tây. Khi học tập nghiên cứu
về lịch sử triết học thì triết học phương Đông cổ,trung đại là một bộ phận
cấu thành quan trọng trong lịch sử triết học nhân loại.nói cách khác là
theo chiều dài lịch sử cho đến nay,sự phát triển của tư tương triết học
phương Đông là nguồn lực manh mẽ tạo nên bước triển biến lớn của một
phương Đông đã thức tỉnh ,đày sức sống,thực sự là chiếc nôi cho sự phát
triển không chỉ riêng m của triết học phương Đông mà còn cả cho triết
học phương Tây. Trong triết học phương Đông cổ đại tôi thấy: những tư
trưởng triết học tiêu biểu nhất tập trung vào hai trung tâm nền văn minh
lớn của nhân loại. Đó là Trung Quốc và ÂN Độ. Là hai nền triết học lớn,
tiêu biểu,thực sự là chiếc nôi của triết học phương Đông. Nghiên cứu chỉ
ra rằng Trung Quốc và Ân Độ là những trung tâm văn hoá và triết học cổ
xưa, rực rỡ phong phú nhất của nền văn hoá phương Đông, là nơi sớm
nhất xuất hiện nhiều trung tâm triết học của thế giới. Trong phạm vi
này,tôI xin nghiên cứu sâu vào những giá trị triế học Ân độ cổ,trung đại
và những ảnh hưởng của nó đố với đời với một số khía cảnh của đời sống
tinh thần của người Lào mà thôi.
Ân độ là một á lục địa mênh mông, có nhiều nề văn minh lâu đời và
một nền triết học đồ sộ, cho đến nay những tư tương triết học đó vẫn tiếp
tục lan toả khắp thế giới. Ân độ là một bán đảo lớn, có nhiều đồi núi,sông


3
ngòi, các miền đồng bằng phong phú , có miền nóng ẩm, mưa nhiều,có

vùng lạnh giá quanh năm. về kinh tế chính trị xã hội sớm tồn tại và kéo
dài mô hình “công xã nông thôn” và chế độ nô lệ kiều gia trưởng và nhà
nước quân chủ chuyên chế, đã tạo ra sự phân chia đẳng cấp rõ rệt, sự
phân dòng tộc ,nghề nghiệp. Nền văn hoá cổ đại Ân độ rất phát triển ,
văn minh sông Ân khoảng giữa thế kỷ thứ 3 đầu thế kỷ thứ 2 trước công
nguyên.
Đối với trung quốc cổ đại,là một quốc gia rộng lớn có lịch sử lâu đời
từ cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên tới thế kỷ thứ 2 trước công
nguyên,chia làm hai miền Bắc Nam với khí hậu khác nhau.Miền Bắc
lạnh, đất đai khô cạn,sản vật nghèo. MIền Nam ấm áp cây cối xanh tươi,
cảnh vật đẹp sản vật phong phú. Kinh tế xã hội ở trung quốc cổ đại quyền
sở hữu tối cao thuộc về tầng lớp giai cấp địa chủ,chế độ sở hữu tư nhân
về ruộng đất hình thành,là nguyên nhân xuất hiện sự phân hoá sang hèn
dựa trên cơ sở tài sản,sự tranh dành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ
đẩy trung quốc vào chiến tranh khốc liệt.
Tất cả những điều kiện lịch sử kinh tế chính trị xã hội và sự phát
triển rực rỡ của văn hoá khoa học của Ân độ và trung quốc cổ đại là
những tiền đề lý luận và thực tiễn làm nảy sinh, hình thành và phát triển
những tư tưởng triết học Ân độ và Trung quốc cổ đại.
Những tư tưởng triết học của Ân đô và Trung quốc có những nội
dung sau đây: Lịch sử Ân độ cổ, trung đại có thể chia thành ba giai đoạn
chính:
Giai đoạn thứ nhất từ thiên niên kỷ thứ I đến khoảng giữa thiên niên
kỷ thứ II trước công nguyên, được gọi là nền văn minh Harappa khởi đầu
cho văn minh Ân độ. Chủ nhân của nền văn minh này là người dravida
hiên nay còn sinh sống ở Nam  độ.
Giai đoạn thứ hai: tiếp nối giai đoạn thứ I đến thế kỷ thứ VII trước
công nguyên. Đây là giai đoạn hình thành quốc gia chiếm hữu nô lệ dầu



