1
QUAN ĐIỂM CỦA C. MÁC VÀ PH. ĂNG-GHEN
VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Vũ Văn Hòa
Trong thế giới ngày nay quan hệ quốc tế đã thực sự trở thành vũ đài thi đua,
hợp tác và đấu tranh quyết liệt giữa các quốc gia dân tộc với thể chế kinh tế, chÝnh
trị-xã hội, hệ tư tưởng, nền văn hóa vơ cùng đa dạng, vừa có điểm chung lại vừa có
khác biệt, thậm chí đối lập nhau. Hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại ngày càng trở
nên phong phú, đa dạng, phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để làm
rõ những đặc điểm, xu hướng, động lực vận động, phát triển của nó. Nghiên cứu,
phân tích, luận giải hệ thống QHQT luôn là một trong những nhiệm vụ cần thiết,
một trong những tiền đề, yêu cầu không thể thiếu trong q trình hoạch định, thực
thi những chính sách, chiến lược đúng đắn, hợp thời, đảm bảo sự phát triển ổn
định, bền vững của đất nước.
Để nghiên cứu, phát hiện chính xác những đặc điểm cơ bản, xu hướng vận
động của hệ thống quan hệ giữa các quốc gia dân tộc ở bất kỳ thời điểm lịch sử
nào, người nghiên cứu cần được trang bị hệ quan điểm lý thuyết, phương pháp luận
thực sự khoa học. Học thuyết Mác-Lênin nói chung, hệ thống những quan điểm
của các nhà sáng lập học thuyết Mác về những vấn đề của thế giới, của thời đại là
hành trang không thể thiếu của giới nghiên cứu QHQT mác-xít. Nắm vững, quán
triệt, sử dụng sáng tạo công cụ này cho phép khám phá những quy luật phát triển
xã hội, giúp nhận thức đúng đắn những quá trình phức tạp của đời sống xã hội
trong nước và quốc tế, đồng thời đề xuất những kiến nghị quan trọng giúp các nhà
lãnh đạo quốc gia hoạch định, thực thi những chiến lược, chính sách phù hợp với
quy luật vận động, phát triển khách quan của thế giới.
2
Xét trên phương diện lý luận và phương pháp luận, khoa học QHQT Mác-xít
được xây dựng trên hệ thống nguyên lý triết học Mác-Lênin - chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, - kinh tế chính trị học Mác-Lênin, học
thuyết của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, về chiến tranh hịa bình, Nắm vững, nhận
thức đầy đủ, chính xác, vận dụng sáng tạo những nguyên lý căn bản nêu trên của
học thuyết Mác-Lênin là hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu các vấn đề QHQT ở
mọi thời điểm lịch sử.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác nhắc nhở, trong khoa học nói chung, trong
nghiên cứu các vấn đề quốc tế nói riêng cần phải dựa vào tri giác khách quan về
thế giới. Trong thư gửi cho Bê-ben Ăng-ghen viết ”Trong chính trị cũng như trong
khoa học cần phải học cách tri giác sự vật một cách khách quan”. (1) Phân tích khoa
học chỉ có thể dựa trên sự xem xét, phân tích tình trạng thực tế của sự vật, đồng
thời phải so sánh, cân nhắc tất cả các phương diện, các bộ phận cấu thành, cũng
như mối liên hệ giữa các bộ phận Êy. Khi đề cập nhiệm vụ xây dựng “luận chứng
khoa học cho chính trị”, Lênin địi hỏi “phải cân nhắc chính xác, phải kiểm tra
khách quan quan hệ, tương quan lực lượng giữa các giai cấp”.(2)
Học thuyết duy vật lịch sử, do Mác và Ăng-ghen sáng lập, chứng minh rằng,
trong hệ thống tất cả các quan hệ xã hội, suy cho cùng những quan hệ xã hội vật
chất mới là yếu tố đóng vai trị quyết định, cịn các quan hệ tư tưởng, chính trị chỉ
đóng vai trị thứ cấp. Với tư cách hình thái biểu hiện đặc thù của những quan hệ xã
hội, các quan hệ quốc tế cũng không nằm ngồi quy luật này. Điều này có nghĩa là
trong tổng thể quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, xét cho cùng, thì những quan hệ
vật chất, cốt lõi là những quan hệ kinh tế, ln đóng vai trị nền tảng cơ sở, quyết
định đối với tất cả các quan hệ ở lĩnh vực khác. Do vậy để hiểu thc cht quan h
(1)
(2)
C. Mác, Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, T.36. tr. 223 (bản Tiếng Nga)
V.I. Lênin, Toàn tập, T. 31, tr. 132 (b¶n TiÕng Nga)
3
giữa các quốc gia ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, nhất thiết phải thấy được
những yếu tố, lợi Ých kinh tế vật chất Èn chứa ở đằng sau những quan hệ Êy.
