Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NHỮNG nội DUNG cơ bản về PHẠM TRÙ THỰC TIỄN DO c mác và PH ĂNG GHEN xây DỰNG được THỂ HIỆN TRONG các tác PHẨM từ 1841 đến 1848 VAI TRÒ của nó đối với VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.04 KB, 17 trang )

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ PHẠM TRÙ THỰC TIỄN
C.MÁC VÀ ĂNGHEN XÂY DỰNG ĐƯỢC THỂ HIỆN
TRONG CÁC TÁC PHẨM TỪ 1841 ĐẾN 1848, VAI TRÒ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy của nhân loại, sáng
tạo ra chủ nghĩa duy vật mới về chất, hoàn bị và triệt để, thống nhất giữa chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng, giữa quan niệm duy vật về tự nhiên và duy
vật về xã hội, giữa việc giải thích hiện thực về mặt triết học với việc cải tạo hiện
thực thực tiễn cách mạng. C.Mác - Ăngghen đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật
hoàn toàn mới. Đây là bước đột phá của triết học Mác, cải tạo một cách triệt để
CNDV cũ, kể cả CNDV của PhoiơBắc để xây dựng một CNDV mới, chủ nghĩa
duy vật thực tiễn. Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù trung tâm, nền
tảng, không chỉ trong lý luận nhận thức Mác xít mà còn của toàn bộ triết học
Mác - Lênin nói chung. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi dùng để giải thích
quá trình nhận thức, mà còn mang nhiều ý nghĩa về mặt thế giới quan. Lý luận
về phạm trù thực tiến được Mác và Ăngghen xây dựng trong suốt quá trình hình
thành và hoàn thiện lý luận. Tuy nhiên từ năm 1841 đến 1848, bao gồm hai giai
đoạn của Triết học Mác: giai đoạn chuyển đổi lập trường và giai đoạn đề xuất
những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà kinh
điển đã có nhiều tư tưởng về phạm trù thực tiễn, nhằm cải biến chủ nghĩa duy vật
thành chủ nghĩa duy vật hoàn toàn mới - chủ nghĩa duy vật thực tiễn.


2

Từ 1841 đến 1848, C.Mác và Ăngghen đã viết nhiều tác phẩm, thể hiện
việc chuyển đổi lập trường từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ dân
chủ tư sản sang chủ nghĩa cộng sản và đề xuất cơ bản các nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Có thể kể đến một số tác phẩm:
Tập hợp 12 bài báo của Mác thời kỳ Mác làm việc tại Báo sông Ranh từ 1842 đến
1/4/1843 (C.Mác và Ăngghen toàn tập, Tập 1); "Phác thảo góp phần phê phán


kinh tế chính trị học", "Tình cảnh nước Anh", "Tômát Cáclây", "Quá khứ và hiện
tại" của Ăngghen; một số tác phẩm của C.Mác: "Về vấn đề do thái" năm 1843,
"Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen" năm 1843, "Bản thảo Kinh tế Triết học" năm 1844, "Luận cương về PhoiơBắc" năm 1845, "Gia đình thần thánh
hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán. Chống Brunô Bauơ và đồng bọn"
Mác và Ăngghen viết chung vào năm 1844, "Hệ Tư tưởng Đức" Mác viết năm
1846, "Sự khốn cùng của triết học" năm 1847, "Những nguyên lý của Chủ nghĩa
cộng sản" năm 1847, "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" năm 1848. Một trong những
điểm nổi bật, có ý nghĩa bước ngoặt là các ông đã đề xuất việc xây dựng những
nội dung căn bản của phạm trù thực tiễn, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện chủ nghĩa
duy vật mới - chủ nghĩa duy vật thực tiễn, phép biện chứng gắn với thực tiễn. Thật
khó có thể tách biệt được những nội dung cơ bản về thực tiễn, vì trong từng tác
phẩm, vấn đề này thường được viết gắn liền trong mối quan hệ biện chứng với các
phạm trù, chẳng hạn như vần đề con người hiện thực, vấn đề thực tiễn gắn liền
với lao động sản xuất, thực tiễn gắn liền với triết học... bởi vì phạm trù thực tiễn là
một phạm trù trung tâm, xuyên suốt, cốt lõi của lý luận Mác xít nói chung và triết
học nói riêng. Nhưng để tìm hiểu một các sâu sắc vấn đề này, tác giả bóc tách một
cách tương đối để tìm ra một số nội dung cơ bản về phạm trù thực tiễn thể hiện
thông qua các tác phẩm từ năm 1841 đến 1848 như sau:
Một là: Các nhà kinh điển của triết học Mác xít tiếp cận thực tiễn từ một
trong những vấn đề trung tâm của triết học là vấn đề con người hiện thực, con


