Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN giáo dục đạo đức cho học sinh cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.34 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐÊ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP 1
I. ĐẶT VẤN ĐÊ
Bác Hồ đã từng dạy chúng ta “Người có tài mà không có đức là người
vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với ngành
giáo dục, Người căn dặn: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức.
Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”
- Do vậy, giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình
dạy học, là mặt trận hàng đầu của các trường phổ thông. Đặc biệt ở bậc Tiểu học
lại càng quan trọng hơn vì đây là bậc học đầu tiên, là nền tảng để các em hình
thành thói quen ban đầu về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Việc giáo dục đạo
đức ở trường Tiểu học thông qua các tiết học đạo đức là vô cùng cần thiết.
- Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học từ 6-10 tuổi, suy nghĩ
của các em còn non nớt, kinh nghiệm sống của các em ở trình độ thấp, tư duy cụ
thể còn chiếm vai trò quan trọng, có tính bắt chước nên cung cấp cho học sinh
những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách
người công dân, người chủ của xã hội tương lai.
- Mặt khác nó giúp cho các em hình thành cơ sở ban đầu, như một “Sức
đề kháng” chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài và gội rửa
những cái xấu đã bị tiêm nhiễm, những cái đi ngược với chuẩn mực đạo đức mà
xã hội đã quy định.
II. MỤC TIÊU.
Môn Đạo đức ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật
phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình,
nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo
các chuẩn mực đó.
- Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân
và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực
hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống


đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; yêu thương, tôn trọng con
người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái
xấu.
- Bên cạnh đó, dạy – học môn Đạo đức theo chuẩn kiến thức kỹ năng là
nhu cầu cần thiết của Ngành giáo dục Tiểu học hiện nay. Ngoài dạy theo Chuẩn
kiến thức kỹ năng còn chú trọng việc Rèn kỹ năng sống – Giáo dục Bảo vệ môi
1


trường cho các em cũng là yêu cầu mà các em cần đạt được sau mỗi phần, mỗi
chủ điểm và sau mỗi năm học.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP MỘT.
1. Cấu trúc chương trình môn Đạo đức bậc Tiểu học:
- Chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học gồm một hệ thống các chuẩn
mực hành vi đạo đức lựa chọn từ các chuẩn mực ứng xử phù hợp với các chuẩn
mực đạo đức xã hội.
- Việc lựa chọn các chuẩn mực hành vi đạo đức và sắp xếp chúng thành
chương trình thực hiện các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục ở bậc Tiểu học.
+ Nhận thức rõ mục tiêu môn Đạo đức.
+ Chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu cần thiết cho sự hình thành
và phát triển nhân cách con người công dân, người chủ xứng đáng trong tương
lai của dân tộc, biết sống và học tập trong xã hội đổi mới.
+ Cung cấp cho học sinh những hành vi ứng xử trong các mối quan hệ,
đối với bản thân, đối với người khác, đối với gia đình, nhà trường, xã hội.
+ Đảm bảo tính truyền thống và hiện đại, tính dân tộc trong hành vi ứng
xử.
+ Đảm bảo tính cụ thể phù hợp với các lứa tuổi của chuẩn mực hành vi.
+ Đảm bảo tính đồng tâm của các chuẩn mực hành vi từ lớp 1 đến lớp 5.

- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Đạo đức được biên soạn theo chương
trình, kế hoạch dạy học quy định và được cấu trúc theo tuần - bài, dựa vào hệ
thống trong sách giáo khoa các lớp 1, 2, 3, 4, 5 đang được sử dụng ở các trường
Tiểu học trong toàn quốc.
- Rèn kỹ năng sống môn Đạo đức được biên soạn theo từng bài dạy; các
kỹ năng cơ bản cần được giáo dục; Phương pháp / kỹ thuật dạy học tích cực có
thể sử dụng.
- Giáo dục Bảo vệ môi trường trong môn Đạo đức biên soạn theo từng bài
dạy; Nội dung tích hợp; Mức độ tích hợp.
2. Cấu trúc chương trình môn Đạo đức lớp 1.
- Chương trình Đạo đức lớp 1 được thiết kế theo hướng xác định quyền
trách nhiệm, bổn phận đối với học sinh. Bao gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức
phù hợp với lứa tuổi học sinh theo năm mối quan hệ trong cuộc sống như:
+ Quan hệ của các em với bản thân ở các bài: Em là học sinh lớp Một;
Gọn gàng, sạch sẽ.
+ Quan hệ của các em với gia đình ở các bài: Gia đình em; Lễ phép với
anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
2


