Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Bảo dưỡng hệ thống thủy lực máy thi công nền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 57 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KON TUM
KHOA CƠ KHÍ

GIÁO TRÌNH

Mô đun: Bảo dưỡng hệ thống thủy lực
NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY THI CÔNG NỀN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số

/QĐ-TrTCN ngày /
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kon Tum)

/2016 của

Kon Tum - 2016
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề
và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Bảo dưỡng hệ thống thủy lực được biên soạn nhằm cung cấp


cho học viên học nghề và thợ vận hành, sửa chữa máy thi công nền những kiến
thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng hệ thống thủy lực của máy
thi công nền. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình
bao gồm các bài như sau:
Bài 1 Khái niệm và các quy luật về truyền động bằng thủy lực
Bài 2 Nhận dạng các chi tiết trong hệ thống thủy lực
Bài 3 Bảo dưỡng hệ thống thủy lực máy xúc
Bài 4 Bảo dưỡng hệ thống thủy lực máy lu
Bài 5 Bảo dưỡng hệ thống thủy lực máy ủi
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình dạy nghề
được Tổng cục Dạy nghề phê duyệt, sắp xếp logic từ các quy luật truyền động
bằng thủy lực đến nhận dạng các bộ phận và bảo dưỡng hệ thống thủy lực của
máy thi công nền. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng.
Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, khoa Cơ khí trường trung cấp
nghề Kon Tum cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả
hoàn thành giáo trình này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo
trình được hoàn thiện hơn.
Kon Tum, ngày…..tháng…. năm 2016
Tham gia biên soạn
KS. Trịnh Đình Tiến
Chủ biên

3


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................3
MỤC LỤC.............................................................................................................4

BÀI 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUY LUẬT VỀ TRUYỀN ĐỘNG BẰNG
THỦY LỰC...........................................................................................................7
BÀI 2. NHẬN DẠNG CÁC BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG THỦY LỰC....12
BÀI 3. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG THỦY LỰC MÁY XÚC...........................44
BÀI 4. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG THỦY LỰC MÁY LU..............................49
BÀI 5. BẢO DƯÕNG HỆ THỐNG THỦY LỰC MÁY ỦI...............................53

4


TÊN MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG THỦY LỰC
Mã số môn học: MĐ 17
Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 37 giờ; Ktra: 5 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí:
+ Mô đun bảo dưỡng hệ thống thủy lực bố trí giảng dạy sau khi đã học
xong các môn lý thuyết cơ sở.
+ Mô đun giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực nghề
nghiệp của người học, làm cơ sở để người học tự nghiên cứu, tiếp thu được
những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến và nâng cao được trình độ chuyên
môn nghề nghiệp của mình.
+ Mô đun này có thể được bố trí dạy song song với các mô đun MĐ15,
MĐ16.
- Tính chất:là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Về kiến thức:
+ Biết vận hành, bảo dưỡng hệ thống thủy lực trên các loại máy thi công
công trình xây dựng nền.
+ Vận dụng được các kiến thức của môn học để làm cơ sở cho việc học

tập các môn học chuyên môn khác.
- Về kỹ năng:
+ Đọc và phân tích được các bản vẽ cấu tạo hệ thống thủy lực trên các
loại máy thi công công trình xây dựng nền.
+ Có khả năng tự nghiên cứu, tìm hiểu để tiếp thu được những kiến thức
khoa học kỹ thuật tiên tiến và nâng cao được trình độ chuyên môn nghề nghiệp
của mình.
- Về thái độ:
Vận dụng được những kiến thức về đặc tính kỹ thuật và tầm quan trọng
của các bộ phận để nâng cao ý thức trong việc bảo quản, sử dụng xe máy.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

Tên các bài trong mô đun
Tổng
số

Thời gian

Thực
thuyết hành

Kiểm
tra*
5


1

2
3
4
5

Khái niệm và các quy luật về
truyền động bằng thủy lực
Nhận dạng các chi tiết trong hệ
thống thủy lực
Bảo dưỡng hệ thống thủy lực máy
xúc
Bảo dưỡng hệ thống thủy lực máy
lu
Bảo dưỡng hệ thống thủy lực máy
ủi
Tổng cộng

2

2

18

9

7

14

4


10

14

2

10

2

12

1

10

1

60

18

37

5

2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được

tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết:

6


BÀI 1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUY LUẬT VỀ TRUYỀN ĐỘNG
BẰNG THỦY LỰC
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng các khái niệm, yêu cầu và các thông số của truyền động thủy
lực;
- Vẽ và trình bày được nguyên lý làm việc chung của hệ thống thủy lực;
- Giải thích được các quy luật truyền động bằng thủy lực;
- Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung:
1. Khái niệm, yêu cầu và các thông số của hệ thống thủy lực
1.1 Khái niệm
Truyền động thuỷ lực là các hệ thống thuỷ lực dùng để điều khiển chuyển
động của các cơ cấu hoặc máy bằng các động cơ thuỷ lực.
Về bản chất, truyền động thuỷ lực là hệ thống thuỷ lực dùng để truyền năng
lượng bằng chất lỏng và biến đổi nó thành cơ năng ở đầu ra của hệ thống (năng
lượng chuyển động động cơ thuỷ lực) đồng thời thực hiện chức năng điều khiển
và điều chỉnh tốc độ của khâu ra.
Khái niệm “Truyền động thuỷ lực” thường đi đôi với khái niệm “Hệ thống
thuỷ lực” và được hiểu là tổ hợp các cơ cấu truyền năng lượng bằng cách sử
dụng chất lỏng với áp suất cao.
Các chất lỏng dùng để truyền năng lượng thủy động được gọi là dầu truyền
lực, chất lỏng để truyền năng lượng thủy tĩnh được gọi là chất lỏng thủy lực. Hệ
thống thủy lực được dùng rộng rãi trong công nghiệp, thương mại, giao thông, ví
dụ: các công cụ cơ cấu lái, thiết bị để xê dịch, dịch chuyển vật nặng, truyền áp

suất, phương tiện trên đất, biển hay trên máy bay, hệ thống phanh.

