Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tài liệu môn Ngữ Văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.6 KB, 33 trang )

Ngh ệthu ật trào phúng trong tác ph ẩm : “ H ạnh phúc c ủa m ột tang gia”
V ũTr ọng Ph ụng được tôn vinh là “ ông vua phóng s ựđất B ắc” và m ỗi tác ph ẩm c ủa ông được ví nh ưm ột qu ảbom ném
vào cái xã h ội l ốl ăng, ô tr ọc c ủa Vi ệt Nam nh ữ
ng n ăm đầu th ếk ỉ XX. Tiêu bi ểu cho ngh ệthu ật trào l ộng, châm bi ếm sâu
cay c ủa ông có th ểk ểđến ti ểu thuy ết “ S ốđỏ” – cu ốn ti ểu thuy ết mà m ỗi ch ươ
n g truy ện sinh độn g, s ắc s ảo, nh ạy bén
nh ưm ột thiên phóng s ự. Đo ạn trích “ H ạnh phúc c ủa m ột tang gia” ( thu ộc ch ươ
n g XV c ủa tác ph ảm “S ốđỏ” ) là đo ạn
trích tiêu bi ểu cho ngh ệthu ật trào phúng s ắc s ảo c ủa V ũTr ọng Ph ụng trong tác ph ẩm này.
“ Ngh ệthu ật trào phúng” là ngh ệthu ật t ạo ti ếng c ườ
i mang ý ngh ĩa đả kích, lên án, v ạch tr ần b ản ch ất x ấu xa c ủa đối
t ượ
n g Ti ếng c ườ
i ch ỉ xu ất hi ện khi phát hi ện ra nh ữ
ng mâu thu ẫn trái v ớ
i t ựnhiên r ồi phóng đại lên để gây c ườ
i . Trong
đo ạn trích, ngh ệthu ật trào phúng được th ểhi ện qua cách xây d ự
ng mâu thu ẫn trào phúng, tình hu ống trào phúng, mô t ả
chân dung trào phúng, c ảnh trào phúng và gi ọng đi ệu, ngôn t ừ
Mâu thu ẫn trào phúng được th ểhi ện tr ướ
c h ết ở nhan đề ch ứ
a đựn g ngh ịch lí : “ H ạnh phúc c ủa m ột tang gia”. “H ạnh
phúc” là tr ạng thái th ỏa mãn, tho ải mái v ềtinh th ần khi được đá p ứn g m ột nhu c ầu nào đó trong cu ộc s ống. “ Tang gia” là
gia đì nh có tang, có ng ườ
i thân m ất đi , ngh ĩa là có s ựm ất mát v ềng ườ
i . Theo V ũTr ọng Ph ụng, tang gia tuy có m ất mát
v ềng ườ
i ( c ục ốT ổ) song bù l ại nó đe m l ại r ất nhi ều l ợ
i l ộc v ềti ền b ạc và danh ti ếng. Cách lí gi ải này s ẽlà l ờ
i hé m ởv ề


m ởb ản ch ất c ủa t ầng l ớp th ượ
ng l ư
u trong xã h ội: ch ỉ quan tâm đến danh l ợ
i mà b ất ch ấp đạo lí tình ngh ĩa. Không d ừ
ng
l ại ở nhan đề, mâu thu ẫn trào phúng s ẽđược tri ển khai trong toàn b ộch ươ
n g truy ện và được t ăng d ần v ềm ứ
c độ,
phóng đại ni ềm h ạnh phúc. Ban đầu là ni ềm h ạnh phúc c ủa các thành viên trong gia đì nh, sau đó là h ạnh phúc được tràn
ra c ảngoài xã h ội. Cái ch ết c ục ốT ổban phát ni ềm h ạnh phúc cho t ất c ảcác thành viên trong và ngoài gia đì nh.
Tình hu ống trào phúng được l ự
a ch ọn là m ột tình hu ống đạo đức : tác gi ảdùng cái ch ết c ủa ng ườ
i thân làm phép th ửđộ
sáng c ủa đạo hi ếu trong gia đì nh, dùng cái ch ết đồn g lo ại làm phép th ửđộ sáng c ủa tình ng ườ
i và tính ng ườ
i . Để tri ển
khai tình hu ống, V ũTr ọng Ph ụng đã t ập h ợp và miêu t ảnh ữ
ng tâm tr ạng, hành vi, cách ứn g x ử
, thái độ hoàn toàn trái v ớ
i
chu ẩn m ự
c đạo đức thông th ườ
n g. Đó là tang gia song không ai ngh ĩ đến ng ườ
i ch ết và vi ệc báo hi ếu. M ỗi ng ườ
i đều có
m ối quan tâm riêng nh ư
ng đều h ướ
n g đến hai ch ữdanh l ợ
i thu được t ừcái ch ết ấy . Đó là tang gia song không ai đa u
bu ồn, th ươ

n g ti ếc. N ếu có đa u bu ồn, th ươ
n g ti ếc c ũng ch ỉ là cái m ặt n ạ, là màn k ịch được d ự
ng lên để che đậy nh ữ
ng
nhu c ầu, m ưu đồ, toan tính. Ẩn sau l ớp m ạt n ạlà ni ềm vui th ự
c s ực ủa c ảng ườ
i thân trong gia đì nh và nh ữ
ng ng ườ
i
ngoài gia đì nh. Ni ềm vui ấy khi ến đá m tang có xu h ướ
n g tr ởthành đá m h ội t ư
ng b ừ
ng, náo nhi ệt.
Trong ngh ệthu ật bi ếm h ọa, ch ỉ v ới đô i ba nét, ng ườ
i h ọa s ĩ tóm được th ần thái c ủa đối t ượ
n g trào phúng, l ột t ảđược
mâu thu ẫn, ph ơi bày được b ản ch ất c ủa con ng ườ
i x ấu xa để t ạo ti ếng c ườ
i đấy ch ất trí tu ệ, có s ứ
c công phá l ớ
n. L ần
l ượ
t các chân dung bi ếm h ọa hi ện lên d ướ
i ngòi bút nh ưcó th ần c ủa V ũTr ọng Ph ụng.
Đó là c ục ốH ồng – con trai c ảc ủa ng ười ch ết.V ới v ị trí này, trách nhi ệm c ủa ông là lo ma chay c ủa cha mình cho chu t ất
nh ưng nh ữ
ng hành độn g c ụth ểc ủa ông l ại hoàn toàn trái ng ượ
c . Ông n ằm dài, hút thu ốc phi ện và m ơmàng theo khói
thu ốc. Ông ngh ĩ đến vi ệc c ướ
i ch ạy cho cô con gái Tuy ết nh ư

ng l ại đù n đẩy vi ệc c ướ
i xin cho v ợ
. Cái danh mà ông m ơ
ước và tô v ẽlà gia th ếc ủa m ột gia đì nh n ền ếp, gia phong, danh gia v ọng t ộc. Vì th ếông đã t ỏra già c ảdù ch ư
a đến 60
để được g ọi là “ c ụC ố”. Ông s ẵn sàng mùa hè m ặc áo bông, tr ảnh ầm ti ền xe để ch ứ
ng minh mình l ẩm c ẩm; luôn g ắt
g ỏng để ch ứng t ỏmình già c ả, ốm y ếu. Ngh ĩ đến cái ch ết c ủa b ốmình, ông sung s ướ
n g đến độ đê mê nên “ đã nh ắm
nghi ền m ắt l ại để m ơmàng đến cái lúc c ụm ặc đồ xô gai, l ụkh ụch ống g ậy, v ừ
a ho kh ạc v ừ
a khóc m ếu, để cho thiên h ạ
ph ải ch ỉ tr ỏ: Úi kìa, con giai nh ớn đã già đến th ếkia kìa!” và khen “ m ột cái đá m ma nh ưth ế, m ột cái g ậy nh ưth ế”… T ấm
lòng c ủa ng ườ
i con tr ơnh ưkhúc g ỗ, vô c ảm tr ướ
c cái ch ết c ủa ng ườ
i cha. Vai trò và tình c ảm c ủa m ột đứa con trong
ông đã ch ết b ởi ông ch ỉ ngh ĩ đến cái g ậy mà thôi!
Ông V ăn Minh là đứa cháu đí ch tôn, là “ nhà c ải cách xã h ội” danh giá thì sung s ướ
n g t ột đỉn h vì “ Th ếlà t ừnay mà đi ,
cái chúc th ưkia s ẽđi vào th ời kì th ự
c hành ch ứkhông còn là lí thuy ết vi ển vông n ữ
a”. M ọi hành độn g c ủa ông đều đối l ập
v ới trách nhi ệm và tình c ảm c ủa m ột ng ườ
i cháu. Ông m ờ
i lu ật s ưđến ch ứ
ng ki ến cái ch ết c ủa ông n ội để đảm b ảo tính
pháp lí c ủa chúc th ư
. Ông còn ngh ĩ đến cách đối x ửv ớ
i Xuân Tóc Đỏ mà th ự

c ch ất là tìm cách b ịt mi ệng vì Xuân Tóc Đỏ
bi ết nh ữ
ng bí m ật tày đì nh c ủa ông. Ông quan ni ệm t ội bôi nh ọdanh d ực ủa ng ườ
i thân trong gia đì nh là t ội nh ỏvà t ội
làm ch ết ng ườ
i thân trong gia đì nh m ới là cái ơn l ớ
n. Để tr ảcái ơn to l ớ
n ấy , ông đã dùng h ạnh phúc tr ăm n ăm c ủa cô
em gái lá ng ọc cành vàng để tr ảơn cho m ột k ẻvô h ọc. Ở ông t ồn t ại s ựmâu thu ẫn gi ữ
a cái bên ngoài là v ẻm ặt “ đăm
đăm chiêu chiêu” c ủa cái b ối r ối lo l ắng r ất h ợp th ời trang nhà có tang v ớ
i cái bên trong là vi ệc ngh ĩ cách đối x ửv ớ
i ng ười
đã mang đến cái “ ơn to” cho gia đì nh.
Cô Tuy ết, cô cháu gái gi ữgìn n ử
a ch ữtrinh, m ớ
i ch ỉ h ưh ỏng được m ột n ử
a. M ặt cô ph ảng ph ất v ẻbu ồn lãng m ạn vì
1


nhớ nhung nhân tình chứ không phải xót thương ông nội. Đám tang mang đến niềm hạnh phúc cho cô vì cô được m ặc
bộ y phục “ Ngây thơ” để chứng tỏ phẩm giá mới chỉ đánh mất nửa chữ trinh. B ộ y phục n ửa kín n ửa h ở làm cho các ông
tai to mặt lớn bạn của cụ cố Hồng cảm động thực sự, còn hơn cả “ những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng”
C ậu tú Tân thì “c ứ điên ng ười lên vì c ậu đã s ẵn sang m ấy cái máy ảnh mà mãi c ậu không được dùng đến”. Ông n ội ch ết
là dịp để cậu tr ỏ tài đạo di ễn, ch ụp ảnh trong d ịp đám tang. C ậu t ỏ ra là m ột tài t ử ch ụp ảnh, nh ững chi ếc máy ảnh được
chuẩn bị từ lâu nay sẽ có dịp dung đến. Cậu và bạn h ữu của cậu rầm r ộ nhảy lên nh ững ngôi m ộ khác nhau để ch ụp ảnh
ở nh ững khoảnh khác nhau. C ậu đạo di ễn m ọi ng ười g ục đầu, cong l ưng, khóc r ồi đóng k ịch xót th ương cho đúng không
khí đám tang
Ông Phán mọc sừng là con rể của cụ cố Hồng. Ông sung s ướng vì “ không ng ờ ràng giá tr ị đôi s ừng h ươu vô hình trên

đầu ông lại đến như thế’, nó có giá đến “ vài nghìn đòng” Đông Dương. Ông trù tính ngay m ột cuộc doanh thương v ới
Xuân Tóc Đỏ để nhân cái s ố v ốn ấy lên. Là m ột di ễn viên đại tài, ông Phán đã hoàn thành xu ất s ắc màn k ịch v ờ t ỏ ra
khóc th ương. Trong đám tang ông v ợ, ông m ặc cái kh ăn tr ắng to t ướng, áo th ụng tr ắng lòe xòe và khóc mãi không thôi.
Ngay cả Xuân Tóc Đỏ- kẻ chuyên đi lừa đảo người khác cũng bị ông lừa. Tưởng ràng ông khóc đến l ả o ặt người đi nên
đã đưa tay ra đỡ, nh ưng đến khi ông Phán dúi vào tay t ờ 5 đồng g ấp t ư h ắn m ới hi ểu ra b ộ m ặt th ật tham lam đến m ức
tình người khô héo, trái tim vô cảm và thậm chí là việc bán rẻ cả danh dự bản thân. Ngay tr ước m ặt cha v ợ, tr ước linh
hồn ông v ợ, ông ta v ẫn th ản nhiên hoàn thành công vi ệc thanh toán ti ền để chu ẩn b ị chuy ển n ốt sang công vi ệc toan tính
khác.
Không chỉ khắc h ọc chân dung châm bi ếm cá nhân, tác gi ả còn kh ắc h ọa hình t ượng đám đông. Nh ững t ốp ng ười đó là
nhóm các vị quan ch ức cao c ấp thì long tr ọng g ắn lên ng ực đủ các th ứ huy ch ương: “ B ắc Đẩu b ội tinh, Long b ội tinh, ..:
đủ các th ứ màu sắc và ki ểu râu ria trên c ằm “ ho ặc dài ho ặc ng ắn, ho ặc đen ho ặc hung hung, ho ặc lún phún ho ăc r ầm
rạm, loăn quo ăn..”. Các vị đi c ạnh linh c ữu bị kích động, b ởi “ làn da tr ắng th ập thò trong làn áo voan trên cánh tay và
ngực Tuyết”. Nhóm đông đảo nhất gồm toàn “ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, c ười tình v ới nhau, bình ph ẩm v ới
nhau, chê bai nhau, ghen tuông h ẹn hò nhau, b ằng nh ững v ẻ m ặt bu ồn râu c ủa nh ững ng ười đi đưa ma”. Đám tang là c ơ
hội để tất cả mọi người không phân biệt già trẻ, gái trai thỏa mãn cái sung s ướng, h ạnh phúc c ủa mình
Cảnh trào phúng là những cảnh tượng trái với lẽ thông thường, tập trung rất nhiều điều trái v ới thuần phong m ĩ tục được
phóng đại lên để gây cười. Cảnh đưa tang là một cảnh trào phúng vì bề ngoài là đám tang nh ưng th ực ch ất l ại mang tính
chất đám hội, đám r ước. Được t ổ ch ức pha t ạp, đám tang có c ả âm thanh thu ộc v ề nghi th ức tang l ễ và âm thanh không
thuộc nghi th ức tang l ễ song c ảm giác chung là nh ốn nháo, ầm ĩ. Âm thanh thu ộc tang l ễ đó là ti ếng kèn pha t ạp, l ẫn l ộn
cả kèn ta, tàu và Tây; tiếng khóc “ Hứt!..Hứt!.. Hứt!.” của Phán mọc sừng- một thứ âm thanh lạ lùng sẽ khi ến ng ười khác
bật cười vì ngạc nhiên.Thực chất đây là hành vi ngụy trang che đậy cho mục đích th ực sự của ông. Âm thanh không
thuộc tang l ễ là ti ếng cãi c ọ, chê trách nhau c ủa đám ng ười trong nhà. Ti ếng cái c ọ này s ẽ ph ơi bày nh ững mâu thu ẫn
ng ấm ngầm dù luôn được dàn x ếp trong v ẻ ngoài êm đẹp. Đó còn là ti ếng trêu ch ọc, đùa c ợt thô l ỗ, t ục t ĩu c ủa đám “ giai
thanh gái lịch” càng b ộc l ộ rõ s ự t ồi t ệ, vô liêm x ỉ t ầng l ớp th ượng l ưu. Hình ảnh trong đám tang có hình ảnh thu ộc nghi l ễ
và không liên quan đến tang l ễ song đều t ạo ấn t ượng v ề s ự phô tr ương đầy k ệch c ỡm. Hình ảnh thu ộc nghi l ễ thông
thường là vòng hoa, câu đối và người đưa tang nh ưng nó xuất hiện với s ố l ượng kh ổng l ồ là 300 vòng hoa, 300 câu đối
và mấy tr ăm ng ười đi đưa. Nó cho thấy s ức ảnh h ưởng và m ối quan h ệ r ộng rãi c ủa gia đinh. Đó còn là y ph ục tang l ễ
tân th ời do ti ệm may Âu hóa thi ết k ế đã bi ến đám tang thành m ột cu ộc trình di ễn m ốt để qu ảng cáo s ản ph ẩm v ới m ục
đích kinh doanh. Hình ảnh thu ộc nghi l ễ là ki ệu bát c ống, l ợn quay đi l ọng; b ộ y ph ục “ Ngây th ơ” c ủa cô Tuy ết cùng
những huân chương của các bạn cụ Cố. Một hình ảnh ấn tượng nhất v ới ng ười đọc chính là t ờ 5 đồng được g ấp t ư, th ể