+ Quan hệ của các em với nhà trường ở các bài: Nghiêm trang khi chào
cờ; Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong giờ học; Lễ phép vâng lời thầy giáo,
cô giáo; Em và các bạn.
+ Quan hệ của các em với cộng đồng xã hội ở các bài: Đi bộ đúng quy
định; Cảm ơn và xin lỗi; Chào hỏi và tạm biệt.
+ Quan hệ của các em với môi trường tự nhiên ở các bài: Bảo vệ hoa và
cây nơi công cộng.
- Chương trình gồm 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết. Mỗi bài của chương trình
được dạy trong 2 tiết:
+ 14 bài x 2 tiết


= 28 tiết

+ Dành cho địa phương: 3 tiết
+ Ôn tập học kì I:

1 tiết

+ Kiểm tra học kì I:

1 tiết

+ Ôn tập cuối năm:

1 tiết

+ Kiểm tra cuối năm:

1 tiết

Tổng cộng:

35 tiết

+ Thời gian 1 tiết 30-35 phút.
- Dạy – học môn Đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức xã hội và quyền của trẻ em trong các tình huống đơn
giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung môn Đạo đức kết hợp giữa giáo
dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Hơn nữa, môn Đạo
đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà

trường, xã hội và môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em
đối với chính bản thân mình.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1.
1. Giới thiệu vở bài tập Đạo đức 1.
a. Về cấu trúc nội dung: Môn Đạo đức lớp Một không có sách giáo khoa
mà chỉ có vở bài tập đạo đức. Vở bài tập đạo đức 1 có các dạng bài tập chính
sau:
- Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
- Nhận xét về các hành vi của các nhân vật trong tranh.
- Xử lí tình huống.
- Đóng vai.
- Liên hệ tự liên hệ.
- Múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, tô màu tranh, vẽ tranh, … về
chủ đề bài học.
3


b. Về cách trình bày.
- Vở bài tập đạo đức 1 chủ yếu được trình bày rất nhiều tranh ảnh nhưng
tất cả đều là tranh vẽ, màu sắc còn đơn điệu, chủ yếu sử dụng màu xanh, màu
đen.
2. Một số phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp Một
Như đã trình bày ở trên, phương pháp dạy – học môn Đạo đức ở lớp Một
rất phong phú, đa dạng. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho học sinh, trong một
thời gian ngắn, nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào
đó.
- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành
một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Phương pháp trò chơi: Là phương pháp giúp học sinh phát hiện và

chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp nhằm giúp học sinh
tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho
các em có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
- Phương pháp kể chuyện: Dạy – học Đạo đức ở lớp Một có thể bắt đầu
bằng một truyện kể đạo đức, truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một
tình huống cụ thể (thường là gương tốt), để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh
phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực
hiện. Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh lớp Một. Nó giúp cho bài
đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Hiệu quả của
phương pháp kể chuyện phụ thuộc vào chất lượng truyện và nghệ thuật kể của
giáo viên.
Mỗi phương pháp và hình thức dạy – học môn Đạo đức đều có mặt mạnh
và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết
học. Vì vậy không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp và
hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất từng
bài; căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh mà lựa chọn, sử
dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý và đúng
mức.
* Ví dụ: Khi dạy bài 4, Gia đình em (Tiết 1) chúng tôi tiến hành như
sau:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4. (Thời gian 2 phút)
Kể về gia đình em (* RKNS: Kĩ năng giới thiệu về những người thân
trong gia đình; Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người trong gia đình)
4


Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 em và
hướng dẫn học sinh cách kể về gia đình mình.