Hình 1.1. Hệ thống thủy lực trên máy đào
Trong một hệ thống thuỷ lực có thể có một hoặc nhiều động cơ thuỷ lực
và bơm thuỷ lực. Truyền động thuỷ lực bao gồm nguồn lưu lượng chất lỏng,
phần lớn là các loại bơm thuỷ lực; động cơ thuỷ lực chuyển động thẳng hoặc
7


chuyển động quay; cơ cấu điều khiển và điều chỉnh; đường ống và các thiết bị
phụ.
1.2. Yêu cầu
a. Ưu nhược điểm của hệ thống thủy lực
* Ưu điểm
- Truyền động được công suất cao và áp lực lớn nhờ các cơ cấu tương đối
đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao nhưng đòi hỏi ít về chăm sóc, bảo dưỡng.
- Điều chỉnh được vận tốc làm việc tinh và vô cấp dễ thực hiện tự động
hóa theo điều kiện làm việc hay chương trình có sẵn.
- Kết cấu gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc
nhau
- Có khả năng giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực
cao
- Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thủy lực nhờ tính chịu nén của
dầu nên có thể sử dụng ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh như trong cơ
khí và điện.
- Dễ dàng biến đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh
tiến của cơ cấu chấp hành
- Dễ dàng phòng quá tải nhờ van an toàn
- Dễ theo dõi và quan sát bằng áp kế, kể cả các hệ phức tạp, nhiều mạch
- Tự động hóa giản đơn, kể cả các thiết bị phức tạp bằng cách dùng các

phần tử tiêu chuẩn hóa
* Nhược điểm
- Mất mát trong đường ống dẫn và rò rỉ bên trong các phần tử, làm giảm
hiệu suất và hạn chế phạm vi sử dụng
- Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi do tính nén khí
được của chất lỏng và tính đàn hồi của đường ống dẫn.
- Khi mới khởi động, nhiệt độ của hệ thống chưa ổn định, vận tốc làm
việc thay đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi
b. Yêu cầu của chất lỏng
- Có khả năng bôi trơn tốt trong khoảng thay đổi lớn nhiệt độ và áp suất;
- Độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ;
- Có tính trung hoà (tính trơ) với các bề mặt kim loại, hạn chế được khả
năng xâm nhập của khí, nhưng dễ dàng tách khí ra;
- Phải có độ nhớt thích ứng với điều kiện chắn khít và khe hở của các chi
tiết di trượt, nhằm đảm bảo độ rò dầu bé nhất, cũng như tổn thất ma sát ít nhất;
- Dầu phải ít sủi bọt, ít bốc hơi khi làm việc, ít hoà tan trong nước và không
khí, dẫn nhiệt tốt, có mô đun đàn hồi, hệ số nở nhiệt và khối lượng riêng nhỏ.
8


1.3. Các thông số của hệ thống thủy lực.
a. Áp suất
Là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích tiếp xúc của chất lỏng.
Đơn vị tính: N/m2, N/cm2, bar, at.
1 bar= 105 N/m2 = 1 at; 1mmHg = 133,3 N/m2
b. Vận tốc
Là vận tốc trung bình của tất cả các phần tử chất lỏng, đơn vị là m/s.
c. Độ nhớt
Là lực ma sát sinh ra trong chất lỏng nó có ảnh hưởng đến tổn thất ma sát,
độ dò dầu trong các hệ thống thủy lực.

d. Thể tích và lưu lượng
- Thể tích: ký hiệu là W, đơn vị đo là m3, lít.
- Lưu lượng là lượng chất lỏng chảy qua một diện tích nào đó trong một
đơn vị thời gian, ký hiệu là Q, đơn vị tính m3/phút, lít/phút.
2. Sơ đồ hệ thống thủy lực
2.1. Sơ đồ chung của hệ thống thủy lực

Hình 1.2. Sơ đồ chung hệ thống thủy lực
Hệ thống truyền động bằng thủy lực được mô tả qua sơ đồ (hình 1.2),
gồm các cụm và phần tử chính có chức năng sau:
- Cơ cấu chấp hành: Xi lanh, động cơ, giác hút.
- Phần tử điều khiển: van đảo chiều...
- Cơ cấu tạo năng lượng : Bơm dầu, lọc dầu...
- Phần tử xử lý: Van áp suất, van điều khiển từ xa..
Phần tử nhận tín hiệu: các loại nút ấn...
Năng lượng điều khiển có thể bằng thủy lực hoặc bằng điện.
9


2.2. Nguyên lý làm việc chung của hệ thống thủy lực.
Dầu thủy lực áp suất cao được tạo ra từ cơ cấu tạo năng lượng, thông qua
phần tử điều khiển tác động lên cơ cấu chấp hành, biến đổi thành cơ năng để
thực hiện chuyển động thẳng (xi lanh), hoặc chuyển động quay (động cơ).
3. Các quy luật truyền dẫn bằng thủy lực.
3.1. Áp suất thủy tĩnh
a. Định nghĩa áp suất thủy tĩnh
Do tác dụng của lực ngoại (lực bề mặt và lực khối) nên nội bộ của chất
lỏng xuất hiện những ứng suất. Ta gọi là những ứng suất dó là áp suất thủy tĩnh.
b. Tính chất của áp suất thủy tĩnh
- Áp suất thủy tĩnh luôn luôn vuông góc với diện tích chịu lực và hướng