4
tiên của người Arya trên lưu vực sông Ân và sông Hằng và cung là thời
kỳ rực rỡ nhất của nền văn minh Ân độ cổ, trung đai. đây là thời kỷ đánh
dấu sự hoà trội giữa hai chủng tộc Dravida và Arya . Chính quá trình này
đã làm xuất hiên j nề văn minh mới của người Ân độ : nền văn minh Vê
đa. Chính trong giai đoạn này, việc phân chia giai cấp, đẳng cấp: tăng lữ,
quy tộc, bình dân và nô lệ là nguyên nhân chính làm cho xã hội luôn luôn
diễn ra cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt giữa các lực lượng đối lập.
Giai đoạn thứ ba: từ thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ I trước
công nguyên .Đây là thời kỷ xã hội Ân độ có những biến cố lớn lao cả về
kinh tế chính trị xã hội và tư tưởng .Lúc này các quốc gia chiếm hữu nô lệ
đã thực sự phát triển và thương gây chiến tranh để thôn tính lẫn nhau
,dẫn tới hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở Ân độ.
Thời kỷ này sức sản xuất phát triển rất mạnh do sang tạo được những
công cụ san xuất bằng sắt,mở mang thuỷ lợi, khai khẩn đất đai v v . nghề
thủ công cung rất phát triển nhất là nghề dệt bông,đay, tơ lụa, nghề luyện
sắt,nghề làm đồ gỗ, gốm sứ.Sụ phát triển kinh tế dẫn đến giao lưu buôn
bán cung được phát triển. Nhiều co đường thương mại thuỷ, bộ,nối liền
các thành thị với nhau và thông từ Ân độ qua trung quốc,Ai cập và các
nước Trung A dược kiến tạo.
Nhu cầu phát triển về mọi mặt của xã hội đã được tạo ra những động
lực mạnh mẽ cho khoa học phát triển. Người Ân độ lúc này đã biết quả
đất tròn và quay quanh trục của nó,biết là lịch chính xác,đã giai thích
được hiện tượng nhật thực,nguyệt thực. Về toán học(đại số,hình
học,lượng giác),y học và hoá học đều phát triển . Nền văn học nghệ thuật
cũng phát triển rực rỡ. Đây là thời kỷ phát triển tư duy trừu tượng ,thời kỷ
hình thành hệ thống các tôn giáo lớn ở Ân độ.
Tất cả những đặc điểm lịch sử,kinh tế ,chính trị xã hội cùng với sự
phát triển rực rỡ của văn hoá,khoa học của Ân độ là những tiền đề lý luận



5
và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết
học Ân độ cổ,trung đại.
Triết học Ân độ cổ, trung đại được chia ra thành hai trường phái:
chính thống và không chính thống.
“Chính thống” theo tiêu chuẩn của triết học Ân độ cổ, là thừa nhận
tinh đúng đắn tuyệt đối của Vê đa, hay nói đúng hôn là của Upanisad,bao
gồm 6 hệ thống:Mimansa,Vedanta,samkhya,Yoga,Nyaya,Vaisesika. “
không chính thống ” bao gồm 3 hệ thống: Jaina,Lokayata,Buddha. Những
tư tưởng triết học của các hệ thống thể hiện như sau:
Hệ thống triết học Samkhya: hệ thống này do Kapila(khoảng 350250 TCN). Là một học thuyết mang tính chất nhị nguyên luân,thừa nhận
sự tồn tại hai bản nguyên của vũ trụ,đó là bản nguyên vật chất và bản
nguyên tinh thần. Theo hệ thống này,thế giới sinh ra từ vật chất đầu tiên
gọi là Prakriti(cái sinh ra cái khác), là bản nguyên thuận nhất, vô định
hình,không biên dịch,có khả năng tự biến hoá nhờ sự liên hệ giữa ba yếu
tố: sattva( nhẹ, sáng, tươI vui); rajas(động, kích thích), và tamas(nặng,
khó khăn) khi ba yếu tố này ở trạng tháI cân bằng thì prakritti ở trạng tháI
không biểu hiện-tức là trạng tháI không thể trực quan được.nhưng khi
trạng tháI cân bằng bị phá vỡ thì đây là điểm khởi đầu của vạn vật trong
vũ trụ. Vật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng im,biên đổi không ngừng
từ dạng này sang dạng khác.hệ thống này còn thừa nhận yếu tố tinh thần
mang tính phổ quát vinh hằng và bất biến,nó truyền sinh khí,năng lượng
biến hoá vào yếu tố vật chất.
Dù sao hệ thống này cũng đã có một phận nào đóng góp về lý luận
nhận thức nhất là nhận thức cảm tính,khi xem xét một sự vật hiện tượng
luân luân vận động biến đổi không ngừng và khi quan sát một sự vật hiện
tượng phảI sử dụng tất cả các giác quan. Người Lào có tục ngữ: “10 lần
nghe thấy không bằng 1 nhìn thấy,10 lần nhìn thấy không bằng 1 lần sở
thấy…..” .Đúng như Lê nin khẳng định”: “tiền đề đầu tiên của lý luận về