hiện sự chuẩn bị chu đáo để hoàn thiện phần còn lại của bản h ợp đồng. Nó cho thấy b ản ch ất bỉ ổi và c ũng là l ời k ết đầy
chua chát về một xã hội vì tiền, chạy theo đồng tiền mà quên đi tình nghĩa.
Giọng điệu mỉa mai, chua chát là giọng điệu bao trùm chương truyện. Có những câu v ăn tưởng nh ư là gi ọng tr ần thu ật
khách quan bình th ản “ Đám c ứ đi” nh ưng khi nh ắc đến hai l ần nó đã mang ý ngh ĩa m ỉa mai châm bi ếm đám ma th ật to,
thiên hạ tha hồ ng ắm th ật kĩ cái gi ả d ối, vô nhân đạo c ủa đám ng ười ấy. “ Đám c ứ đi” ngh ĩa là s ự vô liêm s ỉ không khép
lại mà kéo dài tưởng như vô tận, nó kéo theo cái xác chết đến tận huyệt miệng. Về ngôn từ, tác gi ả đã s ử dụng nh ững
kết hợp từ độc đáo trong các câu văn để tạo nên tiếng cười hài h ước như “ vẻ buồn lãng mạn đúng m ốt”, “ch ưa đánh m ất
cả chữ trinh”; những so sánh gây cười như “ Tuyết như bị kim châm vào lòng vì không thấy bạn giai đâu c ả”
Tất cả những đặc đi ểm trên đã góp ph ần làm nên giá trị c ủa ngh ệ thu ật trào phúng Võ Tr ọng Ph ụng. B ằng ti ếng c ười
mang ý nghĩa dả kích phê phán, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của xã h ội thượng lưu tư s ản thành th ị đương
thời. Đó là một xã hội băng hoại đạo đức, khô héo tình người, chạy theo lối sống văn minh r ởm, vô cùng đồi b ại, l ố l ăng.

2


Đằng sau ti ếng c ười không ph ải ni ềm vui mà là n ỗi đau đời , là khao khát đổi thay, mu ốn chôn vùi xã h ội ấy. Qua đó th ể
hiện tấm lòng tốt đẹp, mong muốn con người tránh được sự suy đồi về đạo đức do xã hội bất lương tác động. Quan
trọng hơn cả, nghệ thuật tào phúng đã thể hiện tài năng, phong cách riêng c ủa Vũ Tr ọng Ph ụng.
Ngòi bút trào phúng c ủa V ũ Tr ọng Ph ụng s ắc bén đến l ạnh lùng. Đằng sau nh ững l ời nói nh ư đùa, s ự th ật c ủa xã h ội
thượng lưu thành thị buổi Âu hóa dưới chế độ thực dân nửa phong ki ến c ứ hi ện lên rõ m ồn m ột, trên đó n ổi lên hai s ự
th ực khắc nghiệt: s ự tàn nh ẫn, vô nhân đạo và s ự gi ả d ối, bịp b ợm. V ũ Tr ọng Ph ụng đã đứng v ề phía nhân dân mà phê
phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước Cách mạng
tháng Tám 1945
____________________________________________
Câu 1:Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
a. Nhan đề tạo sự đối lập gây tiếng cười thâm thúy:“Tang gia” là đau đớn,u buồn, ảm đạm. “Hạnh phúc” là sự sung
sướng,được thỏa mãnnguyện vọng.Hai trạng thái đó đối lập nhau trong một nhan đề đã tạo nên nghịch lý gây sự tò
mò,chú ý ở người đọc.
b. Nhan đề góp phần bộc lộ nội dung đoạn trích: cái ch ết của cụ cố Tổ đã đem lại cho c ả gia đình này m ột ni ềm h ạnh
phúc hoan hỉ.Cái chết của cụ cố tổ đem đến hạnh phúc,sung s ướng cho t ất c ả con cháu,ng ười thân và b ạn bè,ni ềm h ạnh

phúc đó to lớn đến mức nó cự tự phát bung ra,tràn trề,không kìm nén l ại được.B ởi c ụ c ố t ổ làm di chúc là sau khi c ụ ch ết
m ới đượ c chia gia tài. Cái ch ết c ủa c ụ khi ến cho cái chúc th ư kia th ực s ự “b ắt đầu đi vào giai đo ạn th ực hành ch ứ không
còn là lý thuyết suông nữa”,do đó ai cũng hạnh phúc.Ông Phán mọc sừng sẽ có thêm vài nghìn đồng nh ờ giá tr ị c ủa đôi
sừng hươu trên đầu.Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ đồ xô gai.Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư
được thực hiện thì ông được chia một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì nh ững b ộ độ của tiệm may
Âu Hóa đượ c dịp l ăng xê…nghĩa là m ỗi thành viên trong gia đình này đều có nh ững “h ạnh phúc” cho riêng h ọ.
c. Nhan đề góp phần tố cáo mạnh mẽ,lật tẩy bộ mặt thật của m ột xã hội tư sản lố lăng,k ệch c ỡm,h ọc đòi, đang làm bang
hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Câu 2:Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử nh ư th ế nào? Ý nghĩa ngh ệ
thuật từ những ứng xử ấy.
a. Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử:
- Ông Văn Minh vì lo chuyện cưới chạy tang cho Tuyết và không bi ết phải đối xử thế nào v ới Xuân vì Xuân tuy mang t ội
quyến rũ một em gái của ông và tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác n ữa của ông nh ưng l ại có công l ớn
trong việc gây ra cái chết của cụ tổ. “Hai cái tội nhỏ”,“m ột cái ơn to” không bi ết ph ải ứng x ử nh ư th ế nào nên cái m ặt c ủa
ông Văn Minh lúc nào cũng “đăm đăm chiêu chiêu” rất hợp với nhà có đám.
- Cô Tuyết: phân vân vì Xuân chưa đến hay Xuân giận mình hay sao nên khuôn mặt Tuyết có vẻ bu ồn lãng m ạn c ũng r ất
hợp mốt với nhà có đám.
Câu 3: Chi tiết kết thúc đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”:
Đó là chi tiết ông Phán mọc sừng – chồng cô Hoàng Hôn – con r ể c ủa c ụ c ố H ồng v ừa khóc v ừa l ả ng ười đi.Ông ta gi ả
vờ thương xót nhưng thực chất là muốn ngả vào ng ười Xuân để hoàn thành vi ệc trả n ợ “Xuân tóc đỏ mu ốn b ỏ quách ra
thì thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.”
Câu 4: Đám tang cụ tổ được miêu tả như thế nào?
- Người ta vui vẻ đi đưa giấy cáo phó
- Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống,lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba tr ăm ng ười đi đưa.
- Đám đi tới đâu làm huyên náo tới đó.
- Người đưa tang đủ cả giai thanh gái lịch,đủ hạng ng ười.Không mấy ai chú ý đến đưa tang mà h ọ bình ph ẩm nhau,chê
bai nhau,chim nhau,cười tình với nhau.
- Một đám tang trịnh tr ọng g ương m ẫu theo đúng ngh ĩa m ột gia đình ch ạy theo đồng ti ền làm b ăng ho ại nh ững giá tr ị đạo
đức trong xã hội cũ. Đám to đến n ỗi ng ười ch ết còn mu ốn b ật d ậy g ật gù cái đầu.


3


Câu 5: Thái độ của đám con cháu được miêu tả như thế nào trong “Hạnh phúc của một tang gia”
Ông Phán mọc sừng vui mừng vì sẽ có thêm vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng trên đầu. C ụ cố H ồng hoan h ỉ ngh ĩ
đến lúc cụ mặc bộ xô gai vừa ho khạc vừa khóc mếu máo để m ọi người khen ng ợi là đã“già”, là có hi ếu.V ăn Minh thì
thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung s ướng
vì những bộ đồ của tiệm may Âu Hóa được lăng xê.Cậu Tú Tân hạnh phúc vì cậu được thực hành chụp ảnh…



Đề bài: Viết bài văn Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong tác phẩm Số đỏ của Vũ trọng
Phụng.
Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm đã phát huy cao độ
tài năng châm biếm, đả kích sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trước những thói xấu xa, giả dối của xã hội thực dân, phong
kiến nửa đầu thế ki XX. Dưới ngòi bút kì tài của Vũ Trọng Phụng, chương nào, đoạn nào cũng thú vị, hấp dẫn như
một màn hài kịch trọn vẹn. Đặc biệt gây ấn tượng là chương Hạnh phúc của một tang gia.
Ý nghĩa châm biếm gửi cả trong cái tên của chương truyện. Một gia đình có tang, thậm chí đại tang ắt phải tiếc
thương, sầu não đến chừng náo, ấy vậy mà lại hạnh phúc. Mới nghe có vẻ ngược đời nhưng trong hoàn cảnh cụ thể
của gia đình này thì điều ấy lại chân thực, hợp lí. Ở đám tang cụ Tổ, mọi người đều vui như Tết: con cái, cháu chắt,
họ hàng thân thích, người quen biết… ai cũng thấy đây là một dịp may hiếm có để thoả mãn một nguyện vọng, một ý
đồ nào đó.
Vũ Trọng Phụng vạch rõ chân tướng nhố nhăng, lố bịch của những hạng người mang danh là thượng lưu, quý phái,
văn minh, tân tiến nhưng thực chất lại là những cặn bã, quái thai của cái xã hội dở Tây dở ta buổi ấy.
Trong chương này, tác giả đã xây dựng thành công những tình huống điển hình để bộc lộ những tính cách đặc sắc.
Trước hết, phải nói đến thái độ của những kẻ có quan hệ ruột rà với cụ Tổ.
Cái chết của cụ chẳng làm cho đứa con, đứa cháu nào tiếc thương bởi đã từ lâu, họ mong cụ chết cho nhanh để chia
gia tài. Thay vào sự tiếc thương, cái chết của cụ đã đem đến cho họ niềm vui to lớn không che giấu nổi – một “hạnh
phúc”: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Bọn con cháu vô tâm ai cũng vui sướng thoả thích…
Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma… Tang gia ai cũng vui vẻ cả…

Cậu tú Tân, chậu nội cụ Tổ hào hứng, phấn khởi thật sự vì cậu có dịp trổ tài sử dụng cái máy ảnh mà mãi cậu không
được dùng đến. Vợ Văn Minh (cháu dâu) mừng rỡ vì sẽ được mặc đồ xô gai tân thời và đội cái mũ mấn trắng viền
đen… để quảng cáo cho một kiểu đồ tang mới lạ của cửa hàng Âu hoá vừa mới chế ra.
Còn người con trai cả của cụ Tổ thì sung sướng vì một lí do khác lớn hơn. Cụ cố Hồng mơ màng đến cái lúc cụ mặc
đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ bình phẩm, ngợi khen: úi kìa, con giai nhớn
đã già đến thế kia kìa. Văn Minh (cháu nội), đã từng du học tận bên Tây bao năm, về nước không có lấy một mảnh
bằng, chỉ nhăm nhăm nghĩ tới chuyện chia gia tài thì thích thú ra mặt vì cái chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ
không còn là lý thuyết viển vông nữa. Riêng người cháu rể (Phán mọc sừng) lại khấp khởi, sướng rơn trong bụng vì
đã được bố vợ nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và con rể thêm một số tiền vài nghìn đồng. Chính ông không
ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến thế!
Không khí của đám ma là không khí của một ngày hội. Đây cũng chính là mâu thuẫn trào phúng gây cười ra nước
mắt xuyên suốt hoạt cảnh này. Đám ma rất to, to chưa từng thấy ở đất Hà Thành xưa nay., Có đủ cả kiệu bát cống,
lợn quay đi lọng, vài ba trăm câu đối, bức trướng, vòng hoa phúng điếu, vài trăm người đưa đám nghiêm nghị, thành
4


kính đi sát ngay sau linh cữu cụ Tổ, trong đủ thứ tiếng kèn huyên náo: kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu, có cả âm thanh chói
tai, rộn rã của lốc bốc xoảng và bu-dích…
Đám ma cụ Tổ trở thành dịp may hiếm có để trưng bày và quảng cáo các mốt quần áo Âu hoá mới nhất của tiệm may
vợ chồng Văn Minh – sản phẩm độc đáo của nhà thiết kế mĩ thuật Typn. Cô Tuyết cháu gái cụ Tổ với bộ y phục ngây
thơ khá hở hang và nét mặt cố tạo ra một vẻ buồn lãng mạn, rất đúng mốt một nhà có đám, khiến cho bao nhiêu vị
khách đàn ông khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết phải xúc động còn
hơn nghe tiếng kèn… ai oán, não nùng. Bộ đồ tang đã được cách tân của vợ Văn Minh cũng làm cho mọi người phải
xuýt xoa, trầm trồ…
Ngoài những thân nhân của người quá cố phải nói đến đám bạn bè, quan khách của tang chủ, đi đưa đám không phải
để chia buồn mà là cốt khoe ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh,
Vạn Tượng bội tinh…. trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún
hay rầm rậm, loàn quản…Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch đang theo đuổi, học đòi phong trào Âu hoá,
vừa đi đưa ma vừa cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, hẹn hò nhau… Và mỉa mai thay, họ làm tất cả
những chuyện ấy bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma (!) Điều đó chứng tỏ họ hoàn toàn dửng dưng với

người chết, tất cả đều thản nhiên, vui vẻ và dối trá.
Người dân hai bên đường đổ xô ra xem đám ma như xem một sự lạ. Đám ma to đến nỗi những người trong tang gia
cảm thấy hết sức sung sướng và hàng phố nhốn nháo cả lên khen đám ma to. Nhà văn lạnh lùng bình luận: Đám ma
to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Thật
là mỉa mai, chua chát!
Đằng sau sự phô trương, cố làm ra vẻ long trọng, danh giá ấy là sự rởm đời đến mức lố lăng, là thói háo danh đến trơ
trẽn của bọn người giàu sang, hãnh tiến và bao trùm lên tất cả là thói đạo đức giả, tự lừa mình và lừa người.
Song song với việc mô tả hình thức đám ma với đủ các nghi thức trọng thể, Vũ Trọng Phụng không quên đi sâu thể
hiện, phanh phui mặt trái của nó. Ngòi bút sắc sảo của nhà văn trưng lên liên tiếp những bức biếm hoạ trước mắt
người đọc, để rồi giúp người đọc nhận ra rằng cái đám ma to tát ấy chỉ thiếu một cái duy nhất mà cũng quan trọng
nhất của đám ma – đó là tình người. Thiếu lòng thương tiếc chân thành đối với người đã khuất thì tất cả những hình
thức loè loẹt, om sòm kia đều trở thành vô nghĩa, thành trò cười cho thiên hạ. Những kẻ có mặt trong đám ma giống
nhau ở chỗ đều giả dối và vô đạo đức.
Xuân Tóc Đỏ xuất hiện, đẩy sự lố lăng, dị hợm của đám ma cụ Tổ lên tới đỉnh cao. Hắn chọn đúng lúc để có mặt,
trước sự chú ý của mấy trăm con người và gây ấn tượng mạnh với hai vòng hoa đồ sộ, sáu chiếc xe kéo sang trọng và
một đám sư, cùng loại sư của báo Gõ mõ. Điều này khiến cho bà cố Hồng càng thêm sung sướng: Ấy, giả không có
món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi. Còn cô Tuyết, người yêu của Xuân Tóc Đỏ cũng
phải cảm động mà liếc mắt đưa tình với hắn.
Mấy chi tiết đặc tả cảnh hạ huyệt càng mỉa mai, trào phúng. Vũ Trọng Phụng tả nó như một vở kịch mà bận tay dàn
dựng của đạo diễn quá ư lộ liễu, trắng trợn: cậu Tú Tân bắt từng người phải chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau
mắt… để cậu chụp ảnh, trong khi bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi
giống nhau. Chất bi hài của cảnh khiến người đọc cười ra nước mắt. Chỉ có một tiếng khóc lớn nhất bật lên là của ông
Phán mọc sừng: ông oặt người đi, khóc mãi không thôi và tiếng khóc của ông thật đặc biệt: Hức! Hức! Hức. Ông
thương cho người đã khuất chăng? Không phải! Ông đang đóng kịch trước mặt mọi người. Thực ra, cụ Tổ chết ông ta
rất mừng vì được chia phần khá nhiều, kể cả cái giá của bộ sừng mà cô vợ ông đã cắm lên đầu ông. Miệng khóc, tay
5


ông Phán dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp làm tư… để trả công hắn đã gọi ông là
Phán mọc sừng trước họ hàng nhà vợ, nhờ đó mà ông ta có thêm được một món tiền lớn.

Qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng bộc lộ xuất sắc tài kể chuyện của mình. Bút pháp của Vũ
Trọng Phụng giỏi ở chỗ phóng đại mà như không phóng đại, làm cho mọi việc đều như thật và hơn thật, ông chú ý
đến các mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất, khai thác triệt để nhằm gây nên những tràng cười có ý nghĩa phê
phán sâu sắc. Cảnh đám ma hiện ra như một màn hài kịch sinh động, một bức biếm hoạ khổng lồ và chi tiết về cái xã
hội tự xưng là thượng lưu, sang trọng ở Hà Nội thời đó đang phơi bày tất cả cái bản chất lố lăng và đồi bại trước mắt
mọi người.


Đề bài: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, em ruột của hai nhà văn Nhất
Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại.
Ông nội nhà văn quê ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, ra làm quan ở đất Bắc rồi sống luôn ngoài ấy. Thạch
Lam sinh năm 1910, tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, quê mẹ. Lớn lên, ông học Trung học ở Hà Nội, rồi bỏ
học đi làm báo, viết văn cùng các anh và trở thành một cây bút đắc lực của báo Phong hóa và Ngày nay. Sự nghiệp
văn chương đang trên đà phát triển thì ông mắc bệnh lao và mất năm 1942, mới 32 tuổi.
Thạch Lam sáng tác không nhiều nhưng đủ để mọi người nhận thấy ông là một nhà văn có phong cách riêng trong
sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Mỗi truyện của ông giống như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng
chứa đựng biết bao cảm xúc thương yêu con người và cảnh vật. Ông có nhiều đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát
triển văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. Tác phẩm Thạch Lam để lại là truyện
ngắn: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,… tiểu thuyết Ngày mới; bút kí Hà Nội 36 phố phường; tiểu luận: Theo
dòng…
Truyện ngắn Hai đứa trẻ trích từ tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, 1938). Cũng như những truyện
ngắn khác, tác phẩm phản ánh những cảnh đời bề ngoài dường như không có gì đáng để ý, nhưng đi vào bên trong,
nơi sâu lắng của tâm hồn thì mảnh đời nào, nhất là của tầng lớp nghèo khổ, cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm,
có lúc sâu sắc, tinh tế đến bất ngờ.
Hai đứa trẻ nói về hai chị em Liên và An. Chị độ mười hai, mười ba; em lên tám, lên chín. Gia đình trước ở Hà Nội,
sau vì sa sút nên phải về quê ở phố huyện này. Mẹ bận làm hàng xay hàng xáo, giao cho hai chị em trông coi quầy
hàng xén nhỏ xíu ở gần ga. Mẹ dặn phải thức cho đến khi xe lửa đi qua, may ra còn có người ở tàu xuống ghé mua
hàng. Hai chị em ngồi trên chõng trước hiên chờ. Em buồn ngủ, ngả vào người chị nhưng vẫn nhắc hễ tàu đến thì
đánh thức dậy. Chị ngồi nhìn quang cảnh xung quanh. Sự sống chỉ còn thu lại ở cái chõng hàng nước, một gánh phở,

một gia đình nhà xẩm. Tất cả đều chìm trong bóng tối mênh mông, còn ánh sáng rực rỡ trên các toa tàu thì vun vút
qua mau như từ một cõi nào xa lạ. Hai chị em trông theo làn ánh sáng ấy cho đến lúc nó khuất hẳn ở đằng xa mới
đóng cửa đi ngủ.
Nội dung truyện chỉ có vậy nhưng cả một thế giới đã được gợi lên với niềm thương cảm sâu xa. Đó là một thế giới
âm thầm, lặng lẽ trong bóng tối của đêm đen; bóng tôi của sự nghèo nàn, khốn khó; trong im lìm quạnh quẽ của phố
huyện xác xơ. Những đốm sáng lù mù, leo lét lại càng làm nổi rõ thêm màu sắc u ám của cuộc sống khốn cùng. Cũng
như ánh sáng rực rỡ thoáng qua ở các toa tàu có vẻ như một ảo ảnh xa xôi không bao giờ dám mơ ước tới. Cái thế
giới ấy hai đứa trẻ đã quen thuộc, hơn nữa, đã hòa nhập vào đó với tất cả tâm hồn.
6


Tác giả chia truyện ra làm ba phần theo trình tự chuyển biến của thời gian và không gian. Phần một là cảnh chợ chiều
lúc vừa có tiếng trống thu không, hai chị em Liên đang còn loay hoay xếp dọn cửa hàng. Phần hai là quang cảnh phố
huyện về đêm, bóng tối bao phủ khắp nơi. Dấu hiệu của sự sống chi còn là mấy ánh đèn. Phần ba là cảnh phố huyện
lúc có chuyến tàu đêm vun vút chạy qua trong chốc lát cùng tiếng ồn và ánh sáng.
Câu chuyện diễn ra trong một khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận ở cả hai chiều thời gian và không gian. Đó là
khoảng thời gian rất ngắn, không gian có sự thay đổi từ cảnh chiều tàn cho đến khi màn đêm buông xuống và đất trời
về khuya. Màu sắc của cảnh vật thì từ nhờ nhờ chuyển sang đen sẫm. Màu của cuộc sống ban đêm càng khuya càng
tăm tối. Trên cái nền ấy nổi lên một số cảnh tình cứ xoáy mãi vào lòng người đọc. Đó là cảnh ngày tàn nơi phố huyện
nhỏ bé, một phiên chợ tàn, một góc chợ đơn sơ, một quán nước nghèo nàn, những kiếp người cơ cực và hình ảnh
đoàn tàu vụt qua trong đêm tối.
Mở đầu truyện là hình ảnh phố huyện lúc hoàng hôn được tác giả miêu tả bằng những câu văn có nhịp điệu thong thả,
chậm rãi, cùng với những âm thanh, hình ảnh báo hiệu đã hết một ngày:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như
lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền
trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối
ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hổn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị
thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Các hình ảnh trên đều gợi cảm giác bâng khuâng, man mác.. Gọi là phố huyện nhưng là huyện nhỏ, hiệu lệnh phát ra
từ một cái chòi chứ không phải là một tháp canh. Cái chòi bé tí lại lẩn vào dãy tre làng đang đen lại, vào lúc trời tây
đỏ rực nhưng sắp tàn. Ngoài cánh đồng, tiếng ếch nhái kêu ran theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng của chị em
Liên, tiếng muỗi vo ve. Liên bỗng dưng thấy cái buồn của ngày tàn thấm thìa vào tâm hồn khi ngồi bên cạnh những
quả thuốc sơn đen, đôi mắt ngập đầy dần bóng tối.
Trong bức tranh chiều tàn nơi phố huyện có sự hoà trộn giữa hai loại hình ảnh: hình ảnh êm đềm, thi vị và hình ảnh
gợi sự nghèo khổ, bần cùng. Chẳng hạn: tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để
gọi buổi chiều là thơ mộng; còn tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve… thì đã gợi ra cuộc sống nghèo nàn nơi
thôn dã.
Thật ra, cũng khó mà nói cho rạch ròi nỗi buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người hay nỗi buồn trong tâm hồn thơ ngây
của hai chị em lan tỏa ra, nhuốm vào cảnh vật. Chỉ biết ở đây có một cái gì đó thật nhịp nhàng, hòa hợp giữa cảnh với
người.
Đoạn văn mở đầu vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu, vừa uyển chuyển, tinh tế. Nó không những khiến người đọc hình
dung ra cảnh vật mà còn khơi gợi tình cảm, xúc cảm trước thiên nhiên gần gũi, bình dị của quê hương.
Sau một ngày làm lụng cực nhọc, cái chờ đợi mọi người chỉ là bóng tối và sự vắng lặng, quạnh hiu. Cảnh chợ chiều
đã vãn bộc lộ rõ cái nghèo: rác rưởi vung vãi trên nền chợ và những đứa trẻ lom khom tìm kiếm những gì có thể dùng
được cho cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng. Đó là mặt trái, là một thứ bóng tối của chợ.
Bấy nhiêu chi tiết đều tập trung vào xu thế thu nhỏ lại, lụi tàn đi của những cảnh vật ban ngày trước cái thế chiếm
lĩnh, tràn dâng mỗi lúc một mạnh của những cảnh tình ban đêm mà bóng tối dần dần ngự trị; Mở đầu truyện là bóng
tối, chấm dứt truyện cũng là bóng tối. Bóng tối mênh mang, phủ trùm lên tất cả cảnh vật và con người.
7


Lúc còn tranh tối tranh sáng, tuy các nhà đã lên đèn nhưng những nguồn sáng ấy không thể xua tan bóng tối, khiến
những hòn đá nhỏ hãy còn một bên tối. Bắt đầu đêm thì đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Bác
hàng phở lom khom nhóm lửa thì bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo đến tận đàng xa. Chị em Liên
ngồi trên chiếc chồng tre dưới gốc bàng với cái tối chung quanh. Toàn là bóng tối. Tối hết cả, con đường thăm thẳm
ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại đen sẫm hơn nữa. Trống cầm canh cũng đánh tung lên một
tiếng ngắn rồi chìm ngay vào bóng tối. Lúc này, các cửa hàng cơm ở ga cũng im lặng, tối đen như ngoài phố. Con tàu
với ánh đèn sáng trưng đi qua rồi thì đêm tối lại bao quanh, màn đêm của đất quê, của đồng ruộng mênh mang và im

lặng. Chị em Liên cũng đi vào giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối.
Bóng tối át cả ánh sáng. Vài ánh sáng thưa thớt, mờ nhạt khiến bóng tối lại càng dày đặc. Vệt sáng của những con
đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây, cũng như hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh trên liền
trời… Thứ ánh sáng xa vời ấy là sản phẩm của đêm, hoà tan trong bóng đêm. Đáng chú ý là ngọn đèn le lói trên
chõng hàng nước của mẹ con chị Tí, bếp lửa thấp thoáng nơi gánh phở của bác Siêu, ánh đèn yếu ớt trong quầy hàng
của chị em Liên và từ cái đèn lồng trong tay người nhà hiệu khách, từ chiếc đèn ghi xanh lét của nhà ga. Ngọn đèn
trên chõng hàng nước của chị Tí chỉ là một quầng sáng nhỏ nhoi giữa mặt đất ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời
bao la thăm thẳm đầy bí mật. Bếp lửa của bác Siêu chỉ là một chấm lửa nhỏ và vàng, lơ lửng đi trong đêm tối, thoáng
hiện, thoáng mất, chi làm cho bóng bác mênh mang. Ánh đèn trong cửa hàng chị em Liên thì thưa thớt từng hột sáng
lọt qua phên nứa. Ánh đèn lồng thì lung lay cái bóng đen dài của người cầm đèn. Chiếc đèn ghi thì lửa xanh biếc như
ma trơi. Trong khi đó, chung quanh những điểm sáng leo lét ấy là cả một bóng tối đen kịt, mênh mông, vô tận. Những
hột sáng, những chấm lửa ấy chỉ làm cho bóng đêm thêm dày đặc, âm u.
Trang sách nhuộm đầy bóng tối là để gắn vào cái khung tối tăm ấy những mảnh đời không kém tối tăm. Trong cảnh
ngày tàn, chợ tàn, hiện lên những kiếp người tàn tạ. Những kẻ kiếm Sống ban ngày với phiên chợ như mấy bà bán
hàng về muộn, mấy đứa trẻ nhặt rác, chị em Liên. Những người kiếm sống ban đêm quanh góc chợ và sân ga xép như
mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm…
Họ có chung cuộc sống tối tăm, nghèo đói, chung cảnh ngộ tẻ nhạt, buồn chán. Tuy vậy, trong tâm hồn họ vẫn ánh
lên vẻ đẹp của tình người, tình quê hương và le lói một niềm hi vọng vào một ngày mai tươi sáng.
Sau khi phiên chợ chiểu đã vãn, bóng tối chưa buông xuống nhưng những cuộc đời bóng tối đã hiện ra. Đó là mấy
đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ tranh nhau nhặt nhạnh tất cả những gì có thể dùng được, một thanh nứa, thanh tre
hay bất kì cái gì. Đó là cuộc sống cùng khổ của chúng với những thứ mà người ta đã vứt đi.
Sau khi phiên chợ chiểu đã vãn, bóng tối chưa buông xuống nhưng những cuộc đời bóng tối đã hiện ra. Đó là mấy
đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ tranh nhau nhặt nhạnh tất cả những gì có thể dùng được, một thanh nứa, thanh tre
hay bất kì cái gì. Đó là cuộc sống cùng khổ của chúng với những thứ mà người ta đã vứt đi.
Vào đêm thì có cuộc đời của mẹ con chị Tí với cái hàng nước đơn sơ. Ban ngày thì hai mẹ con mò cua bắt tép; từ
chập tối cho đến đêm thì bán nước chè tươi, điếu thuốc lào cho dăm ba phu gạo, phu xe, mấy chú lính trong huyện
hay người nhà thầy thừa, thầy lục, có khi chờ mãi mà chẳng thấy ai ra. Hai mẹ con vừa xách, vừa vác trên lưng, vừa
đội trên đầu… vậy mà chỉ vẻn vẹn có cái chõng tre, vài mặt ghế, cái ấm mấy cái chén, chiếc điếu cày, nắm đóm…
Thằng con loay hoay nhóm lửa nấu nồi nước chè. Nước, thuốc đã sẵn sàng. Chị Tí luôn tay phe phẩy túm lá chuối
khô, bất giác thốt lên nỗi nóng lòng sốt ruột trước cảnh ế ẩm: Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Dù rằng chị đã

biết trước: Ối chao, sớm với muộn thì có ăn thua gì! Câu nói ngẫu nhiên mà giúp người đọc hình dung tận đáy cảnh
sống của mẹ cơn chị, đã cơ cực mà chi còn trông cậy vào sự rủi may, một sự trông chờ cầm chắc là chẳng mấy hi
vọng.
8


Nhưng mẹ con chị Tí vẫn có một chiếc ghế để ngồi, một ngọn đèn để soi sáng; còn gia đình bác xẩm thì nằm ngồi
ngổn ngang ngay trong chiếc chiếu rách trải trên mặt đất. Thằng con nhỏ bò ra đất, cái thau sắt trắng chờ tiền thưởng
trống trơ để trước mặt. Im lìm như một gia đình bò sát, nếu không có mấy tiếng đàn bầu bần bật nổi lên góp chuyện.
Rồi sau đó không khách, không hát, không tiền, họ lăn ra ngủ luôn trên đất.
Còn cảnh sống bí hiểm của bà cụ Thi, một bà cụ già hơi điên. Bà đến quán của chị em Liên với tiếng cười khanh
khách quen thuộc, mua cút rượu (xị rượu), khen Liên rót đầy rồi ngửa cổ uống cạn sạch, lảo đảo bước đi, lẩn vào
bóng tối và tiếng cười khanh khách nhỏ dần.
Ba cảnh đời trên của lũ trẻ ven chợ, của mẹ con chị Tí, của gia đình bác xẩm đều bị bóng tối của sự nghèo nàn, khốn
khó phủ lên đen ngòm. Sự thê thảm lồ lộ, chẳng ẩn giấu chút gì. Riêng bà cụ Thi vẫn có tiền uống rượu, vẫn nói năng
ôn tồn, âu yếm với cô bé bán hàng nhưng rượu thì nốc một hơi, lại cười khanh khách, không biết vì duyên cớ gì?
Đêm đêm, chỉ thấy bà từ trong làng đi ra rồi lại lẩn vào bóng tối phía làng. Oan ức gì chăng? Buồn khổ gì chăng?
Không rõ, nhưng chắc chắn bóng tối đã đè nặng lên cuộc đời bà, góp thêm một hình ảnh vừa lạ lùng vừa đáng sợ vào
những cảnh đời – bóng tối ỡ phố huyện này.
Bác Siêu bán phở không xa nhưng cũng không gần các cảnh đời kia. Bác như dấu gạch nối giữa hạng người bần cùng
với những hạng người khác trong phố huyện. Họ thấp thoáng ở nơi có người cầm đèn lồng đi đón bà chủ ở ga về, nơi
có hội bài tổ tôm sát phạt nhau hàng chục bạc mà hạng người khốn khổ nằm mơ cũng không thấy nổi, nơi có lính
tráng đánh trống thu không và mõ cầm canh. Cuộc sống khá giả của họ như tấm phông làm nổi bật những cảnh đói
nghèo, như ánh sáng tương phản với bóng tối.
Trong bối cảnh của truyện, nét nào cũng tối đen: lũ trẻ ven chợ như loài dơi chờ xẩm tối mới mò ra, tìm cái sống ở
bất cứ cái gì người ta vứt đi. Mẹ con chị Tí hàng nước kiếm sống ở sự chờ đợi rủi may. Gia đình nhà xẩm hầu như
sắp lẩn mình vào đất. Bà cụ Thi hơi điên chứa chất một góc tối om trong sâu kín tâm hồn. Nlhập chung lại thì toàn là
những cảnh đời – bóng tối. Liệu còn le lói chút uớc mong nào không? Khung cảnh phố huyện giờ đây thu nhỏ lại nơi
hàng nước của chị Tí, bởi ở đó còn có ngọn đèn tù mù, trong khi cả phố tối om. Chừng ấy con người trong bóng tối
mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ của họ.

