Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức đồng dao trò chơi dân gian cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.74 KB, 20 trang )

Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam có rất
nhiều loại hình khác nhau, nó rất đa dạng và phong phú như: Âm nhạc, câu đố,
thơ ca, hò vè , ca dao- đồng dao - Trò chơi dân gian…và nhiều loại hình khác
nữa. Trong đó có thể nói rằng Đồng dao -Trò chơi dân gian cũng là một di sản
văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành qua quá trình lao động, sản xuất
và sinh hoạt của con người, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của
bao thế con người. Đặc biệt đối với trẻ em, Đồng dao- trò chơi dân gian với
những xúc cảm đặc biệt nó mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ
ích, đồng thời thể hiện được nhu cầu giải trí, vui chơi, được chia sẻ niềm vui
chơi của các em với bạn bè, với những người xung quanh và cộng đồng, đưa các
em về với tuổi thơ đúng nghĩa của nó "Tuổi thơ đầy sự hồn nhiên và trong
sáng". Nó làm cho thế giới xung quanh của các em đẹp hơn rộng mở hơn, tuổi
thơ của các em sẽ trở thành kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, dù đi đâu về
đâu hình bóng cây đa, bến nước, con đò với hình ảnh đàn em nhỏ nô đùa với các
trò chơi dân gian không thể phai mờ. Không những thế trò chơi dân gian nhằm
làm giàu nguồn tình cảm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ cho các em đặc biệt ở
tuổi lên ba. Chính vì vậy trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới
thiệu, tổ chức trong trường Mầm non tùy theo từng lứa tuổi.
Đúng như lời của một Giáo sư ở Giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam đã
nói "Cuộc sống của trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian
không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà chứa đựng cả nền văn hóa dân
1


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh
cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo mà còn giúp trẻ hiểu về bạn
bè, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các em đang sống trong
điều kiện nền kinh tế phát triển, chỉ làm quen với máy móc và không có một


khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không
được làm quen và chơi những bài ca dao- đồng dao- trò chơi dân gian của
thiếu nhi ngày trước nó đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ ở
các thành phố mà còn các vùng quê. Vì thế giúp các em hiểu và quay về nguồn
với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết".
Thật may mắn năm học 2009 - 2010 là năm thứ hai Bộ giáo dục và Đào
tạo phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực".Trong đó có nội dung đưa Đồng dao - trò chơi dân gian vào trường học.
Nhưng làm thế nào để giáo viên tổ chức được các trò chơi dân gian thật sự có
hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó đối với giáo viên (Bởi
trình độ không đồng đều, vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ dễ
dàng tham vào các trò chơi, nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc).
Là một cán bộ quản lý phụ trách chỉ đạo chuyên môn được công tác trên
mảnh đất vốn là "cái nôi" của nền văn hoá dân tộc trong đó có Đồng dao- trò
chơi dân gian, hơn nữa bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trên vùng quê nông
thôn, tuổi thơ tôi luôn gắn liền với các trò chơi dân gian, tôi luôn băn khoăn trăn
trở làm thế nào để chỉ đạo giáo viên đưa các bài đồng giao- trò chơi dân gian
vào các hoạt động cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời thực
2


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
hiện có hiệu quả phong trào "Xây dựng trường học thân thiên- học sinh tích cực.
Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên tổ chức "Đồng dao-Trò chơi dân gian" cho trẻ ở trường Mầm non
".
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục Quốc dân. Giáo dục Mầm non là một mặt đáp ứng nhu cầu phát

triển tổng thể hài hoà của trẻ về Đức, Trí, Thể, Mỹ... mặt khác tạo tâm thế thoải
mái cho trẻ bước vào lớp một trường Tiểu học được tốt. Muốn cho trẻ phát triển
được tốt về mọi mặt điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là làm cho trẻ thoả
mãn mọi nhu cầu, một trong những nhu cầu cần thiết của trẻ đó là hoạt động vui
chơi, thông qua vui chơi để trẻ phát triển một cách toàn diện.
Ở lứa tuổi Mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động
vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn ngữ qua
đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy việc chỉ đạo giáo
viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói
riêng nhằm góp phần đưa trẻ về với thế giới tuổi thơ đầy ý nghĩa.
Đối với trẻ Mầm non, các cháu không chỉ được chăm sóc sức khoẻ, được
học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất
phát từ nhu cầu quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu
hưởng thụ hoạt động này.
3


