Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

26 đề thi tốt nghiệp thpt theo cấu trúc mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.05 KB, 44 trang )

KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ PHẦN THI ĐỌC –HIỂU
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPT QG
1. Phạm vi:
1.1. Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
- Văn bản trong chƣơng trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
- Văn bản ngoài chƣơng trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản đƣợc học trong
chƣơng trình).
1.2. Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với
cuộc sống trƣớc mắt của con ngƣời và cộng đồng trong xã hội hiện đại nhƣ: Vấn dề
chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trƣờng, năng lƣợng, dân số, quyền trẻ em, ma
tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhƣ các kiểu văn bản
song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
.2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu
2.1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt
Nhận diện qua mục đích giao tiếp
1 Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
2 Miêu tả
Tái hiện trạng thái, sự vật, con ngƣời
3 Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4 Nghị luận
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…
5 Thuyết minh
Trình bày đặc điểm, tính chất, phƣơng pháp…


6 Hành chính – công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện
quyền hạn, trách nhiệm giữa ngƣời với ngƣời
2.2- Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ:

1

Phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt

Đặc điểm nhận diện
- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày,
mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít
trau chuốt…Trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình
cảm trong giao tiếp với tƣ cách cá nhân
- Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thƣ từ…

-1-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

2

3

4


5

6

Phong cách ngôn ngữ báo chí -Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản
thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả
(thông tấn)
các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên
tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
Phong cách ngôn ngữ chính Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, ; ngƣời
giao tiếp thƣờng bày tỏ chính kiến, bộc lộ công
luận
khai quan điểm tƣ tƣởng, tình cảm của mình
với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chƣơng,
Phong cách ngôn ngữ nghệ
không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa
thuật
mãn nhu cầu thẩm mĩ của con ngƣời; từ ngữ
trau chuốt, tinh luyện…
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực
Phong cách ngôn ngữ khoa
nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc
học
trƣng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn
sâu
-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao
Phong cách ngôn ngữ hành
tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa
chính

Nhà nƣớc với nhân dân, Nhân dân với các cơ
quan Nhà nƣớc, giữa cơ quan với cơ quan…)

2.3. Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức,
phương tiện ngôn ngữ
2.3.1. Các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hƣởng và nhịp điệu cho
câu)
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tƣơng phản, chơi chữ, nói
giảm, nói tránh, thậm xƣng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối…
Biện pháp tu từ
Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
Giúp sự vật, sự việc đƣợc miêu tả sinh động, cụ thể tác
So sánh
động đến trí tƣởng tƣợng, gợi hình dung và cảm xúc
Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt
Ẩn dụ
cao, gợi những liên tƣởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa
Hoán dụ

Làm cho đối tƣợng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm
trạng và có hồn hơn.
Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên
tƣởng ý vị, sâu sắc
-2-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG

THEO CẤU TRÚC MỚI

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tƣợng – tăng giá trị biểu cẳm
Làm giảm nhẹ đi ý đau thƣơng, mất mát nhằm thể hiện sự
trân trọng
(phóng Tô đậm ấn tƣợng về…

Điệp từ/ngữ/cấu trúc
Nói giảm
Thậm xưng
đại)
Câu hỏi tu từ
Đảo ngữ
Đối
Im lặng (…)
Liệt kê

Bộc lộ cảm xúc
Nhấn mạnh, gây ấn tƣợng về
Tạo sự cân đối
Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
Diễn tả cụ thể, toàn điện

2.4. Yêu cầu nhận diện các hình thức ngôn ngữ và phương thức trần thuật
a. Hình thứ ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ của nhân vật: (1) độc thoại, (2) đối thoại.
- Ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện: (3) trần thuật.
- Đan xen giữa ngôn ngữ của ngƣời kể và của nhân vật: (4) trần thuật nửa trực tiếp.
b. Phương thức trần thuật
- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)

Ví dụ: "Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người
ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với
nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng
hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng
cái giọng rên rỉ đau đớn : Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông
nhờ !
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng,
không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi
cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh
xuống đất chạy nhào tới."
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – ngƣời kể chuyện giấu mặt.
Ví dụ: "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên
tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản
ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa
óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc
khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và
đĩnh đạc bảo:

-3-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải
là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên
những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt
và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy:

thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi
hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng
đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt
nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái
người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho
nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
-Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – ngƣời kể chuyện tự giấu mình
nhƣng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
Ví dụ: “Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ
hai…Việt ngóc dậ. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những
tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây
súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng
trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo
lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung
phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng
súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm
nhọn hoắt của anh Tánh nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động
viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái
còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…”
2.5. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trƣớc
Phép lặp từ ngữ
Phép liên tưởng (đồng Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái
nghĩa hoặc cùng trƣờng liên tƣởng với từ ngữ đã có ở câu
nghĩa / trái nghĩa)
trƣớc

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế
Phép thế
các từ ngữ đã có ở câu trƣớc
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với
Phép nối
câu trƣớc
2.6. Nhận diện các thao tác lập luận
TT
Các thao