Trong bức tranh phố huyện lúc đêm về có một sự hoà trộn đầy dụng ý giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng thì chỉ là
khe sáng, chấm sáng, hột sáng,… mà bóng đêm thì vừa dày đặc vừa mênh mông. Tối hết cả con đường ra sông, con
đường vào làng, các ngõ càng thẫm đen hơn nữa. Tối đến mức dường như tiếng đàn bầu của bác xẩm và tiếng trống
cầm canh của phố huyện tưởng chừng cũng không vang lên được. Điều này khiến người đọc phần nào hình dung ra
những kiếp sống chìm khuất, mỏi mòn gần như bị bỏ quên nơi ga xép của phố huyện nghèo nàn, đồng thời gợi một
niềm thương cảm sâu xa.
Diễn biến tâm trạng hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện được nhà văn
Thạch Lam miêu tả tỉ mỉ và ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
Chưa nói tới dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng hai đứa trẻ và lấy đó làm nhan đề cho tác phẩm; hãy cứ biết
đó là hai đứa trẻ với những đặc điểm của lứa tuổi thiếu nhi. Chị đã biết quý mến và hãnh diện với cái dây xà tích bạc
vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang. Như thế thì chưa hẳn là lớn mà vẫn vương chút trẻ con. Biết thay mẹ
tính toán tiền nong, sắp xếp hàng họ, biết thương em, đó mới thật là cồ gái lớn ngoan hiền.
Ngồi trước cửa hàng, Liên lặng lẽ cảm nhận khung cảnh chiều quê, tuy buồn bã nhưng thân thuộc, gần gũi và cảm
thông, chia sẻ với những con người sống lay lắt nơi phố huyện nghèo.
Hai chị em trước đây sống ở Hà Nội cùng gia đình, nhưng vì cảnh nhà sa sút nên mới dọn về đây. Mẹ mở một quán
tạp hoá nhỏ xíu giao cho hai chị em trông nom. Ban ngày bán hàng, ban đêm đóng cửa cài then cẩn thận. Chập tối,
9


mẹ ghé qua thăm, dặn các con phải thức đến lúc xe lửa đi qua mới được ngủ. Vì thế nên hai chị em Liên đã quen
thuộc với con người và cảnh vật trong phố huyện, đã hoà nhập vào cuộc sống nơi này một cách hồn nhiên.
Trước hết là quen với bóng tối. Hà Nội nhiều đèn quá, một vùng sáng rực và lấp lánh, còn ở đây thì ngược tại. Màn
đêm buông xuống, mắt Liên ngập dần bóng tối và Liên không hiểu sao, thấy buồn. Dần dần, Liên quen không sợ
bóng tôi mà còn chú ý đến những gì diễn ra và chứa đựng trong đó: thấy những hòn đá nhỏ trên đường một bên sáng
một bên tối; cảm nhận mùi âm ẩm lẫn mùi cát bụi lúc chợ đã vãn mà tưởng là mùi riêng của đất này. Nhìn lũ trẻ
nghèo nhặt nhạrih bất cứ cái gì trên nền chợ mà hai chị em động lòng thương. Khi mẹ con chị Tí mang vác cả hàng
nước ra, Liên lặng lẽ quan sát từng cử chĩ một. Nghe tiếng cười khanh khách là Liên nhận ngay ra bà cụ Thi. Nhìn
bọn trẻ nô đùa, An cũng muốn nhập bọn nhưng sợ trái lời mẹ dặn. Thấy một chấm lửa hiện ra rồi mất đi là hai chị em
biết gánh phở bác Siêu thấp thoáng đằng xa. Lúc mọi nơi đều đã tối đen, ánh sáng từ ngọn đèn trong quán toả ra chi
là vài hột sáng lọt qua phên nứa, thì hai chị em đã buồn ngủ ríu cả mắt. Khi đoàn tàu đã đi qua thì hai tâm hồn trẻ thơ

ấy cũng rơi vào giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối, giống như mọi người nghèo khổ khác ở phố huyện này.
Đêm nào Liên và An cũng cố thức cho tới giờ xe lửa chạy qua theo đúng lời mẹ dặn, nhưng còn vì một lí do đặc biệt
khác. Có phải là các em chi đơn giản muốn được nhìn chuyến tàu, một hoạt động cuối cùng của đêm khuya? Không
phải! Còn có cái gì đó sâu xa hơn nhiều đối với hai chị em và đám người khốn khổ ở phố huyện này. Với hai đứa trẻ,
đoàn tàu là một thế giới khác hẳn với cụộc sống tù túng, tẻ nhạt hằng ngày của chúng.
Có lẽ chính vì vậy mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung miêu tả một cách ti mỉ, kĩ lưỡng qua tâm trạng
chờ mong và cảm nhận của hai chị em Liên và An. Cách quan sát, miêu tả của Thạch Lam tinh tế và giàu tính nghệ
thuật. Tác giả quan sát, miêu tả hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về theo trình tự từ xa đến gần bằng nhiều giác quan,
bằng sự đan xen giữa hồi ức và thực tạ ỉ.
Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước bằng ánh đèn của người gác ghi và tiếng còi tàu từ xa vẳng lại. Liên trông
thấy ngọn lừa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi nghe thấy tiếng cội xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn
gió. Sau đó, nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa…
Thế rồi tàu rầm rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp
lánh. Cuối cùng là cảnh đoàn tàu đi xa dần, mất hút trong đêm tối mênh mông, để lại những đốm than đỏ bay tung
trên đường sắt, cái chấm nhỏ của chiêc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre…
Có một sự tương phản nổi bật giữa hình ảnh đoàn tàu – một thế giới khác mà chuyến tàu đêm mang qua phố huyện
trong chốc lát và hình ảnh của sự trở về trạng thái lặng lẽ, tối tăm, không thay đổi nơi phố huyện. Một bên là sự hoạt
động nào nhiệt cuối cùng của đêm và một bên là sự im lặng mênh mông của đêm tối, trong giấc ngủ và cả trong sự
lãng quên. Chuyến tàu đêm sáng rực, vui vẻ và huyên háo, đầy hấp dẫn nhưng lại chỉ thoáng qua trong chốc lát rồi lại
trả cuộc sống phố huyện về trạng thái mênh mang, yên lặng và đầy bóng tối. Điều đó dường như làm cho nỗi buồn
càng thêm thấm thìa trong tâm hồn hai đứa trẻ; để lại cho chúng sự khát khao, nuối tiếc không nguôi. Gần như đã
thành nếp, những người dân nơi phố huyện chĩ chấm dứt hoạt động của một ngày khi chuyến tàu đêm đã đi xa.
Đối vói chị em Liên, đoàn ,tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp, nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và
sung sướng. Đó là cuộc sống ở một thời chưa xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn
này.
Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó khiến những người nghèo khổ hình dung ra một thế giới giàu sang, nhộn
nhịp, đầy âm thanh và ánh sáng.
Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lặng người của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn
tàu không chi đem đến một thoáng vui mà còn gợi thật nhiều bâng khuâng, thương cảm.
10



Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khao khát, đợi chờ vừa được thỏa mãn. Nhưng đoàn tàu ấy lại thuộc về một thế giới
quá xa xôi và nó càng sáng rực, vui vẻ, huyên náo thì càng làm cho khung cảnh nơi phố huyện trở nên tăm tối, buồn
tẻ và chìm lặng. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng đêm mà những người dân phố huyện ai cũng nôn nao chờ
đợi. Người đọc cùng Thạch Lam thông cảm với tâm trạng của lớp người sống lầm lũi trong tăm tối, nghèo khổ. Tuy
thế, truyện cũng nhen nhóm trong lòng người đọc hi vọng vượt lên sự tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống hằng ngày.
Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ thật độc đáo. Tác giả miêu tả rất tinh tế sự
biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Cách miêu tả này góp phần quan trọng tạo nên không khí
cho tác phẩm.
Có sự tương ứng giữa thế giới ngoại cảnh (bức tranh phố huyện) với thế, giới nội tâm nhân vật (tâm trạng cô bé Liên)
trong từng thời khắc: cảnh chiều buông thì người buồn man mác; cảnh đêm xuống thì người đợi chờ khắc khoải; cảnh
đêm khuya, chuyến tàu đi qua thì người buồn tiếc, mơ tưởng, khát khao,…
Tuy nhiên, ở một vài đoạn văn, tác giả miêu tả thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm không thuần nhất mà có sự pha
trộn vui buồn khó tả. Những hình ảnh êm đềm thi vị hoà trộn với hình ảnh nghèo nàn lam lũ; ánh sáng hoà trộn vào
bóng tối; cái huyên náo chốc lát hoà vào cái im lặng mênh mông… Tất cả những cái đó kết hợp với nhau thật hài hoà,
tự nhiên, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật.
Giọng văn Thạch Lam nhẹ nhàng, khách quan nhưng ẩn chứa một tình cảm xót thương thực sự đối với những con
người nghèo khổ. Tình cảm nhân đạo của tác giả rất đàng trân trọng. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả tỉnh
tế mà vẫn rất tự nhiên, khiến người đọc khó quên.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ là lời gợi nhắc về tình cảm gắn bó với nguồn cội, quê hương, với những kí ức đẹp mà buồn.
Đó là tấm lòng nhân ái của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh, đơn điệu, mỏi
mòn; là niềm trân trọng đối với từng mong ước nhỏ nhoi của những con người bất hạnh bị bỏ quên nơi ga xép của
những chuyến tàu thời gian vô định.
Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, ta thấy đằng sau vẻ chân chất, dung dị lại là sự tinh vi, sâu sắc, rất đúng với phong cách
Thạch Lam. Đi vào tác phẩm của Thạch Lam là đi vào thế giới tâm tình. Tình tiết của truyện đơn sơ nhưng chính
những cảm nghĩ chân thành của nhà văn đối với những mảnh đời khốn khó khiến cho người đọc xúc động. Nhà văn
Nguyễn Tuân đã nhận xét: Truyện “Hai đứa trẻ" có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quả vãng,
đổng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở trong tương lai… Nơi cái thế giới quan của một đôi trẻ ở một phố quê, hình
ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc “Hai đứa trẻ" thấy bận bịu

vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín. (Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học – Hà Nội – 1998)


Đề bài: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyến
tàu đó đã được miêu tả như thế nào và theo em, hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam in trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, năm 1938).
Đây là một kiểu truyện ngẳn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kì thực đã được tác giả chọn
lọc và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung tác phẩm đi sâu miêu tả những cảnh đời
thường, những số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Qua đó, tác giả gửi gắm một cách kín đáo, nhẹ nhàng
nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý.

11


Truyện có nhiều cảnh: cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn. Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố
huyện có ý nghĩa sâu sắc khiến người đọc xúc động. Hình ảnh đoàn tàu đêm là thế giới ước mơ, khát vọng của người
nghèo.
Hai đứa trẻ là chị em Liên và An, chị khoảng mười hai mười ba, em độ lên bảy lên tám. Các nhân vật khác như
những đứa trẻ bới rác, mẹ con chị Tí hàng nước, bà cụ Thi điên say rượu, bác phở Siêu, vợ chồng con cái nhà xẩm
mù… góp phần tô đậm bức tranh cuộc sống khốn khó và tẻ nhạt. Thời gian là từ xẩm tối cho đến nửa đêm. Bối cảnh
của truyện là một phố huyện nhỏ nghèo nàn, hiu hắt nằm ở giữa thôn xóm và cánh đồng, có đường xe lửa chạy qua.
Buổi chiều nơi phố huyện với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: tiếng trống thu không trên cái chòi
của huyện nhỏ. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng
trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào,
ánh mặt trời sắp tắt, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve trong bóng tối.
Sau một ngày làm lụng cực nhọc, cái chờ đợi mọi người là bóng tối và sự yên lặng quạnh hiu. Cảnh chợ chiều đã vãn
càng làm nổi rõ cái nghèo: rác rưởi vung vãi trên nền chợ và những đứa trẻ lom khom tìm kiếm những gì có thể dùng
được cho cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng.
Bên cạnh cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn tạ: chị Tí với hàng nước sơ sài, bác Siêu với gánh phở bập

bùng ánh lửa, gia đình bác xẩm mù với mảnh chiếu trải ra đất… Tất cả đều thoáng hiện, đơn điệu, lặng lẽ, rồi bị nhấn
chìm trong bóng tối. Cảnh chiều buông, đêm đến được tác giả miêu tả để làm nền cho hình ảnh đoàn tàu xuất hiện.
Tác giả miêu tả hình ảnh đoàn tàu và thói quen đón đợi đoàn tàu của hai đứa trẻ thật chi tiết, tỉ mỉ. Lí do chờ đợi tàu
của hai đứa trẻ bao gồm cả việc chờ tàu đến để bán hàng cho khách xuống tàu và cái chính là để thỏa mãn niềm khao
khát, mong mỏi được nhìn ngắm đoàn tàu.
Hai chị em Liên và An đã sống qua một ngày mệt mỏi và tẻ nhạt. Chúng chỉ bán được vài món hàng rẻ tiền như bao
diêm, gói thuốc lào, bánh xà phòng… Đến tối thì kiểm hàng và đếm lại số tiền nhỏ nhoi. Hai đứa trẻ trơ trọi trong
bóng tối, trên chiếc chõng cũ sắp gãy giữa không khí oi bức và tiếng muỗi kêu ran. Chỉ có một người đến với các em,
đó là bà cụ Thi, một bà già hơi điên tối tối thường ghé mua rượu uống.
Các em chờ đoàn tàu đêm chạy ngang qua trong tâm trạng vô cùng háo hức. Sự xuất hiện của hàng nước chị Tí, gánh
phở bác Siêu… là cái mốc để các em đo đếm thời gian đang xích lại gần với chuyến tàu. Cả hai chị em đều buổn ngủ
ríu cả mắt nhưng vẫn cố thức để chờ. Cho đến khi An không thể thức được nữa, gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa
rơi xuống, còn dặn với: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.
Hai chị em cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Với hai đứa trẻ,
con tàu đâu chỉ đơn thuần là con tàu mà là cả một thế giới khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của
bác Siêu. Có lẽ chính vì vậy mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo
trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên và An.
Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước từ xa với ánh đèn của người gác ghi và tiếng còi tàu theo gió vẳng lại.
Tiếp theo là Liên trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi nghe thấy tiếng còi xe lửa trong đêm
khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Sau đó, hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm
theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Thế rồi, tàu rầm rộ đi tới,
các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh. Cuối cùng là cảnh

12


tàu đi xa dần mất hút trong đêm tối mênh mông, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, cái chấm nhỏ của
chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre…
Cách quan sát, miêu tả của Thạch Lam rất tinh tế và giàu tính nghệ thuật. Tác giả quan sát, miêu tả hình ảnh đoàn tàu
đêm từ Hà Nội về theo trình tự lúc tàu từ xa, lúc tàu đến rồi xa dần bằng nhiều giác quan cùng với rất nhiều sắc thái

cảm giác; bằng sự đan xen giữa hồi ức và thực tại. Chuyến tàu đi qua phố huyện chỉ trong một khoảng thời gian rất
ngắn nhưng đã để lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu cảm xúc và nuối tiếc. Phố huyện rầm rộ, ồn ào lên trong chốc lát rồi
lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Gần như đã thành nếp, những người dân phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động khi
chuyến tàu đêm đã đi xa.
Đối với chị em Liên, đoàn tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp. Liên lặng lẽ mơ tưởng đến Hà Nội xa xăm…,
nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng khi thầy chưa mất việc. Đó là cuộc sống ở một thời chưa xa,
hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn này.
Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó khiến người ta hình dung ra một thế giới giàu sang, đông đúc, nhộn nhịp,
đầy âm thanh và ánh sáng. Việc Liên và An đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn thoát
khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và được sống trong một thế giới mới tươi đẹp hơn.
Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lặng người của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn
tàu không chỉ đem đến một thoáng vui mà còn gợi thật nhiều bâng khuâng, thương cảm.
Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khao khát, đợi chờ vừa được thỏa mãn. Nhưng đoàn tàu ấy lại thuộc về một thế giới
quá xa xôi và nó càng sáng rực, vui vẻ, huyên náo bao nhiêu thì càng làm cho cảnh sống nơi phố huyện trở nên tăm
tối, buồn tẻ và chìm lặng bấy nhiêu. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng đêm mà những người dân phố huyện ai
cũng nôn nao chờ đợi. Người đọc cùng Thạch Lam thông cảm với tâm trạng của lớp người sống lầm lũi trong tăm tối,
nghèo khổ. Tuy thế, truyện cũng nhen nhóm trong lòng người đọc hi vọng vượt lên sự tẻ nhạt, tầm thường của cuộc
sống hằng ngày.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ đi sâu vào phản ánh thế giới tâm hồn của những con người cùng khổ trong xã hội cũ. Hình
ảnh đoàn tàu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi vụt tắt nhưng nó vẫn là ánh sáng của niềm vui. Như một niềm an ủi, một
nỗi khát khao, một mơ ước không bao giờ tắt, một chút tươi sáng cho cuộc đời tăm tối triền miên của những số phận
hẩm hiu, bất hạnh nhưng vẫn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.