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
Tổ chức "Đồng dao -trò chơi dân gian" cho trẻ một cách khoa học hứng
thú, hấp dẫn lôi cuốn trẻ là việc làm vô cùng cần thiết thông qua đó để trẻ được
vui chơi, được khám phá, thế giới của các cháu được mở rộng hơn. Tổ chức cho
trẻ chơi tốt có hiệu quả chúng ta tin tưởng rằng một ngày mai không xa chúng ta
sẽ có một thế hệ tương lai đầy triển vọng.
II.Cơ sở thực tiển:
Năm học 2009 - 2010 là năm thứ hai thực hiện phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân - Học sinh tích cực" do Bộ giáo dục - Đào tạo phát động.
Hưởng ứng phong trào thi đua trong đó hai năm qua trường Mầm non Mỹ Thủy
đã triển khai và thực hiện một cách sâu rộng đặc biệt là đưa dân ca, đồng dao,
trò chơi dân gian vào các nhóm lớp.
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong quá trình chỉ

đạo tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.Thuận lợi:
Năm học 2009 2010 Trường Mầm non Mỹ Thủy có 2 điểm trường cách
trung tâm không xa với 7 lớp (trong đó 6 lớp Mẫu giáo và một nhóm trẻ với 2 độ
tuổi 18 - 24, 24 - 36 tháng tuổi) nên tiện đi lại trong việc chỉ đạo.
- Lãnh đạo địa phương quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và xây
dựng cơ sở vật chất
- Đa số giáo viên sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn nên tuổi thơ
gắn liền vơi các trò chơi dân gian.
4


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
- Nhiều phụ huynh là những nghệ nhân làm đồ dùng, đồ chơi truyền
thống, nhận thức cao trong việc phát huy và bảo tồn nền văn hóa dân tộc nên
cũng thuận lợi trong việc dạy trẻ chơi đồng dao- trò chơi dân gian ở nhà.
- Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình có năng khiếu, khéo tay hay làm,
đoàn kết thương yêu trẻ năng động và sáng tạo.
- Mỹ Thủy là nơi có nhiều di tích lich sữ văn hóa, là cái nôi của việc phát
huy văn hóa bản sắc dân tộc trong đó có ca dao, đồng dao và đặc biệt là
trò chơi dân gian.
- Đa số giáo viên có trình độ sư phạm, có thời gian công tác khá lâu nên
cũng có nhiều kinh nghiệm.
-Bản thân tôi rất thích các trò chơi dân gian và cũng có năng khiếu trong
việc làm đồ dùng đồ chơi
2. Khó khăn:
- Tuy đã có nhiều cố gắng tuy nhiên CSVC của nhà trường vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu.
- Chưa có phòng chức năng để trưng bày, lưu giữ sản phẩm đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho trò chơi dân gian.

- Một số giáo viên vốn hiểu biết về các trò chơi dân gian chưa nhiều.
- Xã Mỹ Thủy là một xã có dân số khá đông trải dài gồm nhiều thôn
cách xa nhau, kinh tế phát triển không đồng đều, vẫn còn một số phụ huynh