Các nhà sáng lập học thuyết Mác địi hỏi khi nghiên cứu các vấn đề chính
trị xã hội cần tuân thủ nguyên tắc tiếp cận hệ thống. Đây là một trong những
nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật. Nguyên lý này cũng trở thành
một trong những tư tưởng chỉ đạo trong khoa học QHQT Mác-xít. Cùng với sự
phát triển của lịch sử nhân loại, các quan hệ xã hội ở những lĩnh vực, cấp độ khác
nhau ngày càng gắn kết, liên hệ biện chứng chặt chẽ với nhau hơn. Tương tự như
vậy, thì hệ thống quan hệ trong nội bộ quốc gia cũng trở nên ngày càng liên quan
mật thiết, gắn kết hữu cơ với các quan hệ của quốc gia Êy và thế giới bên ngồi. Vì
vậy để hiểu đúng các quan hệ quốc tế, nhất thiết phải nghiên cứu cơ cấu nội tại của
các hình thái kinh tế-xã hội, những hiện tượng xã hội trong tồn bộ tính mâu thuẫn
và phức tạp vốn có, trong sự phát triển biện chứng của chúng. V.I. Lênin viết “Chủ
nghĩa Mác chỉ ra phương hướng nghiên cứu bao qt, tồn diện q trình phát
sinh, phát triển và tiêu vong của các hình thái kinh tế-xã hội bằng cách xem xét
tổng thể tất cả những xu thế mâu thuẫn nhau, đặt chúng vào những điều kiện sống
và sản xuất được xác định một cách chính xác của các giai cấp khác nhau trong xã
hội, khắc phục tình trạng chủ quan và tùy tiện trong cách lựa chọn từng tư tưởng
“chủ đạo” hay trong cách lý giải chúng, đi sâu vào tận gốc rễ, không loại trừ
trường hợp nào, tất cả những tư tưởng và xu thế khác nhau trong trạng thái của các
lực lượng sản xuất vật chất”.(3)
Khoa học QHQT mác-xít đã và đang phát triển trên cơ sở nhận thức duy vật
về tiến trình lịch sử của xã hội lồi người, có lưu tâm và vận dụng những khả năng
sáng tạo to lớn mà học thuyết của các nhà kinh điển tạo nên. Các nhà sáng lập học
thuyết cách mạng của giai cấp vô sản luụn khng nh rng, hc thuyt ca h
(3)
V.I. Lênin, Toàn tËp, T. 26,tr. 57-58 (b¶n TiÕng Nga)
4
không đặt mục tiêu xây dựng những giáo điều vạn năng, mà chỉ đề ra những xuất
phát điểm, những nguyên lý phương pháp luận cho việc nghiên cứu tiếp theo mà
thôi. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng, quan điểm biện chứng,
sáng tạo là không thể thiếu trong nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội, cần
xem xã hội như một cơ thể sống, luôn trong trạng thái phát triển không ngừng...
Muốn nghiên cứu, hiểu đúng, chính xác cơ thể sống Êy bắt buộc phải tiến hành
phân tích khách quan các mối quan hệ sản xuất tạo nên hình thái xã hội đó, phải
nghiên cứu những quy luật vận động và phát triển khách quan của hình thái xã hội
đó.