6
nhận thức chắc chắn là ở chỗ cho rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất
của hiểu biết của chúng ta1”
Hệ thống triết học Yoga, do đạo sỹ Patanjali hệ thống hoá lại,đây là
học thuyết triết học tôn giáo, được coi là hệ thống tư tưởng chính thống
với ình tháI cực đoan của chủ nghĩa duy tâm, biểu hiện khuynh hướng
suy thoái của tư tưởng Ân độ cổ đại. nghĩa gốc Yoga là cái ách , sự cột
vào nên nó là một hệ thống lý luận của phương pháp tu luyện mà người tu
hành chấp nhận nhằm giảI thoát linh hồn khỏi sự ảnh hưởng của giác
quan và sự ràng buộc với cơ thể xác thịt, với thế giới vật chất là nguồn
gốc của vô minh và đâu khổ để hoá ra trong sạch,đạt được một hiểu biết
và một năng lực siêu nhiên,đạt tới sự đại giác tối cao,sư vĩnh phúc bằng
cách trong kiếp nàygội hết các tội của linh hồn trong các kiếp trước.
Những phép tu luyện đó bắt nguồn từ xa xưa,bất giờ chúng dường như đã
giúp cho việc nắm bắt hoặc chinh phục được những lực lượng siêu tự
nhiên.Triết học Yoga gần gũi với triết học Samkhya trong quan điểm
nhận thức luận luận và phần siêu hình học ,nói về một thực thể tinh thần
tồn tại độc lập và sáng tạo ra thế giới. Nhưng trong hệ thống
Yoga,Thượng đế là linh hồn đặc biệt-một trong số ít đối tượng để linh
hồn có thể suy tư mà đạt tới trang thái tập trung và giác ngộ. Để đạt tới
đại giác và tinh thần con người như thoát khỏi sự ràng buộc của thể giác
và thế giới xung quanh một cách hoàn toàn,dẫn tới trạng thái nhập thần
thần bí,người ta phảI tu luyện kiên trì,dần dần từng bước theo từng giai
đoạn,phải tự chủ ,phải kiên nhẫn tập luyện lâu dài bằng tám giai đoạn gọi
là “bát bảo tu pháp”
1)

Yama(cấm chế): giai đoạn này phảI tuân theo luật bất tổn

sinh hay thực hiện chế giới

1

2)

Niyama(khuyến chế):thanh tịnh trong học tập kinh điển

3)

Asana(toạ pháp): giữ vị trí thân thể đúng đắn

Lê nin,toàn tập,tập 18,Nxb Mát-xcơ-va,1980,trang 147


7
4)

Pranayama(điều tức): điều chỉnh thở ra thở vào

5)

Pratyahara( chế cảm): chế ngự cảm giác

6)

Dharana (chấp trì): tập trung tư tưởng

7)


Dhyana(thiền định): giữ tâm thống nhất

8)

Samadhi(đẳng trì): đưa tâm đến hư không, chứng được cảnh
giới san lạn.

Những tư tưởng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khu vục trên thế
giới. Từ xưa cho đến nay, nó vẫn phát triển không ngừng, dù là ở các
nước có nền khoa học phát triển rất mạnh, rất hiện đại cũng có một số
người không nhỏ vẫn tin vào lực lượng siêu tự nhiên,vẫn thờ cúng ,vẫn
thực hiện theo những tư tưởng đó.Trong số đó,Lào cũng là một nước chịu
ảnh hưởng nặng nề tư tưởng đó,nó thể hiện ở chỗ: Nền văn minh Ân độ
đã xâm nhập vào Lào từ rất sớm theo hai con đường: một là con đường tơ
lụa qua Tru quốc rồi sang Lào, hai là đi qua Sri Lanka sang Mianma,Thai
lan,Campuchia rồi sang Lào. Bằng chứng rõ ràng là Lào đã tiếp thu, phát
triển chữ Phạn(Sanskrit;pali) thành Quốc ngữ từ rất lâu.Hiện nay, do sự
ủng hộ của UNESCO và chính phu Đức,người ta đã tìm thấy những bộ
kinh cổ viết băng chữ Phạn trên lá cọ và có nhiều bức tượng Phật cổ đến
từ Ân độ và Sri Lanka.Đa số nhân dân Lào vẫn tin và vẫn thở cúng những
lực lượng siêu tự nhiên đó. Những tư tưởng triết học này được sử dụng
phổ biến trong các tầng lớp nhân dân các bộ Lào,nhất là những người đi
tu vì họ muốn sống tốt đời đẹp đạo suất đời. Theo tôi quân sát thì những
triết lý này có ưu điểm ở chỗ nó làm cho con người Lào rèn luyện được ý
chí mạnh mẽ,chịu khó học tập rèn luyện, không sợ nhưng kho khăn gian
khổ, và chỉ làm cái thiện, cái tốt.Bên cảnh đó cũng không tránh khỏi
những han chế.Vì nó dẫn con người đến cáI hư vô, cáI không có thực và
cáI hạnh phúc ảo tưởng trong cuộc sông hiện thực.