5


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
nhận thức còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động (Có
người cho rằng hoạt động học là chủ yếu)
3. Điều tra thực tiển:
Vào đầu năm học qua việc khảo sát chất lượng đầu vào cuối tháng 9 và
qua khảo sát tình hình thực tế kết quả như sau:
- Khả năng của trẻ đọc được các bài đồng dao và chơi được các trò chơi
dân gian chỉ đạt 30%.
-Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc đưa đồng dao- trò chơi dân gian
chiếm 35%
- Khả năng tổ chức đồng dao- trò chơi dân gian ở các hoạt động của
giáo viên còn nhiều hạn chế
- 50% giáo viên tổ chức trò chơi dân gian còn lúng túng thiếu sức hấp
dẫn.
- Cơ sở vât chất như (Sân bãi, trang phục, hệ thống loa thu thanh…chưa
đáp ứng nhu cầu thực tế cho trẻ.
- Tài liệu phục vụ cho hoạt động này còn khiêm tốn.
Với những kết quả trên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm ra
một số biện pháp chỉ đạo đưa đồng dao- trò chơi dân gian vào các hoạt động
cho trẻ ở trường Mầm non" nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ đáp ứng với nhu cầu hiện nay. Đồng thời góp phần thực hiện tốt

6



Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực"mà
Bộ Giáo dục dục và Đào tạo đã phát động
III. Biện pháp thực hiện:
1.Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Xây dựng kế hoạch là việc làm rất cần thiết đối với mỗi con người để
thực hiện một công việc nào đó. Là một cán bộ quản lý việc xây dựng kế
hoạch để làm việc lại càng cần thiết hơn. Chính vì vậy muốn thực hiện tốt
nhiệm vụ năm học trước hết bản thân tôi phải xây dựng kế hoạch cho năm học
một cách cụ thể, rõ ràng. Khi xây dựng kế hoach cần phải bám sát những vấn
đề sau:
- Bám sát vào nhiệm vụ năm học 2009 - 2010.
- Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp trên: các văn bản chỉ đạo.
- Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị.
- Nắm rõ năng lực của giáo viên.
- Căn cứ vào kết quả của năm học trước, năm học 2009 - 2010 là năm
thứ 2 thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực tiếp tục đưa nội dung về giới thiệu và tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ Mầm non. Bản thân tôi dựa vào kêt quả của năm học trước, qua khảo sát
tình hình thực tế rút ra được mình cần xây dựng kế hoạch như thế nào cho phù
hợp để khắc phục những tồn tại của năm học trước, phát huy những mặt đã đạt
được, năng động sáng tạo chỉ đạo để hiệu quả đạt cao hơn.
7


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
Vì vậy phải có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên người trực tiếp hướng
dẫn cho các cháu.

Ví dụ: Tháng 9
- Triển khai kế hoạch cụ thể của nhà trường đến tận các lớp.
- Bồi dưỡng cho giáo viên về việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
các trò chơi dân gian.
- Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ điểm
trong tháng
- Mời nghệ nhân đến trường tư vấn và hướng dẫn.
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của giáo viên đồng thời thông qua
khảo sát đầu vào nắm kết quả thực hiện của trẻ.
Sau khi xây dựng được kế hoạch rồi, bước tiếp theo đó là đưa kế hoạch
đó trao đổi bàn bạc với đồng chí Hiệu trưởng để đi đến thống nhất.
Sau khi thống nhất tôi cùng đồng chí Hiệu trưởng triển khai kế hoạch
theo tháng, năm kế hoạch tháng và kế hoạch tuần, đưa ra từng nội dung cụ thể,
rõ ràng, có biện pháp, thời gian thực hiện, người phụ trách
Ví dụ:
TT

Nội dung công Đối tượng
việc

1

-Họp
huynh

Người phụ Thời gian

Kết quả

trách

phụ -

Phụ - BGH-GV

huynh toàn

- Tuần 1

-

Phụ

huynh đồng
8


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
trường

tình hưởng
ứng

2

-Làm đồ dùng - Giáo viên

P/

HT-Tổ -Tuần 2


- giáo viên

đồ chơi

trưởng

tạo

được phân

nhiều đddc

công phần

theo

hành

cầu có chất

được

yêu

lượng
Khi đã có kế hoạch tôi cùng giáo viên thực hiện kế hoạch một cách dễ
dàng và mang lại hiệu quả cao.
2.Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị cho việc tổ chức
đồng dao- trò chơi dân gian:
- Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục nói chung và các hoạt