3

người thực tiễn gắn với sản xuất vật chất, đập tan các quan điểm triết học trước
đây đề cập đến vấn đề con người một cách chung chung, trừu tượng, bất biến, phi
lịch sử.
Các nhà triết học duy tâm trong hệ thống triết học của mình cũng đã đề cập
đến vấn đề con người, tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động
con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần, hoạt động của

ý niệm chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất của con
người. Chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ con người ý thức và tách ý thức khỏi con
người để xây dựng thế giới quan duy tâm. Chủ nghĩa duy vật cũ xuất phát từ con
người sinh vật, sống trong một tự nhiên thuần tuý để nói về sự tồn tại khách quan
của thế giới bên ngoài đối với ý thức. Đồng nhất con người với ý thức, hoặc
đồng nhất con người với tự nhiên đều dẫn đến sai lầm.
Phát hiện quan trọng trước hết của riêng C.Mác là sự phát hiện về tính
chất, vai trò của con người trong quan hệ với thế giới xung quanh, thông qua
hoạt động thực tiễn. Không phải đơn thuần dựa trên cơ sở một tự nhiên thuần
tuý, không trực tiếp xuất phát từ bản thân ý thức hoặc bản thân tự nhiên một cách
trực quan mà trên cơ sở thực tiễn của con người, con người hiện thực đang cải
tạo tự nhiên và xã hội, tác động vật chất của con người vào hiện thực mà giải
thích hiện thực, đó là bước ngoặt cách mạng có tính chất quyết định trong việc
chuyển quan niệm duy vật cũ sang quan niệm duy vật biện chứng, là sự thay đổi
điểm xuất phát, là bước nhảy vọt trong lịch sử triết học tạo khả năng mới để khái
quát mọi tài liệu tự nhiên và xã hội, hình thành một hệ thống triết học khoa học.
Việc chọn điểm xuất phát đó không phải là kết quả tự phát ngẫu nhiên, mà
là một hành động tự giác sáng tạo, Mác đã tìm hiểu thế giới trong quá trình con
người cải tạo thế giới, và khẳng định điểm xuất phát của mình như sau: "Những
tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải
là giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí


4

tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những
điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như
những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra"1.
Từ điểm xuất phát là con người hiện thực, Chủ nghĩa Mác Lênin khẳng
định con người mang bản chất xã hội. Bản chất đó không phải do "thượng đế",

"tinh thần thế giới", "ý niệm tuyệt đối" hay một lực lượng siêu nhiên nào đó ban
cho, mà do chính con người sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất xã hội
của mình. Lao động đã "lọc bỏ" phần sinh vật trong con người, làm biến đổi,
phát triển và từng bước hoàn thiện hàng loạt bản tính tự nhiên của con người,
hình thành những thuộc tính xã hội. Mặt khác, với lao động, con người đã tạo ra
các phương tiện, điều kiện từ các đối tượng tự nhiên và cải tạo chúng, làm nên
"một tự nhiên thứ hai" cho mình.
Quá trình hình thành phạm trù thực tiễn, việc xác định đúng vấn đề con
người hiện thực còn được thể hiện ngày một sâu sắc hơn thông qua việc giải
quyết vấn đề con người bị tha hoá trong lao động, càng sản xuất ra vật chất thì
con người càng bị tha hoá. Vấn đề này được thể hiện thông qua một số tác phẩm.
Trong "Bản thảo kinh tế - triết học" năm 1844, C.Mác đã bóc trần toàn bộ tính
chất vô căn cứ của quan điểm duy tâm về yếu tố này, đặc biệt là khi nói đến vấn
đề tha hoá. Toàn bộ sự tha hoá và lột bỏ sự tha hoá của Hêghen diễn ra trong
phạm vi tư duy, do đó lao động, hoạt động của con người chỉ mang tính chất là
lao động tư duy, tinh thần, hoạt động tư duy mà thôi.
Trái ngược với kinh tế học chính trị tư sản, C.Mác cố tìm những cội nguồn
sâu sa của sự tách rời giữa lao động và tư bản, và tìm thấy chúng trong phạm trù
lao động bị tha hoá. Mác viết: không chỉ có nghĩa là lao động của anh ta trở thành
một đối tượng, có một sự tồn tại bên ngoài mà còn có ý nghĩa là lao động của anh

1

C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, NXBST, HN, 1980, tr.267.


5

ta tồn tại bên ngoài anh ta, độc lập với anh ta như một cái gì xa lạ với anh ta, và
lao động ấy trở thành sức mạnh độc lập, đối lập với anh ta....