Đề bài: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở làng Nhân Mục, tục gọi là làng Mọc, thuộc Hà Nội. Ông là người có bản lỉnh cứng cỏi
trong đời sống và trong sáng tác văn học; hiểu biết rộng, quý trọng tài năng, coi trọng nghề nghiệp, có những sáng tạo
độc đáo trong lời văn cũng như trong cảm nghỉ. Sự nghiệp văn học của ông gồm hai giai đoạn. Các tác phẩm tiêu
biểu trước 1945: Vang bóng một thời (1940), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943). Sau 1945: Tình chiến dịch (1950),
Tùy bút kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), một số bài phê bình và giới thiệu chân dung văn học. Nguyễn Tuân có

những đóng góp đáng kể cho nền văn xuôi hiện đại, nhất là ở thể loại tùy bút, ở cảm thụ sâu sắc và ở văn phong cẩu
kì, đa dạng như một ống kính trăm màu.
Chữ người tử tù rút từ tập truyện Vang bóng một thời. Như tựa đề, đó là cuốn sách ghi chép về một thời và một lớp người đã tàn
trong quá khứ, mà bóng dáng hãy còn in đậm trong trí nhớ, trong sự kính phục, tôn sùng của tác giả.

Chữ người tử tù là câu chuyện về một viên quản ngục mến mộ tài năng, nhất là tài viết chữ Hán đẹp nổi tiếng của một
người tù án chém, ông ta đã bí mật đối đãi trân trọng người tù với mong ước xin được chữ quý. Cuối cùng, tưởng đã
13


hết hi vọng xin chữ thì ông lại được người tù vui vẻ cho chữ, kèm
theo lời khuyên hãy bỏ nghề coi ngục, về quê sống thanh bần để giữ được tâm hồn trong sạch, xứng với thú chơi chữ
đẹp. Thông qua câu chuyện ấy đặc biệt là cảnh cho chữ ban đêm trong ánh đuốc đỏ rực, tác giả muốn nêu bật giá trị
cao,quý của Cái Đẹp: đẹp chữ viết, đẹp đức cao, đẹp nhân cách. Đồng thời ca ngợi người biết quý trọng gìn giữ Cái
Đẹp ấy như một báu vật ở đời mà ngọc vàng, quyền thế cũng không sao đổi được.
Người đọc ngày nay tìm hiểu văn chương xưa bao giờ cũng phải vượt qua một cửa ải khó khăn. Đó là vốn văn hoá,
lịch sử làm nền cho tác phẩm. Nói về phong kiến là nhắc tới vua quan và dân đen, địa chủ và nông dân. Nói về đạo
Nho là nhắc tới cương thường, trên trí quân, dưới trạch dân. Nói về đạo Phật là nhắc tới luân hồi, từ bi… thì có thể
cũng hiểu được sơ sơ đôi chút, nhưng trước những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn hóa phong kiến Gá ch đây
trên một thế ki được để cập tới trong truyện ngắn này thì quả thật không dễ hiểu chút nào.
Nguyễn Tuân có dụng ý rõ ràng khi dựng lại một không khí xưa cũ như thế ở truyện Chữ người tử tù. Cảnh vật, con
người, sự việc hiện ra cũng đậm màu sắc ấy, đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hơn trăm năm.
Mở đầu, nội dòng chữ : phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, muốn hiểu cho thấu ngọn ngành, e đến bạc
tóc. Bình thường, người ta viết là tờ trát, lá trát, nhưng tác giả vẫn để nguyên cách gọi của thời đó với nghĩa nghiêm
trọng là phiến trát Còn tại sao ông không viết: của quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường theo kết cấu Hán
văn y như trong phiến trát để cho nó giữ nguyên cái tính chất quan yếu, dậy mùi quyển lực ngay trong từng chữ…
Đốc bộ đường là chữ dùng để chỉ chức vụ Tổng đốc. Lại thêm tên gọi tắt của ba tỉnh Sơn (Sơn Tây), Hưng (Hưng
Hóa), Tuyên (Tuyên Quang) vì hồi ấy, tỉnh nhỏ đứng đầu chi là chức Tuần vũ, hai hay ba tỉnh nhỏ hợp lại mới có
chức Tổng đốc trùm lên trên – ba tỉnh này đặt chung dưới quyền cai trị của một Tổng đốc. Mệnh lệnh từ dinh quan
Tổng đốc phát ra cho cấp phủ, cấp huyện là rất uy nghi.

Người cầm bút mượn chữ xưa mà khơi dậy cái không khí, khung cảnh của một thời. Tả cảnh vật thì vọng canh (vọng
canh là chiếc chòi canh được dựng khá cao để có thể trông xa (vọng), chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy
bản, ty Niết, tàn đồn, chiếc gông, chậu mực, bức châm… Tả người thì thầy bát, ngục tốt, thằng thập, thủ xưởng… Tả
việc thi cho chữ, thay bút con, đề xong lạc khoản, lĩnh ý, bái lĩnh… Đằng sau chữ nghĩa ấy là cà một nền văn hóa xưa
mà truyện này chi xén ra có một mảnh, đủ đưa người đọc vào không khí của một cửa ngục tiêu biểu cho triều đình
thời ấy, đầy quyền lực mà ngu xuẩn, hùa nhau hủy diệt nhân cách và đức tài. May mà trong đó còn nổi lên dè dặt mà
sâu thiết một tấm lòng biết quý trọng, tôn kính cái đẹp của đức độ, tài ba. Những điều chứa chất bên trong nội dung
của truyện đã chinh phục được người đọc. Đó là điều đáng chú ý trước tiên.
Cốt truyện Chữ người tử tù xoay quanh tài viết chữ đẹp của người tù án chém. Ý nghĩa dĩ nhiên có thể mở rộng ra
nhiều, nhưng đó là cái cốt lõi. Có ba hạng người và ba thái độ trước cái đẹp ấy. Thái độ thứ nhất là hủy diệt; thái độ
thứ hai là kính trọng, mến phục; thái độ thứ ba là đại lượng, trọng mình, trọng người của một bậc chính nhân quân tử.
Đan dệt trong truyện là ba thái độ đối với cái đẹp.
Nói chủ đề của truyện là tôn vinh cái đẹp e hồ đồ chăng ? Cái đẹp ấy ở chữ viết của người tử tù là điểu khỏi bàn cãi.
Viên quản ngục đã nghe cả vùng tỉnh Sơn vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp của người tù này. cố nhiên tài
viết chữ ấy gắn liền với một cái tên cụ thể là Huấn Cao. Ông quan họ Cao có thời làm huấn đạo ở tỉnh Sơn Tây, nơi
mà viên quản ngục gọi thân mật là tỉnh Sơn Tây. Ông Huấn Cao ấy bây giờ tên tuổi lại đứng đầu trong danh sách sáu
tử tù phạm tội phản nghịch, dám cầm gươm chống lại triều đình. Lời văn chỉ kể có thế, còn nhân vật Huấn Cao có
phải là Cao Bá Quát nổi tiếng thơ hay chữ đẹp, lại có thời gian bị triều đình đầy đi giữ chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai
tỉnh Sơn và đã cùng nông dân nổi lên chống vua quan hay không, thì chẳng biết. Đó là chỗ kín nhiệm của ngòi bút,
chỗ để trăng ẩn vào mây như cách nói của người xưa. Nếu có gì trùng hợp thì cũng coi như là ngẫu nhiên vậy.
14


Lẽ thường, ở đời cái gì đẹp cũng quý bởi nó làm cho cuộc sống thêm tươi vui, ý nghĩa. Chữ đẹp cũng thế. Chữ đây là
chữ Hán ngày xưa, một loại chữ tượng hình, các nét được cách điệu hóa qua nhiều đời thành một nghệ thuật viết chữ
có phép tắc hẳn hoi (thư pháp). Sách xưa của ta và của Trung Quốc đều nhắc đến thiếp Lan Đình của Vương Hi Chi
là nhắc đến mẫu chữ đẹp nổi tiếng, đổng thời cũng ghi chép sự xuất hiện của nhiều trường phái viết chữ Hán. Thuở
xưa, trong những nhà giàu sang, nhất là nhà có học, thường treo nhiều hoành phi, câu đối, bức châm, bức trướng…
bằng lụa bạch, bằng giấy dày in hoa, bằng gỗ sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ. Nhất là bức châm, bộ tứ bình lụa
bồi thành tranh có chữ viết kiểu đới thảo chép những lời văn, những bài thơ Đường của bạn bè tri kỉ treo trong nhà là

điều hãnh diện vinh dự, là bảo vật còn quý hơn vàng ngọc.
Chữ đẹp là một cái đẹp hiếm có trên đời nhưng éo le thay, nó lại là của người tù mang án tử hình, nghĩa là người ấy
chết thì nó cũng mất theo. Nguy cơ mất một báu vật trong thiên hạ đã rõ ràng. Châu ngọc còn tìm ra, chứ nét chữ
rồng bay phượng múa ấy, nét chữ mà cả một tỉnh đều ca ngợi thì tìm ở đâu ra? Điều đó khiến cho vẻ đẹp của nó bỗng
như lấp lánh thêm.
Cái hoa tay viết chữ đẹp ấy còn đi kèm với phẩm cách cao thượng lạ kì. Nhà văn có nhắc tới cái tài bẻ khóa vượt
ngục của người tù chắc là để tô đậm tài võ bên cạnh tài văn. Xin đừng vội cho đó là hạ cấp. Bẻ khóa vượt ngục, dám
làm giặc chống vua quan tàn bạo, cứu khổ dân lành thì ai dám bảo đó là điều đáng chê ? Viên quản ngục lễ phép nói
lời kính phục người tù là người có nghĩa khí; một gọi ngài, hai gọi ngài, ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết… nhất
định không phải chi vì nghe cái tên Huấn Cao và nhớ tới tiếng đồn chữ đẹp, mà đã từng nghe, từng nghĩ nhiều điều
khác nữa về con người ấy: Những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng còn biết
có ai nữa… Ở nhân vật Huấn Cao, tâm hồn cũng đẹp, nhân cách cũng đẹp, hành động cũng đẹp, nhưng tất cả đều ẩn
kín sau nét chữ đẹp. Những nét đẹp kia là đẹp đạo đức, còn đẹp chữ viết mới là nghệ thuật. Nghệ thuật hay và đẹp,
không ai không say mê, ngưỡng mộ. Nguyễn Tuân lấy nó làm cốt truyện là vậy.
Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đề cập đến ba thái độ đối với Cái Đẹp.
Thái độ thứ nhất là hủy diệt.
Một số kẻ được miêu tả trong truyện nhưng đó là hạng thiên lôi chỉ đâu đánh đó, sống lâu ở chốn tù ngục nên nhiễm
thói đầu trâu mặt ngựa. Đó là bọn lính tráng, những thằng thập, thằng cửu, lính canh, lính coi tù. Lối sống của chúng
là sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc. Chúng là một đống cặn bã, một lũ quay quất Thấy đám tử tù bảo nhau quỳ xuống
đất để thúc mạnh chiếc gông vào thềm đá cho rệp rơi bớt ra, một tên trong lũ lính áp giải đùa một câu độc miệng: Các
người chả phải tập nữa. Mai mốt chi đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ
mà tập. Nó nói tiếp, giọng hách dịch: Đứng dậy không ông lại phết cho mấy hèo bây giờ. Cũng giọng ấy, hắn nhắc
viên quản ngục khi thấy ông này lộ vẻ kiêng nể và có biệt nhỡn đối với Huấn Cao: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin
thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn. Thói sai nha nó vậy. Chốn ấy tất nhiên đẻ ra giống
người ấy. Giá ai có tấm lòng trong sạch thì cũng khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất
cả cái đời lương thiện đi. Lời ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục ở cuối truyện chỉ nhắc lại một sự thật vĩnh hằng
ở cửa ngục của giai cấp thống trị thời suy thoái. Nhà thơ Cao Bá Quát có bài thơ nói về cái gông: Mày chỉ biết gông
người chứ mày biết gì phải trái, biết gì tốt xấu trên đời, đúng là để ám chỉ bọn đầu trâu mặt ngựa này. Những người tù
kia, dù là Huấn Cao hay là quan gì đi nữa, dù chí cao tài cả đến đâu chăng nữa, đối với chúng chi là những tên tù, lại
là tử tù, thì chúng chi nói bằng hèo, bằng tay thước, bằng thanh quất, bằng gươm. Chúng chỉ tuân thủ một mệnh lệnh

là tiêu diệt.
Một loại người nữa tuy không có mặt trong truyện nhưng lại là những tên tai to mặt lớn, ra lệnh từ xa. Đó là Sơn
Hưng Tuyên đốc bộ đường, là Hình bộ Thượng thư trong kinh, là ty Niết, hoặc trừu tượng hơn nhưng kinh khủng
hơn, là triều đình quốc gia… Vô hình, nhưng chính nó mới là bộ máy huỷ diệt. Tài năng, đức hạnh, tiết tháo, khí
phách, lo nước, lo dân, văn tài, nghệ thuật… nó không cần. Nó chỉ cần những tên nô tì càng ngu xuẩn càng tốt để
giúp nó giữ thật chặt cái ngai vàng bẩn thỉu, mục ruỗng.
15


