Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

De cuong luận văn hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.52 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRỊNH TRỌNG TRUNG

VẬN DỤNG MỘT SỐ TRI THỨC CỦA
PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG DẠY HỌC
MÔN TOÁN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 62.14.01.11

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRUNG


2
VINH, 2012


3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đào tạo nguồn nhân lực góp phần phát triển đất nước và hội nhập quốc
tế là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành giáo dục.
Trong thực tiễn quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, việc đổi mới giáo dục nói
chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng đang trở thành một trong
những yêu cầu bức thiết. Điều 28, Chương II, Luật Giáo dục đã quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn


học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh...”.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với lịch sử phát triển
của triết học, của khoa học tự nhiên. Trong chiều dài lịch sử đó triết học và
khoa học tự nhiên nói chung, toán học nói riêng luôn luôn gắn bó mật thiết
với nhau, nương tựa và thúc đẩy lẫn nhau. Ang-ghen đã nói: “Cái thúc đẩy
các nhà triết học, hoàn toàn không phải chỉ riêng sức mạnh của tư duy thuần
túy như họ tưởng tượng. Trái lại, trong thực tế, cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến
lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ ngày càng nhanh chóng và ngày càng
mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp”. Luận điểm này đã vạch
rõ về mặt lý luận, quy luật phát triển của triết học sát cánh với khoa học tự
nhiên.
Mỗi hình thức cơ bản của triết học duy vật đều tương ứng với một trình
độ nhất định của khoa học tự nhiên. Logic của sự phát triển bên trong của triết
học duy vật là trùng hợp với logic của sự phát triển bên trong của khoa học tự
nhiên. Sự phát triển của khoa học tự nhiên đến một trình độ nhất định sẽ vạch
ra phép biện chứng khách quan của tự nhiên. Thích ứng với trình độ khoa học
tự nhiên hiện đại là triết học duy vật hiện đại – triết học của chủ nghĩa Mac,
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Triết học Mác –


4
Lê Nin ra đời đánh dấu một bước tiến mới về mặt lí luận đồng thời đóng vai
trò quan trọng trong việc tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên
cũng như toán học.
Việc nghiên cứu, vận dụng các nguyên lý, cặp phạm trù và quy luật của
phép duy vật biện chứng vào dạy học toán là việc làm rất cần thiết và quan
trọng. Nhiều nhà giáo dục, nhà sư phạm với tài năng, tâm huyết của mình đã
nghiên cứu vấn đề này như: Nguyễn Cảnh Toàn với tác phẩm “Phương pháp

luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu toán học”, Đào Tam
quan tâm với khía cạnh “Một số cơ sở phương pháp luận của toán và việc vận
dụng chúng trong dạy học Toán ở trường phổ thông”, Lê Văn Đoán với vấn
đề “Quan điểm duy vật biện chứng về khả năng phát triển của toán học”,
Phạm Đình Khương với đề tài “Vận dụng cặp phạm trù nội dung - hình thức
để hướng dẫn học sinh tìm lời giải trong hoạt động giải toán”,... cùng với
những kết quả nghiên cứu trong một số luận án tiến sĩ của Nguyễn Phú Lộc,
Lê Duy Phát, Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Chiến Thắng, Đỗ Văn Cường,...
được công bố trong những năm qua đã làm sáng tỏ phần nào được khả năng
to lớn của việc vận dung một số tri thức của phép duy vật biện chứng nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường phổ thông.
Trong chương trình môn Toán Trung học phổ thông, nội dung lớp 11
đóng vai trò rất quan trọng. Học sinh bước đầu tiếp cận với kiến thức giải
tích, tìm hiểu các dạng phương trình, hệ phương trình mới, tiếp cận với toán
ứng dụng, chuyển từ tư duy hình học phẳng sang không gian… Do đó, việc
xem xét các kiến thức toán học trong mối quan hệ biện chứng là rất quan
trọng. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể việc vận dụng một số
tri thức của phép duy vật biện chứng vào dạy học cho học sinh lớp 11 Trung
học phổ thông.
Xuất phát từ những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề nghiên cứu là:
"Vận dụng một số tri thức của phép duy vật biện chứng trong dạy học môn
Toán lớp 11 Trung học phổ thông".


5
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng một số nguyên lý, cặp phạm trù và quy luật của phép duy vật
biện chứng vào dạy học môn Toán lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả
dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Một số tri thức của phép duy vật biện chứng
và khả năng vận dụng vào dạy học môn Toán cho học sinh lớp 11 ở trường
Trung học phổ thông.
3.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán cho học sinh
lớp 11 ở trường Trung học phổ thông.
4. Giả thuyết khoa học
Cần thiết và có thể vận dụng được một số tri thức của phép duy vật
biện chứng gồm các nguyên lý, cặp phạm trù và quy luật vào dạy học môn
Toán lớp 11 cho học sinh Trung học phổ thông, góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Làm rõ cơ sở lý luận của việc vận dụng các nguyên lý, quy luật và
cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng vào dạy học môn Toán cho học
sinh Trung học phổ thông.
5.2 Khảo sát thực trạng vận dụng một số tri thức của phép duy vật biện
chứng vào dạy học môn Toán cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông hiện
nay.
5.3 Nghiên cứu cụ thể việc vận dụng một số tri thức của phép duy vật biện chứng
vào dạy học môn Toán cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông trong các tình huống
dạy học điển hình.
5.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu
quả của nội dung nghiên cứu đã đề xuất, đồng thời kiểm định giả thuyết khoa
học của đề tài.