Sự phát triển so với Hêghen và PhoiơBắc ở chỗ: các nhà sáng lập chủ
nghĩa duy vật biện chứng đi tìm chìa khoá giải quyết vấn đề này ở lao động,
không phải ở lao động tinh thần mà trước hết ở lao động vật chất, ở lao động
thực tiễn của con người. Điều đó giải thích tại sao Mác quan tâm nhiều đến vấn
đề lao động bị tha hoá như vậy.
Có thể nói việc lựa chọn điểm xuất phát là vấn đề cốt lõi đầu tiên để
C.Mác và Ph.Ăngghen có được quan niệm đúng về thực tiễn. Con người đã sáng
tạo lại hiện thực và "nhân đôi" mình lên bằng đời sống thực tiễn của mình, con
người ý thức và con người sinh vật đều là con người trừu tượng, chỉ có con
người hoạt động thực tiễn mới là con người hiện thực. Và chỉ trên hiện thực đó
mới biểu hiện được quan hệ thực sự của con người với thế giới bên ngoài. Chính
vì thế mà Mác đã không dựa vào hiện thực một cách đơn thuần, mà trước hết là
bám vào con người đang cải tạo thế giới, tức là bám vào hoạt động thực tiễn, mà
giải thích thế giới và con người có ý thức của nó. Chính nhờ đó mà vừa nói lên
được tính chất khách quan của hiện thực, vừa nói lên được tính chất năng động
của con người như một chủ thể sáng tạo.
Hai là: Đề cập đến mối quan hệ của lý luận và thực tiễn, về vai trò của lý
luận tiên phong đối với việc cải tạo hiện thực, đặc biệt là sự cần thiết phải xây
dựng một lý luận tiên phong để dẫn đường cho phong trào cách mạng thế giới,
đồng thời khẳng định vai trò của thực tiễn đối với lý luận.
C.Mác và Ph.Ăngghen bàn đến mối quan hệ giữa tư tưởng (lý luận) với
hoạt động thực tiễn, giữa tư tưởng với hoạt động thực tiễn trong hoạt động của
con người. Nội dung này được thể hiện trong nhiều tác phẩm.


6

Trong Luận án Tiến sỹ, C.Mác đã chỉ ra nhiệm vụ của các nhà triết học
cần gắn các nguyên lý của mình vào cuộc sống, tinh thần lý luận phải biến thành
hành động thực tiễn.

Trong bài báo "Bàn luận về đạo luật ăn cắp gỗ" đăng trên báo sông Ranh,
C.Mác đã phát hiện ra vấn đề: bằng lý lẽ không thể bác bỏ được Nhà nước Phổ,
chỉ có bằng con đường xây dựng lý luận thực sự bài bản, thông qua thực tiễn,
bằng thực tiễn, đánh vào căn nguyên, nguồn gốc sinh ra bất công thì mới thay
đổi được xã hội cũ. Mượn thuật ngữ của PhoiơBắc và các nhà chủ nghĩa xã hội
không tưởng, ông khẳng định: phải tiến hành cách mạng chính trị (sau này dùng
là cách mạng tư sản) và cách mạng giải phóng nhân loại (sau này dùng là cách
mạng vô sản) để phá bỏ các chế độ xã hội cũ, kiểu xã hội như nhà nước Phổ.
Mùa hè năm 1843, Mác viết tác phẩm "Góp phần phê phán triết học pháp
quyền Hêghen". C.Mác đã nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của tư tưởng tiên tiến trong
cải tạo xã hội. Ông chỉ ra tất yếu phải phát triển tư tưởng tiên tiến trong quần
chúng nhân dân để nó trở thành lực lượng tiến bộ xã hội. Luận chứng một cách
duy vật vai trò lý luận tiên tiến trong mối quan hệ của nó với thực tiễn cách
mạng, Mác viết: "Cố nhiên là vũ khí của sự phê phán không thay thế được sự
phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật
chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập
vào quần chúng".
Trong tác phẩm "Gia đình thần thánh hay phê phán sự phê phán có tính
phê phán, chống Bauơ và đồng bọn " - tác phẩm đầu tiên do C.Mác và Ăngghen
cộng tác viết. Thời gian viết tác phẩm vào khoảng tháng 9 đến tháng 11/1844 và
xuất bản vào tháng 2/1845. C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán quan điểm của
Bauơ và đồng bọn, đưa ra những quan điểm đúng đắn, giải quyết quan hệ giữa tư
tưởng với thực tiễn, tư tưởng với lợi ích của con người, về vai trò của quần
chúng nhân dân trong tiến trình lịch sử. Không phủ nhận vai trò của ý thức, tư