8
Hệ thống Mimansa, do triết gia Jaimini sang lập.Đây là một hệ thống
chính thống của triết học Ân độ không thừa nhân sự tồn tại của thần. Lập
luận của Sabara để gặt bỏ thần thật đơn giản: thiếu chứng cứ về sự tồn tại
của thần; cảm giác không nhân ra thần;còn các nguồn khác của các tri
thức suy cho cùng là dựa trên cảm giác. Cũng như hệ thống samkhya,hẹ
thống mimansa đã thừa nhận sự tồn tại của những bản nguyên tinh thần
và vật chất trong thế giới. Trong đó mimansa cho rằng “tinh thần thế giới
vô ngã” là thực tại có trước nhất,sang tạo và chi phối tất cả.Linh hồn chỉ
là sự hiện thân của vủtụ vĩnh cửu và bất diệt trong mỗi cá thể và luôn bị
rang buộc bởi thể giác,nhục dục và thế giới hiện tượng,vật chất,trần tục.
Nhưng học thuyết mimansa lại cho rằng,đời sống chân chính đưa tới cáI
gọi là sự giảI thoát hoàn toàn của linh hồn khỏi trang tháI hiện hữu là
không thể đạt được, không thể lý giải được một cách hợp lý bằng tri thức
và mọi sự cố gắng của ý thức,mà phảI bằng cách giữ và thực hiện cho
đúng mọi nghi thức của vêđa. bên cảnh việc tuyên truyền nghi thức tôn
giáo và việc thực hiện nghiêm túc mọi nghĩa vụ, luật lệ xã hội,chống lối
lý luận kinh viện,học thuyết mimansa còn thừa nhận sự tồn tại của vật
chất. Nó tồn tại vĩnh viễn do nhưng nguyên tử cấu thành và những
nguyên tử này lại bị quy luật Karma điều khiển. Chính ở điểm này,hệ
thống mimansa lại quay trở lại bảo vệ cho tinh thần của chủ nghĩa duy
tâm và thể hiện rõ tính chất nhi nguyên của mình. Hệ thống này,xét cho
cùng vẫn thuộc trường pháI triết học duy tâm, nhưng ở mức độ tinh vi
hơn, đó là tư tưởng triết học duy tâm thần bí khách quan. Tinh thần này
đã ảnh hưởng rất lớn đối với đởi sống tinh thần của nhân dân Lào từ xưa
đến nay,thể hiên rõ nét ở những phong tục tập quan của Lào và tín đổ tôn
giáo ở Lào. Đa số người Lào vẫn tin vào sức mạnh của lực lượng siêu
nhiên thần bí,nó đã in đậm và tư tưởng của họ,cho nên thế giới quan của
họ bị thế giới quan tôn giao thống trị khó mà giảI thoát. tinh thần của họ
vẫn bị áp bức bằng tinh thần thế giới siêu nhiên,hạnh phúc của họ vẫn là



9
hạnh phúc ảo tưởng, hạnh phúc ở thế giới bên kia hay kiếp sau.Đúng như
Mác phê phan mạnh mẽ rằng: “tôn giáo biến bản chất con người thành
hiện thực ảo tưởng…..tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân 1”. Xoá bỏ tôn
giáo với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân Lào. Hiện
nay, đảng nhân dân cách mạng Lào đã chủ trương nâng cao việc giáo dục
đao tạo nhằm nâng cao dân trí,đưa thế giới quan khoa học thay thế thế
giới quan tôn giáo. Trong nghị quyết đại hội đảng VIII đảng nhân dân
cách mang Lào đã ghi rõ: “trong phát triển nguồn nhân lực,chúng ta coi
trọng phát triển tinh thần cũng như văn minh và đạo đức cách mạng, từng
bước xây dựng nhân sinh quan và thế giới quan tiến bộ đi đôi với việc
hạn chế,giảo quyết mê tín dị đoan,từng bước xây dựng xã hội ta trỏ thành
xã hội của tri thức2”. Và vấn đề cơ bản, tất yếu là : “nắm vững, thực hiện
mục tiêu phát triển đất nước là lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, tiếp tục
xoá đói giảm nghèo cho nhân dân3”
Hệ thống triết học Vedanta, đây là một trong những phái triết học
chính thống của triết học Ân đô cổ đại,hình thành từ phong trào biên
soạn,chú giảI thánh kinh vêđa và Upanisad mà người khai sáng là
Badarayana và người kế tục xuất sắc là Sankara.Tác Phẩm Vedanta sutra
được coi là kinh điển của trương phái này.về nội dung sutra được trình
bày khá mơ hồ nên có nhiều cách giảI thích khác nhau của những người
đI sau.
Cách luận giảI có ảnh hưởng lớn nhất là Vedanta nhất nguyên.theo
lý thuyết này,Brahman,hay tồn tại tuyệt đối,đồng nhất với cáI tôI,nghĩa là
ý thức thuần tuý.Thế giới vật chất tuyệt đối không hiện thực,hình ảnh của
nó chỉ là ảo ảnh sinh ra do vô minh. Triết học vêđanta là triết học của
nhất nguyên luận tuyệt đối.nó không thừa nhận của bất cứ cái gì ngoài ý
thức thuần tuý.