Thái độ thứ hai là thái độ quý trọng, kính phục tài năng, nghĩa khí. Đó là thái độ của viên quản ngục và thầy thơ lại.
Cái Đẹp ai cũng quý, nhưng phải biết là đẹp thì mới biết quý. Thầy thơ lại biết Huấn Cao có cả tài văn lẫn võ, nhưng
là biết qua lời viên quản ngục và ông này cũng chi nghe người ta đồn. Vậy mà, khi hay tin một con người như vậy sẽ
bị chém đầu thì lại thấy tiêng tiếc. Cái tính lành trời sinh, thấy tài giỏi thì mến, khổ cực thì thương ở thầy thơ lại
thuần phác này đáng quý biết bao nhiêu! Viên quản ngục thì chữ nghĩa thánh hiền có lẽ không nhiều, nhưng trình độ
học vấn thể hiện ở câu cửa miệng: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Quý hơn cả là con mắt
biết nhìn Cái Đẹp, coi việc thưởng thức Cái Đẹp như là một thú chơi thanh nhã ở đời. Nhân cách của ông ta là một
nhân cách trên mức bình thường. Biết quý trọng Cái Đẹp chữ viết, Cái Đẹp khí phách, biết trân trọng hoài bão của
con người có tài viết chữ đẹp, thì lại càng đáng quý! Yêu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp, kính phục Cái Đẹp cũng làm cho
con người đẹp lên, phẩm chất lớn hơn, cao hơn, thơm ngát.
Viên quản ngục đã bắt mạch được tấm lòng thuần hậu của thầy thơ lại, trước hết là từ cái cảm tưởng tiêng tiếc hồn
nhiên, rồi từ đó khẳng định có căn cứ rằng: người đã biết kính mến khi phách, biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn
không phải là kẻ xấu. Không đơn thuần suy luận, mà từ bụng ta suy ra bụng người. Đó là nhận xét người, còn bản
thân mình thì không giấu được sự kiêng nể, ý biệt nhỡn đối với Huấn Cao và lấy quyền lực của phép nước mà át tụi
lính tráng quen thói lên mặt. Đắn đo mãi ông ta mới dám bước vào buồng giam, khép nép thưa bày, một phiền ngài
hai xin ngài, để rồi phải nhận một câu cao ngạo như đuổi thẳng của Huấn Cao: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn
có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Rồi ông ta lại lễ phép lui ra với một câu: Xin lỉnh ý!chứ không giở
trò tiểu nhân thị oai và vẫn dâng cơm rượu hậu hơn trước. Như vậy là hạ mình, hạ mình quá mức. Thông thường, lũ
quan quyền từ trên tột đỉnh xuống tận lính quèn, cứ việc ra oai, nói bằng tử hình, bằng gông, bằng hèo chứ đâu nói
bằng đạo lí phải trái. Nhưng viên quản ngục này đã đến với người tử tù bằng tư cách của kẻ bề dưới, theo bảng giá trị
đích thực của lẽ phải: người tài sơ đức thiểu kính trọng người tài cao đức cả… Huống chi ông ta lại muốn xin của

người tử tù ấy những nét chữ tài hoa có một không hai, mà người ấy chết thì nó cũng chết theo. Chơi chữ đẹp, một
mặt đã là thú chơi tao nhã, còn giữ cho được nét chữ đẹp ấy lưu lại với đời lại là một ý thức bảo tàng còn quá hiếm
hoi ở cái xã hội trọng chức tước và tiền bạc hơn học vấn và văn hóa thuở bấy giờ. Thú chơi ấy, ý thức ấy, viên quản
ngục mong ước biến nó thành hiện thực. Việc chuẩn bị ngày càng chu đáo và sự chờ đợi mỗi ngày mỗi thiết tha. ông
đã mua sẵn chục vuông lụa trắng Mà can lại thật phẳng phiu. Chao ôi! Xin hiểu giùm cho lòng ông: Từ những ngày
nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông
Huấn Cao viết… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Một con người có tâm nguyện như vậy,
trong nhân cách lại không có chỗ đáng nể hay sao?
Chưa kể ông ta lại ở vào cái nơi toàn là cảnh của Diêm Vương, Âm phủ: không vạc dầu thì ngục tối, không cưa xẻ thì
gông xiềng, hành hạ, kể cả biến người tù thành ma không đầu… Nơi ấy chi có tàn nhẫn và quay quắt, nơi ấy người ta
vui khi thấy máu tù nhân đổ, người ta cười khi thấy tù nhân quằn quại. Nơi đó không có chỗ cho lẽ phải, tình thương,
đạo lí, dù là một chút. Ấy vậy mà lại còn sót được hai tâm hồn, một thuần hậu, một cao quý, thì cái thuần hậu cao quý
ấy càng đáng kính trọng biết bao! Trong bùn mà sen vẫn ngát thơm.
Tính cách của thầy thơ lại và viên quản ngục bổ sung cho nhau để thể hiện trọn vẹn cái trật tự của bảng giá trị lẽ phải
và đạo lí ở truyện này. Cảnh viết chữ trong buồng giam ban đêm dưới ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc và niềm vui
giây lát của ông Huấn, sự thỏa nguyện của viên quản ngục cùng với lời bái lỉnh kính cẩn sau lời khuyên của ông
Huấn là sự hòa hợp bừng nở viên mãn ba vẻ đẹp của ba con người xứng đáng là Con Người.
Thái độ thứ ba là thái độ cao rộng của bậc chính nhân quân tử.
Đầu tiên, nhân vật Huấn Cao xuất hiện qua tiếng đồn. Mà đã là tiếng đồn thì không phải cái gì cũng chính xác. Phần
khuếch đại theo quy luật dị bản của truyền miệng hẳn không tránh được, như tài bẻ khóa vượt ngục chẳng hạn, nhưng
tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp, cả tỉnh đều khen chắc là sự thật. Còn phạm tội phản nghịch, làm giặc thì trong giấy tờ
quan trên đã ghi rõ. Mà đã dám làm việc ấy thì đương nhiên phải là người có nghĩa khí, tài giỏi, nay bị giết đi thì thấy
16


tiêng tiếc. Việc người ấy làm là việc quốc gia triều đình, những kẻ coi ngục biết gì mà nói. Như vậy là con người
Huấn Cao tuy chưa thấy mặt mà uy tín, danh tiếng đã lẫy lừng.
Trong suy nghĩ của hai viên chức nhà ngục cũng có điều tô đậm thêm tính cách Huấn Cao, kể cả lời bình có tính chất
cảnh cáo của tên lính áp giải. Ba nhân vật có ba từ chứa đựng ý nghĩa đánh giá khá rõ: người thơ lại thì buồn. (Có tài
thế mà đi làm giặc thì buồn lắm). Viên quản ngục thì bảo ông Huấn là khoảnh (tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ,

ông ít chịu cho chữ). Tên lính áp giải thì xếch mé bảo ông tù này là ngạo ngược: Tên ấy chính là thủ xướng. Xin thầy
để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.
Tại sao thầy thơ lại thấy buồn? Ấy là do thầy nhận ra rằng người tử tù kia có tài. Có tài thì phải được sống để đem tài
giúp đời, đó là mong ước của người xưa. Có tài có đức, khổ mấy rồi cũng làm nên. Từng đọc tích xưa nên thầy thơ lại
nghĩ: Có tài thế mà làm giặc thì đáng buồn lắm vì làm giặc chẳng biết đúng sai, nhưng bị khép vào tội chết. Tài ấy
không được vua quan sử dụng, lại đem tiêu diệt đi, thiệt cho đời biết bao nhiêu ?! Đáng buồn cho đời bao nhiêu! Đây
là một cách đánh giá cái tài mà cũng là Cái Đẹp ở đời.
Còn khoảnh là thế nào? Khoảnh về cái gì? Khoảnh với ai? Chữ ông Huấn Cao đẹp, nhưng ông chỉ viết cho những bạn
tri kỉ. ông tiếc công hay ông thiên vị ? Không phải! Mà ông nghỉ rằng chữ đẹp chẳng phải ai cũng biết thưởng thức và
quý trọng.
Bạn tri ki là bạn hiểu Cái Đẹp, quý Cái Đẹp ấy và những Cái Đẹp khác của con người mình. Viết cho tri kỉ là san sẻ
tâm hồn, tài năng và Cái Đẹp của mình cho bạn. Khoảnh như vậy là trọng mình, trọng bạn, coi Cái Đẹp là báu vật
trên đời, không dễ gì phung phí. Viết chữ cũng như viết văn, làm thơ. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ thoáng liên hệ mình
với ông Đào (nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng Đào Tiềm) đã thấy thẹn phải ngừng bút. Bao bậc tài hoa trước khi chết đã
đốt tất cả chữ nghĩa của mình vì cho là không xứng đáng để đời. Đâu phải chỗ nào cũng dễ dàng hạ bút để vẽ vời?!
Ta sẽ thấy tự miệng ông Huấn nói ra cũng cùng một ý như trên. Biết nhận ra Cái Đẹp thì tất nhiên cũng biết quý trọng
nó. Đào tiên Tây Vương Mẫu năm trăm năm mới ra được một trái, đó là thần thoại nhưng ý nghĩa vẫn là đề cao Cái
Đẹp.
Còn tên lính áp giải bảo Huấn Cao là ngạo ngược thì chẳng cần bàn. Con mắt ếch ngồi đáy giếng của hắn thì thấy trời
chỉ to bằng cái vung. Sự tự trọng của Huấn Cao nó cho là ngạo ngược. Theo nó, đã là tù nhân thì chi biết cúi đầu, chết
cũng phải chịu, huống gì giữ phẩm giá làm người. Lũ tay sai ở thời đó chẳng khác những cái gông, chỉ biết gông
người chứ biết gì phải trái, đạo lí và danh dự. Nhưng đánh giá Huấn Cao như vậy, tên lính gián tiếp đã coi Huấn Cao
là hạng người trên, dám khinh thường bọn hắn ra mặt.
Trên đây mới là tiếng tăm Huấn Cao qua lời đồn, trong ý nghĩ hai con người đáng quý ở nhà ngục và cả trong lời nói
của tên sai nha. Còn ông Huấn tự nghĩ về mình, về người và nói năng, hành động ra sao?
Trước sự biệt đãi của viên quản ngục mà người trực tiếp săn sóc là thầy thơ lại, ban đầu Huấn Cao tiếp nhận rượu thịt
thản nhiên, coi như là việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh. Đến khi viên quản ngục đích thân vào buồng giam, lễ
độ, cung kính tôn xưng ông là người có nghĩa khí, xin ông cho biết cần gì thêm thì ông đáp một cách trịch thượng:
Nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Đẩy người ta ra và chờ sự đáp trả bằng uy lực, nhưng người ta chi một mực lễ
phép lui ra với một câu bất ngờ: Xin lỉnh ý, tức là xin tuân lệnh, hỏi làm sao ông Huấn không nghi ngờ? Cái trò dụ dỗ

mua chuộc nơi giam cầm là mánh khóe quá bình thường, ông Huấn càng bực vì tưởng viên quản ngục có mưu đồ
thâm hiểm gì đây. Suy xét mọi lẽ, ông thấy hóa ra không phải. Mãi đến khi thầy thơ lại hớt hải đem nguyện ước sâu
xa của viên quản ngục bày tỏ với ông, cùng cái tin khẩn cấp là sáng hôm sau ông Huấn và các bạn sẽ bị đưa vào tận
trong Kinh để chịu tội, thì Huấn Cao mới vỡ lẽ vì sao có những hành động đối xử lạ lùng của thầy trò ông quản và
nhận ra viên quản ngục này chính là hạng người biết quý Cái Đẹp. Ông mỉm cười dạy thầy thơ lại chuẩn bị chu đáo
để ông có cơ hội đáp lại tấm thịnh tình của viên quản ngục ngay đêm nay. Giọng Huấn Cao trở nên từ tốn: về bảo với
chủ ngươi, tối nay… đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Cho chữ chứ không phải viết chữ.
17


Nghe như lời của bề trên, của thần tiên phán bảo. Huấn Cao khẳng định: Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì
vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức tring
đường cho ba người bạn thân của ta thôi.
Lần này là lần thứ tư ông Huấn cho chữ. ông tự giữ giá chữ đẹp của mình đến mức ấy, vậy thì cái gì đã khiến ông hạ
bút lần này ? Chính là do lòng thành, biết quý trọng, biết lưu giữ Cái Đẹp hiếm hơn vàng ngọc của viên quản ngục:
Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có
những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, tà đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Lòng tự trọng của ông
Huấn đã gặp lòng trân trọng của viên quản ngục. Không phải phi là sự hiểu biết mà còn là sự thông cảm, cao hơn nữa
là sự kính trọng đã nâng ông quản lên vị trí của một bậc tri kì một tấm lòng liên tài hiếm có trong thiên hạ. Lời
khuyên sau đó của Huấn Cao thốt ra một cách tự nhiên. Phải xa cuộc sống nơi tù ngục này, tắm gội mình trong cuộc
sống trong sạch chốn quê nhà thì mới giữ gìn được cái tính lành trời sinh và mới đeo đuổi được thú chơi chữ đẹp.
Quang cảnh buổi ông Huấn cho chữ vừa lạ vừa đẹp, vừa như một ảo ảnh, một ánh hào quang không phải của thế giới
này mà của cõi nào trong thần thoại, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Buồng giam hẹp, bẩn, ẩm ướt, tối mịt,
ánh đuốc đỏ rực như một đám cháy nhà. Ba bóng người hoạt động. Một người ngồi dưới đất, hai tay nâng tấm lụa
trắng tinh căng trên mảnh ván. Một người khác run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ đeo gông, chân vướng
xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao. Viết xong, ông
Huấn đỡ viên quản đứng dậy, rồi nhìn lại chữ mình viết đẹp tươi, nó nói lên những hoài bão của một đời người, ông
đỉnh đạc có lời khuyên cuối cùng cho viên quản ngục: muốn treo chơi trong nhà bức chữ đẹp ấy thì phải thay đổi môi
trường sống. Lần này, viên quản ngục lùi ra mà nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lỉnh. Ở cuộc giáp
mặt lần trước, sau câu sẵng giọng của Huấn Gao, viên quản lễ phép lui ra và lắp bắp: Xin lỉnh ý! Lần này, câu nói

của ông ta ấp úng trong nghẹn ngào cảm động. Trên kia là chưa hiểu nhau, đến đây cả ba người đổng cảm trong một
tấm lòng chung: tha thiết yêu Cái Đẹp, Cái Đẹp chữ viết đi liền với Cái Đẹp tâm hồn. 
Truyện chấm dứt với lời nghẹn ngào nhiều ý nghĩa ấy. Thái độ Huấn Cao trước sau có khác nhưng vẫn là thái độ của
một bậc chính nhân quân tử. Đối với thầy trò viên quản ngục, ông Huấn vẫn giữ một khoảng cách trên dưới nhất
định, trước lạnh nhạt sau thân mật, ân cần; vẫn phong thái đĩnh đạc, ung dung, độ lượng, cao rộng đối với cái đẹp dù
là nhỏ nhất, dù ở bất kì hoàn cảnh nào.
Viết truyện này, Nguyễn Tuân có ngụ ý gì nữa không? Điều chắc chắn là tác giả muốn nói lên nỗi tiếc nuối đối với
một con người tài giỏi, nghĩa khí, một nhân cách lớn lao ở cái thời đất nước suy vong, đồng thời cũng kín đáo lồng
vào đó một nỗi đau chung cho đất nước và cho tất cả những gì tốt đẹp, tài ba trong đời mà lũ thống trị thực dân phong
kiến đã vùi dập một cách bạo tàn. Đồng thời, tác giả khẳng định: cuộc đời dù đen tối đến đâu, trong nhân dân vẫn có
những tấm lòng ngời sáng.