động, các chuyên đề ở trường mầm non thì cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy
đủ quyết định một phần quan trọng đến hiệu quả của mọi hoạt động. Chính vì
vậy mà công tác tham mưu cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp là nhiệm vụ
của người làm công tác quản lý.
Qua khảo sát nắm tình hình đầu năm học của các lớp tôi thấy CSVC để
phục vụ cho việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian của các lớp chưa đáp
ứng được nhu cầu. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tham mưu với đồng chí Hiệu
trưởng mua sắm thêm một số đồ dùng như:

9


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
- Bộ âm ly, loa máy, mít điện tử phục vụ cho lễ hội trong đó có tổ chức
các trò chơi dân gian.
- Tham mưu với UBND xã, BGH, hội phụ huynh để quy hoạch sân bãi,
trồng cỏ trong điều kiện có thể để phục vụ các cháu vui chơi.
- Trang phục của các trò chơi: muốn tổ chức có hiệu quả các trò chơi
phù hợp vói các vùng miền, phù hợp với lứa tuổi thu hút sự tập trung chú ý
của trẻ đòi hỏi phải có trang phục, hoá trang, đạo cụ...để làm được điều đó tôi
phải tranh thủ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng tham mưu với hội cha
mẹ học sinh của các lớp, các doanh ngiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm
xin hổ trợ kinh phí để mua sắm các đồ dùng cần thiết. khi đã có kinh phí tiến
hành mua sắm theo nhu cầu thực tế để tổ chức các hoạt động cho trẻ như:
- Hội lớp Mẫu Giáo Lớn: Đảm nhiệm may áo quần bà ba, khăn đống.
- Hội lớp Mẫu Giáo Nhỡ: Đảm nhiệm may áo quần tứ thân.
- Hội lớp Mẫu Giáo Bé: May sắm vai nông dân...và những dụng cụ
thiết yếu phục vụ cho hoạt động đó một cách có hiệu quả đúng mục đích
Ngoài việc tham mưu may áo quần phục vụ các trò chơi tôi còn tham
mưu với phụ huynh mua sắm giá trưng bày đồ dùng phục vụ trò chơi dân gian,

góc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về ca dao, dân ca -đồng dao, trò chơi
dân gian.
- Tham mưu với phụ huynh đống góp ngày công, nguyên vật liệu để
làm đồ dùng đồ chơi như tre nứa, lá dừa, mo cau,...
10


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
Bên cạnh đống góp như nguyên vật liêu như tre, ống nhựa…Bản thân
tôi trao đổi xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng, xin sự hổ trợ của phụ huynh để
mua những vật liệu không làm được như dây kéo co, keo, băng dính…Sau
một thời gian phát động nguồn nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi rất đa
dạng và phong phú.
CSVC phục vụ cho trò chơi dân gian nói riêng và phục vụ cho hoạt
động dạy và học ngày càng tăng trưởng.
3.Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân
gian:
Khi đã có kế hoạch tập kết được nguồn nguyên vật liệu tôi chỉ đạo giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi dân gian.
- Muốn công việc này có hiệu quả điều đầu tiên phải làm đó là chỉ đạo
giáo viên lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với lớp
mình phụ trách.
Ví dụ:
Ở lứa tuổi nhà trẻ và Mẫu giáo bé khả năng chú ý có chủ định còn kém,
nhận thức đang còn đơn giản vì vậy trẻ có thể chơi trò chơi "Lộn cầu vòng"
"Tập tầm vông" "Nu na nu nóng" "Dung dăng dung dẻ"…thì giáo viên phải
biết sưu tầm và làm những đồ dùng đồ chơi thuộc các trò chơi đó như: " Khăn
bịt đầu" "Nơ thắt lưng" sỏi, đá nhỏ để trẻ chơi.