+ Gia đình em có những ai?
+ Mọi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào?
Bước 2: Học sinh tự kể về gia đình mình trong nhóm, một vài học sinh kể
trước lớp. Giáo viên chốt lại ý chính.
Hoạt động 2: Cho học sinh xem tranh gia đình 1,2 con; Pháp lệnh dân số
(Điều 10/ 2003).
** GDBVMT: - Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số,
góp phần cùng cộng đồng BVMT.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2: (Thời gian 5 phút)
Cho học sinh xem tranh và kể lại nội dung tranh.
Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Bước 2: Đại diện nhóm kể lại nội dung tranh, lớp nhận xét, bổ sung. Giáo
viên chốt lại nội dung từng tranh.
Bước 3: Đàm thoại theo từng câu hỏi.
Giáo viên rút ra kết luận.
Cuối tiết học, giáo viên cho học sinh nhắc lại bài học, nêu câu hỏi chốt lại
nội dung bài. Nhận xét và dặn dò.
Để nâng cao hiệu quả giờ dạy tốt Đạo đức lớp 1, đòi hỏi người thầy phải
nắm được chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, bài học, biết lựa chọn sử dụng
các phương pháp trong một tiết dạy nói chung và một tiết dạy Đạo đức nói
riêng, biết dạy theo chuẩn kiến thức cho từng đối tượng học sinh, lồng ghép
chương trình như Rèn kỹ năng sống; Giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
Sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho
phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy
cần đạt tới.
3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy - học
- Ngoài các phương pháp và hình thức dạy học ra thì đồ dùng dạy học là một
phương tiện không thể thiếu trong mỗi tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng dạy học
phải nhịp nhàng, linh hoạt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hết tác dụng.
Để sử dụng đồ dùng đạt kết quả cao, chúng ta cần phải:

+ Nắm vững ý đồ của đồ dùng.
+ Phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
+ Đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ.

5


- Đờ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành cơng trong một tiết dạy.
Vì vậy, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải ch̉n bị đầy đủ các đờ dùng dạy học
phù hợp với từng hoạt động của từng bài.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
- Theo thơng tư 30 của Bộ GD & ĐT khi nhận xét học sinh phải tìm cho
được sự tiến bộ của học sinh qua các minh chứng cụ thể. Trong đánh giá phải
giúp học sinh thấy được mặt làm được và sự hạn chế cần khắc phục nhờ vào
biện pháp hở trợ của giáo viên qua lời nhận xét. Tụn đối khơng được chê bai
vì học sinh lớp Một rất thích được khen.
- Hiện nay việc nhận xét ở 2 mức là hồn thành và chưa hồn thành nhưng
hồn thành là chủ ́u vì giáo viên phải ln tìm biện pháp hở trợ để học sinh
tiến bộ vươn lên.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức của tiết trước.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Trong mỗi tiết học có đến hai hoặc ba hoạt động. Giáo viên cho học sinh
thảo ḷn, đóng vai hoặc xử lý tình huống, giáo viên kết ḷn sau mỗi hoạt động.
3. Củng cố: Học sinh có thể nêu kết ḷn chung, liên hệ thực tế, giáo dục
qua bài học.
4. Dặn dò: Ch̉n bị bài tiết sau.
Nhận xét tiết học.
- Để việc dạy học đạo đức đạt ch̉n theo u cầu của chương trình, khối 1
chúng tơi rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ Ban giám hiệu nhà

trường cùng với tồn thể hội đờng sư phạm để chun đề được hồn thiện hơn.
--------------------------------------------------------------------GIÁO ÁN MINH HỌA
BÀI DẠY : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
NGƯỜI DẠY : Trần Thị Thu Sương, lớp 1 C
Ngày dạy : 22/11/2014
I/-Mục tiêu :
-Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
-Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
-Biết được nhiệm vụ của học sinh là phải đi học đều và đúng giờ.
-Thực hiện hàng ngày đi học đều và đúng giờ
-Hs khá – giỏi : Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
II/-Đồ dùng – Phương tiện dạy học :
-Vở bài tập đạo đức lớp1, tranh BT 1 , 4 phóng to , điều 28 công ước quốc tế về
qùn trẻ em .
6


-Bài hát “ Đi học ” ( Nhạc : Bùi Đình Thảo – Lời : Minh Chính )
-Máy chiếu, màn ảnh, tài liệu bài dạy trong laptop
III/-Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1/-Ổn đònh lớp( Mở sile 1: lời chào mừng )
- Hát vui, chuẩn bò đờ dùng học tập.
2/-Kiểm tra bài cũ( Mở sile 2):
+Khi chào cờ tư thế của em cần phải làm gì ?
Trả lời: Khi chào cờ cần phải:
+ Bỏ mũ nón.
+ Sửa sang lại đầu tóc, quần áo chỉnh tề.
+ Đứng nghiêm.
+ Mắt hướng nhìn Quốc kì.
(Mở sile 3) +Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ ?