Đề bài: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng
làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!” (Trích truyện ngắn: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân).
Anh (chị) hãy giải thích cảnh kết thúc kì lạ trên bằng cách:
a. Nêu các chi tiết chính của cốt truyện dẫn đến tình tiết kết thúc.
b. Trình bày những nét chủ yếu trong tính cách của hai nhân vật người tù và quản ngục, để thấy cái kết thúc
ấy tuy kì lạ nhưng vẫn có thể hiểu được.
Trong giai đoạn suy tàn của chế độ phòng kiến Việt Nam đầu thế kỉ XX, xã hội lâm vào cảnh rối ren chưa từng thấy.
Nhiều giá trị tinh thần bị đảo lộn, thay thế vào đó là những cái nhố nhăng của buổi giao thời dở Tây dở ta. Cảnh nước
mất nhà tan, xã hội nhiễu nhương ngang trái đã làm cho nhiều cây bút trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 phải
18


suy nghĩ, trăn trở. Bất mãn trước thực trạng ấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã đi tìm nguồn an ủi trong vẻ đẹp truyền
thống của văn hóa dân tộc.
Phần lớn truyện ngắn in trong tập Vang bóng một thời đều chịu sự chi phối của cảm hứng ca ngợi Cái Đẹp đa dạng
nơi đời sống tinh thần và vật chất của giới trí thức bình dân Nho học. Nhân vật trong truyện là những trang tài tử, bậc
hào kiệt, nghĩa sĩ hay nhà Nho thất thế. Mỗi truyện là một hoài niệm về nhân cách văn hóa cao thượng, trong sạch,

cứng cỏi, say mê Cái Đẹp, tương phản với xã hội thực dân phong kiến hiện tại đầy rẫy sự suy đồi, thấp kém và bỉ ổi.
Truyện Chữ người tử tù ca ngợi vẻ đẹp cao quý của Cái Đẹp nhân cách kết hợp với vẻ đẹp tài hoa tài tử của nhân vật
Huấn Cao – một con người có khí phách hiên ngang bất khuất và thiên lương trong sáng.
Truyện kể về một viên quản ngục mến mộ tài đức, nhất là tài viết chữ đẹp của một tử tù nên đã tìm mọi cách để xin
chữ quý, nhằm thoả ước nguyện bình sinh là có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Thông qua
câu chuyện, nhà văn Nguyễn Tuân khẳng định giá trị cao quý của Cái Đẹp, đồng thời ca ngợi người biết thưởng thức,
bảo vệ và giữ gìn Cái Đẹp cho hậu thế.
Kết thúc truyện là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nó gắn chặt với tư tưởng chủ đề của tác phẩm và bộc lộ
trực tiếp thái độ của nhà văn trước con người và cuộc sống. Có thể nói, từ xưa tới nay, trong văn chương chưa có
trang viết nào đề cập tới một cảnh tượng lạ thường và đầy ý nghĩa như vậy.
Cốt truyện là một xâu chuỗi tình tiết kết hợp với nhau theo một trình tự lôgíc rất tự nhiên và hợp lí để dẫn tới cảnh
cuối đậm chất trữ tình, lãng mạn, đạt tới tầm cao tư tưởng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Tuân. Truyện mở đầu
bằng khung cảnh trong phòng làm việc của viên quản ngục ở nhà lao tỉnh Sơn. Những lời trao đổi giữa viên quản
ngục và thầy thơ lại đã phác họa vài nét về chân dung Huấn Cao – người đứng đầu bọn phản nghịch bị triều đình
khép vào án chém. Trong câu nói của viên quản ngục đã chứa đựng thái độ khâm phục, kính nể Huấn Cao, dù mới chỉ
qua lời đồn: … Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất
nhanh và rất đẹp đó không? Thì ra, điều đầu tiên khiến viên quản ngục quan tâm đến chính là cái tài viết chữ nổi tiếng
của người tử tù nổi tiếng là Huấn Cao. Điều quan tâm ấy liên quan chặt chẽ tới cái thú chơi chữ đẹp – một thú chơi
thanh cao của lớp người có học. Chính sự đam mê chơi chữ và khát vọng có được trong tay những nét chữ quý của
Huấn Cao đã chi phối mọi suy nghĩ, hành động và lời nói của viên quản ngục trước kẻ tử tù, đồng thời cũng là thần
tượng của mình. Nay có Huấn Cao trong tay, quả là dịp may có một không hai để viên quản ngục kia có thể biến sở
nguyện của mình thành hiện thực.
Chi tiết lạ trước hết là lời sai bảo của viên quản ngục với thầy thơ lại:… Thầy bảo ngục tốt nó quét dọn lại cái buồng
trong cùng. Có việc dùng đến. Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không?
Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá và vượt ngục nữa không?
Trong lời sai bảo ấy đã ngầm bộc lộ thái độ kính trọng và kiêng nể đối với Huấn Cao.
Ngục quan một mình trong đêm, băn khoăn ngồi bóp thái dương, suy tư, nghĩ ngợi. Có lẽ đã tìm ra phương cách đối
xử mà ông ta cho là tốt nhất nên vẻ mặt ông giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ. Đáng
quý thay là suy nghĩ của viên quản ngục: Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những
ngày cuối cùng còn lại…

Sáng hôm sau, lúc sáu tử tù bị áp giải tới nhà ngục, trước thái độ ngạo nghễ của Huấn Cao, viên quản ngục trong lòng
thấy kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá rồi và lúc kiểm điểm phạm nhân, ngục quan lại càng có biệt nhỡn
riêng đối với Huấn Cao. Thái độ hiền lành khác hẳn mọi ngày của viên quản ngục khiến cho bọn lính lấy làm lạ, phải
lên tiếng nhắc nhở.

19


Suốt nửa tháng bị biệt giam, ông Huấn Cao luôn được chu cấp rượu thịt đầy đủ. Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận… coi
như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Đắn đo mãi, quản ngục mới dám mở khóa
cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất. Hỏi kẻ tử tù một câu
đầy hàm ý kính trọng, để rồi phải nhận, câu trả lời ngạo mạn và khinh bạc: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có
một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Chính thái độ đầy thách thức của Huấn Cao đã làm cho viên quản
ngục vốn thầm mến phục ông nay lại càng thêm kính nể. Là người có học, dù chút ít, viên quản ngục kia cũng biết
được vị trí của mình trong bậc thang giá trị con người. Người tài sơ đức thấp phải nể trọng người tài cao đức lớn.
Như thế mới đúng đạo lí ở đời. Cho nên viên quản ngục không trả thù theo kiểu tiểu nhân thị oai, trái lại vẫn tiếp tục
dâng cơm rượu cho Huấn Cao đầy đủ.
Trước thái độ khác thường của viên quản ngục, lúc đầu Huấn Cao có ý nghi ngờ và khó chịu. Sau vỡ lẽ ra, ông nhận
thấy viên quản ngục này chính là người biết thưởng thức Cái Đẹp và trân trọng người làm ra Cái Đẹp. Lời trình bày
tha thiết, chân tình của thầy thơ lại khiến Huấn Cao cảm động, cho nên ông đã bằng lòng cho chữ.
Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ là một đoạn văn đặc sắc đầy chất tạo hình. Nó vừa lạ lùng, vừa đẹp, vừa ảm đạm, vừa
hào hùng, có vẻ như một ảo ảnh của cõi nào trong thần thoại: một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Giữa đêm
khuya, trong căn buồng giam chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu,, một bó đuốc tẩm dầu cháy ngùn ngụt, ánh sáng đỏ rực soi tỏ
ba bóng người đang hoạt động. Một người ngồi chồm hổm dưới đất, hai tay căng tấm lụa trắng tinh trên mảnh ván.
Một người khác tay run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút thoăn thoắt
viết trên mặt lụa. Ba người đó là viên quản ngục, thầy thư lại và ông Huấn Cao.
Không phải bóng tối và sự bạo tàn chốn ngục tù có thể khuất phục được con người, mà chính con người có sức cảm
hoá kì diệu. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng tuyệt vời, người tử tù đã làm chủ nhà ngục, còn
viên quản ngục thì lại khúm núm chắp tay vái người tử tù như vái một thần tượng thiêng liêng.
Viết xong, ông Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng dậy, rồi nhìn lại chữ mình mới viết đẹp tươi, nó nói lên những cái

hoài bão tung hoành của một đời con người. Sau đó, ông đĩnh đạc có lời khuyên cuối cùng cho viên quản ngục: Tôi
bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cải nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện
chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Nghe lời
khuyên chí tình, chí lí, viên quản ngục lùi ra và nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh! Câu nói của
ông ấp úng trong nghẹn ngào, cảm động. Có được chữ quý của Huấn Cao trong tay, ước muốn bao năm giờ đã thành
sự thật mà viên quản ngục vẫn ngỡ là mơ.
Hành động cho chữ của Huấn Cao – những dòng chữ cuối cùng của cuộc đời một lần nữa khẳng định khí phách, bản
lĩnh của ông. Ông muốn truyền lại cái trong sáng, tài hoa của mình cho hậu thế, thông qua kẻ biệt nhỡn liên tài, tri âm
tri kỉ là viên quản ngục. Trước mắt, ông muốn cứu một con người ra khỏi chốn bùn nhơ, trả lại thiên lương cho người
ấy. Đây cũng chính là hành động vì nghĩa mang tính nhân đạo cao cả của Huấn Cao.
Giữa khung cảnh đen tối của lao ngục, hình ảnh người tử tù bỗng trở nên to lớn lạ thường, vượt lên trên những cái
thấp hèn, dung tục xung quanh. Màu trắng tinh khiết của vuông lụa, những dòng chữ thơm mùi mực mới dường như
cũng ánh lên rạng rỡ dưới ánh sáng ngọn đuốc và vầng hào quang toả ra từ nhân cách, khí tiết cao vời vợi của kẻ sáng
tạo ra Cái Đẹp. Tất cả đều như muốn hóa thành bất tử, như lời nhắn nhủ con người hãy cố giữ lấy Cái Đẹp của cuộc
đời.
Đoạn kết của truyện chứa đầy mơ ước thiết tha của tác giả. Ba nhân vật, ba vị thế khác nhau nhưng bổ sung tính cách
cho nhau để tạo thành một nhân cách hoàn chỉnh, xứng đáng với Cái Đẹp trên đời. Có thể nói rằng ba nhân vật này
chính là những mảnh hồn của Nguyễn Tuân hóa thành.
20


Chữ người tử tù là một truyện ngắn, song nhà văn đã sử dụng triệt để bút pháp lãng mạn đặc sắc để biến nó thành một
đoạn thiên tiểu thuyết với ba nhân vật: thầy thơ lại – viên quản ngục – kẻ tử tù Huấn Cao tượng trưng cho thiên
lương, cho vẻ đẹp nhân cách vẫn ngời sáng giữa hiện thực xã hội đen tối. Viết truyện ngắn này, Nguyễn Tuân không
chỉ dừng lại ở việc kể lại một câu chuyện về một con người dù là đặc biệt trong cảnh ngục tù, mà xa hơn, cao hơn, tác
giả muốn mượn bối cảnh tù ngục để ám chỉ cái “nhà ngục khổng lồ” là xã hội thực dân phong kiến đương thời. Nhà
văn cũng kín đáo gửi gắm vào tác phẩm tinh thần dân tộc, thể hiện qua thái độ luyến tiếc nhã thú văn hóa cổ truyền
phương Đông là thú chơi chữ đẹp (thư pháp) – những nét chữ phát tiết khí phách và nhân phẩm cao quý của người
cầm bút.



Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong trại giam
(trích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả lại cho đó là một cảnh tượng xưa nay
chưa từng có?
Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập Vang bóng một thời (1940) của nhà văn Nguyễn Tuân. Nội
dung tác phẩm ca ngợi nhân vật Huấn Cao, một nhà Nho vì nghĩa lớn đã dũng cảm đứng về phía nhân dân chống lại
triều đình phong kiến thối nát đương thời. Huấn Cao không chỉ là kẻ chọc trời khuấy nước, có cái hoài bão tung
hoành mà còn là một nghệ sĩ có tài viết chữ Hán rất đẹp khiến nhiều người ngày đêm mơ ước có được chữ Huấn Cao
mà treo là một báu vật trên đời.
Nhưng Huấn Cao lại là người không dễ dàng gì cho người khác chữ của mình: Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay
quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Trong đời, ông mới chỉ cho chữ ba người bạn thân của ông mà thôi.
Người ta bảo ông khoảnh (khó tính, kênh kiệu) song thực ra không phải như vậy. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp
nhưng chỉ viết cho tri âm, tri kỉ, không phải ai muốn xin chữ ông cũng cho. Ông tiếc công chăng? Không! Ông nghĩ
chữ đẹp không phải ai cũng biết nó đẹp và quý. Bạn tri kỉ tà bạn hiểu cái đẹp, quý cái đẹp ấy và quý những nét đẹp
khác trong con người mình. Viết cho những người ấy là san sẻ tâm hồn, tài năng, cái đẹp của mình cho bạn. Như vậy
là biết trọng mình, trọng bạn, coi cái đẹp là của quý trên đời, khônq được phung phí. Hoàn cảnh đẩy Huấn Cao vào vị
thế éo le là thân phận của kẻ tử tù. Con người ông, tài năng ông sắp bị hủy diệt. Đáng tiếc biết bao!
Trong những ngày bị giam tại nhà ngục tỉnh Sơn chờ ngày giải vào kinh (Huế) thọ tội, Huấn Cao đã bắt gặp một tấm
lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Nghe tiếng tăm Huấn Cao đã lâu, nay lại có dịp giam giữ ông trong tay,
mơ ước có được chữ quý của ông treo trong nhà càng thêm thôi thúc, nung nấu tâm can viên quản ngục. Nhưng làm
cách nào để xin được chữ Huấn Cao? Điều đó quả khó vô cùng!
Thực sự cảm phục trước khí tiết và tài năng của Huấn Cao nên Viên quản ngục đã biệt đãi ông như một thượng
khách, luôn luôn hạ mình, tỏ thái độ cung kính. Nhưng không phải vì thế mà Huấn Cao xiêu lòng. Chỉ qua lời người
thư lại, ông Huấn mới vỡ lẽ rằng viên quản ngục là người biết thưởng thức, quý trọng cái đẹp. Chính điều đó làm cho
ông cảm kích mà vui lòng cho chữ.
Cảnh ông Huấn Cao cho chữ là tình huống kì lạ, góp phần làm nổi bật tính cách của các nhân vật lãng mạn, những
con người không chịu sự chi phối của yếu tố khách quan. Trong buồng giam tối tăm, chật hẹp, đầy mạng nhện và
phần chuột, phân gián, bó đuốc tẩm dầu cháy ngùn ngụt, đỏ rực như một đám cháy nhà, soi tỏ ba bóng người đang
hoạt động.


21


Một người ngồi xổm dưới đất, hai tay căng những vuông lụa trắng tinh trên tấm ván. Một người khác tay run run
bưng chậu mực. Người thứ ba cổ mang gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Ba người
đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và ông Huấn Cao.
Giữa chốn lao tù, không phải bóng tối và sự tàn bạo có thể khuất phục được con người, mà chính con người lại có sức
cảm hoá kì diệu. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng tuyệt vời, người tử tù đã làm chủ nhà ngục,
còn viên quản ngục thì lại kính cẩn chắp tay vái người tử tù như vái một thần tượng.
Viết xong, ông Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng dậy, rồi nhìn lại những chữ mình mới viết đẹp tươi, nó nói lên
những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Đoạn ông đĩnh đạc khuyên viên quản ngục: Tôi bảo thực đấy,
thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây,
khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Nghe lời khuyên chí tình,
chí nghĩa, viên quản ngục lùi ra và nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh! Câu nói của ông ta ấp úng
trong nghẹn ngào, cảm động. Có được chữ quý của Huấn Cao trong tay, ước muốn bao năm giờ đã thành sự thật mà
viên quản ngục vẫn ngỡ là mơ.
Hành động cho chữ của Huấn Cao – những dòng chữ cuối cùng của cuộc đời một lần nữa khẳng định khí phách, bản
lĩnh của ông. Ông muốn truyền lại cái trong sáng, tài hoa của mình cho hậu thế, thông qua kẻ biệt nhỡn liên tài, tri âm
tri kỉ. Trước mắt, ông muốn cứu một con người ra khỏi chốn bùn nhơ, trả lại thiên lương cho người ấy. Đây cũng là
hành động vì nghĩa mang tính nhân đạo cao cả của Huấn Cao.
Giữa khung cảnh đen tối của nhà giam, hình ảnh người tử tù bỗng trở nên lớn lao lạ thường, vượt lên trên những cái
thấp hèn, dung tục của thế giới xung quanh. Màu trắng tinh khiết của vuông lụa, những dòng chữ thơm mùi mực mới
dường như cũng ánh lên rạng rỡ dưới ánh sáng ngọn đuốc và vầng hào quang tỏa ra từ nhân cách, khí tiết cao vời vợi
của người tử tù – kẻ sáng tạo ra Cái Đẹp. Tất cả đều như muốn hóa thành bất tử, như một lời nhắn nhủ con người hãy
cố gắng gìn giữ Cái Đẹp của cuộc đời.
Cảnh cho chữ là một bức tranh sống động mà yếu tố kì ảo và hiện thực hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tới
mức tuyệt vời. Ở đoạn này, ngòi bút Nguyễn Tuân như bay như múa theo từng nét chữ tài hoa của Huấn Cao và đặc
tả được thần thái của con người cùng cảnh vật. Thủ pháp lãng mạn bay bổng và hiện thực phong phú cộng với ngôn
ngữ sáng tạo, giàu chất tạo hình của nhà văn đã dệt nên chân dung bất hủ của Huấn Cao – tượng trưng cho Cái Đẹp,
cái tài hoa tài tử, nhưng cao cả hơn là sự tuyệt vời của nhân cách trong sạch, của khí tiết cương cường mà uy vũ bạo

quyền không sao khuất phục được.