11



Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
Lớn hơn như Mẫu giáo Nhở và Mẫu giáo lớn khả năng chú ý có chủ
định và nhận thức của trẻ cao hơn nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế trẻ có thể
chơi các trò chơi dài hơn, khó hơn như trò chơi "Ô ăn quan", 'Kéo co", "Rồng
rắn lên mây", "Chuyền thẻ", "Ném còn"…thì bắt buộc giáo viên phải làm đồ
dùng đồ chơi thuộc các trò chơi đó như làm bồi, chọn quả còn, làm còn ném,
vòng ném, khăn bịt mắt…Ngoài việc chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi tôi
phải chú ý đến tính phù hợp với chủ đề, chủ điểm trong tháng và phù hợp với
từng hoạt động.
-Ví dụ: Ở Mẫu giáo Lớn chủ điểm "Gia đình" nội dung Hoạt động ngoài
trời chọn đồng dao cho trẻ chơi đó là"Gánh gánh gồng gồng" thì phải làm
quang gánh và trang phục cho phù hợp.
Sau khi các nhóm lớp đã biết cách lựa chọn trò chơi tôi chỉ đạo giáo
viên làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các trò chơi một điều đặt ra là phải
chú ý đến sự an toàn và tính thẩm mỹ vậy nên tôi đã động viên những giáo
viên khéo tay hay làm giúp đỡ cho các đồng chí khác cùng học hỏi và làm
theo với mục đích có chất lượng hiệu quả mang tính sáng tạo và đậm chất dân
gian.
Khi đã lựa chọn trò chơi để làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng lứa
tuổi tôi chỉ đạo giáo viên biết sưu tầm đồ dùng đồ chơi sẵn có ở địa phương để
làm đồ dùng cho các cháu chơi như chong chóng, làm thuyền bằng mo cau…
và những đồ dùng đồ chơi phục vụ các trò chơi khi tổ chức chơi tập thể như
dây kéo co, đua ngựa…Để thu hút được các lực lượng tham gia tôi đã mời
12


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
những phụ huynh là "Bà,là Ông" là những nghệ nhân đến hướng dẫn cho cô

và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi dân gian bằng các nguyên vật liệu có sẳn ở địa
phương.việc làm này trẻ rất hứng thú và đã để lại nhiều sản phẩm "Nghộ
nghĩnh"do các bé làm ra. Chỉ trong thời gian ngắn mà số lượng đồ dùng đồ
choi nói chung đã tăng lên gấp bội, đa dạng và phong phú
4.Chỉ đạo giáo viên đưa đồng dao- trò chơi dân gian vào các hoạt
động:
Để trò chơi dân gian đến được với các cháu ở các lứa tuổi, sau khi có
đầy đủ các điều kiện, phương tiện tổ chức cho các cháu. Ngay buổi họp hội
đồng đầu tháng, sinh hoạt chuyên môn tôi đã chỉ đạo giáo viên biết cách lồng
ghép, đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày một cách phù hợp
có hiệu quả.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì
thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại
giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá được hiện tượng tự nhiên và
phát triển thể chất hay như hoạt động góc ở trẻ lại lại được mỡ rộng thêm kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy tôi luôn chỉ đạo giáo
viên cần chú ý và lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với
tính chất của từng hoạt động.
Ví dụ: Hoạt động ngoài trời tận dụng không gian rộng và thoáng giáo
viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát
13


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
triển thể lực như trò chơi "rồng rắn lên mây" nhảy dây" 'Bịt mắt bát dê"
"Nhảy lò cò"..
Hoạt động góc: Nên tổ chức cho các cháu chơi theo nhóm nhỏ trong
không gian hẹp như "ô ăn quan" "chơi thuyền" 'kéo cưa lừa xẽ".
Hoạt động chung và hoạt chiều (chủ yếu diễn ra trong phòng). Nên tổ

chức cho các cháu chơi trò chơi tỉnh nhằm phát triển nhận thức như chú ý khi
tích hợp trò chơi dân gian vào hoạt động chung giáo viên cần lựa chọn trò
chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của môn học.
Ví dụ: Thể dục chọn trò chơi nhằm rèn luyện thân thể khẻo mạnh, hoạt
bát và năng động.
- Khi đã hướng dẫn cho giáo viên rồi, qua các đợt dự giờ đánh giá,
thanh kiểm tra tôi đều chú ý xem giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
như vậy đã phù hợp chưa từ đó có biện pháp chỉ đạo tốt hơn.
5. Tổ chức hội thi trong nhà trường.
Đỉnh cao của hoạt động này đó là tổ chức các hội thi nhằm tuyên truyền
đến cộng đồng việc cần thiết tổ chức ca dao, đồng dao, trò chơi dân gian cho
trẻ em nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Sau khi phát động phong trào làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi tôi đã tham mưu với nhà trường tổ chức
các hội thi theo kế hoạch đã vạch ra từ đầu năm. Vì vây các giáo viên tích cực
làm đồ dùng đồ chơi vào các thời điểm ngoài giờ, cùng với BGH đưa ra yêu
cầu nội dung, thể lệ của hội thi để giáo viên nắm bắt và thực hiện một cách
nghiêm túc:
14