Nhận diện
-4-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

tác lập luận
1
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ
Giải thích
ràng và giúp ngƣời khác hiểu đúng ý của mình.
2
Phân tích là chia tách đối tƣợng, sự vật hiện tƣợng thành nhiều bộ
Phân tích
phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lƣỡng nội dung và mối liên hệ
bên trong của đối tƣợng.
3
Chứng minh là đƣa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm
Chứng

sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục ngƣời đọc ngƣời nghe tin
minh
tƣởng vào vấn đề. ( Đƣa lí lẽ trƣớc - Chọn dẫn chứng và đƣa dẫn
chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết
phục hơn. Đôi khi thuyết minh trƣớc rồi trích dẫn chứng sau.)
4
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đƣa ra nhận
Bác bỏ
định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trƣờng đúng đắn của mình.
5
Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tƣợng… đúng
Bình luận
hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tƣợng, cách
ứng xử phù hợp và có phƣơng châm hành động đúng.
6
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự
So sánh
vật, đối tƣợng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét
giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy đƣợc giá trị của từng sự vật
hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh
tƣơng đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tƣơng
phản.
2.7. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng
2.7.1. Câu theo mục đích nói:
- Câu tƣờng thuật (câu kể)
- Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu nghi vấn ( câu hỏi)
- Câu khẳng định
- Câu phủ định.

2.7.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp
- Câu đơn
- Câu ghép/ Câu phức
- Câu đặc biệt.
2.8. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản
Ví dụ 1: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ
cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các
món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu
lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế
biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa,
mọc, vây…”
-5-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
 Đọc kĩ và xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Hãy đặt nhan đề cho
đoạn văn. (Trả lời: Đoạn văn miêu tả mâm cỗ Tết thịnh soạn do bàn tay tài hoa,
chu đáo của cô Lí làm ra để thết đãi cả gia đình. Có thể đặt nhan đề là “Mâm
cỗ Tết”.
2.9. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng
2. 9.1. Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp)
2.9.2. Lỗi lập luận ( lỗi lô gic…)
Ví dụ: Đây là đoạn văn còn mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic...,
Anh/chị hãy chỉ ra những sai sót đó và chữa lại cho đúng.
“ Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, người đọc tiếp nhận với một không gian ngột
ngạt, với nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu và nỗi đau xé lòng chị Dậu tưởng như
đã thành nỗi đau tột cùng. Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng

khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chện choạn, ngật ngưởng bước đi trên những
dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày
trước. Qua đó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà
còn nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng Tháng
Tám: hiện tượng người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá”
2.10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản
- Cảm nhận về nội dung phản ánh
- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả
Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...của Nguyễn Duy và trả
lời câu hỏi sau:
“(…) Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”
Ở khổ thơ này, hình ảnh ngƣời mẹ hiện lên nhƣ thế nào? Cảm xúc của nhà thơ
dành cho mẹ là gì?
(Trả lời: - Hình ảnh của ngƣời mẹ nghèo bình dị, lam lũ, quê mùa, tần tảo, tất tả,
bƣơn chải giữa chốn trần gian đƣợc gợi qua trang phục, qua lam lũ nhọc nhằn lao động
với bao lo toan vất vả.
- Cảm xúc của nhà thơ là nỗi buồn lặng thấm thía về gia cảnh nghèo
nàn của mẹ là tình yêu thƣơng, trân trọng và niềm tự hào về mẹ).
2.11. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong
văn bản
-6-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản

- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn
Ví dụ 1 :
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan.
Đôi mái nhà gianh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”
( Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
Bức tranh mùa xuân đƣợc tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh nào?
( Trả lời: Bức tranh mùa xuân đƣợc tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh: nắng ửng,
khói mơ tan, đôi mái nhà gianh, tà áo biếc, giàn thiên lí.
2.12. Yêu cầu nhận diện các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của
đoạn văn/ Kết cấu đoạn văn)
- Diễn dịch
- Qui nạp
- Tổng – Phân – Hợp

PHẦN II.
26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
(DỰA THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC)
ĐỀ I
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,
Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn
Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:
Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,
Sẻ từng hạt muối cắn đôi,
Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.
(Xuân Diệu - Ta chào Việt Bắc, về xuôi)

Câu 1. Hãy cho biết đoạn thơ trên đƣợc viết bằng thể thơ gì? Trình bày ngắn gọn nội
dung đoạn thơ trên? (0,5 điểm);
Câu 2. Đọc đoạn thơ trên, anh/chị liên tƣởng tới đoạn trích nào đã học trong chƣơng
trình Ngữ văn 12? Chỉ ra điểm tƣơng đồng của đoạn trích đã học với đoạn thơ này?
(0,5 điểm);
Câu 3. Xác định nhân vật giao tiếp của đoạn thơ trên? (0,25);
Câu 4. Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết nhƣ sau: “Qua những dòng
thơ viết về Việt Bắc đã cho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của thi
nhân đối với mảnh đất này.” Hãy chỉ ra lỗi sai của bạn học sinh và sửa lại cho đúng.
(0,25 điểm)
-7-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
Thời gian trôi qua kẽ tay, đưa mùa hạ cuối chợt về ngẩn ngơ chẳng cho ai kịp
giữ. Tuổi học trò trôi đi trên từng trang lưu bút, mùa phượng cuối ùa về cho ai tiếc
những tà áo dài trắng bay…
Một thời áo trắng trong veo và tinh khôi đến thế, ôm sao cho hết, ôm sao để
được tròn đầy cho những gì đã qua…
Cơn mưa cuối chiều chở nhớ và thương, những vòng xe quay đều rồi cuộn
những tháng năm hóa thành kỉ niệm.
Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời…
Tiếng ríu rít ve sầu kêu trên vòm lá, tiếng mùa hè lại đến, tiếng một mùa học
trò nữa lại đi…
Mùa phượng cuối gọi buồn về cho những luyến tiếc thời gian… Mùa không ai
bảo ai, mắt buồn ngấn lệ…
Có những mùa yêu chưa xa đã nhớ, có những mùa chở thương nhớ vội quá