7

tưởng đối với việc phản ánh, cải tạo thế giới khách quan, nhưng cả C.Mác và
Ph.Ăngghen chỉ rõ ý thức, tự nó không cải tạo được trên thực tế, giỏi lắm là cải

tạo sự vật, hiện tượng trong đầu óc con người, yếu tố quyết định việc cải tạo thế
giới hiện thực là hoạt động thực tiễn của con người. Điều này các nhà triết học
duy vật và duy tâm trước Mác, kể cả PhoiơBắc cũng không nhận thấy được.
C.Mác và Ph.Ănghen viết: "Xưa nay, tư tưởng không thể đưa người ta vượt ra
ngoài trật tự thế giới cũ được, trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có
thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của phạm vi trật tự thế giới cũ
mà thôi. Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn
thực hiện được tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn"
Xác định đúng vai trò của thực tiễn trong việc cải biến thế giới khách quan
nói chung, cải biến điều kiện sống hiện có của quần chúng để có thể giải phóng họ
nói riêng là một cống hiến to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen được thể hiện qua tác
phẩm "Gia đình thần thánh hay phê phán sự phê phán có tính phê phán, chống
Bauơ và đồng bọn ". Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vai trò của thực
tiễn là cơ sở lý luận sau này VI Lênin bổ sung, phát triển và khẳng định: thực tiễn
cao hơn lý luận không những ở tính phổ biến mà ở cả tính hiện thực trực tiếp của
nó.
Tư tưởng của con người phản ánh tồn tại xã hội, trong đó trực tiếp là phản
ánh lợi ích thực tế của họ. Lợi ích trong hệ thống các yếu tố dẫn con người và
hoạt động thực tiễn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, có thể xem là huyệt nhậy cảm
nhất kích thích hoạt động của con người. Chính vì thế để biến tư tưởng thành
hành động cách mạng thì việc giải quyết vấn đề thiết thân cho quần chúng có ý
nghĩa quyết định. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì lợi ích thực tế là cái quy định
con người quan tâm đến các mục đích với sự nhiệt tình ở mức nào và yêu cầu
không được tách rời tư tưởng với lợi ích. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Một khi
tư tưởng tách rời lợi ích thì nhất định sẽ tự làm nhục nó"


8

Luận điểm trên của C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ trực tiếp phê phán

việc tuyệt đối hoá tư tưởng một cách thuần tuý của Bauơ và đồng bọn mà còn
cảnh báo chung cho những ai không quan tâm giải quyết đúng đắn lợi ích của
con người mà chỉ tiến hành công tác tư tưởng, lý luận "siêu thực tế" "bay lượn
cao trên thực tiễn", xa rời đời sống hiện thực.
Trong "Hệ tư tưởng Đức"; "Sự khốn cùng của triết học"; "Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản", những tư tưởng trong các tác phẩm đó ngày càng sáng tỏ một
thế giới quan mới. Vấn đề thực tiễn, quan hệ lý luận - thực tiễn được C.Mác và
Ph.Ănghen thể hiện sáng tạo cụ thể qua các lĩnh vực, các hình thức cụ thể của
nó, đặc biệt qua hoạt động lao động sản xuất và hoạt động chính trị xã hội.
Ba là: C.Mác và Ăngghen đã phê phán quan điểm của các nhà duy vật, duy
tâm trước đây và đề cập đến mối quan hệ con người - thực tiễn thông qua việc
xác lập những nội dung căn bản của việc xây dựng mối quan hệ biện chứng giữa
chủ thể và khách thể - một nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật.
Quá trình xây dựng học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen thẳng tay
gạt bỏ những quan niệm duy vật không triệt để, những quan niệm duy tâm xa lạ
"thuần tuý của ý niệm" với phép biện chứng chân chính.
Chúng ta thấy rằng quá trình giải phóng phép biện chứng duy tâm bắt đầu
từ chỗ lật ngược quan niệm duy tâm giữa chủ thể và khách thể của Hêghen. Sự
lật ngược này có ý nghĩa duy vật, bởi vì ý niệm đã bị "phế truất" và được giải
phóng khỏi vai trò, vốn không là kẻ sáng tạo và nguồn gốc đầu tiên của hiện
thực. Mác đã phê phán Hêghen không hiểu được mối liên hệ qua lại thực sự biện
chứng giữa các mặt đối lập như con người và tự nhiên, chủ thể và khách thể,
Mác chỉ ra rằng ý niệm tuyệt đối là cái dứt khoát "từ bỏ" tự nhiên khỏi bản thân
mình và ngay cả cái tự nhiên bị từ bỏ ấy cũng là một sự trừu tượng hoá đơn
thuần nhất. Ý niệm tuyệt đối - đó là sự trừu tượng hoá, nghĩa là tư tưởng trừu
tượng, là con người bị tha hoá khỏi giới tự nhiên, vì thế phép biện chứng duy