vào diện tích chịu lực.
- Áp suất thủy tĩnh tại một điểm theo mọi phương đều bằng nhau.
3.2. Các loại áp suất – Chiều cao đo áp
a. Áp suất tuyệt đối
Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng
tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng. Kí hiệu là Pa.
b. Áp suất dư ( áp suất tương đối)
Là áp suất gây ra chỉ do trọng lượng của cột chất lỏng. Ngoài ra áp suất
tương đối là hiệu giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển. Nếu áp suất tuyệt
đối nhỏ hơn áp suất khí quyển thì ta được áp suất chân không.
c. Áp suất chân không
Là số đo áp suất của lượng vật chất còn tồn tại trong một
khoảng không gian nhất định.
3.3. Định luật Pascal
Trạng thái cân bằng là trạng thái mà ở đó không có sự chuyển động tương
đối giữa các phần khác nhau trong chất lưu; ở đây ta bỏ qua sự chuyển động hỗn
loạn của các phân tử chất lưu.
Khi chất lưu ở trạng thái cân bằng thì áp suất tại một điểm trong lòng chất
lưu là phân bố đều theo mọi phương. Nghĩa là áp suất tại điểm đó phân bố theo
mọi phương có độ lớn bằng nhau.
Định luật Pascal được phát biểu như sau: "Áp suất chất lỏng do ngoại lực
tác dụng lên mặt thoáng được truyền nguyên vẹn tới mọi điểm trong lòng chất
lỏng".
3.4. Phương trình lưu lượng không đổi
Chất lỏng lý tưởng là chất lỏng mà ta có thể bỏ qua lực ma sát nhớt của
các phần bên trong chất lỏng khi chuyển động tương đối với nhau. Ðối với chất
lỏng lý tưởng, ta sẽ biểu diễn đường đi của một phân tử chất lưu bằng
10



một đường dòng mà tiếp tuyến với nó tại mọi điểm có phương chiều trùng
với véc tơ vận tốc của chất lưu tại điểm đó. Tập hợp toàn bộ các đường dòng
biểu diễn cho cả khối chất lưu được gọi là ống dòng.
Nếu chúng ta cắt ống dòng bằng một mặt phẳng S vuông góc đồng thời
với các đường dòng, thì tại mọi điểm trên diện tích S này vận tốc các phân tử sẽ
có độ lớn bằng nhau.
Phương trình liên tục chính là định luật bảo toàn khối lượng đối với chất
lưu. Đối với chất lưu không nén được, khi xét một thể tích tham khảo thì lưu
lượng chất đi vào phải bằng lưu lượng chất đi ra thể tích đó.
Nghĩa là, trong hệ tọa độ Descartes với u, v, w là các thành phần vận tốc
trên các phương x, y, z, ta có:

Hoặc là vec tơ lưu tốc: (u la véc tơ lưu tốc)
3.5. Phương trình Bernoulli
Trong thủy động lực học, nguyên lý Bernoulli phát biểu rằng đối với một
dòng chất lưu không dẫn nhiệtkhông có tính nhớt, sự tăng vận tốc của chất lưu
xảy ra tương ứng đồng thời với sự giảm áp suất hoặc sự giảm thế năng của chất
lưu. Nguyên lý này đặt theo tên của Daniel Bernoulli, ông đã công bố nó trong
quyển sách của mình Hydrodynamica vào năm 1738.
Nguyên lý Bernoulli áp dụng được cho nhiều loại chất lưu, chúng thể hiện
qua kết quả khi viết dưới dạng phương trình Bernoulli.
Phương trình Bernoulli là phương trình cơ bản của thủy động lực học.
Phương trình có thể phát biểu như sau: Trong dòng chảy chất lỏng thực ổn định,
thay đổi dần, năng lượng tại các điểm là một hằng số.
Trong đó các chỉ số 1 và 2 ứng với các vị trí trên dòng chảy, Z là cao độ,
P là áp suất, u là vận tốc dòng, g là gia tốc trọng trường và hw là cột nước tổn
thất.

11



BÀI 2. NHẬN DẠNG CÁC BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG THỦY LỰC
Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại bơm
thủy lực;
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại động cơ
thủy lực;
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của xilanh thủy lực;
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại lọc dầu
thủy lực;
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại van
thủy lực;
- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ đo áp
lực dầu;
- Nhận dạng được một số các bộ phận khác trong hệ thống thủy lực;
- Bố trí vị trí làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung:
1. Bơm thủy lực
1.1. Tác dụng
Là bộ phận của truyền động thủy lực. Nó biến đổi cơ năng của động cơ
chính thành năng lượng của chất lỏng công tác.
1.2. Phân loại
- Căn cứ vào dòng dầu cung cấp có:
+ Bơm đơn
+ Bơm kép
+ Bơm nhiều buồng
- Căn cứ vào khả năng cung cấp chất lỏng
+ Bơm điều chỉnh được
+ Bơm điều chỉnh không được
- Căn cứ vào kết cấu của bơm

+ Bơm hướng trục
+ Bơm hướng kính
1.2. Bơm bánh răng
Bơm bánh răng là loại bơm thể tích được sử dụng rộng rãi vì những ưu
điểm sau:
- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo
- Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn
- Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn
- Có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn.
12


Bơm bánh răng được sử dụng trong những hệ thống thủy lực có áp suất
trung bình. Trong những hệ thống thủy lực có áp suất cao, bơm bánh răng
thường được dùng làm bơm sơ cấp.
Bơm bánh răng là loại bơm không điều chỉnh được lưu lượng và áp suất
khi số vòng quay cố định.
a. Cấu tạo

Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của
bơm bánh răng ăn khớp ngoài
1. Bánh răng bị động; 2. Bánh răng
chủ động; 3. Vỏ bơm;
4. Cửa hút; 5. Cửa đẩy; 6. Van an
toàn; A. Khoang hút; B. Khoang đẩy.