chẳng kịp về…
Góc sân trường, một cánh hoa rơi mong manh cho mùa hạ cuối… Và còn mãi
trong tim ta, những dấu yêu một thời…
(Lạc Hi - Viết cho mùa phượng cuối)
Câu 5. Hãy cho biết đoạn văn trên viết theo kiểu phong cách ngôn ngữ nào? (0,25
điểm);
Câu 6. Phƣơng thức biểu đạt chính của đoạn văn này là gì? (0,25 điểm);
Câu 7. Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ ở câu văn: “Ghế
đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời…” (0,5 điểm);
Câu 8. Đoạn văn tách dòng khá linh hoạt, sử dụng tƣơng đối nhiều dấu chấm lửng
(…), theo anh/chị những biểu hiện nghệ thuật đó chứa dụng ý gì của ngƣời viết? (0,5
điểm).
Phần Làm văn (7đ)
Câu 1. Viết bài nghị luận về ý kiến : “Tƣơng lai của bạn là do chính bạn quyết định”.
Câu 2. Về hình ảnh ngƣời lính trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho
rằng: “ngƣời lính Tây Tiến mang dáng dấp của tráng sĩ thuở xƣa”, ý kiến khác lại nói:
“ngƣời lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của ngƣời chiến sĩ thời kháng chiến chống pháp”.
Bằng việc phân tích bài thơ “Tây Tiến”, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai ý
kiến trên.
ĐỀ 2
Phần I. Đọc – hiểu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

-8-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên đƣợc viết theo thể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và
nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảm đƣợc sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu
từ đó.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi.Nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc” (HCM)
5. Đặt tên cho văn bản.
6. Xác định phƣơng thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ.
7. Chỉ ra các phép liệt kê chủ yếu trong đoạn văn.
8. Với hai cụm động từ “lƣớt qua” và “nhấn chìm”, tác giả đã khẳng định điều gì ở
lòng yêu nƣớc? Sự khẳng định đó đã đƣợc chứng minh nhƣ thế nào qua thực tế lịch
sử?
Phần Làm văn
Câu 1. “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2. Về hình tƣợng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo,
có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và
tự do nên bị bọn phát-xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ

thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhƣng bị giết hại oan khuất.
Từ cảm nhận của mình về hình tƣợng Lor-ca, anh/chị hãy bình luận ý kiến
trên.
ĐỀ 3
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
(1)Một bếp lửa chập chờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
( Trích Bếp lửa-Bằng Việt)
(2)Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Đọc 2 văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4:
1/ Xác định phƣơng thức biểu đạt chính và giọng thơ trong văn bản(1) và (2)?
2/ Xác định từ láy và nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy đó trong văn bản (1)?
3/ Nêu nét riêng trong tình cảm “thƣơng bà” của mỗi nhà thơ?
-9-


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc “thƣơng bà” của riêng
Anh/chị.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :
(1)Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít
nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau
tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ

bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi,
viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc
HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai,
mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non…...
(2)Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng
bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến
11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm
một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch.
Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là
90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ
mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
(Nguồn: Cục Y tế dự phòng Bộ Y
tế)
5/ Xác định lỗi chính tả, dấu câu trong văn bản trên?
6/ Đoạn văn (2) sử dụng thao tác lập luận gì? Câu chủ đề của đoạn văn là gì?
7/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
8/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1.
THƢỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thƣợng đế lấy đất sét nặn ra con ngƣời. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra
một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con ngƣời ? – Ngài hỏi
Con ngƣời suy nghĩ một lúc: có vẻ nhƣ đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thƣợng đế, dù thấy hết, biết hết nhƣng cũng không hiểu đƣợc hạnh phúc là gì.
Ngài trao cục đất cho con ngƣời và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công an
Nhân Dân)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu
chuyện trên
Câu 2.
ĐỀ 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Năm nay, chúng ta kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước đúng vào thời điểm Đảng ta tiến hành đại hội đảng bộ các cấp,
tiến tới Đại hội XII của Đảng. Đây là một sự kiện trọng đại đối với Đảng ta, dân tộc
- 10 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

ta; đồng thời, cũng là dịp để Đảng ta nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, hoàn thiện đường lối đổi mới, thực hiện thắng
lợi sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước cần phải được tiếp tục kế thừa, phát huy trong tình hình mới. Đó là bài học kiên
định đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững bản chất
giai cấp công nhân và củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Trên cơ sở đó,
xác định đường lối, chủ trương, giải pháp lãnh đạo đúng đắn, sát yêu cầu phát triển
của cách mạng; tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn, tìm ra quy luật khách quan bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng mang lại
hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.”
( Trích bài viết “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là
thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng
đắn, sáng tạo của Đảng”của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 40 năm
chiến thắng 30-4-1975_30-4-2015)

Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 5:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
2. Nêu ý chính của văn bản?
3. Xác định câu chủ đề nói về bài học rút ra từ chiến thắng 30-4-1975 trong
văn bản?
4. Xác định 02 đại từ có tác dụng thay thế trong văn bản?
5. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc của anh/chị khi
đƣợc ôn lại truyền thống ngày 30-4-1975.
Đọc văn bản (1),(2) sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 6 đến câu 9 :
(1)Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
( Trích Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
(2) Khi tôi còn là hạt bụi
Bay trong bão giông lầm lũi
Đoạ đày cùng mẹ cùng cha
Bác bước lên tàu đi xa
( Trích Dấu chân phía trước- Hồ Thi Ca)
6/ Văn bản (1),(2) đều gợi nhớ sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh?
7/ Xác định phƣơng thức biểu đạt chính của 2 văn bản?
8/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu thơ: Cho tôi
làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
9/ Từ văn bản (1),(2) , viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ
của anh/chị trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
- 11 -



KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

Câu 1. Nghị luận về câu nói của Ánh Viên: “Nếu bây giờ hài lòng với bản thân,
tôi sẽ là người thất bại. Tôi luôn phải quyết tâm chinh phục những đỉnh cao”.
Câu 2. Cảm nhận 2 đoạn thơ sau
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một ngƣời chín nhớ mƣời mong một ngƣời
Nắng mƣa là bệnh của trời
Tƣơng tƣ là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tƣơng tƣ – Nguyễn
Bính)
Nhớ gì nhƣ nhớ ngƣời yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lƣng nƣơng
Nhớ từng bản khói cùng sƣơng
Sớm khuya bép lửa ngƣời thƣơng đi về (Việt Bắc – Tố Hữu)
ĐỀ 5
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi từ 1 đến 4:
Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của ngƣời Việt Nam đƣợc phát huy tích
cực ở Nepal sau trận động đất ngày 25-4-2015. Trận động đất 7,8 độ richter khiến
nhiều ngƣời dân Nepal ở thành phố mất nhà cửa muốn về quê, hay đơn giản chỉ muốn
gặp lại ngƣời thân. Sáng 2 – 5 – 2015 hai chuyến xe bus chở hơn 100 ngƣời Nepal từ
Kathmandu (thủ đô của Nepal) về quê đã lăn bánh. Đây là hai chuyến xe thuê với
nguồn tiền đóng góp từ ngƣời Việt Nam mà vợ chồng chị Võ Thị Kim Cƣơng – chuỗi
cửa hàng Việt Nam tại Nepal tổ chức quyên góp…Trận động đất khiến nhiều ngƣời lo
lắng cho số phạn các nhóm du khách Việt Nam tại Nepal bị mất liên lạc….
(Theo Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 3/5/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Đoạn văn trên nhắc đến những việc làm từ thiện, nhân đạo nào của ngƣời Việt

ở Nepal? Câu nào trong đó nêu chủ đề của đoạn?
Câu 3. Tại sao việc đem đồ ăn, nƣớc uống đến bốn bệnh viện ở Kathmandu lại đƣợc
gọi là: “sứ mệnh nhỏ” nhƣng với tấm lòng lớn?
Câu 4. (Viết một đoạn văn khoảng 5 – 10 dòng bàn về ý nghĩa của tinh thần “lá lành
đùm lá rách” đối với xã hội ngày nay.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8 :
(1) “Quê hƣơng tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang …
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có ngƣời em may túi đúng ba gang.

- 12 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

(2) Quê hƣơng tôi có bà Trƣng, bà Triệu
Cƣỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trƣờng kỳ kháng chiến
Hƣng Đạo Vƣơng đã mở hội Diên Hồng
(3) Quê hƣơng tôi có hát xòe, hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáo
Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều.
(Trích “Bài thơ quê hƣơng”- Nguyễn Bính)
Câu 5: Phƣơng thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì.
Câu 6 : Hãy chỉ ra : ba truyện cổ tích đƣợc gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện
lịch sử đƣợc gợi nhớ trong khổ (2)
Câu 7: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong trong số các biện pháp nghệ thuật của