Đề bài: Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, anh (chị) hãy nêu rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân
đạo của tác phẩm.
Truyện ngắn Chi Phèo in lần đầu có tên là Cái lò gạch cũ (Nhà xuất bản Đời mới, Hà Nội, 1941). Sau đó đổi thành
Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại
tên truyện là Chí Phèo. Đây"là thành công tiêu biểu của Nam Cao về đề tài nông dân, được đánh giá là một kiệt tác
trong giai đoạn văn học trước cách mạng tháng Tám. Nội dung truyện Chí Phèo phản ánh xã hội nông thôn ở khía
cạnh đấu tranh giai cấp.
Qua hình tượng Chí Phèo – một nông dân bị lưu manh hóa – Nam Cao đã miêu tả chân thực và sinh động cuộc sống
bị đè nén, bóc lột đến cùng cực của người nông dân và khẳng định nhân phẩm của họ không bạo lực nào tiêu diệt
được.
22


Suy nghĩ về số phận bi thảm của nhân vật Chí Phèo, người ta thường nói đó là tấn bi kịch của một nông dân nghèo bị
tha hoá trong xã hội cũ. Cuộc đời Chí Phèo là cuộc đời khốn khổ của kẻ cùng đinh ở nông thôn Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Ở phần đầu truyện, tác giả kể về tuổi thơ của Chí. Từ lúc lọt lòng, Chí đã bị mẹ bỏ rơi trong cái lò gạch cũ giữa đồng.
Rồi nó lớn lên như cây cỏ, bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Không người thân thích, không một tấc đất
cắm dùi, nó không được ai ban cho một chút tình thương.
Nhưng điều bất hạnh lớn nhất của Chí Phèo là không được sống bình thường một đời sống dù nghèo khổ nhưng
lương thiện như bao người khác. Chí vốn là chàng trai nông dân khỏe mạnh, hiền lành. Chỉ vì những cơn ghen bóng
gió của lí Kiến mà Chí bị đẩy vào tù. Bảy, tám năm đoạ đày trong tù, chung đụng với lớp người dưới đáy xã hội, tâm
hồn Chí đã bị nhuộm đen. Từ mặt mũi đến tính cách hắn đều trở nên dị dạng, đáng sợ. Chí Phèo đã bị xã hội đương
thời rạch nát cả bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, biến thành con quỷ dữ để rồi bị gạt bỏ không thương tiếc ra
khỏi cộng đồng làng Vũ Đại.
Chí Phèo là hiện thân của nỗi khổ đau khôn cùng: sinh ra là người mà không được làm người. Để quên đi nỗi bất
hạnh ấy, Chí Phèo uống rượu. Hắn say triền miên, bởi thế hầu như hắn bị tê liệt về ý thức, sống mù tối trong kiếp

sống thú vật. Nhưng đến khi tỉnh rượu thì hắn lại cảm nhận sâu sắc thân phận bi đát của mình. Dường như trong
những cơn say triền miên, Chí Phèo vẫn tỉnh. Chí luôn ở trạng thái say – tỉnh bất phân. Sự độc đáo của hình tượng
Chí Phèo chính là ở chỗ đó.
Mở đầu tác phẩm, tác giả không chỉ giới thiệu nét độc đáo, hấp dẫn trong tính cách nhân vật mà còn hé mở cho người
đọc thấy tình trạng bất hạnh của một số phận. Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…
Chính lúc điên rồ nhất cũng là lúc Chí Phèo tỉnh nhất. Cách thu hẹp dần đối tượng chửi cho thấy hắn tỉnh chứ không
say. Từ đối tượng xa xôi, vu vơ, không đụng chạm đến ai là trời: Bắt đầu hắn chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng
nhà nào ? Đến đối tượng gần hơn là đời: Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức
quá, hắn chửi tất cả làng Vũ Đại, chửi tất cả những ai không chửi nhau với hắn và hắn giận dữ điên cuồng khi không
ai lên tiếng cả. Trong cơn say, hắn vẫn cảm thấy tuy mơ hồ mà thấm thìa nỗi khốn khổ của thân phận mình. Đó là nỗi
khổ bị khinh bỉ, né tránh, ghẻ lạnh. Không có người nào chịu chửi nhau với hắn. Không có ai thèm dây vào hắn. Có
nghĩa là dân làng Vũ Đại đã dứt khoát không coi hắn là người. Chửi lại là còn chịu giao tiếp, đối thoại với hắn. Chí
Phèo chửi cả làng với hi vọng được nghe người nào đó chửi lại, nhưng hắn chi nhận được sự im lặng đáng sợ. Hắn cô
độc, chửi rồi lại nghe, chi có ba con chỏ dữ với một thằng say rượu.
Nam Cao đau xót nhận xét: Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. Nếu hát được thì đau khổ sẽ vơi bớt. Khổ
cho hắn và khổ cho mọi người là trời không phú cho hắn giọng hát. Không biết hát thì hắn chửi, vậy những tiếng chửi
rủa kia cũng là một bài hát đặc biệt của riêng Chí Phèo chứ sao? Bài hát lộn ngược của một linh hồn méo mó và đau
khổ.
Trong cách chửi của Chí Phèo có cái lôgic của một tâm lí tỉnh táo – tỉnh táo trong đau khổ cùng cực. Chí Phèo muốn
cạy miệng thiên hạ nhưng không được. Hắn đau khổ vì bị tẩy chay trong khi muốn hòa đồng với mọi người. Cuộc đời
Chí Phèo có thể chia làm hai chặng lớn: trước và sau khi gặp Thị Nở. Trước khi gặp Thị Nở, đời Chí cũng diễn ra hai
chặng nhỏ mà cái mốc của nó là nhà tù. Nhà tù thực dân đã biến một chàng trai lương thiện thành một tên lưu manh.
Sau khi ra tù, Chí về làng thì cả thế lực hắc ám như bá Kiến đã hoàn thành nốt cái công đoạn cuối cùng của quy trình
tha hóa là biến một tên lưu manh thành con quỷ dữ.
Nam Cao miêu tả cuộc đời Chí Phèo là một cơn say dài, và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở trên
đời. Chí Phèo rơi vào một tình huống bi thảm. Lúc bấy giờ, nếu sự tỉnh táo có hiện ra thấp thoáng sau những cơn say
23


thì đấy mới là tỉnh rượu chứ chưa phải tỉnh ngộ. Mà tỉnh rượu thì chưa mấy ý nghĩa. Chỉ sau khi gặp Thị Nở, Chí

Phèo mới có sự bừng tỉnh của lương tri. Hắn thực sự đau đớn vì đã ý thức được về nỗi khổ của mình. Ý thức càng sâu
sắc thì nỗi khổ càng thấm thía. Thị Nở đóng vai trò là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mà trước nhất là trong tâm
lí của Chí Phèo.
Trong một lần say rượu, vô tình Chí Phèo gặp Thị Nở – một người đàn bà xấu xí đần độn và quá lứa lỡ thì. Chút tình
yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã khơi lên ngọn lửa lương tri còn leo lét nơi đáy lòng Chí. Đoạn miêu tả tâm trạng
Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở chứng tỏ Nam Cao là bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật.
Sớm hôm ấy, Chí Phèo bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài, lòng mơ hồ buồn. Bên ngoài là tiếng chim
hót ríu rít, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đi chợ… Những tiếng quen
thuộc đó hôm nào chẳng có nhưng bấy lâu nay, Chí Phèo đâu có nghe thấy, bởi hắn luôn chìm ngập trong những cơn
say. Giờ đây, những âm thanh ấy vọng đến tai hắn, bỗng trở thành tiếng gọi thiết tha của sự sống, gợi dậy cái ước mơ
chính đáng một thời: Hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ
một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm… Đó cũng là mong muốn một cuộc sống
hạnh phúc giản đơn của bao nông dân nghèo trong xã hội cũ.
Khi thấy Thị Nở bưng nồi cháo hành nóng hổi đến, Chí Phèo ngạc nhiên và xúc động. Ăn bát cháo từ tay Thị Nở, hắn
bỗng nhận ra rằng cháo hành rất ngon; bát cháo của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại
chi gây thù? Hương vị cháo hành lúc này chính là hương vị của tình yêu thương chân chất, của hạnh phúc giản dị mà
lần đầu tiên trong đời Chí Phèo được hưởng.
Lần đầu tiên, mắt hắn như ươn ướt. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái
thằng Chi Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Lúc này, Chí Phèo đã trở tại con người thật của mình,
trở lại là anh canh điền chất phác, thật thà năm xưa.
Trái tim tưởng chừng như chai đá của Chí Phèo đã dần dần sống dậy. Cái phần người trong Chí cũng hồi sinh. Hắn
khao khát được trở lại với cuộc đời bình thường: Trời ơi Ị Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người
biết bao Ị Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, sẽ là cây cầu nối giữa hắn với dân làng Vũ Đại… Chí băn khoăn, háo hức
nghỉ tới một tương tai tốt đẹp: mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người
lương thiện.
Vậy Thị Nở là ai? Đó là hiện thân của tình người. Chỉ có tình người mới cứu được tính người. Tình người là một sức
mạnh nhưng tình người cùng thật mong manh. Đối diện với một định kiến hà khắc, tình người rất dễ tiêu tan, Chút
tình thương yêu của Thị Nở không đủ khả năng để cứu Chí Phèo. Con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa hé
mở đã bị đóng sầm lại. Định kiến ghê gớm của xã hội (thông qua bà cô Thị Nở) không cho hắn đặt chân lên nhịp cầu
hi vọng. Chí Phèo một lần nữa lại bị hắt hủi, ruồng bỏ phũ phàng. Bị từ chối, bị bỏ rơi, Chí Phèo đau đớn, uất ức

cùng cực và lại mang rượu ra uống.
Trạng thái tâm lí phức tạp của Chí Phèo ở đoạn này được Nam Cao miêu tả thật sống động với những diễn biến tinh
vi nhất bằng độc thoại bên trong, bằng hành động bên ngoài, bằng lời bình trực tiếp của người kể chuyện… Tuy
nhiên, độc đáo nhất vẫn là dùng chi tiết. Đó là chi tiết hơi cháo hành. Hơi cháo hành là dư vị của tình thương ít ỏi mà
Chí Phèo đang rất cần, rất khát khao: Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn!
Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoáng hơi cháo hành…
Lần này khác mọi lần, càng uống vào Chí Phèo lại càng tỉnh ra. Rượu cũng bất lực, không thể làm lương tri đau đớn
của Chí Phèo tê liệt được. Hắn cứ ôm mặt khóc rưng rức. Đã bao lâu nay hắn mới có được cử chi và những giọt nước
mắt của con người?! Từ hi vọng đến tuyệt vọng, khởi đầu là nước mắt cảm động khi hắn bưng bát cháo hành trên tay
24


và kết thúc lại là nước mắt đau khổ vì bị Thị Nở bỏ rơi. Vào lúc tuyệt vọng nhất, hơi cháo hành cứ thoang thoáng
khiến cho hắn chìm sâu hơn vào nỗi tuyệt vọng. Sang bên kia dốc cuộc đời rồi mà lần đầu tiên hắn mới được ăn cháo
hành. Muộn màng, nhưng còn là có. Cháo hành tuy được nấu bằng bàn tay Thị Nở… nhưng dẫu sao có còn hơn
không. Đã tưởng đời mình từ nay đã có hơi cháo hành của riêng mình rồi, nào ngờ Chí Phèo không có quyền được
hưởng. Cuộc đời nhẫn tâm cướp nốt của hắn. Mất Thị Nở, Chí mất luôn hơi cháo hành. Mất hơi cháo hành là mất cái
hi vọng cuối cùng của hắn vào cuộc đời này. Nhưng tại sao nó lại thoang thoáng hiện lên vào lúc này? Để trêu ngươi,
để chọc tức Chí Phèo chăng?! Nó cứ chờn vờn đâu đó. Hạnh phúc nhỏ bé ấy, hắn ngỡ trong tầm tay nhưng không sao
giữ được vì nó quá đỗi mong manh. Nó cứ thoang thoáng hiện lên để làm cho Chí Phèo thêm tủi, thêm đau; để đẩy
tấn bi kịch của hắn lên đến tột cùng. Mất hơi cháo hành – tình thương đồng nghĩa với sự bấu víu cuối cùng cũng hết.
Chẳng còn gì để hi vọng nữa. Lòng Chí tan hoang!
Không gì bình thường đến vô nghĩa như hơi cháo hành, vậy mà qua cái nhìn và tấm lòng nhân hậu sâu thẳm của Nam
Cao, hơi cháo hành thoáng qua ấy đã hằn như một vết cứa rớm máu trong tâm linh con người. Viết được như vậy chỉ
có thể là bút lực tài hoa của một thiên tài!
Bản chất lương thiện của Chí Phèo bị vùi lấp bấy lâu nay giờ đã trỗi dậy lương tri con người đã trở về. Nhưng sự trở
về của lương tri, trớ trêu thay, lại nhanh chóng đẩy bi kịch tha hóa của Chí Phèo lên đến điểm đỉnh của nó. Từ tận
cùng tuyệt vọng, Chí Phèo đã chuyển sang tột cùng căm uất và hắn đã giắt dao đi… Cũng như mọi lần, Chí Phèo vừa
đi vừa chửi… Chí Phèo đau đớn vì tuyệt vọng, đồng thời hiểu rõ hơn bao giờ hết tội ác của kẻ đã huỷ hoại đời hắn.
Chí Phèo đã đến thẳng nhà bá Kiến, trợn mắt, chi tay vào mặt lão, dõng dạc đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt

người đã bị vằm nát của mình. Thống thiết thay là tiếng kêu của Chí Phèo ở cuối tác phẩm: Tao muốn làm người
lương thiện!… Ai cho tao lương thiện ?… Tao không thể là người lương thiện được nữa! Biết không! Chi có một
cách… biết không… Lời nói của Chí Phèo đanh thép và phẫn nộ, âm điệu bi thống đầy ám ảnh, làm người đọc sững
sờ và day dứt.
Kẻ thù đã bị đền tội nhưng ngay sau đó, Chí Phèo tự sát. Chí Phèo phải chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí
không thể chấp nhận trở lại kiếp sống thú hoang. Chí Phèo đã chết trước ngưỡng cửa trở về cuộc sống bình thường,
chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn. Trước đây, để được tồn tại, Chí Phèo phải từ bỏ nhân phẩm, phải bán linh hồn
cho quỷ dữ. Giờ đây, khi ý thức nhân phẩm thức dậy, linh hồn trở về thì Chí Phèo lại phải từ bỏ cuộc sống của mình.
Chí Phèo chết quằn quại giữa vũng máu trong niềm đau thương tột độ vì mong ước giản dị, chính đáng và được làm
người lương thiện không thể trở thành hiện thực.
Chí Phèo chết nhưng chưa hết chuyện. Khi nghe tin hắn chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và thấy thoáng hiện ra
một cái lò gạch cũ bỏ không xa nhà cửa và vắng người lại qua… Một “Chí Phèo con” sắp ra đời?! Nam Cao đã gióng
một hồi chuông cảnh báo: Còn những “cái lò gạch cũ” trong xã hội ấy thì vẫn còn có những Chí Phèo khác ra đời.
Nghĩa là tuy Chí Phèo đã chết nhưng bi kịch Chí Phèo vẫn còn, nếu không xoá bỏ cái xã hội thối nát ấy đi.
Từ hình tượng Chí Phèo, tác phẩm toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Thứ nhất là giá trị hiện thực. Câu chuyện là bức tranh phản ánh sự tha hoá của người nông dân nghèo khổ dưới ách
thống trị của thực dân phong kiến thời Pháp thuộc. Phản ánh nỗi khổ của nông dân, Nam Cao không đi sâu vào nạn
sưu thuế, nạn chiếm đoạt ruộng đất, nạn tô tức, quan lại tham nhũng, thiên tai địch hoạ,..mà ở truyện ngắn Chí Phèo,
tác giả tập trung khai thác trên phương diện người, nông dân nghèo bị bạo lực đen tối tàn phá về tâm hồn, huỷ hoại
nhân tính, phu định giá trị và tư cách làm người.
Chí Phèo phản ứng quyết liệt, gay gắt bằng thái độ ngang ngược, liều mạng, gây gổ, chửi bới… Lúc nào hắn cũng
say, lúc nào cũng sẵn sàng rạch mặt ăn vạ, kêu làng. Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại, người ta
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×