Hình 2.2. Cấu tạo bơm bánh
răng ăn khớp trong
1. Thân máy bơm; 2. Bánh
răng dẫn; 3. Bánh răng bị dẫn;

4. Mảnh góp hình liềm

Bơm bánh răng gồm bánh răng chủ động và bánh răng bị động ăn khớp với
nhau, cùng nằm trong vỏ bơm. Răng của các bánh răng được chế tạo thành các
dạng răng thẳng, nón chữ V hoặc xoắn ốc.
b. Nguyên lý làm việc
Bơm bánh răng làm việc theo nguyên lý dẫn và nén chất lỏng trong một thể
tích kín thay đổi được dung tích. Quá trình hút đẩy được diễn ra như sau:
- Bánh răng chủ động được nối với trục của bơm quay và kéo theo bánh
răng bị động quay. Chất lỏng ở trong các rãnh răng theo chiều quay của các
bánh răng vận chuyển từ khoang hút đến khoang đẩy vòng theo vỏ bơm. Khoang
hút và khoang đẩy được ngăn cách với nhau bởi những mặt tiếp xúc của các
bánh răng ăn khớp và được xem là kín.
- Khi một cặp bánh răng vào khớp ở khoang đẩy, chất lỏng được đưa vào
khoang đẩy bị chèn ép và dồn vào đường ống đẩy. Đó là quá trình đẩy.
- Đồng thời với quá trình đẩy, tại khoang hút có một cặp bánh răng ra khớp,
dung tích của khoang hút được dãn ra, áp suất ở khoang hút giảm và chất lỏng sẽ
được hút vào buồng hút từ thùng chứa thông qua ống hút vào bơm. Nếu áp suất
13


trên mặt thoáng là áp suất khí quyển thì áp suất ở khoang hút sẽ là áp suất chân
không.
- Về nguyên lý, nếu bơm bánh răng thủy lực tuyệt đối kín nghĩa là giữa
khoang hút và khoang đẩy không có sự dò rỉ chất lỏng qua nhau hoặc dò rỉ chất
lỏng ra ngoài thì áp suất của bơm chì phụ thuộc vào tải.
- Trong thực tế bơm không thể nào hoàn toàn kín do khả năng chế tạo hoặc
nhiều trường hợp người ta phải cố ý tạo ra sự thoát lưu lượng nào đó thì áp suất
không phải thuần túy chỉ tăng theo tải.
- Để hạn chế áp suất làm việc tối đa của bơm bánh răng cần bố trí một van

an toàn trên ống đẩy. Van sẽ tự mở cho chất lỏng trở về thùng hút khi trên
đường ống đẩy bị tắc hoặc áp suất vượt quá mức qui định.
1.3. Bơm cánh gạt
Bơm cánh gạt là loại bơm dùng rộng rãi nhất sau bơm bánh răng và chủ
yếu dùng ở hệ thống thủy lực có áp suất thấp, áp suất trung bình. So với bơm
bánh răng, bơm cánh gạt bảo đảm cung cấp một lưu lượng đều hơn, hiệu suất thể
tích cao hơn.
Bơm cánh gạt chia làm hai loại:
-Bơm cánh gạt tác dụng đơn
-Bơm cánh gạt tác dụng kép
a. Bơm cánh gạt tác dụng đơn
Bơm cánh gạt tác dụng đơn là loại bơm khi trục quay một vòng, nó thực
hiện một chu kỳ làm việc bao gồm một lần hút và một lần nén. Bơm cánh gạt
đơn được chế tạo với lưu lượng cố định hoặc lưu lượng điều chỉnh.

Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo bơm cánh gạt
1. Vỏ hình trụ; 2. Rotor đặt; 3. Cánh gạt; 4. Lò xo
Cấu tạo của bơm cánh gạt tác dụng đơn gồm có một vỏ hình trụ trong đó có
rotor. Tâm của vỏ và rotor lệch nhau một khoảng là e. Trên rotor có các bản
phẳng. Khi rotor quay, các bản phẳng này trượt trong các rãnh và gạt chất lỏng
nên gọi là cánh gạt. Phần không gian giới hạn bởi vỏ bơm và rotor gọi là thể tích
làm việc.
14


Với cấu tạo của bơm cánh gạt đơn như trên, một vòng quay máy thể hiện
một lần hút và một lần đẩy. Bơm càng nhiều cánh gạt thì lưu lượng càng đều,
thông thường số cánh gạt có từ 4 đến 12 cánh.
b. Bơm cánh gạt tác dụng kép
Bơm cánh gạt kép là khi trục quay một vòng, thể tích giữa các cánh gạt có

hai lần tăng và hai lần giảm tức là hút hai lần, nén hai lần.
Cấu tạo của bơm cánh gạt tác dụng kép gần giống với bơm cánh gạt đơn,
chỉ khác ở cấu tạo vỏ bơm:
- Mặt trong của vỏ bơm không phải là mặt trụ
- Tâm của rotor trùng với tâm của vỏ
- Bơm có hai khoang hút và hai khoang đẩy

Hình 2.4. Cấu tạo bơm cánh gạt tác dụng kép
1. Vỏ bơm; 2. Rotor; 3. Chốt; 4. Xi lanh; 5. Trục;
6. Đường vào; 7. Đường ra
Trong một chu kỳ làm việc, bơm phải thực hiện được hai lần hút và hai lần
đẩy nên gọi là bơm tác dụng kép. Vì khoang hút và khoang đẩy bố trí đối xứng
nhau qua tâm nên giảm được tải trọng trên trục rotor rất nhiều. Để tăng chiều dài
khe hẹp, giảm lực dẫn tác động đến các cánh gạt và để cánh gạt trượt được dễ
dàng, trong các rãnh của rotor, người ta bố trí các cánh gạt nằm nghiêng so với
phương hướng kính một góc a = (6-13)o. (chú ý khi bố trí nghiêng như vậy, bơm
chỉ làm việc theo một chiều).
Kết cấu của bơm đối xứng nên lực tác dụng lên trục được cân bằng hơn
bơm cánh gạt đơn, có thể sử dụng trong hệ thống áp suất cao. Lưu lượng của
bơm được chế tạo từ (5-200) lít/ phút, áp suất có thể đạt 125 bar.
1.4. Bơm trục vít
Bơm trục vít là sự biến dạng của bơm bánh răng. Nếu bánh răng nghiêng
có số răng nhỏ, chiều dày và góc nghiêng của răng lớn thì bánh răng sẽ thành
trục vít.
15


Bơm trục vít thường có 2 trục vít ăn khớp với nhau (hình 2.5).