đoạn thơ.
Câu 8 : Anh (Chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh
thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3)
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nhìn lại thảm họa kép (động đất và sóng thần) ở Nhật Bản ngày 11 tháng 3
năm 2011 với hơn chục ngàn ngƣời thiệt mạng, bên cạnh nỗi kinh hoàng, cả thế giới
phải cảm phục văn hóa ứng xử của ngƣời Nhật. “Phóng viên đài NBC của Mỹ từng
ngạc nhiên thốt lên trƣớc phản ứng của ngƣời Nhật là nạn nhân của thảm họa. Đạo
đức xã hội Nhật Bản thật đáng kinh ngạc. Không hề có bất cứ đề cập nào liên quan
đến cƣớp bóc hay bạo lực. Tất cả mọi ngƣời đều xếp hàng chờ đợi đến lƣợt vào cửa
hàng. Nhân viên của của hàng rất lịch sự và tử tế. (kênh 14.vn).
Cũng là chuyện liên quan đến văn hóa ứng xử, thời gian qua dƣ luận hết sức
bất bình vì những hình ảnh phản cảm trong sự kiện công viên nƣớc Hồ Tây mở cửa
miễn phí sáng 19 tháng 4 năm 2015. Báo Nhân dân điện tử đƣa tin: “Khoảng 9 giờ 30
phút, đã có khoảng 10 nghìn lƣợt ngƣời đến công viên vui chơi, dẫn đến quá tải. Công
viên phải đóng cửa, không tiếp nhận thêm khách để bảo đảm an ninh trật tự. Tuy
nhiên, hàng trăm ngƣời đã tìm cách trèo qua hàng rào để vào công viên. Không chỉ
ngƣời lớn mạo hiểm, mà rất nhiều trẻ em đƣợc phụ huynh tìm cách bế chuyển qua
hàng rào có những thanh sắt nhọn rất nguy hiểm. Không ít ngƣời bị rách quần áo,
xƣớc tay chân... Lực lƣợng bảo vệ công viên đã cố ngăn cản hành vi nguy hiểm này,
nhƣng chỗ nào vắng mặt nhân viên bảo vệ thì ngƣời chơi lại vƣợt rào vào bên trong.
Ðến 12 giờ, các không gian trong Công viên nƣớc chật cứng, ngƣời chơi không còn
chỗ trống để vui chơi, khung cảnh vô cùng lộn xộn. quá tải. Công viên phải đóng cửa,
không tiếp nhận thêm khách để bảo đảm an ninh trật tự. Tuy nhiên, hàng trăm ngƣời
đã tìm cách trèo qua hàng rào để vào công viên. Không chỉ ngƣời lớn mạo hiểm, mà
- 13 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG

THEO CẤU TRÚC MỚI

rất nhiều trẻ em đƣợc phụ huynh tìm cách bế chuyển qua hàng rào có những thanh sắt
nhọn rất nguy hiểm. Không ít ngƣời bị rách quần áo, xƣớc tay chân... Lực lƣợng bảo
vệ công viên đã cố ngăn cản hành vi nguy hiểm này, nhƣng chỗ nào vắng mặt nhân
viên bảo vệ thì ngƣời chơi lại vƣợt rào vào bên trong. Ðến 12 giờ, các không gian
trong Công viên nƣớc chật cứng, ngƣời chơi không còn chỗ trống để vui chơi, khung
cảnh vô cùng lộn xộn.” (nhandan.com.vn)
Anh/chị có suy nghĩ gì về hai đoạn tin trên. (bài viết trong khoảng 6000 từ).
Câu 2.
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng qua hai đoạn thơ :
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.
Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - một phương.

( Trích Sóng, Xuân Quỳnh)
ĐỀ 6
Phần đọc – hiểu
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
- 14 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của
bài thơ.
2) Bài thơ đƣợc viết theo thể thơ nào?
3) Biện pháp tu từ nào đƣợc sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê
hương?
4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng
Trƣờng Sơn nhƣ thế nào?
5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc đƣợc gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình
ảnh này, anh/chị có thể liên tƣởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học?

6) Hình ảnh “em gái tiền phƣơng” đƣợc khắc họa nhƣ thế nào? Hình ảnh đó gợi lên
cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những ngƣời phụ nữ trong chiến tranh bảo
vệ tổ quốc?
7) Bài thơ từng đƣợc cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân
tộc. Theo anh/ chị điều đó đƣợc thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào?
8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn đƣợc thể hiện trong bài thơ
Phần làm văn
Câu 1. : “Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người
trong cuộc sống hôm nay”.
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về
vấn đề trên.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng : bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu vừa là bản tình ca vừa là
bản anh hùng ca trong kháng chiến.
Qua việc phân tích bài thơ Việt Bắc, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
Đề 7
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
“…Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhƣờng nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
- 15 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

Biển bạc đầu thƣơng nhớ

Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố!”…
(1) Đoạn thơ đƣợc viết theo thể thơ gì?
(2) Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
(3) Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển đƣợc sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý
nghĩa nhƣ thế nào?
(4) Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa
gì?
(6) Biện pháp tu từ cú pháp đƣợc sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác
dụng của biện pháp đó ?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 7 đến 9
"Đêm nay là đêm cuối cùng của năm cũ, ngƣời lính ở đảo Trƣờng Sa lại thêm
nổi nhớ nhà. Nổi nhớ ấy không làm anh và đồng đội lặng im, anh đang trải nổi nhớ
trào dâng ấy lên cung đàn đàn bầu thánh thót. “Đàn bầu anh ai gẫy nấy
nghe “nhƣng tiếng đàn của anh lính không dành cho riêng mình, anh đang dành
tiếng đàn ấy cho xứ sở quê nhà. “Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng
cha". Tiếng đàn bầu của ngƣời lính trẻ – chính là tiếng đàn bầu Việt Nam, tiếng
thiêng liêng nhất của tổ quốc.
Tiếng đàn bầu của ngƣời lính trẻ xoáy vào hồn những bậc đá xanh rêu, bay la
đà trên mặt sóng. Tiếng đàn bầu rót hơi thở hùng tráng du dƣơng vào cây phong ba
trƣớc sân nhà, tiếng đàn bầu bay qua biển rộng đến tận cùng non cao trở về cội
nguồn sâu thẳm nhất. Tổ quốc Việt Nam tƣơi đẹp vô ngần, thuỷ chung vô ngần, nhân
nghĩa vô ngần trong tiếng đàn bầu. Ngƣời lính trẻ vẫy lên cung đàn ấy chứa bao
nhiêu pho cổ tích thần thoại.Từ trong tiếng đàn bầu lịch sử dân tộc hiện ra, từ trong
tiếng đàn bầu hồn cốt dân tộc Việt Nam hiện ra..." (Trích “Tổ quốc ở Trƣờng Sa”Phan Thế Cải)