Mác, Ăng-ghen chỉ ra rằng, chế độ kinh tế của xã hội và chính sách đối nội
của những giai cấp gắn bó với xã hội đó là cơ sở, nền tảng của chính sách đối
ngoại cũng như hệ thống quan hệ quốc tế của giai cấp đó. Để thực hiện thành cơng
chính sách đối nội, thì một điều kiện khơng thể thiếu là phải có một chính sách đối
ngoại phù hợp. Hệ thống quan hệ quốc tế của một quốc gia gắn bó và phụ thuộc
trực tiếp vào tính chất, nội dung của thời đại. Đến lượt mình, nội dung, tính chất
của thời đại lại được xác định bởi tính chất của hình thái kinh tế-xã hội chủ đạo của
thời đại. Xét cho cùng, tiến trình phát triển xã hội phụ thuộc trước hết vào sự phát
triển của lực lượng sản xuất, của cuộc đấu tranh giai cấp cùng những quá trình nội
tại diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, chính trị ở từng nước. Tuy nhiên, trong hệ thống
quan hệ của quốc gia, không phải lúc nào, ở bất cứ chỗ nào tất cả các lực lượng
quyết định sự phát triển xã hội đều được bộ lộ ra một cách trực tiếp.
Các nhà kinh điển Mác-Lênin ln địi hỏi phải có quan điểm nghiêm túc và
khoa học đối với tất cả những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống xã hội,
trong đó có các sự kiện hoạt động đối ngoại và QHQT. Họ kịch liệt chỉ trích lối
xem xét thiếu hệ thống, thuần túy cảm tính đối với khối lượng đồ sộ những sự kiện
diễn ra trong đời sống quốc tế của nhân loại. Họ khẳng định rằng, không thể lý giải
5
một cách đúng đắn, khách quan các sự kiện hiện tượng nếu không dựa trên những
tiền đề, nguyên tắc lý luận và phương pháp luận khoa học.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đặc biệt coi trọng vai trò của khoa học
trong hoạt động chính trị, địi hỏi có cách nhìn, đánh giá khoa học, sát thực tiễn đối
với các sự kiện trong nước cũng như trên trường quốc tế. Nói về Mác với tư cách
nhà nghiên cứu khoa học, V.I. Lênin chỉ ra rằng ơng có quan điểm hết sức hiện
thực, khoa học, nghiêm túc khi nghiên cứu quá trình vận động, phát triển của xã
hội, khơng hề bị chi phối bởi những không tưởng.(4)
Tổng kết lịch sử phát triển của xã hội, kinh nghiệm các cuộc Cách mạng Tư
sản ở châu Âu và Bắc Mỹ và nhất là thực tiễn phong trào cách mạng Tây Âu
những năm 40 - 50 (thế kỷ XIX) Mác và Ăng-ghen chỉ ra rằng, quần chúng nhân
dân là người sáng tạo ra lịch sử, là người làm nên lịch sử. Cụ thể hóa tư tưởng này
trong lĩnh vực QHQT có nghĩa là quần chúng nhân dân ngày càng có vai trị to lớn,
quyết định hơn đối với các tiến trình chính trị, kinh tế xã hội của thế giới.
Thực tế lịch sử cho thấy, ở giai đoạn đầu của CNTB, quần chúng nhân dân
không được thu hút vào các QHQT. Về sau họ mới bắt đầu tham gia vào các quan
hệ này, tuy chỉ với tư cách là đối tượng của các hoạt động, tiến trình chính trị thế
giới mà thơi. Giới cầm quyền ở các xã hội bóc lột, ln tìm mọi cách ngăn cản,
không cho quần chúng nhân dân tham gia vào lĩnh vực hoạch định, thực thi chính
sách, đường lối đối ngoại. Lĩnh vực này thường bị phó thác hồn tồn cho các nhà
ngoại giao và chính khách, những nhân vật đại diện và bảo vệ lợi Ých của giai cấp
thống trị, bóc lột. Quần chúng nhân dân hầu như bị cách ly khỏi lĩnh vực đối ngoại.
Các nhà kinh điển Mác-xít chỉ ra rằng, ở các nước tư bản những vấn đề quan trọng,
như chiến tranh, hịa bình, những vấn đề ngoại giao luôn do một nhúm thiểu số cỏc
(4)
Xem: V.I. Lênin, Toàn tập, T. 49, tr. 329 (bản TiÕng Nga)
6
nhà tư bản giải quyết. Do vậy họ không chỉ thao túng, lừa dối dư luận xã hội mà
đôi khi còn lừa dối cả quốc hội.