Hình 2.5 Bơm trục vít

Bơm trục vít thường được sản xuất thành 3 loại:
Loại áp suất thấp: p = 10 -15bar
Loại áp suất trung bình: p = 30 - 60bar
Loại áp suất cao: p = 60 - 200bar.
Bơm trục vít có đặc điểm là dầu được chuyển từ buồng hút sang buồng nén
theo chiều trục và không có hiện tượng chèn dầu ở chân ren.
Nhược điểm của bơm trục vít là chế tạo trục vít khá phức tạp. Ưu điểm căn
bản là chạy êm, độ nhấp nhô lưu lượng nhỏ.
1.5. Bơm piston
Bơm piston là loại bơm dựa trên nguyên tắc thay đổi thể tích của cơ cấu
piston - xilanh. Vì bề mặt làm việc của cơ cấu này là mặt trụ, do đó dễ dàng đạt
được độ chính xác gia công cao, bảo đảm hiệu suất thể tích tốt, có khả năng thực
hiện được với áp suất làm việc lớn (áp suất lớn nhất có thể đạt được là p =
700bar).
Bơm piston thường dùng ở những hệ thống thủy lực cần áp suất cao và lưu
lượng lớn; đó là máy xúc, máy nén,....
Dựa trên cách bố trí piston, bơm có thể phân thành hai loại:
Bơm piston hướng tâm.
Bơm piston hướng trục.
Bơm piston có thể chế tạo với lưu lượng cố định, hoặc lưu lượng điều chỉnh được.
a. Bơm thủy lực piston hướng tâm
Bơm thủy lực piston hướng tâm là bơm có piston chuyển động hướng tâm
với trục quay của rotor. Tùy thuộc vào số piston ta có các lưu lượng khác nhau.
Kiểu bơm này có nhược điểm là kích thước lớn, chế tạo phức tạp.

16


Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo bơm piston rotor hướng tâm
1. Rotor; 2. Stator; 3. Piston; 4. Vành nổi; 5. Bệ trượt;

6. Vành trượt điều khiển vành nổi; 7. Vòng bi vành nổi; 8. Vòng bi đỡ trục;
9. Buly khớp nối; 10. Trục bơm; 11. Phanh hãm phớt làm kín;
12. Phớt làm kín cổ trục bơm; 13. Vỏ bơm; 14. Nắp bơm; 15. Trục phân
phối; 16. Cần điều khiển độ lệch tâm e; a, b. Hai đường dẫn dầu
* Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực piston:
Giả sử bơm quay theo chiều kim đồng hồ, do sự bố trí lệch tâm giữa rotor
(1) và vành nổi (4) một khoảng là e (hay còn gọi là độ lệch tâm e). Khi rotor (1)
quay, các piston (3) cũng quay theo rotor và đồng thời chuyển động tịnh tiến
trong các xilanh. Quá trình hút được thực hiện khi các piston chuyển động
hướng ra khỏi tâm rotor tại cung phía trên, làm thể tích công tác của xi lanh
tăng, áp suất trong xi lanh giảm. Chất lỏng được hút qua trục phân phối (15) đặt
trong tâm của rotor, vào trong các xi lanh nhờ có lỗ dẫn dầu (a). Khi piston bắt
đầu chuyển động đến cung phía dưới thì piston bị thành vành nổi ép chuyển
động hướng về tâm. Đo đó, chật lỏng được đẩy vào khoang đẩu theo đường dầu
(b) trên thân trục phân phối (15) và được dẫn ra ngoài qua ống phân phối dầu
(15) thực hiện quá trình đẩy của bơm.
b. Bơm thủy lực piston hướng trục
Bơm thủy lực piston hướng trục là loại bơm có piston đặt song song với
trục quay của bơm và được truyền bằng khớp hoặc đĩa nghiêng. Piston luôn tì
sát vào mặt của đĩa nghiêng nên chúng vừa tham gia chuyển động tịnh tiến của
piston, vừa tham gia chuyển động quay của rotor.
17


Bơm thủy lực piston hướng trục có ưu điểm hơn so với bơm hướng tâm là
kích thước nhỏ gọn, độ hoạt động tin cậy cao.

Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý của bơm piston rotor hướng trục
1. Rotor; 2. Piston; 3. Đĩa nghiêng; 4. Nắp cố định; 5. Đĩa phân phối; 6. Gờ
ngăn; 7. Lò xo

Bơm thủy lực piston hướng trục thường dùng trong các động cơ lai có số
vòng quay cao (vận tốc lớn) và mô men thay đổi nhỏ. So với bơm piston hướng
tâm thì bơm piston hướng trục có kích thước nhỏ hơn khoảng 2 lần, trong khi
các điều kiện khác là như nhau.
Các bơm thủy lực piston hướng trục về kết cấu thì khoang đẩy và khoang
hút có điều kiện bố trí riêng biệt trên đĩa phân phối, nên có thể chế tạo với kích
thước lớn hơn mà không làm tăng kích thước chung của bơm, cho phép nâng
cao số vòng quay để có lưu lượng lớn hơn so với bơm thủy lực piston hướng
tâm. Do ưu điểm này mà các loại bơm piston hướng trục có trọng lượng trên
một đơn vị công suất nhỏ hơn 2/3 lần so với các bơm piston rotor hướng tâm.
1.6. Bơm màng
Bơm màng là loại bơm có cấu tạo đơn giản sử dụng cho các hệ thống có
lưu lượng và áp suất nhỏ, thường sử dụng trong các hệ thống cung cấp nhiên
liệu động cơ xăng.
2. Động cơ thủy lực
2.1. Tác dụng và phân loại
* Tác dụng
Động cơ thủy lực là cơ cấu chấp hành biến dòng thủy lực áp suất cao thành
chuyển động quay.
* Phân loại
Động cơ thủy lực piston hướng kính: sử dụng nguyên lý vành cam với con
lăn piston tạo ra momen cao ở cả hai chế độ vận hành tốc độ cao và chậm - thích
hợp cho các ứng dụng trong hệ thống di chuyển thiết bị nặng, động cơ thủy lực
đầu khoan, Động cơ thủy lực dẫn động tời thủy lực, Động cơ thủy lực trục cán,
18