9


tâm không thể hợp nhất đúng đắn những mặt đối lập này, không thể tái hiện
chúng trong sự thống nhất thực sự của chúng. Hêghen đã trình bày một cách duy
tâm bản chất của những mặt đối lập như chủ thể và khách thể, con người và tự
nhiên.
Quan niệm của PhoiơBắc là không biện chứng, là chủ nghĩa khảo sát tự
nhiên ở hoạt động tích cực của con người. Về mối quan hệ qua lại khách thể chủ thể là khác xa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Trong phạm trù hoạt động có đối tượng, C.Mác đã nói lên mối quan hệ
qua lại thực sự biện chứng giữa chủ thể và khách thể đối lập với nhau, thống
nhất chuyển hoá.
Khách thể giới tự nhiên tồn tại và độc lập với chủ thể , con người dưới ánh
sáng phạm trù hoạt động mang tính đối tượng, quá trình sinh thành của con
người trở thành một quá trình tích cực cải tạo tự nhiên; vì thế cho nên "tự nhiên
là tác phẩm của nó (của con người) và là hiện thực của nó".
Như vậy, thực tiễn dưới dạng hoạt động thực tiễn mang tính đối tượng đã
cho Mác chìa khoá để giải quyết một cách biện chứng vấn đề tương quan giữa
chủ thể và khách thể. Trong thực tiễn, cả sự thâm nhập vào nhau của mặt đối lập
này, sự thống nhất của chúng, cũng như mâu thuẫn giữa chúng với nhau nhằm
thúc đẩy sự vận động thường xuyên và vô tận. Trong "Bản thảo kinh tế - triết
học", mặc dù còn mang sắc thái của chủ nghĩa tự nhiên, Mác đã nêu ra nhiều tư
tưởng gia nhập vào kho tàng của Chủ nghĩa Mác với tư cách là những tư tưởng
kinh điển. Đó là tư tưởng cho rằng chỉ nhờ có sự dồi dào về của cải vật chất của
con người, tức là nhờ có hoạt động thực tiễn mang tính đối tượng, thì sự phong
phú về bản chất chủ quan, tình cảm, đời sống tinh thần của con người mới được
nảy nở và phát triển như thế nào. Đó là luận điểm của ông cho rằng, công nghiệp
"sự tồn tại mang tính đối tượng" của công nghiệp là quyển sách mở ra những sức
mạnh bản chất của con người.


10


Vào đầu năm 1844, trong bài "Tình cảnh nước Anh", Ăngghen biểu hiện
thái độ không hài lòng của mình về chủ nghĩa duy vật phiến diện, nghĩa là siêu
hình. Hêghen rất chú ý đến vai trò của chủ thể, hoạt động thực tiễn của chủ thể là
cái bắt thế giới bên ngoài phải phục tùng mình. Nhưng khác Phíchtơ, Hêghen
khẳng định rằng ý chí chỉ có một giá trị nào đó khi nó là "ý chí biết nhận thức",
tức là cái ý chí sau khi đã nắm bắt được những đặc điểm của bản thân khách thể,
và chỉ trong chừng mực nó khắc phục được bản thân khách thể. Do đó, ông đấu
tranh quyết liệt với bọn "rêu rao về tính chủ thể", cho rằng khách thể "phải"
chiều theo những quan niệm và mong muốn của họ. Rõ ràng Mác và Ăngghen
không bỏ qua những tư tưởng đó của Hêghen khi hai ông giải quyết vấn đề cốt tử
này theo cách của mình trên lập trường thực sự khoa học.
Trong "Luận cương PhoiơBắc", về hoạt động thực tiễn với tính cách là
một nhân tố trong đó tất cả những bí ẩn của đời sống xã hội, của tư duy, của
nhận thức đều tìm thấy cách giải quyết hợp lý của nó. Đó là luận điểm đánh dấu
một bước ngoặt thật sự cách mạng của triết học.
Trong tác phẩm "Gia đình thần thánh" và "Hệ tư tưởng Đức", tất cả các tư
tưởng trên đều được phát triển thêm, được giải phóng khỏi các yếu tố tự nhiên
chủ nghĩa, xuất hiện do sự ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật nhân bản. Hoạt
động thực tiễn có đối tượng được cụ thể hoá trước hết, với tính cách là hoạt động
sản xuất nhằm tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết cho đời sống xã hội. Do
đó, cái nổi lên hàng đầu không phải là hoạt động của con người nói chung, mà là
hoạt động của quần chúng, của quần chúng lao động, là những người mà C.Mác,
đối lập với phái Hêghen trẻ.
Bốn là: Đề cập đến những nội dung chủ yếu của Lý luận nhận thức, đặc
biệt đến vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Làm cuộc cách mạng của lý
luận nhận thức.