Khi bàn về sù tham gia của quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị của
từng quốc gia riêng biệt và vào các QHQT, Lênin có nhận xét, tới đầu thế kỷ XIX
lịch sử vẫn do một nhúm quý tộc và đám trí thức tư sản sáng tạo ra, trong khi quần
chúng công nông vẫn cịn đang chìm đắm trong cuộc sống cùng cực, tăm tối. Do
vậy mà lúc đó lịch sử phát triển với nhịp độ vô cùng chậm chạp. Vào thời kỳ
CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khi quần chúng nhân dân thực sự
tham gia “sáng tạo ra lịch sử”, thì tốc độ phát triển của xã hội đã tăng lên mạnh
mẽ.(5)
Để quần chúng cơng nơng có điều kiện thực thi sứ mệnh sáng tạo lịch sử
trong lĩnh vực QHQT, Mác và Ăng-ghen đặt vấn đề phải xác định cho giai cấp
cơng nhân những nhiệm vụ, sứ mệnh chính trị của riêng mình trên trường quốc tế.
Như được biết sứ mệnh đó được Mác và Ăng-ghen chỉ ra trong “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản”, cụ thể giai cấp vô sản có sứ mệnh là “người đào huyệt” chơn chủ
nghĩa tư bản, thực hiện việc thay thế “xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối
kháng giai cấp của nó” bằng một xã hội mới “trong đó sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”(6)
Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, Mác và Ăng-ghen đã chứng minh rằng
sự phát triển của CNTB đã đạt tới mức chấm dứt sự phân chia thế giới theo kiểu cổ
điển thành các quốc gia dân tộc có chủ quyền và thay thế hệ thống thế giới gồm
các nhà nước quốc gia bằng một xã hội tư bản thế giới mà trong đó hình thức xung
đột chủ yếu là đấu tranh giữa hai giai cấp xã hội đối kháng: giai cấp vô sản quốc tế
và giai cấp tư sản thế giới. Cũng khi đó, Mác và Ăng-ghen chỉ ra rằng bằng việc
tiến hành cách mạng chính trị-xã hội với sự ủng hộ, tham gia của tất cả các giai
(5)
(6)
Xem: V.I. Lênin, Toàn tập, T. 36, tr. 82 (bản Tiếng Nga)
Xem: C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, NXB CTQG, Hµ Néi, 1995, T. 4, tr. 613, 628
7
cấp, tầng lớp xã hội bị áp bức, bóc lột, giai cấp vơ sản có thể lật đổ chế độ tư bản
và tạo ra một xã hội cộng sản chủ nghĩa tồn thế giới, ở đó các ngun tắc tự do
bình đẳng sẽ được hiện thực hóa, ở đó điều kiện sống và làm việc của tất cả mọi
người trên hành tinh đều được bảo đảm và cải thiện không ngừng.
Trong các tác phẩm của mình, Mác và Ăng-ghen hầu như không sử dụng
khái niệm quan hệ quốc tế như là quan hệ giữa các quốc gia dân téc, mà các ông
thường dùng khái niệm này để chỉ mối liên hệ trong nội bộ từng giai cấp, như quan
hệ giữa vô sản ở Pháp với vô sản ở Anh, hoặc giữa các giai cấp, như giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới. Các ông chỉ ra rằng hận thù, xung
đột giữa các dân tộc là bắt nguồn từ xung đột giai cấp. Mà xung đột giai cấp lại có
cội nguồn sâu xa từ mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của
lực lượng sản xuất. Chính mâu thuẫn này là nguyên nhân, động lực thúc đẩy sự
phát triển tiến bộ của lịch sử loài người. Do vậy theo Mác và Ăng-ghen, để ngăn
chặn, loại trừ xung đột trong QHQT thì cần phải loại bỏ xung đột, mâu thuẫn giai
cấp trong nội bộ từng nước, cũng như trên phạm vi tồn thế giới. Trong Tun
ngơn các ơng viết “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc
này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp
trong nội bộ dân tộc khơng cịn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời
mất theo”.(7) Theo Mác và Ăng-ghen, trong thời đại chủ nghĩa tư bản biện pháp chủ
yếu để giải quyết triệt để những mâu thuẫu, xung đột giai cấp, cũng như sự áp bức,
bóc lột dân tộc là làm cách mạng vơ sản. Khi giai cấp vô sản làm cách mạng, giành
được chính quyền về tay mình, tiến hành xây dựng chế độ xã hội mới thì đồng thời
đã loại bỏ tất cả những điều kiện làm phát sinh khơng những bóc lột, áp bức giai
cấp, mà cả áp bức bóc lột dân tộc. “Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống
giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông
qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống tr v vi t cỏch giai cp
(7)
C. Mác và Ph. ¡ng-ghen, Toµn tËp, NXB CTQG, Hµ Néi, 1995, T. 4, tr. 624
8
thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với
việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất Êy, nó tiêu diệt ln cả những điều kiện tồn
tại của sự đối kháng giai cấp”(8) và của sự đối kháng giữa các dân tộc. Như vậy
QHQT được Mác và Ăng-ghen xem xét, phân tích từ góc độ quan hệ giai cấp xã
hội. Xung đột quốc tế bắt nguồn từ xung đột giai cấp, do vậy để giải quyết xung
đột giữa các quốc gia đòi hỏi phải giải quyết xung đột, mâu thuẫn giữa các giai
cấp.
