Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

3 hoa 12 file đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.59 KB, 6 trang )

ĐỀ THI HỌC KÌ I – HÓA 12 (ĐỀ SỐ 1)
TRƯỜNG HỌC TRỰC TUYẾN SÀI GÒN

ĐỀ THI HỌC KÌ I – HÓA HỌC 12
Năm học: 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng
hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch NH3 loãng.

B. Dung dịch NaCl.

C. Dung dịch Ca(OH)2.

D. Dung dịch NaOH loãng.

Câu 2: Công thức phân tử C3H9N có:
A. Hai chất đồng phân.

B. Năm chất đồng phân.

C. Ba chất đồng phân.

D. Bốn chất đồng phân.

Câu 3: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:
A. Hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
B. Hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. Hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.


Câu 4: Chất hữu cơ X có công thức cấu tạo: HCOOCH3. X là
A. metyl fomiat.

B. este metyl fomiat.

C. etyl fomiat.

D. fomiat etyl.

Câu 5: Glicogen hay còn gọi là
A. glixerin.

B. tinh bột động vật. C. glixin.

D. tinh bột thực vật.

Câu 6: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên ( hiệu suất
tinh chế đạt 80%) thì lượng saccarozơ thu được là
A. 110 kg.

B. 104 kg.

C. 114 kg.

D. 105 kg.

Câu 7: Các chất có công thức phân tử nào sau đây thuộc hợp chất este?
A. CnH2n+1NO2.

B. C2H5OSO3H.


C. CH3COONa.

D. C3H7COCl.

Câu 8: Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết
hiệu suất quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của cồn nguyên chất là 0,807g/ml.
A. 4,3 lít.

B. 4,1 lít.

C. 4,7 lít.

D. 4,5 lít.


Câu 9: Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau:
Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực
tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận được các dung dịch
A. Na2S, Na2CO3.
B. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3.
C. Na2S, Na2CO3, Na2SO3.
D. Na2S, Na2CO3, Na3PO4.
Câu 10: Để phân biệt các dung dịch Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3 đựng trong các lọ
riêng biệt, có thể dùng
A. nước vôi trong và axit HCl.

B. dung dịch CaCl2 và nước vôi trong.

C. nước vôi trong và nước brom.


D. dung dịch NaCl và nước brom.

Câu 11: Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí nào sau đây?
A. CO, CO2, NO.

B. Cl2, CH4, SO2.

C. HCl, CO, CH4.

D. SO2, NO, NO2.

Câu 12: Tên gọi của amin nào sau đây không đúng?
A. CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin
B. CH3-CH(CH3)NH2: propyl amin
C. C6H5-NH2: Anilin
D. CH3-NH-CH3: đimetyl amin
Câu 13: Khi nghiên cứu mẫu đất của một làng nghề tái chế chì, người ta đã xác định được hàm
lượng chì trong bùn và trong đất như sau:
Thứ tự
1
2
3
4

Mẫu nghiên cứu
Mẫu bùn chứa nước thải ắc quy
Mẫu đất nơi nấu chì
Mẫu đất giữa cánh đồng
Mẫu đất gần nơi nấu chì


Hàm lượng Pb2+ (ppm)
2166,0
387,6
125,4
2911,4

Hàm lượng chì lớn hơn 100ppm là đất bị ô nhiễm. Trong các mẫu đất nghiên cứu trên, mẫu đã bị ô
nhiễm chì là
A. mẫu 1, 2.

B. cả 4 mẫu.

C. mẫu 2, 3.

D. mẫu 1, 4.

Câu 14: Thuỷ phân đến cùng protit ta thu được.
A. Hỗn hợp các aminoaxit.

B. 1 loại aminoaxit.

C. Các chuỗi polypeptit.

D. Các amin.

Câu 15: Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat.
Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu



đến sức khỏe của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau đây để
loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt ?
A. Sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp.(1)
B. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên.(2)
C. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp
xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc.(3)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
Câu 16: Hoá chất nào có thể phân biệt được các dung dịch sau: dung dịch táo xanh, dung dịch táo
chín, dung dịch KI?
A. Dung dịch iot.