Trả lời: Phải nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tơn kính Quốc kì, thể
hiện tình u đối với Tổ quốc Việt Nam.
-Gv : Nhận xét kiểm tra, nhận xét học sinh đã thực hiện tốt và chưa tốt trong
giờ chào cờ đầu tuần .
3/-Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Quan sát tranh
Mục tiêu : Học sinh nắm tên bài học
.thảo luận để hiểu thế nào là đi học
đúng giờ :
-Học sinh quan sát tranh , thảo luận
(Mở sile 4)-Cho học sinh quan sát tranh
theo bàn.
BT1 và đoán xem chụn gì sẽ xảy ra ?
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại + Đến giờ học , bác Gấu đánh trống
vào lớp học. Bạn Rùa đã ngồi vào
diện lên trình bày .
bàn học dưới sự hướng dẫn của cơ Cú
Mèo. Bạn Hươu cao cở đang cố thò
đầu vào nhìn theo cơ; ngược lại thì bạn
Thỏ đang la cà nhởn nhơ ngoài đường
, hái hoa bắt bướm chưa vào lớp học .
(Mở sile 5)
+Gv hỏi : Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi -Vì Thỏ la cà mải chơi , Rùa thì biết
học muộn ? Còn Rùa chậm chạp lại đi
lo xa đi một mạch đến trường , không
học đúng giờ ?
la cà hái hoa đuổi bướm trên đường
đi như Thỏ

- Qua câu chuyện , em thấy bạn nào - Rùa đáng khen vì đi học đúng giờ .
đáng khen ? Vì sao ?

7


(Mở sile 6)
Giáo viên kết luận : Thỏ la cà nên đi
học muộn , Rùa tuy chậm chạp nhưng
rất cố gắng đi học đúng giờ . Bạn Rùa
thật đáng khen .
(Mở sile 7) HĐ 2: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: Hiểu thế nào là đi học đều,
đúng giờ và lợi ích của việc đó
Mở sile 8 kết ḷn
+ Thế nào là đi học đúng giờ?
+ Đi học đúng giờ khơng đi quá sớm
hoặc đi muộn.
+ Thế nào là đi học đều ?
+ Đi học đều là khơng nghỉ học hơm
nào, trừ những ngày nghỉ qui định.
+ Đi học đều và đúng giờ có lợi gì ?
+ Nghe giảng đầy đủ, tiếp thu bài tốt
*Y/c học sinh phát biểu và nhận xét bạn
hơn, học tập tiến bộ hơn, thực hiện
được nội qui nhà trường.
HĐ 3 : Đóng vai
Mục tiêu : Học sinh tập giải quyết các
tình huống qua việc đóng vai :
(Mở sile 9)Cho học sinh quan sát BT2

Gv nêu tình huống trong tranh
Nam đang ngủ rất ngon .Mẹ vào đánh
thức Nam dậy để đi học kẻo muộn .
-Học sinh tiến hành đóng vai theo tình
huống “ Trước giờ đi học ”
(Mở sile 10) kết ḷn : Cần nhanh chóng
thức dậy để đi học đúng giờ
HĐ 4 : Học sinh tự liên hệ .
Mục tiêu :Hiểu được những việc em đã
làm được và chưa làm được để tự điều
chỉnh :
(Mở sile 11)
- Gv hỏi : Bạn nào ở lớp mình luôn đi
học đúng giờ?
- Em cần làm gì để đi học đúng giờ ?
(Mở sile 12)
* Giáo viên kết luận :
+Để đi học đúng giờ , cần phải :
+ Chuẩn bò đầy đủ quần áo , sách vở từ
tối hôm trước.
8

-Học sinh quan sát tranh BT2 .

-Phân nhóm thảo luận đóng vai .
-Học sinh đại diện các nhóm lên trình
bày, học sinh nhận xét , thảo luận rút
ra kết luận

- Học sinh suy nghó , trả lời .

- Tối đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, hoàn
thành vệ sinh cá nhân, ăn sánh
nhanh…


+Không thức khuya .
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ
gọi dậy cho đúng giờ .
+ Tập thói quen dậy sớm , đúng giờ .
+Được đi học là quyền lợi của trẻ em .
Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt
quyền được đi học của mình .
4/-Củng cố - Dặn dò :
+Thế nào là đi học đều và đúng giờ?
+Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
+Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động .
+Dăn học sinh xem BT4,5 /24,25 để chuẩn bò cho tiết học sau.
+Mở sile 14 – Lời chào tạm biệt và chúc sức khỏe kết thúc tiết học

9


10



×