máy ép. Động cơ thủy lực piston hướng kính có thể tích riêng lên đến 24
lít/vòng.
Động cơ thủy lực piston hướng trục: là loại động cơ thủy lực thể tích có tốc

độ nhanh và bán nhanh (momen không lớn lắm). So với động cơ bánh răng,
momen khởi động của động cơ piston hướng trục nhỏ hơn nhiều nhưng cũng
phải đạt (10- 50)% momen danh nghĩa thì động cơ mới khởi động được.
Động cơ thủy lực bánh răng: là loại động cơ thủy lực thể tích có tốc độ
nhanh, động cơ bánh răng thường làm việc ở áp suất giới hạn 160 kg/cm 2 và
vòng quay giới hạn 2400 vòng/phút.
2.2. Động cơ thủy lực loại bánh răng
Động cơ thủy lực loại bánh răng có cấu tạo tương tự như bơm thủy lực loại
bánh răng. Điểm khác nhau giữa Động cơ thủy lực loại bánh răng và bơm thủy
lực loại bánh răng là bơm biến cơ năng thành năng lượng của dòng thủy lực, còn
động cơ biến năng lượng của dòng thủy lực thành cơ năng.
2.3. Động cơ thủy lực kiểu piston hướng kính
Động cơ thủy lực loại kiểu piston có cấu tạo tương tự như bơm thủy lực
kiểu piston. Điểm khác nhau giữa Động cơ thủy lực loại kiểu piston và bơm
thủy lực kiểu piston là bơm biến cơ năng thành năng lượng của dòng thủy lực,
còn động cơ biến năng lượng của dòng thủy lực thành cơ năng.
3. Xi lanh thủy lực
3.1. Tác dụng và phân loại
* Tác dụng
Xi lanh thủy lực có tác dụng biến đổi áp năng của dòng thủy lực thành cơ
năng ở dạng chuyển động tịnh tiến hoặc dạng quay (dạng quay hiện nay ít
dùng).
* Phân loại
Xi lanh thủy lực thường được phân ra làm hai nhóm cơ bản: Xi lanh tác động
một phía (Xi lanh một chiều) hoặc Xi lanh tác động hai phía (Xi lanh hai chiều).

Hình 2.8. Xi lanh thủy lực
a,b,d. Xi lanh hai chiều; c. Xi lanh một chiều
19



3.2. Xi lanh thủy lực tác dụng một chiều
Xi lanh một chiều chỉ tạo ra lực đẩy một phía, thường là phía thò cần xi
lanh, nhờ cấp dầu thủy lực có áp suất vào phía đuôi xi lanh. Cán xi lanh sẽ tự hồi
vị nhờ tác dụng lực của bên ngoài hoặc lực đẩy lò xo bên trong. Điều dễ nhận
biết nhất đối với xi lanh một chiều là nó chỉ có duy nhất một cửa cấp dầu.
3.3. Xi lanh thủy lực tác dụng hai chiều.
Xi lanh hai chiều có thể tạo ra lực cả hai phía: Khi cán xi lanh thò ra và cả
khi nó thụt vào vỏ xi lanh. Kết cấu làm kín bên trong của xi lanh hai chiều cũng
phức tạp hơn xi lanh một chiều và trên thân nó phải có hai đường dầu cấp. Điều
khác biệt lớn nữa là hệ thống thủy lực sử dụng xi lanh hai chiều phải có van đổi
hướng (van phân phối) khi muốn điều khiển xi lanh này.
3.4. Kết cấu của xi lanh thủy lực
1

2

3

5

4

6

7

8
9


Ø 150

A

B

1725 ÷ 2881

Theo A

Hình 2.9. Kết cấu xylanh
1- Xylanh; 2,3- Bạc; 4- Tai của cần đẩy; 5- Đai ốc
hãm; 6,8,10,11- Vòng bít; 7,11- Phớt; 9- Piston;
12- Vòng chặn; 13- Vòng rãnh ổ lăn; 14- Vòng
đệm; 15- Vòng bít chữ U; 16- Vòng đàn hồi; 17Vòng bít có gờ nhô; 18- Nắp xilanh; 19- Bulông
nắp xilanh

10

11

12

13

14

15 16 17

18

19

Theo B

4. Bộ lọc
4.1. Phạm vi ứng dụng
Các bộ lọc dầu có công dụng để lọc sạch và loại bỏ các tạp chất trong dầu
thủy lực. Các tạp chất có thể là bụi bẩn lẫn vào dầu thủy lực trong quá trình rót,
hoặc là các hạt kim loại nhỏ (sản phẩm của quá trình mài mòn giữa các chi tiết
trong hệ thống thủy lực), và cả sản phẩn của quá trình oxi hóa dầu thủy lực tạo
thành.
Các bộ lọc làm việc trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao đặc biệt là ngâm
trong dầu thủy lực vì vậy lọc thủy lực có các tính chất đặc biệt.
Dựa vào kích thước các hạt bị giữ lại, người ta chia bộ lọc dầu thủy lực
thành:
20