11


Các nhà duy vật trước Mác có công lớn trong việc phát triển thế giới quan
duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết;
tuy nhiên lý luận của họ còn nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó hạn chế lớn nhất
là không thấy được thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức. Do đó, chủ
nghĩa duy vật của họ mang tính trực quan. Trong luận đề đầu tiên của "Luận
cương PhoiơBắc", C.Mác đã chỉ ra tính chất siêu hình, máy móc, phiến diện của
chủ nghĩa duy vật cũ, có cả PhoiơBắc, C.Mác viết: "khuyết điểm chủ yếu của
toàn bộ chủ nghĩa duy vật cũ kể cả chủ nghĩa duy vật PhoiơBắc là ở chỗ: sự vật,
hiện tượng, thế giới cảm tính chỉ được xét dưới hình thức khách thể hoặc dưới
hình thức trực quan mà không được xét đến với tính cách là hoạt động cảm tính
của con người, là thực tiễn, không được xét về mặt chủ quan..." 2. Đây là sự khác
nhau về một nguyên tắc giữa chủ nghĩa duy vật của C.Mác và toàn bộ chủ nghĩa
duy vật cũ, là sự đối lập tính chất thực tiễn với tính chất trực quan của toàn bộ
hoạt động của con người trong quan hệ với thế giới bên ngoài.
Vấn đề này được thể hiện rõ nét nhất trong tác phẩm "Luận cương
PhoiơBắc" năm 1845. "Luận cương PhoiơBắc" của Mác viết tháng 4 năm 1845
được Ăngghen đánh giá là văn kiện đầu tiên chứa đựng mầm mống thiên tài của
một thế giới quan mới. Trong tác phẩm, C.Mác đã đề cập một cách rõ nét về vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức. Thực tiễn là cơ sở, nền tảng, động lực của
quá trình nhận thức. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, là tiêu chẩn kiểm tra
chân lý. Tư tưởng xuyên suốt của luận cương là vai trò quyết định của thực tiễn
với đời sống xã hội. Cũng từ quan điểm duy vật biện chứng về thực tiễn đi đến
nhận thức về mặt xã hội, của bản chất con người. "Trong tính hiện thực của nó, C.Mác viết - bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội"3.
Qua nghiên cứu một số nội dung căn bản về pham trù thực tiễn được C.Mác
và Ăngghen trình bày trong các tác phẩm từ năm 1841 đến 1848, chúng ta hoàn
2
3

C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, NXB CTQG, HN 1995, tập 3, tr.9.
C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995, T.3, tr.11.



12

toàn có thể kết luận: Chỉ từ điểm xuất phát tìm hiểu thực chất con người hiện thực,
hoạt động thực tiễn sáng tạo của con người, xác lập mối quan hệ lý luận - thực
tiễn, mối quan hệ chủ thể - khách thể, vai trò của thực tiễn với nhận thức thì mới
có cơ sở để cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và phép biện chứng duy tâm, hình thành
một quan niệm duy vật biện chứng, xem như triết học chung cho mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội, tư duy. Việc đưa phạm trù thực tiễn vào chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng của quá trình lịch sử khách quan có ý nghĩa to lớn trực tiếp góp phần
quyết định hình thành thế giới quan khoa học. Thế giới quan khoa học cách mạng
là hệ thống các quan điểm khoa học của con người về thế giới tự nhiên, xã hội, tư
duy trong đó có quan niệm đúng đắn về thực tiễn. Bằng việc xây dựng những nội
dung cơ bản của phạm trù thực tiễn, Mác và Ăngghen đã xây dựng thế giới quan,
phép biện chứng mới: thế giới quan duy vật biện chứng, phép biện chứng duy
vật.Vai trò đó được thể hiện cụ thể trên các vấn đề sau:
Thứ nhất: Bằng quan niệm này, C.Mác và Ăngghen đã đập tan quan niệm
duy tâm, làm cho quan niệm về lịch sử thoát khỏi định mệnh thần bí.
Cũng như chủ nghĩa chủ quan duy ý chí. Theo quan niệm của Hêghen về
lịch sử - một quan niệm được xây dựng trên phép biện chứng duy tâm, thì con
người chỉ đóng vai trò tự giác hay không tự giác truyền bá cái tinh thần tuyệt đối
đang phát triển.
Con người chỉ là con người trong chừng mực, ở trong một quan hệ thực
tiễn với tự nhiên, và do đó bằng hoạt động của mình, nó biến đổi những điều
kiện khách quan, sáng tạo ra những điều kiện này và do đó, đóng vai trò những
người sáng tạo ra lịch sử. Mác và Ăngghen bác bỏ quan niệm trừu tượng, xem
lịch sử là lực lượng siêu nhiên nào đó đối với con người, tự nó làm ra tất cả. Hai
ông diễn đạt dưới hình thức châm ngôn, ý nghĩa sâu sắc quan niệm lịch sử của
mình, trong đó là mối tương quan biện chứng khách thể - chủ thể bằng câu nói