Phân tích sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN, Mác và Ăng-ghen
chứng minh rằng, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc chỉ thực sự mang tính quốc tế,
mang tính tồn cầu khi hình thái kinh tế-xã hội TBCN giành thắng lợi hồn tồn.
Các ơng đánh giá cao vai trò của phương thức sản xuất TBCN trong việc làm cho
thế giới trở nên thống nhất, thực sự là một hệ thống tồn cầu. “Vì ln ln bị thúc
đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp hồn
cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nới, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên
hệ ở khắp nơi.
Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu
dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới... Những ngành cơng nghiệp dân
tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp
mà việc du nhập chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc
văn minh, những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà
dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản
phẩm làm ra không những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất
cả các nơi trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng
những sản phẩm trong nước thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, địi hỏi được thỏa
mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xơi nhất về. Thay cho tình
(8)
Nh trªn, tr. 628
9
trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy
phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản
xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng khơng kém như thế. Những
thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất
cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể
tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình
mn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học tồn thế giới.
Nhờ cải tiến mau chóng cơng cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao
thông trở nên vô cùng tiện lợi giai cấp tư sản đã lôi cuốn đến cả những dân tộc dã
man nhất vào trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp Êy là
trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người
dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục. Nó buộc tất cả
các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt;
nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành
tư sản. Nói tóm lại nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó.”(9)
Như vậy theo Mác và Ăng ghen, chỉ khi chủ nghĩa tư bản giành thắng lợi,
trở thành hình thái kinh tế-xã hội chủ đạo, thì thế giới mới thực sự trở thành một hệ
thống toàn cầu bao gồm các quốc gia dân tộc liên hệ, trao đổi, phụ thuộc chặt chẽ
với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất TBCN, của quan hệ sản xuất thị
trường là yếu tố vật chất khách quan đảm bảo sự tất yếu ra đời không chỉ của các
quốc gia dân tộc, mà còn cả hệ thống thế giới nói chung. Ở đây, Mác và Ăng-ghen
đã chỉ ra tính tất yếu khách quan trong q trình hình thành và phát triển của hệ
thống thế giới gồm các quốc gia dân tộc cũng như các quan hệ giữa cỏc quc gia
dõn tc ấy.