- Bộ lọc thô: lọc được các hạt có kích thước ≥0,1mm. Bộ lọc thô có thể
được lắp đặt tại ống rót để lọc dầu thủy lực được rót thùng chứa, được lắp đặt tại
ống hút và ống nén để lọc sơ bộ dầu thủy lực.
- Bộ lọc trung bình: lọc được các hạt có kích thước từ 0,05mm tới 0,1mm.
Bộ lọc trung bình thường được lắp đặt tại ống nén hoặc ống xả.
- Bộ lọc tinh: lọc được các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,05mm. Bộ lọc tinh
thường được lắp đặt tại các vị trí có lưu lượng vừa phải, thường là các nhánh
phụ trong hệ thống.
Phụ thuộc vào vị trí lắp bộ lọc trong hệ thống thủy lực phân bộ lọc dầu thủy
lực thành bộ lọc dầu áp suất cao và bộ lọc dầu áp suất thấp. Theo đó, bộ lọc dầu
áp suất cao chỉ có thể lắp ở ống hút, còn bộ lọc dầu áp suất thấp chỉ có thể lắp ở
ống xả.

Dựa vào kết cấu của bộ lọc, các bộ lọc dầu thủy lực thường là các dạng
chính sau: bộ lọc lưới, bộ lọc lá, bộ lọc giấy, bộ lọc nỉ, bộ lọc nam châm,….
4.2. Cấu tạo
a. Bộ lọc lưới
Bộ lọc lưới là loại bộ lọc dầu đơn giản nhất. Nó gồm có khung cứng và
lưới bằng đồng bao chung quanh. Dầu thủy lực từ ngoài xuyên qua các mắt lưới
và các lỗ để vào ống hút. Hình dáng và kích thước của bộ lọc lưới rất khác nhau,
tùy thuộc vào vị trí và công dụng của bộ lọc.
Các bộ lọc lưới thường được lắp đặt tại ống hút và ống xả, và có thể cả tại
ống rót dầu thủy lực vào thùng chứa (cần phân biệt ống rót và ống xả: ống xả là
xả dầu từ hệ thống về thùng chứa. Ống rót dùng để rót dầu thủy lực từ ngoài vào
thùng chứa). Phần tử lọc là các lưới đồng, kích thước cắc mắt lưới quyết định độ
lọc sạch dầu thủy lực. Lưới được xếp một lớp hoặc nhiều lớp. Để làm giảm sự
cản trở bề mặt lọc được thiết kế sao cho lớn nhất có thể.
Trên hình 1 thể hiện cấu trúc của bộ lọc lưới. Các chi tiết bao gồm: vỏ 1
dạng trụ với các lỗ thủng trên bề mặt cho phép dầu thủy lực đi qua, vỏ 1 bao
quanh lưới lọc 2. Bộ lọc được đóng kín 2 đầu bằng 2 đĩa. Tại tâm 2 đĩa được
đục thủng, và xuyên qua bởi ống thép 4, trên ống thép đục có lỗ, một đầu ống
thép 4 nối thông với ống hút của trạm máy bơm.

Hình 2.9. Cấu trúc bộ lọc lưới
21


b. Bộ lọc dạng sợi
Bộ lọc dạng sợi có cấu trúc tương tự với bộ lọc dạng lưới. Chúng cấu tạo
từ các sợi với số lượng lớn các lỗ hoặc các khe hướng tâm. Các sợi này được
quấn quanh các có tiết diện tròn hoặc tiết diện chữa nhật cuốn quanh vỏ bộ lọc
tạo thành các khe hở hướng tâm. Độ rộng các khe hở giữa các sợi quyết định độ
lọc sạch của bộ lọc.

Nhược điểm của bộ lọc dạng lưới và dạng sợi là khó làm sạch các phần tử
lọc khi lưu lại các tạp chất.
c. Bộ lọc dạng lá

Hình 2.10. Bộ lọc dạng lá kiểu G41
выход - cửa ra của bộ lọc; вход - cửa vào của bộ lọc
Bộ lọc dạng lá được lắp đặt tại đường ống nén và đường ống xả trong hệ
thống thủy lưc. Bộ lọc lá kiểu G41 (hình 2.10 ) cấu tạo từ vỏ 1, nắp đậy 2 trục 3.
Trên trục cố định các phần tử lọc. Nắp đậy 2 có lỗ để dẫn dầu thủy lực vào và ra
khỏi bộ lọc. Nắp đậy 2 được gắn chặt với vỏ 1 bằng các bu-lông. Bít kín giữa
nắp 2 và vỏ 1 bằng các vòng đệm cao su 4. Các phần tử lọc cấu tạo gồm 1 khung
dạng trụ tạo thành từ các lá lọc 5 xen kẽ giữa các lá lọc 5 là các lá lọc 6 ( hình
dạng các lá lọc 5 và 6 như dưới). Dầu thủy lực đi vào bộ lọc thông qua lỗ trên
nắp 2 và đi qua các khe hở giữa các lá rồi theo lỗ trên nắp 2 đi ra khỏi bộ lọc.
Dầu thủy lực chứa tạp chất khi đi qua khe hở giữa các lá lọc sẽ bị giữ lại các tạp
chất. Độ lọc sạch của bộ lọc phụ thuộc vào kích thước khe hở giữa cá lá lọc.
22