7/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý nghĩa của văn bản?
8/ Biện pháp tu từ nào đƣợc sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác
dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
9/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Phần Làm văn
Câu 1. Trình bày suy nghĩ về ý kiến:
“Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, ngƣời chân chính thì kiên nhẫn lập nên
thành tựu”
Câu 2. “ Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp đƣợc làm nên từ tình yêu đất
nƣớc say đắm, thiết tha của một con ngƣời muốn dùng văn chƣơng để ca ngợi vẻ đẹp
vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên…”

- 16 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

( Trích Ghi nhớ-trang 193- SGK Ngữ văn 12- tập INXBGD năm 2008)
Phân tích một vẻ đẹp hình tượng con sông Đà để làm sáng tỏ nhận định trên.
Từ đó, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của cá nhân với dòng sông quê hƣơng hiện nay.
ĐỀ 8
Phần đọc –hiểu
1) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích
cực của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Trƣớc hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý
thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không
chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chƣớc. Đặc biệt, trong nhà trƣờng, việc
rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải đƣợc xem là một
nhiệm vụ quan trọng và thƣờng xuyên... Ngoài ra, các phƣơng tiện thông tin đại

chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gƣơng trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn
mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.
1. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì.
2. Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia
tích cực của gia đình, nhà trƣờng và xã hội?
3. Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt đƣợc thể hiện ở những mặt nào?
4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của ngƣời học sinh trong việc giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt.
2) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 7:
(1)Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(2)Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trng trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2012, trang 44)
5. Xác định phƣơng thức biểu đạt các biện pháp tu từ của văn bản.
6. Từ khổ thơ (2), hãy chứng minh tiếng Việt không biến đổi hình thái.
- 17 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

7. Nêu ý chính của văn bản.
8. Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vai trò của lí tƣởng đối với sự phấn đấu của con
ngƣời trong cuộc sống.

Phần Làm văn :
Câu 1
Gần đây, cƣ dân mạng xôn xao trƣớc bức tâm thƣ của một du học sinh Nhật.
Trong thƣ, có đoạn: “Tôi có một nước Nhật để tự hào… Tôi tự hào vì đất nƣớc tôi
không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa
mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nƣớc, mỗi đứa trẻ đã đƣợc học cách cúi
chào trƣớc ngƣời khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tƣ tƣởng của cả một dân tộc
biết trọng thị, khiêm nhƣờng nhƣng tự trọng cao ngời….Bạn cũng có một nước Việt
để tự hào….Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu
4000 năm văn hiến chỉ là một chƣơng trong sách lịch sử chứ không đƣợc thể hiện
trong cách hành xử đời thƣờng. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày…”.
Trong thƣ, ngƣời viết đã không ngại ngần chỉ ra những điểm chƣa đẹp trong văn hóa
của ngƣời Việt: từ văn hóa ứng xử hàng ngày nhƣ xếp hàng, giao tiếp… đến những lỗ
hổng trong nhận thức nhƣ “ngƣời Việt không biết tự hào về ngƣời Việt”….
Có những ngƣời đã cảm thấy lòng tự tôn, tự hào dân tộc của họ bị xúc phạm khi
đọc bức tâm thƣ ấy. Quan điểm của anh/ chị?
Câu 2. Có ý kiến cho rằng:ngƣời con gái trong bài thơ “Sóng” vừa mang nét đẹp
truyền thống, vừa mang vẻ đẹp hiện đại.
Ý kiến của anh/chị nhƣ thế nào, hãy phân tích bài thơ “Sóng” để làm rõ.
ĐỀ 9
Phần đọc –hiểu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đƣờng bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nƣớc chúng ta
Nƣớc những ngƣời chƣa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xƣa vọng nói về
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo Dục, Việt Nam, 2013, tr.125)
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm tƣ tình cảm gì của tác giả?
2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm” trong đoạn thơ.
3. Xác định các dạng phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời c6au hỏi từ 4 đến 6
“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã
chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã
- 18 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ
mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày
lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây
rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra,
tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào
rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy.
Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,
mình phải cầm giáo!...”.
(Trích

“Rừng xà nu” – Nguyễn

Trung Thành).
4/ Nêu nội dung của đoạn văn.
5/ Xác định phong cách ngôn ngữ và phƣơng thức biểu đạt của đoạn văn?