B. Dung dịch AgNO3.

C. Dung dịch O2.

D. Dung dịch O3.

Câu 17: Để nhận biết ion NO3 người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đung nóng, vì
-

A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt.
B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
C. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.
D. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
Câu 18: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 trong công nghiệp người ta đã
A. cho hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc.
B. nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hóa lỏng.
C. cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong.
D. cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng.
Câu 19: Xà phòng hóa 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 thì cần dùng vừa đúng 7,3528 kg

KOH. Nếu hiệu suất của các phản ứng đều đạt là 100% thì khối lượng của xà phòng thu được là:
A. 39,719 kg.

B. 43,383 kg.

C. 39,752 kg.

D. 31,877 kg.

Câu 20: Một este tạo bởi axit đơn chức và rượu đơn chức có tỷ khối hơi so với khí CO2 bằng 2.
Khi đun nóng este này với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng bằng lượng este đã phản
ứng. Công thức cấu tạo thu gọn của este này là
A. CH3COO-CH3

B. H-COO-C3H7

C. C2H5COO-CH3

D. CH3COO-C2H5

Câu 21: Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm
A. các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb, ... (1)
B. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. (3)
C. các anion: NO3-, PO43-, SO42-. (2)
D. cả (1), (2), (3).
Câu 22: Một chiếc nhiệt kế bị vỡ, để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc, người ta có thể dùng
chất nào sau đây?
A. Cát.

B. Bột lưu huỳnh.


C. Bột than.

D. Bột sắt.


Câu 23: Chỉ ra phát biểu không đúng:
A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
B. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một
monosaccarit
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Câu 24: Saccarozơ có thể tác dụng với các chất
A. H2/Ni, t0; Cu(OH)2, đun nóng.
B. Cu(OH)2, đun nóng; dung dịch AgNO3/NH3.
C. H2/Ni, t0; CH3COOH /H2SO4 đặc, t0.
D. Cu(OH)2, đun nóng ; CH3COOH /H2SO4 đặc, t0.
Câu 25: Este X có công thức phân tử C7H12O4, khi cho 16 gam X tác dụng vừa đủ với 200 gam
dung dịch NaOH 40% thì thu được một rượu Y và 17,80 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo
thu gọn của X là
A. CH3COO- CH2- CH2-OOC-C2H5.
B. H-COO- CH2- CH2- CH2- CH2-OOC-CH3.
C. C2H5-COO- CH2- CH2- CH2-OOC-H.
D. CH3COO- CH2-CH2-CH2-OOC-CH3.
Câu 26: Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch: BaCl2, Na2SO4, MgSO4,
ZnCl2, KNO3 và KHCO3?
A. Kim loại natri.

B. Khí CO2.


C. Dung dịch Na2CO3.

D. Dung dịch HCl.

Câu 27: Dấu hiệu nào sau đây không dùng để nhận ra khí NH3?
A. Tan trong nước.
B. Tạo khói trắng với khí HCl.
C. Mùi khai, làm xanh giấy quỳ ẩm.
D. Mùi khai, tác dụng với dung dịch CuSO4 cho kết tủa xanh lam, rồi hoà tan kết tủa tạo
dung dịch xanh thẫm khi NH3 dư.
Câu 28: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh
hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là
A. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
B. giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
C. phát triển chăn nuôi.
D. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


Câu 29: Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong
các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO4. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực
tiếp vào từng dung dịch, thì có thể nhận biết được tối đa những dung dịch nào?
A. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2S.
B. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3.
C. Hai dung dịch: Ba(HCO3)2, K2SO4.
D. Ba dung dịch: Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S.
Câu 30: Để phân biệt các chất rắn màu trắng sau đây: tinh bột, glucozơ và saccarozo ta phải dùng:
A. H2O.

B. Dung dịch nước brom.


C. H2O, I2.

D. H2O và dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 31: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại
chủ yếu có trong thuốc lá là
A. axit nicotinic.