Trong quá trình vận hành các khe hở này dần dần sẽ bị mắc kẹt lại bởi các tạp
chất. Để dọn sạch các tạp chất này người ta sử dụng các thanh gạt 7 được gắn cố
định bằng các chốt 8. Khi quay bằng tay trục 3, các thanh gạt chuyển động giữa
các lá 5 và 6 làm sạch các tạp chất bị mắc kẹt. Các tạp chất bị gạt lắng xuống
đáy bộ lọc, và được lấy ra ngoài thông qua lỗ dưới đáy. Lỗ này được đậy lại
bằng nút 9.
Các bộ lọc lá kiểu G41 cho phép lưu lượng lọc lên tới 70 lít/ph với độ
chênh áp 0,1 – 0,2 MPa.
Các bộ lọc dầu dạng lưới, dạng sợi và dạng lá có tính cản trở không lớn khi
lọc, và độ lọc sạch cũng không cao. Để tăng độ lọc sạch dầu thủy lực cần sử
dụng các bộ lọc tinh. Tuy nhiên các bộ lọc tinh cũng sẽ có tính cản trở lớn, lưu

lượng lọc nhỏ, tổn thất áp suất lớn. Các bộ lọc tinh thường được lắp đặt tại các
đường nhánh phụ tách ra từ nhánh chính. Để tránh làm quá tải hoặc nhanh đào
thải các bộ lọc tinh, chất lỏng trước khi dẫn qua các bộ lọc tinh cần trải qua các
bộ lọc thô.
Các bộ lọc tinh sử dụng các phần tử lọc: dạng vải, dạng các tông, dạng nỉ,
dạng sứ kim loại
Các bộ lọc với phần tử lọc dạng các tông và dạng vải lọc được 75% các hạt
tạp chất kích thước khoảng 4-5 μm chỉ qua 1 lần lọc. Trong trường hợp đặc biệt
các bộ lọc dạng này có thể sử dụng phần tử lọc kết hợp tạo thành từ phần tử lọc
tinh 2 và phần tử lọc thô 1 (hình 2.11). Khi van 3 chưa mở, chất lỏng được lọc
qua cả 2 phần tử lọc (hình 2.11a). Khi van 3 được mở, dầu thủy lực chỉ đi qua
phần tử lọc thô 1, bỏ qua phần tử lọc tinh 2. ( hình 2.11b)

Hình 2.11. Phần tử lọc kết hợp
d. Bộ lọc giấy
Các phần tử lọc của các bộ lọc giấy thường có dạng hình trụ. Các phần tử
lọc dạng này thường được gấp thành dạng như hình vẽ để tăng bề mặt lọc.

23


Hình 2.12. Phần tử bộ lọc giấy
e. Bộ lọc nỉ và bộ lọc sứ - kim loại
Các bộ lọc dạng này chính là các bộ lọc tinh. Các phần tử lọc có các bột
kim loại và sứ dạng cầu tạo thành lớp dày. Các bộ lọc có khả năng chứa lượng
tạp chất lớn, đồng nghĩa với tuổi thọ hoạt động dài. Đối với các bộ lọc dạng này
phần tử lọc phổ biến làm từ bột sứ và bột kim loại. Sơ đồ cấu trúc vật liệu lọc từ
sứ và kim loại thể hiện bởi hình vẽ dưới. Dầu thủy lực thấm từ từ qua khe hở
giữa các hạt sứ và kim loại.


Hình 2.13. Cấu trúc phân bố các sứ và kim loại
Bộ lọc nỉ hình vẽ dưới cấu tạo từ vỏ 1, nắp 2 với cửa vào và cửa ra, ống 3
được cố định với nắp 2. Phần tử lọc dạng nỉ 4 được gắn với ống dẫn 3.

Hình 2.14. Cấu trúc bộ lọc nỉ
6. Bộ lọc phân ly
24


Bộ lọc phân ly là bộ lọc có khả năng lọc không giới hạn với cản trở nhỏ.
Nguyên lý hoạt động của bộ lọc này dựa trên việc dẫn dầu thủy lực đi qua
trường lực có thể hút, lưu giữ các tạp chất lại. Trên hình vẽ thể hiện cấu trúc bộ
lọc từ C43-3, có công dụng làm lắng các tạp chất có từ tính. Cấu tạo bộ lọc gồm
vỏ 3, nắp 8 gắn với ống đồng 7 bằng ren và cụm bẫy từ. Cụm bẫy từ gồm đĩa
tròn 4 liên kết với ống đồng 7 bằng ren, trên đĩa tròn 4 đục 6 lỗ, mỗi lỗ được lắp
vào 1 thanh nam châm 9. Các thanh nam châm được cách ly với nắp bộ lọc bởi
vòng đệm 5. Phần dưới ống đồng 7 được gắn cố định với 1 đĩa đồng 2, có công
dụng như một vách chắn từ. Các hạt từ tính khi đi qua bộ lọc sẽ bị hút lại trên bề
mặt các nam châm.

Hình 2.15. Cấu trúc bộ lọc phân ly C43-3
4.3. Nguyên lý làm việc
Bộ lọc dầu thủy lực làm việc dựa trên nguyên lý sử dụng các phần tử lọc,
lớp lọc để giữ lại các tạp chất khi có dòng dầu thủy lực chảy qua các phần tử lọc
này hoặc sử dụng trường lực để tách các tạp chất ra khỏi dầu thủy lực. Trường
hợp đầu tiên tạp chất bị vướng lại trên bề mặt hoặc dưới đáy phần tử lọc của các
bộ lọc dầu thủy lực. Trường hợp thứ hai dầu thủy lực được dẫn qua một trường
nhân tạo (từ trường, điện trường, trường ly tâm, trọng trường) làm các tạp chất
bị lắng xuống và định kỳ tháo ra để loại bỏ.
5. Các loại van

5.1. Van an toàn
Chức năng của van an toàn chủ yếu là chỉnh áp suất làm việc của hệ thủy
lưc để bảo vệ bơm và hệ thống không bị phá vỡ khi áp suất tăng vượt quá áp
suất định mức của vỏ bơm, hệ thống đường ống cũng như những thiết bị khác.
Nguyên lý làm việc của van an toàn là sự cân bằng lực do áp suất trích liên
hệ điều khiển (liên hệ ngược) tác động lên mặt cắt ngang (tiết diện hữu ích) và
lực nén của lò xo phía đối diện – trong trường hợp van chỉnh áp suất làm việc
25


×