6
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu về
phương pháp dạy học Toán, một số tài liệu tham khảo về việc vận dụng một
số tri thức triết học duy vật biện chứng vào dạy học Toán, các cơ sở về tâm lý

học, giáo dục học, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo về chương
trình lớp 11 ở trường Trung học phổ thông hiện hành.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, tìm hiểu về việc vận
dụng triết học duy vật biện chứng trong dạy học môn Toán lớp 11 ở trường
Trung học phổ thông qua các hình thức dự giờ, điều tra, phỏng vấn.
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm
thông qua lớp học thực nghiệm và lớp học đối chứng ở một số trường Trung
học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư
phạm bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
7.1 Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng
một số tri thức phép duy vật biện chứng trong dạy học Toán ở trường Trung học
phổ thông phổ thông.
7.2 Thể hiện được khả năng vận dụng một số nguyên lý, cặp phạm trù và quy
luật của phép duy vật biện chứng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 11 Trung học phổ
thông thông qua các tình huống dạy học điển hình.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Mối quan hệ giữa triết học và toán học
1.1.1 Những thể hiện của triết học trong toán học
1.1.2 Những thể hiện của toán học trong triết học
1.1.3 Tác động giữa triết học và toán học


7
1.2 Phép duy vật biện chứng
1.2.1 Vai trò của phép duy vật biện chứng trong triết học

1.2.2 Một số tri thức của phép duy vật biện chứng
1.2.3 Phát triển tư duy biện chứng cho học sinh
1.3 Vận dụng một số tri thức của phép duy vật biện chứng vào dạy
học môn Toán
1.3.1 Vận dụng hai nguyên lý của phép duy vật biện chứng vào dạy học
môn Toán
1.3.2 Vận dụng các cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng vào dạy
học môn Toán
1.3.3 Vận dụng ba quy luật của phép duy vật biện chứng vào dạy học
môn Toán
1.4 Thực trạng vận dụng một số tri thức của phép duy vật biện
chứng trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông
1.5 Kết luận chương 1
Chương 2
VẬN DỤNG MỘT SỐ TRI THỨC CỦA
PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1 Khái quát nội dung chương trình môn Toán lớp 11 Trung học
phổ thông
2.2 Một số định hướng vận dụng một số tri thức của phép duy vật
biện chứng vào dạy học môn Toán lớp 11 Trung học phổ thông
2.3 Vận dụng một số tri thức của phép duy vật biện chứng vào dạy
học môn Toán lớp 11 Trung học phổ thông qua các tình huống dạy học
điển hình
2.3.1 Vận dụng trong dạy học khái niệm
2.3.2 Vận dụng trong dạy học định lý
2.3.3 Vận dụng trong dạy học quy tắc, phương pháp
2.3.4 Vận dụng trong dạy học giải bài tập
2.4 Kết luận chương 2



8
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
3.2 Nội dung thực nghiệm
3.3 Tổ chức thực nghiệm
3.4 Kết quả thực nghiệm
3.5 Kết luận chương 3
9. Dự kiến tiến độ thực hiện đề tài
- Tháng 8, 9/2012: Xây dựng và báo cáo đề cương luận văn.
- Tháng 10 - 12/2012: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Viết nội dung chương 1.
- Tháng 1 - 3/2012: Nghiên cứu vận dụng một số tri thức của phép duy
vật biện chứng vào dạy học môn Toán lớp 11 Trung học phổ thông. Viết nội
dung chương 2.
- Tháng 4 - 6/2013: Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại một số trường
Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Viết nội dung chương 3.
- Tháng 7, 8/2013: Hoàn chỉnh nội dung luận văn. Công bố kết quả
nghiên cứu trong một bài báo trên Tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Tháng 9, 10/2013: Bảo vệ đề tài trước Hội đồng chấm luận văn Thạc
sĩ của Trường Đại học Vinh.
10. Tài liệu tham khảo
1. Alêcxêep. M, Onhisuc. V, Crugliăc. M, Zabôtin. V, Vecxcle. V
(1976), Phát triển tư duy học sinh, Nxb Giáo dục.
2. Lê Văn Đoán (2000), "Quan điểm duy vật biện chứng về khả năng
phát triển của toán học", Tạp chí Triết học, số 10, tr 58-61.
3. Nguyễn Thái Hoè (2004), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập Toán,
Nxb Giáo dục.



9
4. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo
dục học môn toán, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Thanh Hưng (2009), Góp phần rèn luyện và phát triển tư
duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường phổ thông,
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.
6. Phạm Đình Khương (2004), “Vận dụng cặp phạm trù nội dung - hình
thức để hướng dẫn học sinh tìm lời giải trong hoạt động giải Toán”, Tạp chí
Khoa học giáo dục, số 106.
7. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại
học sư phạm.
8. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn
toán ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm.
9. Pôlya. G (1976), Toán học và những suy luận có lý, Nxb Giáo dục.
10. Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn
Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2007), Đại số và Giải tích 11 nâng cao, Nxb
Giáo dục.
11. Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Khắc Ban, Tạ Mân (2007),
Hình học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục.
12. Rudavin. G. I, Nxanbaep. A, Sliakhin. S (1979), Một số quan điểm
triết học trong toán học, Nxb Giáo dục.
13. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức
trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học sư
phạm.
14. Nguyễn Văn Thuận (2004), Góp phần phát triển năng lực tư duy
lôgic và sử dụng chính xác ngôn ngữ Toán học cho học sinh đầu cấp trung
học phổ thông trong dạy học Đại số, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường
Đại học Vinh.
15. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng

với việc học, dạy, nghiên cứu toán học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Trên đây là danh mục tài liệu tham khảo được sử dụng khi viết đề
cương. Trong quá trình nghiên cứu sẽ tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến
đề tài luận văn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×