Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phân tích Hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.53 KB, 1 trang )

Câu 1: Tại sao trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội
về? Ýnghĩa?
a. Hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì: cuộc sống mà hai đứa trẻ sinh sống là một
cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, tù đọng, đơn điệu, tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy, từ chập tối cho đến
nửa đêm, lúc nào Liên cũng chị thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc (chị Tí,bác Siêu,bác Xẩm…).
Chừng ấy người ngồi trong bóng tối dưới những thứ đèn leo lắt đang chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự
sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ
Hà Nội về như một sự giải thoát.
b. Ý nghĩa: Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của
Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, ánh sáng của nhu
cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. Đó cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà
văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Câu 2: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả đếnnhững loại ánh sáng nào? Ý nghĩa?
a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:
- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của
Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.”
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là loại ánh sáng rực rỡ nhất,được mọi
người trông đợi nhất.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lạinhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.
Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại, mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồnchán
của chị em Liên,..; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ…trong cái đêm tối mênh mông của
XH cũ.
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên.Đó là
ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn, ánh sáng của nhu cầu tinh thần
được sống dù trong một khoảnh khắc.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy
của nhân vật.
Câu 3: Trong tác phẩm “Hai đứatrẻ”, Thạch Lam viết: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông
đợi mộtcái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” “Chừng người ấy”là ai? Họ đang
trông đợi điều gì? Ý nghĩa?


a. “Chừng người ấy” là: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm…
b. Họ đang trông đợi: chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái không khí ồn ào,náo nhiệt
cùng các toa đèn sáng.
c. Ý nghĩa:
- Ánh sáng của đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên và
của ngư ời dân nghèo nơi phố huyện.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới
hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.Đó là niềm khao khát
được vượt ra khỏi sự tù túng,ngột ngạt để vươn tới cuộc sống khác tốt hơn.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy
của các nhân vật.Dù cuộc sống quẩn quanh,đơn điệu,bế tắc nhưng họ vẫn không ngừng hy vọng vào tương lai
tươi sáng.
Câu 4: Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên? Ý nghĩa?
a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh đọng lại trong tâm trí của Liên là: hình ảnh chiếc đèn con của
chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lý.
- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại:mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồn chán
nản của chị em Liên…;cho kiếp người vô danh,vô nghĩa,sống lam lũ,vật vờ…trong cái đêm tối mênh mông của
XH cũ.
- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người,đặc biệt là số phận những người nông dân
trước năm 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng
vào khả năng vươn dậy và sức sống của nhân vật.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×