Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

PHẦN 2 – NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.32 KB, 2 trang )

PHẦN 2 – NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C

I. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C
C là một ngôn ngữ cấp cao do Dennis Richie thiết kế tại phòng thí nghiệm Bell
Telephone vào năm 1972, khi viết hệ điều hành Unix. C có nguồn gốc sâu sa từ
ngôn ngữ BCPL do Martin Richards đề xuất vào năm 1967 và từ ngôn ngữ B do
Ken Thompson phát triển từ ngôn ngữ BCPL vào năm 1970.
Lúc đầu, C được thiết kế để lập trình trong môi trường của hệ điều hành Unix
nhằm mục đích hỗ trợ cho các công việc lập trình phức tạp. Nhưng về sau, với
những nhu cầu phát triển ngày một tăng của công việc lập trình, C đã vượt qua
khuông khổ của phòng thí nghiệm Bell và nhanh chóng hội nhập vào thế giới lập
trình đề rồi được các nhà lập trình sử dụng một cách rộng rãi. Sau đó, các công ty
sản xuất phần mềm lần lượt đưa ra những phiên bản hỗ trợ cho việc lập trình bằng
ngôn ngữ C và chuẩn ANSI C cũng được khai sinh từ đó.
Ngôn ngữ C có những đặc điểm cơ bản như sau:
 Tính cô động: C chỉ có 32 từ khoá chuẩn và 40 toán tử chuẩn
 Tính cấu trúc: C có một tập hợp những chỉ thị của lập trình có cấu trúc:
lựa chọn, lặp à rõ ràng, dễ hiểu.
 Tính tương thích: C có bộ tiền xử lí và một thư viện chuẩn vô cùng phong
phú à chuyển từ máy này sang máy khác, chương trình viết bằng C vẫn
tương thích
 Tính linh động: C rất uyển chuyển về ngữ pháp, chấp nhận nhiều cách thể
hiện
 Biên dịch: C cho phép biên dịch nhiều tập tin chương trình riêng rẽ à các
đối tượng và liện kết các đối tượng lại với nhau à Một chương trình thống
nhất
Để có thể lập trình bằng ngôn ngữ C thì chúng ta có thể dùng nhiều công cụ hỗ
trợ soạn thảo (edit), ơ đây chúng ta sẽ tìm hiểu một chương trình gọi là Turbo C,
chương trình này cho phép ta soạn thảo và biên dịch.
 Turbo C
 Giao diện và một số thao tác cơ bản


 Các thao tác cơ bản trên Turbo C
 Ghi chương trình vào đĩa: F2 hoặc File à save
 Biên dịch chương trình: Alt_F9
 Biên dịch và thực thi chương trình: Ctrl_F9
 Mở một chương trình đã có trên đĩa: F3 hoặc File à Open
 Mở mới: File à New
 Chọn menu: F10
 Các lệnh soạn thảo cơ bản:
o Di chuyển con nháy:
 Di chuyển qua từng ký tự:
#,$,",!
 Về đầu dòng:
Home
 Về cuối dòng:
End
 Qua trang trước:
Page Up
 Qua trang sau:
Page Down


o Các lệnh chèn và xoá
 Chèn thêm một dòng: Ctrl_N
 Xoá một dòng:
Ctrl_Y
o Xoá đến cuối dòng:
Ctrl_Q Y
o Xoá kí tự bên trái:
Backspace
o Xoá kí tự bên phải

Delete
o Các lệnh về khối
 Đánh dấu đầu khối:
Ctrl_K B
 Đánh dấu cuối khối:
Ctrl_K K
 Đánh dấu một từ:
Ctrl_K T
 Sao chép khối:
Ctrl_K C
 Di chuyển khối:
Ctrl_K V
 Xoá khối:
Ctrl_K Y
 Các lệnh khác:
o Trợ giúp ngôn ngữ:
F1, Ctrl_F1
o Chạy chương trình theo từng lệnh: F7, F8
o Thoát khỏi chương trình C:
Alt_X
o Huỷ bỏ tác vụ:
Ctrl_U, Esc



×