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
Hội thi của giáo viên:
Nội dung: Thi tự làm đồ dùng đồ chơi dân gian bằng nguyên vật liêu
sẳn có ở địa phương.
- Số lượng: 5 loại đồ dùng đồ chơi
- Hình thức: Bền đẹp mang tính giáo dục và thẩm mỹ.
- Có tên đồ dùng, bản thuyết trình.
Triển khai cụ thể như vậy để giáo viên chủ động trong việc làm đồ
dùng đồ chơi mang đến hội thi. Thế là mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất Hội
thi "Làm đồ dùng, đồ chơi dân gian đựơc diễn ra. Nhiều đồ dùng đồ chơi được

trưng bày với nhiều màu sắc, nguyên vật liệu khác nhau, sự khéo léo, sáng tạo
của các cô giáo( Cô Hồng, Cô Thêm, cô Nguyện, Cô Nguỵệt...) đã làm hài
lòng ban giám khảo và các bậc phụ huynh đến thăm quan.Có thể nói rằng hội
thi đã khẳng định được vị thế của giáo viên đối với các bậc phụ huynh và
Lãnh đạo địa phương.
*Hội thi của trẻ:
Tổ chức thi: Ca dao - Đồng dao - Trò chơi dân gian
Tôi cũng lên kế hoạch cụ thể đưa ra thời gian thi, chọn người dẫn
chương trình, chọn trò chơi để trẻ chơi.
Yêu cầu: Giáo viên chọn trẻ chơi đúng số lượng quy định.
- Trang phục đúng với trò chơi.
- Chơi đúng luật chơi, cách chơi.
15


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
Với việc triển khai như vậy hội thi nào cũng thu hút được nhiều lực
lượng tham gia cổ vũ cả vật chất lẫn tinh thần. Các cháu đến với hội thi trong
trang phục truyền thống của 3 miền. Với những làn điệu dân ca mượt mà được
dày công tập luyện, hình ảnh"Thằng Bờm" qua bài đồng dao"Thằng bờm" nhí
nhảnh thơ ngây hóm hỉnh của các cháu. Sôi động với các trò chơi như: Kéo
co, Đua ngựa, Ném còn.... một sân chơi thật bổ ích. Hội thi đã để lại ấn tượng
tốt đẹp cho cô và trẻ, các bậc phụ huynh, các đơn vị bạn và Lãnh đạo địa
phương. Hội thi góp phần tuyên truyền sâu rộng phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực" của nhà trường trong đó làm nổi bật
nét đồng dao-trò chơi dân gian một di sản văn hoá truyền thống.
IV. Kết quả đạt được:
Qua một năm chỉ đạo việc đưa đồng dao-trò chơi dân gian vào các hoạt
động ở trường mầm non bản thân tôi đã sử dụng các biện pháp nói trên cùng
với sự nổ lực phấn đấu vươn lên của tập thể sư phạm nhà trường, sự quan tâm

giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo phòng
giáo dục và đào Tạo Lệ Thuỷ nên đã đạt được những kết quả sau:
*Đối với trẻ:
-100% trẻ đọc được biết đọc bài đồng dao chơi các trò chơi dân gian
một cách hứng thú
-100% trẻ được tham gia đọc đồng dao- trò chơi dân gian trong các hoạt
động