(9)
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, nh trªn, T. 4, tr. 601-602
10
Nghiên cứu lịch sử phát triển nhân loại nói chung, lịch sử phát triển QHQT
nói riêng, Mác và Ăng-ghen khơng đơn thuần xem quá trình Êy như là sự thay thế
của các kiểu, mơ hình trật tự thế giới, mà các ơng có cách nhìn tổng qt, tồn diện
hơn. Cụ thể các ơng xem đó là sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội. Đồng
thời các ơng coi “sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử
tự nhiên.”(10) Hơn thế, các ông chứng minh rằng sự thay thế các hình thái kinh tế-xã
hội trong lịch sử nhân loại cũng diễn ra một cách tất yếu, tuân thủ những quy luật
khách quan và theo xu hướng tiến bộ. Tư tưởng quan trọng này được Mác trình
bày cơ đọng trong Lời tựa cho tác phẩm nổi tiếng của ơng “Góp phần phê phán
khoa kinh tế chính trị” như sau: “Trong sản xuất vật chất, con người ở trong những
mối quan hệ nhất định với nhau, những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này bao
giờ cũng phù hợp với trình độ phát triển của năng suất mà những lực lượng kinh tế
của các quan hệ Êy có được trong thời kỳ đó. Tổng thể những quan hệ sản xuất đó
tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên
một kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý và phù hợp với cơ sở đó là những
hình thức ý thức xã hội nhất định. Như vậy, phương thức sản xuất quyết định các
q trình của đời sống xã hội, chính trị và thuần túy tinh thần. Sự tồn tại của các
quá trình Êy không những không phụ thuộc vào ý thức của con người, mà trái lại
chính bản thân ý thức của con người lại phụ thuộc vào những quá trình Êy. Nhưng
khi năng suất của lực lượng sản xuất phát triển đến một mức nhất định, thì những
lực lượng đó xung đột với những quan hệ sản xuất giữa con người với nhau. Do đó
chúng bắt đầu mâu thuẫn với chính sự biểu hiện pháp lý của các quan hệ sản xuất,
tức là với chế độ sở hữu. Lúc Êy các quan hệ sản xuất khơng cịn phù hợp với năng
suất nữa và bắt đầu lấn át năng suất. Thế là xuất hiện một thời kỳ cách mạng xã
hội. Cơ sở kinh tế biến đổi thì tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ xây dựng
trên đó cũng thay đổi một cách Ýt nhiều chậm chạp hay nhanh chóng... Về i th
(10)
C.Mác, T bản, Tiếng Việt, In lần thứ nhất, NXB Sù thËt, Hµ néi, 1959, Q.1, T. 1, tr. 13 (Lời tựa viết cho bản tiếng
Đức, xuất bản lần thø nhÊt)
11
có thể coi những phương thức sản xuất Á châu, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện
đại là những thời đại ngày càng tiến lên trong lịch sử các hình thái kinh tế của xã
hội.”(11) Áp dụng tư tưởng cơ bản này vào lĩnh vực QHQT có thể khẳng định rằng,
theo Mác và Ăng-ghen sự hình thành, phát triển của hệ thống QHQT cũng là một
quá trình lịch sử-tự nhiên, và theo xu hướng tiến bộ.
Mác và Ăng-ghen chỉ ra rằng, trong xã hội có giai cấp, xuất phát từ bản chất
giai cấp của nhà nước, nên chính sách đối nội cũng như chính chính đối ngoại của
mọi quốc gia đều mang tính giai cấp. Chính sách đối ngoại của một nước bất kỳ
đều mang tính giai cấp, vì nó thể hiện đường lối chung của quốc gia trong hệ thống
QHQT, vì nó gắn bó mật thiết với chính sách đối nội của quốc gia Êy. Do vậy, nội
dung, phương hướng chính sách đối ngoại được quy định bởi bản chất của chế độ
chính trị-xã hội của quốc gia, bởi những mục tiêu và lợi Ých của giai cấp cầm
quyền ở quốc gia đó. Chính sách đối ngoại đặt mục tiêu bảo đảm cho giai cấp cầm
quyền những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất để thực hiện lợi Ých và đạt được
những mục tiêu giai cấp. Luận điểm này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ để nắm
được thực chất đường lối, chính sách đối ngoại của một quốc gia nào đó, cần phải
tìm hiểu rõ xem chính sách, chiến lược đó thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp
nào, bảo vệ cho lợi Ých của giai cấp nào. Do đó, chính sách đối ngoại của các
nước XHCN khác về nguyên tắc so với chính sách đối ngoại của các nước tư bản,
đế quốc. Nhà nước tư sản ln tìm cách che đậy mục tiêu giai cấp trong chính
sách, cũng như hoạt động đối ngoại bằng cái vỏ lợi Ých tồn dân tộc. Cịn nhà
nước XHCN cơng khai tun bố rằng chính sách đối ngoại của mình là mang tính
giai cấp cả về ngun tắc lẫn mục tiêu.