Mác-Angghen toàn tâp,tập 1,Nxb chính trị quốc gia,Hà nội,1995,trang 570
Tạp chí xây dựng đảng 3-4/2006 trang 23
3 Tạp chí xây dựng đảng 3-4/2006 trang 16
1
2


10
Các pháI vêđanta sau này lại giảI thích Brahma sutra theo quan điểm
hữu thần hay duy tâm khách quan.họ coi Brahma là linh hồn của vũ trụ
vĩnh hằng,coi atman là linh hồn cá thể,một bộ phận của linh hồn tối
cao,tức hoàng đế Brahman.
Hệ thống triết học Nyaya, là một trong những trường pháI triết học
chính thống của triết học Ân độ, Gautama sáng lập. Nội dung cơ bản của
nó là nguyên tử luận, lô gích học và lý luận về nhận thức.
Học thuyết Nyaya thừa nhận sự tồn tại của vũ trụ vật chất gồm
những nguyên tử mà sự kết hợp của nó tao nên các sự vật. Theo Nyaya,
thế giới vật chất cùng với các sự vật hiện tượng của nó như thực vật đồng
vật …..điều gồm 4 thực thể vật lý: đất, nước, lửa và không khí. Những bộ
phận cáu thành dầu tiên của thực thể vật lý ấy tồn tại trong ête, không
gian và thời gian là những hạt nhỏ khác chất mà người ta gọi là nguyên tử
.Nguyên tử có đặc tính không biến đổi tồn tại vĩnh viễn,chúng khác nhau
ở chất lượng, khối lượng và hình dáng. Nguyên tử tồn tại vĩnh viễn,nhưng
các sự vật do các nguyên tử tạo thành lai nhất thời, thay đổi và biên
chuyển . tồn tai bền cạnh các thực thể vật chất,trong vũ trụ có vô số
những linh hồn có thể ở trạng tháI tự do cũng như có thể gắn liên với
nguyên tử vật chất, gọi là ya. Y thức là thuộc tinh của ya, đức tính riêng
biệt của ý thức là mong muốn, chán ghét,vui thích, đau đớn, ý chí và biểu
tượng. Ngoài ra, còn tồn tại những lực lượng siêu nhiên, đó là thần
Isavara thần Isvara tuy là bản nguyên tinh thần điều khiển tối cao, nhưng

vẫn không phảI là người sáng tạo ra những linh hồn và nguyên tử. Nó chỉ
tạo ra sự phối hợp tác đông giữa các nguyên tử với nhau và gây ra giữa
linh hồn với nguyên tử hay giảI thoát các linh hồn khỏi nguyên tử.
Trong lôgích học và nhân thức luân,lần đầu tiên ở Ân độ đã đề
xướng một lý thuyết tam luận đoạn khác với ở Hy lạp cổ đại ở chỗ nó
gồm năm thành phần: tiền đề, chứng minh, minh hoạ,áp dùng cách chứng
minh và kết luận.Nyaya đề cao kinh nghiệm, thừa nhận 4 phưng thức


11
nhận thức: cảm giác,kết luận, loại tỷ,bằng chứng của những người khác
và những cuốn sách khác. theo học thuyết Nyaya thì tiêu chuẩn của chân
lý hoặc tinh sai lầm của nhận thức là ở chỗ chúng có đạt được mục đích
để ra hay không?
Hệ thống Vaisesa, hệ thống này gần gũi với hệ thống Nyaya về
nguyên tử luận, do Kanada viết ở thế kỷ III tcn. Hệ thống này đã phản
ánh toàn bộ tồn tại bằng 7 phạm trù:thực thể, chất lượng,hoạt động, tính
phổ biến, tính đặc thù, tính vốn có và tính hư vô.
Về thuyết nguyên tử, là phân tử nhỏ nhất không thể chia cắt,bất biến,
vĩnh hằng, kết hợp với nhau cấu tạo nên các thực thể vật lý: đất,nước,lửa
và gió tạo nên các vật thể trong vũ trụ. Những yếu tố này lại được quy
vào bản nguyên duy nhất,đó là nguyên tử.Nguyên tử được phân chia theo
tính chất thành 4 loại,tuy theo nguồn gốc và gây nên 4 loại cảm giác:xúc
giác,vị giác,thị giác và khứu giác. Hệ thống này phủ nhận sự tồn tại của
lực lượng siêu nhiên. sự vận động phát triển của sự vật,hiện tượng là do
sự tự vân động của nguyên tử.
Về nhận thức luận, họ thừa nhân tính khách quan của đối tượng nhận
thức.Theo họ “tất cả nhận thức,do bản thân của nó,chứng thức rằng đối
tương nhận thức,tồn tại ngoài nó và độc lập với nó” họ chống lại chủ
nghĩa duy tâm,nhưng họ không thừa nhân lức nào nhận thức cũng chân