B. becberin.

C. mocphin.

D. nicotin.

Câu 32: Dung dịch X chứa HCl và H2SO4 có pH = 2. Để trung hoà hoàn toàn 0,59 g hỗn hợp gồm
2 amin no, đơn chức, bậc 1 (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1 lit dung
dịch X. Công thức phân tử của 2 amin lần lượt là:
A. CH3NH2 và C4H9NH2 (1)

B. C2H5NH2 và C4H9NH2 (2)

C. C3H7NH2 và C4H9NH2 (3)

D. (1) và (2)

Câu 33: Để trung hòa luợng axit tự do có trong 5,6 gam chất béo cần 0,02 gam NaOH. Chỉ số axit là
A. 3,57.

B. 4,45.


C. 6.

D. 5

Câu 34: Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?
A. Poli (acrilo nitrin).

B. Poli (vinyl clorua).

C. Poli (phenol fomandehit).

D. Poli (metacrilat).

Câu 35: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt Na2CO3, NH4NO3, NaNO3,
phenolphtalein nếu chỉ dùng một hóa chất làm thuốc thử, thì có thể chọn dung dịch nào sau đây?
A. NaOH (1)
B. Ba(OH)2 (2)
C. HCl (3)
D. Cả (1), (2), (3) đều sai
Câu 36: Bằng một thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch: nhôm sunfat, kali clorua, bạc nitrat,
đồng(II) nitrat, sắt(II) clorua và magie nitrat.
A. FeCl3
B. KNO3
C. H3PO4
D. NaOH
Câu 37: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime: "Polime là những hợp
chất có phân tử khối ... (1)... , do nhiều đơn vị nhỏ gọi là ... (2)..., liên kết với nhau tạo nên."
A. (1) rất lớn và (2) monome.

B. (1) trung bình và (2) monome.


C. (1) rất lớn và (2) mắt xích.

D. (1) trung bình và (2) mắt xích.

Câu 38: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: ZnSO4,
Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên, có thể dùng
A. dung dịch Ba(OH)2.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch BaCl2.

D. quỳ tím.


Câu 39: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ và tinh bột, ta đều thu được các phân tử glucozơ. Điều
đó đã chứng tỏ
A. xenlulozơ và tinh bột đều phản ứng được với Cu(OH)2.
B. xenlulozơ và tinh bột đều bao gồm các gốc glucozơ liên kết với nhau.
C. xenlulozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng tráng gương.
D. xenlulozơ và tinh bột đều là các polime có nhánh.
Câu 40: Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ lượng nhiên liệu tương đương 1,5 triệu tấn
dầu và thải vào môi trường khoảng 113 700 tấn khí CO2. Trong 1 ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ
tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là
A. 0,005 triệu tấn dầu, 415 tấn CO2.
B. 0,012 triệu tấn dầu, 532 tấn CO2.
C. 0,004 triệu tấn dầu, 311 tấn CO2.
D. 0,003 triệu tấn dầu, 200 tấn CO2.


Hướng dẫn giải chi tiết sẽ được cập nhật trong đề thi số 2 vào thứ 6 tuần sau. Các em nhớ theo
dõi fanpage để tải về nha.

Trường học Trực tuyến Sài Gòn (iss.edu.vn) có hơn 800 bài giảng trực tuyến thể hiện đầy đủ nội dung
chương trình THPT do Bộ Giáo dục - Đào tạo qui định cho 8 môn học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn
-

Sử

-

Địa

-

Tiếng

Anh

của

ba

lớp

10

-

11


-

12.

Các bài giảng chuẩn kiến thức được trình bày sinh động sẽ là những lĩnh vực kiến thức mới mẻ và đầy
màu sắc cuốn hút sự tìm tòi, khám phá của học sinh. Bên cạnh đó, mức học phí thấp: 50.000VND/1
môn/học kì, dễ dàng truy cập sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các em đến với bài giảng của Trường.
Trường học Trực tuyến Sài Gòn - "Học dễ hơn, hiểu bài hơn"!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×