Chính sách đối ngoại của các nước XHCN mang tính giai cấp vì cơ sở của
nó là những lợi Ých sống cịn của CNXH, cần có hịa bình, giảm căng thẳng, bớt
gánh nặng vũ trang để xây dựng xã hội mới. Chính sách đó được xây dựng trên
(11)
C. M¸c và Ph. Ăng-ghen, Tuyển tập, Tiếng Việt, In lần thứ hai, NXB Sù thËt, Hµ néi, 1970, T. 1, tr. 438-439
12
nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản và đồn kết các dân tộc trong cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc, hịa bình, phát triển giữa các quốc gia trong hệ thống
quốc tế. Ý thức rõ ràng về tính đối lập trong hệ tư tưởng và thể chế chính trị xã
hội cũng như sự tất yếu tồn tại hai hệ thống xã hội: XHCN và TBCN trong thời
đại ngày nay, các nước XHCN tiến hành hoạch định và thực thi chính sách đối
ngoại, đảm bảo lợi Ých, mục tiêu của giai cấp công nhân cùng các tầng lớp nhân
dân lao động khác, đồng thời tuân thủ nguyên tắc cùng tồn tại, cạnh tranh hịa
bình giữa hai chế độ xã hội đối lập.
Tính giai cấp trong chính sách đối ngoại của nhà nước tư sản thể hiện ở chỗ,
nó phục vụ lợi Ých của giai cấp tư sản, nhất là các tập đồn tư bản độc quyền lớn.
Nó được xây dựng trên nguyên tắc sức mạnh, với mục tiêu giành bá quyền. Tuy
nhiên, do sự đa dạng về mô hình cũng như trình độ phát triển của các nước TBCN,
mà tính bá quyền thường là nét đặc trưng, bản chất trong chính sách đối ngoại chỉ
của các cường quốc TBCN. Chính sách đối ngoại của các cường quốc này thường
bị chi phối, chịu ảnh hưởng của các tầng lớp đại tư sản chóp bu. Trong thế giới
ngày nay, đó là các tổ hợp công nghiệp quân sự, các công ty đa quốc gia...Khi bàn
về bản chất, tính giai cấp trong chính sách đối ngoại của các cường quốc tư bản đế
quốc, Lênin viết “Nói một cách ngắn gọn, sự thống trị thế giới là nội dung của
chính sách đế quốc, mà sự tiếp tục của nó là chiến tranh đế quốc.” (12) Như vậy, theo
quan điểm của các nhà kinh điển Mác-xít thì trong xã hội có giai cấp chính sách
đối ngoại của quốc gia ln mang tính giai cấp, bởi nó phản ánh mục tiêu, bảo vệ
lợi Ých của giai cấp cầm quyền trong quan hệ với các quốc gia khác và trên trường
quốc tế.
Nghiên cứu sự phát triển của các quốc gia tư bản Tây Âu, cũng như quan hệ
của nó với các khu vực kém phát triển hơn của thế giới, ngay từ cuối thập niên 40
(12)
V.I. Lênin, Toàn tập, T.30, tr. 85
13
(thế kỷ XIX) Mác và Ăng-ghen phát hiện ra sự tất yếu trong chính sách bành
trướng của các quốc gia tư bản, và sự phụ thuộc của các quốc gia, khu vực kém
phát triển vào thế giới TBCN. Về vấn đề này, các ông viết ”Giai cấp tư sản...bắt
những nước dã man hay nửa dã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh, nó đã
bắt những dân tộc nơng dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương
Đông phải phụ thuộc vào phương Tây.” (13) Ở đây các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
đã chỉ ra mối quan hệ mang tính phụ thuộc, thực dân chủ nghĩa trong quan hệ giữa
các quốc gia phát triển và kém phát triển, giữa phương Tây và phương Đông, đã
vạch rõ bản chất bá quyền, tham vọng thơn tính thuộc địa trong QHQT của các nhà
nước TBCN. Về sau tư tưởng này được Lênin tiếp thu phát triển thành học thuyết
Lênin về chủ nghĩa đế quốc. Tư tưởng này của Mác và Ăng-ghen được giới nghiên
cứu QHQT ở phương Tây phát triển thành trường phái lý thuyết QHQT có tên gọi
là Thuyết quan hệ phụ thuộc. Lý thuyết này được áp dụng khá rộng rãi trong các
cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân những năm 50 - 70 thế kỷ XX, và
hiện nay nó được áp dụng để nghiên cứu quan hệ Bắc - Nam.