thực.Họ đưa ra lý thuyết về tính tin cậy và không tin cậy mặt ngoài.tiêu
chuẩn của tin cậy là phản ánh không nghi ngờ và trung thành với hình
ảnh của đối trượng.tiêu chuẩn không tin cậy là:ký ức,nghi ngờ,sai lầm và
giả thiết.
Hệ thống Jaina,do Mahavira sáng lập.Đây là hệ thống triết học
không chính thống của triết học cổ đại Ân độ. Những nhà triết học của
pháI này phủ nhận sự sáng tạo ra thế giới của thần linh hay của lực lượng
siêu nhiên. Tư tưởng triết học cơ bản của họ là học thuyết về cai đối
tượng.Theo thuyết này,tồn tại đầu tiên là bất biến vô thuỷ,vô cùng, sự


12
biến chuyển của vạn vật là không cùng;thế giới vạn vật là thống nhất ở
tính bất biến và tính biến đổi.Cai vĩnh hằng là vật chất và cáI không vĩnh
hằng là dạng vật chất cụ thể. Ngoai ra,Jaina còn thừa nhận có một thứ vật
chất tinh tế,cáI mà không nhận thể thức được bằng cảm giác ,nó quyết
định mối quân hệ giữa linh hồn và thể giác. Triết học Jaina không thừa
nhận có tính linh hồn duy nhất và thượng đế tối cao.Song lại cho
rằng,trong thế giới có một số lượng rất lới và cố định những linh hồn
được thể hiện trong các cơ thể sống,hoặc là không được thể hiện ra. Linh
hồn cũng như vật chất không do ai tạo ra,tồn tại ngay từ đầu và tồn tại
mãi mãi. Hệ thống này dù có một chút tư tưởng duy vật những cũng
không thể giảI thích được thế giới theo quan điểm duy vật, và vẫn nghi
ngờ sự tồn tại của lực lượng siêu nhiên. Tư tưởng này vẫn ảnh hưởng rất
lớn tới tư duy của một số người Lào vì vấn còn thiếu hiểu biết sâu sắc về
khoa học,thiếu thông tin cần thiết để giảI thích hiện tượng tư nhiên và xã
hôi phức tạp.
Hệ thống Lokayata, nhiều nhà triết học cho rằng,Lokayata ra đời do
chỗ triết học này phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Tư tương triết học của
pháI này phát triển trong nhiều thế kỷ và những người theo phái này luôn

chống lại những tư tưởng duy tâm tôn giáo.Quan điểm triết học của họ
thể hiện tập trung ở luận giảI về bản thể; lý luận nhận thức và đạo đức
học.
Về bản thể luận,họ cho rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng trong vũ
trụ đều do 4 yếu tố: đất,nước, lửa và không khí cấu thành.Bốn yếu tố này
có khả năng tự tồn tại,tự hoạt động trong không gian để tạo thành vạn
vật,kể cả con người.Tính đa dạng của vạn vật là do sự kết hợp khác nhau
của những yếu tố bản nguyên đó.Sự hợp thành và tan rã của chúng,quy
định sự tồn tại và mất đI của vạn vật. Y thức cũng được này sinh tử
những yêu tố đó như là sức mạnh kích thích.Con người không phảI gì
khác ngoài thân thể có ý thức.


13
logayata là trường pháI triết học duy nhất triệt để nhất trong các
trường pháI triết học Ân độ cổ ,trung đại ,nó khá xa lạ với tinh thần
truyền thống tôn giáo của nước này.
Về lý luận nhận thức,logayata thừa nhân cảm giác là nguồn duy nhất
xá thực,đông thời phủ nhận tính xác thực của tri thức gián tiếp.Theo
họ,duy lý,kết luận hay những chứng minh…..đều là những phương pháp
sai lầm của nhận thức. Đây là những hạn chế về lý luận nhận thức của
họ,họ chỉ nhận thức sự vật hiện tượng thông các giác quan(nhận thức cảm
tính) mà thôi.du sao họ cũng đóng góp không nhỏ về lý luận nhận thức
vào kho tảng tri thức nhân loại. Nhận thức cảm tính được Lê nin coi là
nhận thức bậc thấp, là cơ sở nền tàng của quá trình nhận thức sự vật hiện
tượng từ không biết đến biết ít,từ biết ít đến biết nhiều,từ biết nhiều đến
biết sâu. Lê nin đã sang lập ra lý thuyết triệt để về nhận thức,đó là “từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn”
Về đạo đức,Logayata kích liệt phê phán những học thuyết tuyên