16


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
-100% trẻ có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang phục đạo cụ khi tham gia
trò chơi
*Đối với giáo viên:
100% giáo viên biết tổ chức đồng dao trò chơi dân gian cho trẻ một
cách phù hợp, linh hoạt sáng tạo, 80% giáo viên có kỹ năng, kỹ xảo trong tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ
100% lớp đều có giá trưng bày đồ dùng đồ chơi dân gian và góc tuyên
truyền
Cơ sở vật chất của các lớp cũng như của nhà trường tăng trưởng
- Tài liệu tuyên truyền và phục vụ cho hoạt động này phong phú
hơn.Thông qua trò chơi dân gian đã góp phần tích cực trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
V. Bài học kinh nghiệm:
Với những biện pháp trên mang lại hiệu quả cao trong việc đưa đồng
dao trò chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời tích cực hưởng ứng phong trào thi đua"Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.Bản thân tôi rút ra được bài học
kinh nghiệm sau:

Muốn tổ chức tốt trò chơi dân gian trong các hoạt động của trẻ điều đầu
tiên là phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ, phải xây dựng đội ngũ có năng

17


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
lực về chuyên môn, kỹ năng tổ chức các hoạt động, có đạo đức tốt yêu ghề
mến trẻ nhiệt tình hăng say với ghề nghiệp
-Bản thân phải luôn năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi, tranh thủ ý
kién chỉ đạo của cấp trên, biết tham mưu một cách tích cực để có cách chỉ đạo
sát đúng đem lại hiệu quả thiết thực
-Phải xây dựng được kế hoạch cụ thể rõ ràng có tính thuyết phục, phù
hợp với tình hình thực tế của đơn vị, tổ chức thực hiện theo kế hoạch
-Có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức có
chất lượng và hiệu quả
-Làm tốt công tác phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh, các ban ghành
ở địa phương để cùng hổ trợ cả vật chất lẫn tinh thần
-Phải biết tuyên truyền bằng nhiều hình thức để cộng đồng xã hội hiểu
rỏ tầm quan trọng công việc đã làm..
-Biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ và tâm sinh lý
phù hợp với lứa tuổi để tổ chức sao cho phù hợp
C. KẾT LUẬN:
Ca dao- đồng dao-trò chơi dân gian không thể thiếu được đối với trẻ em
nói chung và trẻ mầm non nói riêng nó có tầm quan trọng rất lớn đối với sự
phát triển của trẻ. Trò chơi dân gian vừa phát triển nhu cầu vui chơi vừa góp
phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ
giúp trẻ trở thành những người lao động giỏi trong tương lai, đưa trò chơi dân
18



Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:
gian vào các hoạt động một cách phù hợp để phát triển ở trẻ tinh thần tập thể,
biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn
khác.
Để trẻ phát triển toàn diện hài hoà về các mặt, để các hoạt động nói
chung và trò chơi dân gian nói riêng có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ người cán bộ quản lý cần có kế hoạch cho phù hợp sát
đúng với tình hình thực tế của đơn vị mình, biết tìm ra những biện pháp tối ưu
nhất để thực hiện nhiệm vụ năm học có hiệu quả thiết thực
Năm học 2009-2010 đã kết thúc, chúng ta chuẩn bị hành trang cho năm
học mới chúng ta tin tưởng rằng cán bộ giáo viên ở các trường mầm non trên
quê hương Lệ Thuỷ sẽ tiếp tục có nhiều biện pháp tích cực trong việc chỉ đạo
vận dụng tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động học tập, vui chơi của
các cháu; để trò chơi dân gian luôn đồng hành với đời sống của trẻ thơ với
những niềm vui mới; đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện phong trào"Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" của BGD&ĐT phát động
Vì vậy kính mong sự góp ý giúp đỡ của Hội đồng khoa học trường
Mầm non Mỹ Thuỷ Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ
Thuỷ đóng góp ý kiến giúp đỡ để tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong công tác
chỉ đạo nhằm nâng cao việc đưa đồng dao- trò chơi dân gian vào các hoạt
động cho trẻ Mầm non
Xác nhận của HĐKH

Người viết sáng kiến kinh nghiệm

19


Liên hệ SĐT: 0946.734.736 hoặc Email:


20



×