13

sau: "Như vậy, quan niệm đó chỉ ra rằng con người tạo ra hoàn cảnh tới mức nào
thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người tới mức ấy"4.
Thứ hai: Bằng việc đưa ra phạm trù thực tiễn Mác và Ăngghen đã đưa ra
quan niệm hoàn toàn mới về nguồn gốc, giải thích nguồn gốc khách quan, bản
chất của ý thức. Đập tan các quan niệm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc, bản
chất và vai trò của ý thức.
Phạm trù thực tiễn cho phép hiểu biện chứng phát triển của ý thức, mối
tương quan giữa ý thức và hoạt động thực tiễn của con người. Phạm trù thực tiễn
không những giúp ta hiểu mối quan hệ tự nhiên và mối tương quan giữa khách
thể và chủ thể với tính cách một nhân vật đang hoạt động về mặt lịch sử. C.Mác
và Ph.Ăngghen không dừng lại ở việc bóc trần tính chất ảo tưởng của ý thức giả
dối. Hai ông giải thích những nguồn gốc vật chất khách quan của ý thức này, tìm
thấy nguồn gốc ấy trong cái thực tiễn bị hạn chế về mặt lịch sử của con người.
Từ đó, hai ông rút ra thực tiễn cách mạng mới là động lực không những của lịch
sử mà là của cả lý luận nữa, là sức mạnh có khả năng thủ tiêu "chuyện nhảm nhí
duy tâm". Đồng thời, việc đưa khái niệm thực tiễn vào triết học về cơ bản đã cải
tạo "phép biện chứng tư biện" cũ, như C.Mác và Ph.Ăngghen nói.
Phạm trù thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ một điều rằng: trong
quá trình hoạt động thực tiễn, mà chỉ nhờ vào thực tiễn xã hội, con người mới
phản ánh được một cách sáng tạo hiện thực vào đầu óc mình. Chính hoạt động
thực tiễn là cơ sở trực tiếp để cắt nghĩa phép biện chứng của tư duy và tính sáng
tạo của ý thức. Vấn đề này, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Từ trước tới nay, khoa học
tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động
con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt
khác chỉ biết có tư tưởng. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên là cơ sở
chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, chứ không phải chỉ một

4

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, NXB CTQG, Hà nội, 1995, tập 3, tr.55.


14

mình tự nhiên y như bản thân nó, các trí tuệ của con người đã phát triển tương
ứng với những gì con người đã học tập biến đổi tự nhiên" 5. Giải thích nguồn gốc
nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm. C.Mác và Ph.Ăngghen: "thay đổi ý thức
một cách tách rời với các quan hệ - một việc mà những nhà triết học theo đuổi
như là một nghề nghiệp, như một cái nghề, bản thân việc đó, cũng là sản phẩm
của những điều kiện hiện đang tồn tại và gắn liền với những điều kiện đó. Vươn
lên trên thế giới, trong quan niệm như vậy là một biểu hiện tư tưởng của sự bất
lực của các nhà triết học đối với thế giới. Sự khoác lác của họ về mặt tư tưởng bị
thực tiễn vạch trần hàng ngày"6. "Triết học chỉ là siêu thực tế theo nghĩa là nó
bay lượn cao trên thực tiễn"7.
Thứ ba: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ khách quan - chủ quan, bước
đầu hình thành và xây dựng lý luận về biện chứng khách quan, biện chứng chủ
quan.
Sự chú ý của C.Mác tập trung vào vấn đề then chốt; đó là bản chất của con
người và thế giới đối tượng, bản chất hoạt động người, hoạt động thực tiễn của
con người và ý nghĩa của quá trình tái sản xuất ra loài người; cách đặt ván đề này
có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của quan niệm duy vật về lịch sử cũng như
bản thân phép biện chứng duy vật và vấn đề nhận thức luận khoa học.
Ở định hướng thực tiễn trong lối suy nghĩ của hai ông, hai ông có quan
niệm khá trừu tượng mối quan hệ biện chứng giữa khách thể và chủ thể, giữa con
người và thế giới động vật. Trái với Hêghen, Mác chứng minh rằng chủ thể con
người ngay từ đầu là một thực thể tự nhiên và điều đó có ý nghĩa con người được
thực thể hoá theo nghĩa: nó có sức mạnh đến chừng mực nào, thì những vật thể

tồn tại bên ngoài nó, được nó chiếm lĩnh đến chừng mực ấy, và nếu không có
chúng thì nó không thể tồn tại được. Nó chỉ tồn tại với tính cách là một quá trình
Mác.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, 1969, tr.198.
C.Mác và Ănghen, Toàn tập, Sđd, tr 550, 551.
7
Sđd, T2, tr.60.
5
6