truyền cho sự chấm dứt đâu khổ bằng cách kiềm chế mọi ham muốn dục
vọng và hy vọng một cuộc sống hạnh phúc nơI thiên đường,nơI thế giới
bên kia sau khi chết.Họ chủ trương hãy để cho mọi người sống,hoạt động
hưởng thụ tất cả trong cõi đời với những niềm cay đắng và những vị ngọt
ngào của nó. Vì thế lý luận đạo đức của họ được gọi là chủ nghĩa khoáI
lạc. Hệ thống này, tôI cho rằng,dù là mang quan quan điểm duy vật thô sơ
mộc mạc, nhưng họ đã có tư tưởng triết học tiến bộ nhất trong những tư
tưởng triết học Ân độ cổ đại.Hiên nay,những triết lý này được áp dụng
phổ biến trên đất Lào. Tư tưởng này thể hiện rõ nét nhất sau khi có đảng
nhân dân cách mang Lào lãnh đạo quần chúng nhân dân,mục tiêu của
đảng là đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa
cộng sản. Đây được coi là thiên đường trên trần gian, thiên đường trong
kiếp này chứ không phảI thiên đường trong kiếp sau,con đường chấm dứt


14
đau khổ cũng không bằng cách kiểm chế mọi ham muốn như quan điểm
của phật giáo mà là bằng cách giảI phóng con người khỏi ách thống trị
của những người bóc lột lao động và khỏi ách thống trị của lực lượng siêu
nhiên bóc lột tinh thân. Dù hiên pháp năm 1991 nước cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào thưa nhận tư do tín ngưỡng hay không tín ngưỡng thì đảng
cung dẫn nhân dân hướng tiến bộ, hướng khoa học và hiên đại.Đảng lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ chí minh,tư tưởng Kayson
Phomvihan,tinh hoa văn hoá nhân loại và bài học quy bấu của các nước
làm nền tàng và kim chi nam cho mọi hành động của mình,trong đó có
một phần đã lợi dụng tư tưởng triết học của hệ thống Lokayata.
Hệ thống triết học phật giao,do Sakyamuni sáng lập khoảng thiên
niên kỳ thứ I trước công nguyên.Đây là một trong 3 trường pháI không
chính thống của triết học Ân độ cổ đại, kinh điển triết học phật giáo bao
gồm:kinh, luật và luân. Tư tưởng triết học thể hiện như sau:

Về bản thể luận, họ phủ nhân người sáng tạo ra vũ trụ,phủ nhận vũ
trụ có ngày được tạo ra và có ngày bị tiêu diệt. Vạn vật sinh ra là do sự
chuyển biến của bản thân nó,trong nó,vũ trụ là tự lại.Thế giới vạn vật là
vô thuỷ vô chung.Mỗi sự vật hiện tượng cụ thể có thuỷ có chung,có sinh,
có diệt theo chu trình:sinh,trụ,dị, diệt. Tức là sinh ra, tồn tại trong không
gian ,thời gian , hư hoại và tan rã.sự vân động biến đổi của sự vật hiện
tượng diễn ra theo quy luật nhân quả.
Về nhân sinh quan,nội dung triết lý của phật giáo tập trung vào 4
luận đề được coi là 4 chân lý vĩ đại:
Khổ đế, Cho rằng đời sống con người là bể khổ trâm luân,có 8 nỗ
khổ:sinh, lão, bệnh, tử,thụ biệt ly,oán tăng hội,sở cầu bất đắc và ngũ thụ
uẩn.
Nhân đế,nguyên nhân của đâu khổ chính là do dục vọng không bao
giờ nguôI ngoai của con người. Vì tham sống mà luân hồi sinh tử,càng
tham càng muốn,càng được càng tham……trong kinh nhà Phật giảI thích