6/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
Phần Làm văn
Câu I:
Có ý kiến cho rằng: “Cống hiến hết mình, hƣởng thụ tối đa” là phƣơng châm
sống tích cực của con ngƣời hiện đại, luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh.
Anh /Chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn
(khoảng 600 từ) bày tỏ ý kiến của mình.
Câu II. Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một công trình khảo cứu công phu. Nhƣng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó
là một áng văn giàu tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
ĐỀ 10
Phần đọc –hiểu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tƣợng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
- 19 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12,Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam,
2013, tr. 148)
1. Xác định phƣơng thức biểu đạt đƣợc sử dụng trong đoạn thơ.
2. Các từ “lảo đáo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô
đồng và ngƣời bà.
3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà thể hiện qua những hồi ức nào? Ngƣời
cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 4 đến 6
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thƣờng trông thấy một cô gái ngồi quay
sợi gai bên tảng đá trƣớc cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ
ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nƣớc dƣới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt
buồn rƣời rƣợi...” (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
4. Xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
5. Xác định phƣơng thức trần thuật của đoạn văn.
6. Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài.
Phần Làm văn
Câu 1
Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ
mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.
(Đời thừa- Nam Cao, Ngữ văn 11 Nâng cao,Tập một, NXB Giáo
dục 2013)
Ý kiến trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính
của mỗi con ngƣời cũng nhƣ của một quốc gia (bài viết khoảng 600 từ)?.
Câu 2
Về hình tƣợng sông Hƣơng trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của
sông Hƣơng là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ
đẹp bề sâu của sông Hƣơng là những trầm tích văn hóa, lịch sử.

Bằng cảm nhận về hình tƣợng sông Hƣơng, anh/chị hãy bình luận các ý kiến
trên.
ĐỀ 11
I/ PHẦN I: ĐỌC- HIỂU
Học sinh đọc văn bản, quan sát ảnh và trả lời các câu hỏi:
“Sáng ngày 16/5, hơn 1.300 học sinh trƣờng THPT phan huy chú, Hà Nội tham
gia buổi học ngoại khóa mang tên “Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa bình”. Buổi
học đƣợc tổ chức với ý nghĩa thể hiện tình yêu đất lƣớc, một nòng hƣớng về biển
Đông.

- 20 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

Nhà trƣờng cho rằng buổi ngoại khoá nhƣ thế này rất cần thiết, dúp nuôi dƣỡng
lòng tự hào dân tộc cho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về chủ quyền
lãnh thổ và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hƣơng, đất nƣớc.
Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trƣờng đã xếp hình, tạo thành
dải chữ X bản đồ đất nƣớc Việt Nam cùng hai quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa.
Hoạt động xếp hình diễn ra khá sớm vào lúc 6h30 nhƣng các học sinh tham gia đều
rất vội vàng, hấp tấp.
Vừa xếp hình, các học sinh trƣờng phan huy chú còn đƣợc nghe kể về kì công
của cha ông trong việc bảo vệ đất nƣớc, đƣợc nâng cao và tự ý thức đƣợc chách
nhiệm của bản thân đối với lớp”.
.
(Theo “Dân trí”)
1, Phát hiện lỗi sai chính tả, dùng từ và sửa lại.
2, Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

3, Kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sử dụng là gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong
việc thể hiện nội dung văn bản?
4, Bức ảnh đi kèm văn bản gợi cho em cảm nhận và suy nghĩ gì về đất nƣớc và trách
nhiệm của một ngƣời học sinh?
5, Đặt tên cho văn bản.
6, Bài học sâu sắc mà anh (chị) rút ra qua văn bản trên?
Phần Làm văn

- 21 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

Câu 1. Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có ngƣời khẳng định: “Thành đạt là
do có điều kiện, được học tập hơn người”; có ngƣời lại cho rằng: “Thành đạt là do
tài năng thiên bẩm”; cũng có ngƣời nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”.
Cho biết chính kiến của anh/chị?
Câu 2. Phân tích “Chữ ngƣời tử tù” và “Ngƣời lái đò sông Đà” để thấy đƣợc sự thống
nhất và phát triển trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân giữa trƣớc và sau
cách mạng tháng Tám – 1945.
ĐỀ 12
I. Phần đọc – hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con
nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,
khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng
chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tế.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra

ngoài.
Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó
nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên
đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Ngữ văn 6 tập một – NXB Giáo Dục 2002)
1. Văn bản trên thuộc thể loại truyện gì?
2. Khi sống ở đáy giếng ếch thấy những gì? Xung quanh ếch là những ai? Ếch thấy
vai trò của mình nhƣ thế nào?
3. Khi ếch ra khỏi giếng thái độ của ếch thế nào? Kết cục ra sao?
4. Chỉ ra và và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu chuyện trên?
5. Bài học rút ra từ câu chuyện?
Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 9:
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
- 22 -



KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

6. Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
7. Bài thơ giúp em liên tƣởng đến tác phẩm nào đã học trong chƣơng trình phổ thông?
8. Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với
nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.
9. Vị cháo hành đƣợc nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc
sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này với chi
tiết nghệ thuật ấy?
Phần Làm văn
Câu 1. Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp
xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.…

Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau.
Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt
mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì nguy hiểm sắp xảy đến. Người ta không
đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa.
Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là
bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh bảo tồn sinh mạng”.
Sinh viên khác: bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc
là đấu tranh. Sinh viên khác nữa lại phân tích: bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là
động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau
bằng gậy.
Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một
lần nữa. Cả lớp im ăng ắng…
Hãy viết một bài luận khoản 600 từ bàn về ý nghĩa của bức tranh..