15

hoạt động có đối tượng, không phải là hoạt động tư duy thuần tuý sáng tạo ra đối
tượng như Hêghen giả thuyết. Mà chính là sản phẩm hoạt động có đối tượng của
con người "mới khẳng định hoạt động có đối tượng của con người", "một sinh
vật không có đối tượng là một sinh vật không thể có, được bịa ra".
Như vậy, Mác và Ăngghen đặt vấn đề phải tiếp cận sâu sắc giải quyết vấn
đề bản chất của con người những nguồn gốc của "hiện tượng con người tự sản
sinh ra mình", vấn đề tương quan của khách thể và chủ thể để từ đó phát triển
quan điểm của Mác và một trong phạm trù cơ bản của triết học đó là thực tiễn.
Thứ tư: Thông qua việc xây dựng phạm trù thực tiễn, C.Mác và Ăngghen
đã đề cập đến vấn đề chủ yếu của lý luận nhận thức, khẳng định vai trò mới của
triết học, tạo điều kiện mới, mở đường cho triết học phát triển.
Vai trò của việc xác lập những nội dung của phạm trù thực tiễn còn biểu
hiện: Chỉ trên cơ sở hiểu biết tính chất thực tiễn của đời sống con người mới có
khả năng khái quát đúng đắn những tri thức về tự nhiên, xã hội, giải thích được
nguồn gốc khách quan, tính chất sáng tạo của ý thức, cũng như mối quan hệ thực
sự của con người với thế giới bên ngoài. Điều đó cho phép ta khẳng định được
tính chất khách quan của thế giới, vừa khẳng định được tính chất chủ động của
con người, đó là một cơ sở quan trọng để giải quyết đúng đắn các vấn đề khác

của triết học.
Quan niệm thực tiễn giữ vai trò then chốt trong việc xây dựng lý luận về
nhận thức của chủ nghĩa Mác. Xuất phát từ quan niệm về thực tiễn, từ những con
người về hiện thực mà Mác đã đi đến tìm ra cơ cấu và các quy luật vận động của
xã hội.
Một điều đặc biệt nữa là C.Mác không xây dựng hệ thống triết học chỉ giải
thích thế giới mà còn là để cải tạo thế giới. Quan niệm về thực tiễn ở đây có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng, nó bổ sung thêm một nội dung mới về mặt thế giới
quan. Đã có lúc C.Mác gọi những người cộng sản là nhà duy vật thực tiễn.


16

C.Mác và Ph.Ăngghen trong "Hệ tư tưởng Đức": "Thực ra đối với nhà duy vật
thực tiễn, nghĩa là đối với người cộng sản, vấn đề là phải cách mạng hoá thế giới
hiện tại, là tấn công và cải biến một cách thực tiễn tình trạng hiện tại của sự vật".
Lênin đã chú ý rằng: "Ngay từ 1844 - 1845, Mác đã phân biệt một trong những
thiếu sót chính của chủ nghĩa duy vật cũ là chủ nghĩa duy vật này không hiểu
được những điều kiện, mà cũng không đánh giá được tầm quan trọng của hoạt
động cách mạng thực tiễn, cho nên song song với công tác lý luận của mình,
C.Mác suốt đời luôn luôn chú ý đến vấn đề sách lược đấu tranh giai cấp của giai
cấp vô sản.... Nếu chia mặt ấy, thì Mác nhận xét rất đúng là chủ nghĩa duy vật sẽ
không đầy đủ, có tính chất một chiều và không có sinh khí".
Kết luận: Có thể nói rằng, chừng nào chưa có khả năng và chưa biết giải
quyết vấn đề thực tiễn thì chừng ấy vẫn chưa thoát khỏi phạm vi những hệ thống
triết học phiến diện, duy tâm và trừu tượng. Quan niệm về vấn đề "con người"
dưới khía cạnh thực tiễn xã hội duy nhất của nó là cơ sở để giải quyết đúng đắn
vấn đề cơ bản cũng như mọi vấn đề khác của triết học. Phát hiện này của C.Mác
và Ph.Ăngghen là phát hiện có tính chất quyết định đối việc sử dụng những phát
hiện khác để xây dựng một hệ thống triết học khoa học hoàn bị chân chính, đó là

các vấn đề về mối quan hệ lý luận - thực tiễn, vai trò của thực tiến đối với nhận
thức, vai trò của triết học đối với thực tiễn.... Việc xây dựng phạm trù thực tiễn
là yếu tố trực tiếp quyết định bước ngoặt cách mạng do CMác và Ph.Ăngghen
trong lĩnh vực triết học. Đây là cơ sở nền tảng đối với việc hình thành thế giới
quan khoa học.
Quan niệm về thực tiễn giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành
thế giới quan duy vật biện chứng, nó là một trong những phạm trù trung tâm của
chủ nghĩa Mác, quán xuyến mọi vấn đề không chỉ có ý nghĩa trong việc giải
thích quá trình nhận thức; kể từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, bản
chất con người và tính năng động sáng tạo của con người, cho đến việc tạo ra cơ
sở chắc chắn cho việc hình thành chủ nghĩa duy vật lịch sử; nó có ý nghĩa to lớn,
trực tiếp góp phần hình thành thế giới quan khoa học mới - thế giới quan duy vật
biện chứng.


17



×