15
nỗi khổ của con người bằng lý thuyết “Thập nhị nhân duyên” tức 12
nguyên

nhân:vô

minh,hành,

thức,danh

sắc,lục

nhập,xúc,thụ,áI,thủ,hữu,sinh,lao và tử.Ngoài ra họ cò cho rằng:nỗi khổ

của con ngườido nghiệp báo,luân hồi,đó chính là luật báo ứng(làm tốt thì
được tốt,làm xấu thì được xấu,làm cáI gì thì được cài ấy).theo thuyết
này,đã sinh ra thì phảI có chết đI,đã chết đI thì phảI có táI sinh,vô
cùng,vô tân.
Diệt đế,cho rằng có thể tiêu diệt được cáI khổ,đat tới trạng tháI Niết
bản.
đạo đế chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giảI thoát. Đó là con đường
tu đạo hoàn thiện đạo đức cá nhân theo 8 nguyên tắc:chính kiến,chính
tư,chính ngữ,chính nghiệp, chính mệnh,chính tinh tiến,chính niệm,chính
định. Tám nguyên tắc nói trên hình như được tiếp thu,phát triển và áp
dụng phổ biến trên đất Lào từ xưa đến nay,không chỉ ở trong giới những
người tu hành,tín đồ Phật giáo,mà còn ở tầng lớp trí thức,thương nhân và
chỉ huy lãnh đạo các cấp. Nhưng mức độ và biên pháp áp dụng thì tuỳ
điều kiện và mục đích của mỗi người.
Về nhận thức luận,phật giáo bác bỏ thánh giáo lượng,mà cho rằng
nguồn gốc của nhận thức và do hiện lượng và tỷ lượng.Từ cảm giác đi tri
giác đến quan niệm,đó là hiên tượng.Tỷ lượng gồm có phán đoán ,suy
lý.Hiện lượng cho ta biết tự tướng của sự vật,tỷ lượng cho ta biết cộng
tướng của sự vật. Biết sự vật là phảI biết tự tướng và cộng tướng của
nó.Đây là đóng góp vĩ đại của Phật giáo trong lý luận nhân thức của nhân
loại, nó bao hàm cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, là tư tượng
biện chứng duy vật khi xem xét sự vật hiện tượng phảI xuất phát từ bản
thân nó, bản chất nội tai của nó và mối quan hệ của nó với cáI khác.
Ngoài ra,hệ thống này còn đóng góp một gặp phạm trù triết học,đó là gặp
phạm trù mối quan hệ nhân quả.


16
Về đạo đức,Phật giáo chủ trương tiết dục.Theo quan điểm này,sở dĩ
có luân hồi là vì có dục vọng;có dục vọng là do lầm lạc,vô minh mà tạo

nghiệp chướng cho bản thân.Muốn giảI thoát tất phảI diệt nghiệp bằng sự
sáng suốt phá lâm lạc bằng cấm dục.
Mặt khác,xuất phát từ quan điểm cho rằng,Người và Ta đều là những
pháp khác nhau của giới pháp,vô thuỷ ,vô chung;đều thuộc về chân như
cả, vì vậy lý luận đạo đưc Phật giáo chủ trương:đối với mình “khắc kỷ”
đối với mọi người phảI từ bi, bác áI, vị tha,coi người khác như mình. Vì
vậy, không phảI chỉ biết cứu mình mà còn cứu nhân độ thế…….Do ở
Lào,Phật giáo là tôn giáo lớn nhất,nó trở thành Quốc giáo và được nhân
dân Lào tôn thờ từ lâu đời,hình như ở đâu có người Lào sinh sống ở đó có
sự tôn tôn thờ Phật giáo, ở đâu có làng bản thì ở đó có một ngôI
chùa,thậm chí có tới hai hoặc ba ngôI chùa,đền .cho nên nó ảnh hưởng rất
lớn đối với đời sống tinh thần,phong tục tập quan,nền văn hoá,tư duy triết
học,đạo đức của nhân dân Lào. Nói tới lý luận đạo đức của người Lào
cũng không khác gì mấy so với lý luận đạo đức của người Ân độ cổ. Đặc
trưng của người Lào là thích sống hoà thuận, hoà bình,bình đẳng, thương
yêu nhau,tôn trọng nhau,yêu thương,tỉnh cảm và giúp bạn bè. đây là đạo
làm người của người Lào,nó được tiếp thu, phát triển và được lưu giữ từ
nhiều thế hệ và hiện nay nó vẫn phát triển tốt.
Tom lai, triết học Ân độ cổ trung đại đã đặt ra và bước đầu giảI
quyết nhiều vấn đề của triết học.Trong khi giảI quyết những vấn đề thuộc
ban thể luân, nhận thức luận và nhân sinh quan….triết học Ân độ đã thể
hiện tính biên chứng và tâm kháI quát sau sắc;đã đưa lại nhiều đóng góp
quý bấu vào kho tàng di sản triết học của nhân loại.
Một xu hướng khá đậm nét trong triết học Ân độ cổ,trung đại là quan
tâm giảI quyết những vấn đề thuộc đời sống tâm linh,không mãn nguyện
với việc suy luận tri thức mà gắn với đời thực,việc thực.


17
Triết học Ân độ cổ,trung đại suốt mấy ngàn năm phát triển,không

diễn ra cuộc cách mang tư tưởng.Nó chỉ phát triển dưới hình thức chú
thích,diễn giảI,chỉ có sự kế thừa,phát triển,không có sự phủ định các học
thuyết tiền bối.
Hỗu hết các trưởng pháI triết học Ân độ cổ,trung đại đều có sự biên
đổi theo xu hướng vô thần đến hữu thần,từ it nhiều duy vật đến duy tâm
hay nhị nguyên. Điều đó phản ánh sức ỳ của một xã hội dựa trên cơ sở
của phương thức sản xuất châu A và Lào cung không nằm ngoài lệ đó.



×