Câu 2. “Chính cái nửa Hồng Ngài này mới thật là tập trung anh lạ vehoa của ngòi bút
Tô Hoài về Tây Bắc. Không chỉ vì nó đem những hƣơng sắc lạ về cảnh trí, con ngƣời.

Những trang viết về Hồng Ngài đẹp còn vì, và chủ yếu bởi vì nó kết đọng một tình
cảm nhân đạo đậm đà, một khả năng phân tích tinh tế những diễn biến đầy mâu thuẫn
của nội tâm; và bao trùm lên tất cả chính là điều mà sau này Tô Hoài cảm thấy: Một
chất thơ vời vợi bay lên từ cảnh vật và nhân vật của nơi núi rừng tuyệt vời thơ mộng
ấy”. (Đỗ Kim Hồi)
Hãy phân tích “Vợ chồng A Phủ” của tô Hoài để làm rõ nhận định trên.
- 23 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG
THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐỀ 13
Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên đƣợc đƣợc tổ chức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3. Nội dung đó đƣợc thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu nhƣ thế nào?
4. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ
thể của các phép tu từ trên
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 9:
" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này.

Tiếng
đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm
kiết
(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự
không
tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than
của
một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó

cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự
tái
phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy.
Nó là
cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành... Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống
thanh âm.
Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
5. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?
6. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" đƣợc lặp lại nhiều lần. Biện
pháp tu từ đƣợc sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
7. Biện pháp tu từ nào đã đƣợc sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng
như
không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
8. Từ "Nó" đƣợc sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện
pháp tu từ gì đƣợc nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
9. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy
- 24 -


KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU VÀ 26 ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPTQG

THEO CẤU TRÚC MỚI

thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Phần Làm văn
Câu 1: Trƣớc lúc ra làm trƣởng Ban Nội chính Trung ƣơng, Bí thƣ Nguyễn Bá Thanh
dặn dò lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng: “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”.
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ gì về
lời dặn dò đó.
Câu 2. Cảm nhận về hai chi tiết: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng cƣời nói
của những ngƣời đi chợ bán vải” trong “Chí Phèo” của Nam Cao và “ Mị nghe tiếng
sáo vọng lại thiết tha bổi hổi” trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
ĐỀ 14
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Báo điện tử Dân trí ra ngày 21/8/2014 đƣa tin:
Sáng ngày 21/8, cây cầu mang tên “Khuyến học và Dân trí” bắc qua thượng nguồn
sông Gianh tại xã Trọng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chính thức
khánh thành trong niềm vui khôn tả của bà con nhân dân hai bản Ông Tú và bản
Hưng.
Phát biểu tại Lễ khánh thành cầu “Khuyến học và Dân trí” tại bản Ông Tú, nhà báo
Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập báo điện tử Dân trí, Giám đốc quỹ khuyến học Việt
Nam bày tỏ lời cảm ơn chân thành về sự hiện diện của các vị đại biểu và các em học
sinh tại buổi lễ.
Tổng biên tập báo điện tử Dân trí, Phạm Huy Hoàn nhấn mạnh, tại nơi đây, từ nhiều
năm qua chúng ta đã chứng kiến cảnh các cháu học sinh phải bơi qua sông tới
trường, rất nguy hiểm đến tính mạng. Qua cuộc vận động trên báo, bạn đọc báo Dân
trí đã đóng góp được số tiền hơn 1,3 tỉ đồng. Đây là nguồn đóng góp tự nguyện của
đông đảo bạn đọc báo Dân trí, trong đó có cả nguồn tiết kiệm của rất nhiều học sinh
đồng lứa với các cháu có mặt trong buổi lễ hôm nay. Số tiền trên đã được chuyển
giao tới Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình và Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa để bổ

sung vào nguồn vốn thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ trong ngân sách của
huyện Minh Hóa cho dự án xây cầu và làm đường lên từ hai bờ sông tại bản Ông Tú
và bản Hưng.
Tổng biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn cũng cho biết, đây là cây cầu thứ 7 có sự
đóng góp của bạn đọc báo điện tử Dân trí, được chính quyền địa phương đồng thuận
cho mang tên “Khuyến học và Dân trí”. Trước đó, đã có 6 cây cầu “Khuyến học và
Dân trí” được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng tại các tỉnh Kiên Giang,
Hậu Giang, Quảng Nam, Cần Thơ và Thanh Hóa.
(Dẫn theo Cầu “Khuyến học và Dân trí” thứ 7 đƣợc khánh thành tại Quảng Bình,
dantri.com.vn)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Văn bản trên nói về sự kiện gì? Sự kiện ấy đã đƣợc những ngƣời trong cuộc
đón nhận ra sao?
Câu 3: Tại sao cây cầu lại đƣợc mang tên là “Khuyến học và Dân trí”?
Câu 4: Từ sự kiện đƣợc nêu trong văn bản, anh (chị) hãy suy nghĩ về tinh thần trách
nhiệm với cộng đồng của tất cả chúng ta (trả lời trong khoảng 10-12 dòng)
- 25 -


×