Bên cạnh những tư tưởng cơ bản nêu trên trong kho tàng di sản lý luận của
Mác và Ăng-ghen liên quan đến QHQT, còn khơng Ýt những luận điểm có giá trị
to lớn, như tư tưởng về tình đồn kết quốc tế của giai cấp vô sản, bản chất quốc tế
của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế...những tư tưởng này của Mác và Ăngghen thường được trình bày rất chi tiết, đầy đủ trong những cơng trình liên quan
đến CNXH khoa học, Lịch sử Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nên
chun khảo này khơng đi sâu phân tích những tư tưởng đó nữa. Tác giả chỉ xin
lưu ý một điều là, những tư tưởng Êy cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng
trong hệ thống quan điểm của Mỏc v ng-ghen v QHQT.
(13)
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tËp, T. 4, tr. 602
14
Tóm lại, đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong lĩnh vực khoa học QHQT
trước hết là các ông đã xây dựng một hệ thống những quan điểm lý luận,
phương pháp luận trong nghiên cứu các hiện tượng xã hội nói chung, các sự
kiện, q trình chính trị quốc tế nói riêng. Tính phê phán trong nhìn nhận, đánh
giá, phân tích sự vật, hiện tượng, quá trình thực tiễn là một trong những đóng
góp quan trọng của Mác và Ăng-ghen đối với sự phát triển của bộ môn khoa học
QHQT. Nhiều nhà nghiên cứu QHQT đã xác nhận rằng, khoa học QHQT trong
thế kỷ XX có q Ýt tính phê phán. Phần lớn các trường phái lý thuyết QHQT
chỉ tập trung lý giải, biện luận cho trật tự quốc tế hiện hành, mà chưa đánh giá,
nhận xét phê phán đối với trật tự Êy. Họ coi trật tự đó là hiển nhiên, Ýt chó ý
tìm cách cải thiện, thay đổi trật tự hiện hành. Trong khi đó, thì Mác và Ăngghen khơng chỉ phân tích, lý giải, mổ xẻ trật tự đương thời, mà điều quan trọng
hơn là các ông đã tiến hành phê phán, xem trật tự hiện hành như là cái không
vĩnh viễn, sự tồn tại của mọi trật tự đều mang tính lịch sử, do vậy tất yếu phải
thay đổi. Đồng thời hai ông chứng minh rằng trật tự mới tất yếu ra đời. Trên cơ
sở phân tích trật tự cũ, xác định những xu hướng vận động, phát triển cơ bản của
lịch sử nhân loại, hai ông phác họa những đường nét, nguyên lý chủ yếu, cơ sở
nền tảng cho trật tự mới. Không chỉ giới nghiên cứu QHQT mác-xít mà cả
những nhà nghiên cứu QHQT theo quan điểm khác đều đánh giá rất cao đóng
góp này của Mác và Ăng-ghen cho khoa học QHQT. Họ coi tư tưởng này của
hai ông là tiền đề, định hướng không thể thiếu cho sự phát triển của khoa học
QHQT những thập niên đầu thế kỷ XXI. (14) Hơn thế, Mác và Ăng-ghen không
chỉ nghiên cứu, luận giải, phê phán trật tự xã hội đương thời, không chỉ phác
họa ra những nét cơ bản của trật tự tương lai, mà còn hành động thực tiễn để
thay đổi, cải biến trật tự hiện hành, xây dựng, thiết lập trật tự mới, tổ chức lực
(14)
Xem: T duy míi trong lý luËn quan hƯ qc tÕ, M. W. Doyle vµ G.J. Kenberry chđ biên, New York , 1998 (bản
tiếng Anh)
Một số lý thuyết QHQT, Chơng VI: Lý thuyết phê phán, Tài liệu tham khảo của Đề tài này
15
lượng xã hội để thực hiện cuộc cải biến cách mạng đối với trật tự xã hội hiện
hành./.