Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài tập triết học mác lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.55 KB, 6 trang )

Câu 1:
1.

Ý thức là sự phản ánh thụ động, giản đơn máy móc thế giới vật
chất
Sai.

Vì Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người nhưng đó
là phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất
phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức
mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. ý
thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những huyền
thoại, những giả thuyết ...
Thế giới thống nhất ở tính vật chất
Đúng vì
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là
vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Theo quan điểm đó:
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật
chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con
người.
-Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra,
không mất đi.
- Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất
với nhau

2.

3.

Các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời, không có sự rang
buộc, quy định lẫn nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia


Sai vì
Theo chủ nghĩa Mác -Lênin thì các sự vật hiện tượng trong thế
giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự
tác động qua lại lẫn nhau ( nguyên lý về mối liên hệ phổ biến)


4.

5.

6.

7.

Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức. vì vậy, trong quá trình
vận động phát triển của sự vật, nội dung biến đổi nhanh hơn hình
thức
Đúng vì
Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá
trình vận động phát triển của sự vật vì khuynh hướng chủ đạo của
nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là
tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung
Nhận thức cảm tính thông qua 3 hình thức cơ bản là khái niệm,
phán đoán và suy lý
Sai vì nhận thức cảm tính thông qua 3 hình thức cơ bản là cảm
giác, tri giác và biểu tượng
Chất của sự vật hiện tượng được bộc lộ, biểu hiện thông qua các
thuộc tính cơ bản
Đúng vì những thuộc tính cơ bản hợp thành chất của sự vật hiện
tượng. khi nhưng thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay

đổi
Việc xây dựng quan hệ sản xuất phải thông qua hoạt động có ý
thức của con người. Vậy quan hệ sản xuất được hfnh thành theo ý
muốn chủ quan của con người
Sai vì
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một
cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người. C.Mác viết: "Trong sản xuất, người
ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản
xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để
hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản
xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất
định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản
xuất". con người không thể điều khiển giới tự nhiên nên quan hệ


8.

9.

10.

sản xuất không thể được hình thành theo ý muốn chủ quan của con
người
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, cho nên kiến trúc
thượng tầng chỉ đóng vai trò thụ động trong sự phát triển lịch sử
Sai vì
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc
thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng đó không phải là sự
phù hợp một cách giản đơn, máy móc. Toàn bộ kiến trúc thượng

tầng, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương
đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách
mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Con người có thể làm ra lịch sử theo nguyện vọng, ý muốn chủ
quan của mình
Sai nhưng t k biết giải thích ^^
Sụ phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch
sử tự nhiên
Đúng vì
Lịch sử phát triển xã hội qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao
tương ứng với mỗi giai đoạn ấy là một hình thái kinh tế xã hội.
Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong
lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan đó là quá
trình lịch sử tự nhiên của xã hội.

Câu 2:nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự
liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy. Vì
vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên


lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những nguyên lí
có ý nghĩa khái quát nhất.
* Nguyên lý là những luận điểm cơ bản nhất, những luận điểm xuất
phát của 1 hệ thống tri thức khoa học nhất định.
*

Khái niệm liên hệ phổ biến.


Quan điểm siêu hình về mối liên hệ: cho rằng sự vật hiện tượng
tồn tại độc lập tách biệt với nhau, giữa chúng không có sự liên hệ hoặc
nếu thừa nhận có sự liên hệ thì đó chỉ là liên hệ bề ngoài, thụ động, 1
chiều, giữa các hình thức liên hệ không có sự chuyển hóa lẫn nhau.
Quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ: Mối liên hệ là
phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của 1
sự vật, 1 hiện tượng trong thế giới.
- Định nghĩa: Liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định,
sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
hay giữa các mặt trong 1 sự vật hiện tượng.
VD: + Mỗi con người trong c.sống hiện thực đều có mối quan hệ với
môi trường sống, với các quan hệ xã hội.
+ Sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các hành tinh trong hệ mặt
trời.
+ Sự tương tác liên hệ lẫn nhau giữa các hành tinh trong hệ mặt trời.
*

Tính chất của mối liên hệ phổ biến.

- Mối liên hệ mang tính khách quan vốn có của mọi sự vật hiện tượng
nghĩa là mặc dù con người nhận thức được hay chưa nhận thức được


hay chưa nhận thức được thì bản thân các sự vật hiện tượng của thế
giới này chúng vẫn tồn tại trong các mối liên hệ xác định.
- Mối liên hệ mang tính phổ biến: có rất nhiều những mối liên hệ
khác nhau của rất nhiều các sự vật hiện tượng khác nhau xong chúng
qui lại đều được hiểu đó là nó tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, không
có sự vật hiện tượng nào là không tồn tại trong liên hệ với các sự vật

hiện tượng khác.
- Mối liên hệ mang tính đa dạng và nhiều vẻ: Thế giới vật chất có
muôn vàn các sự vật hiên tương khác nhau do vạy mối liên hệ của chúng
với các sự vật hiện tượng khác cũng rất phong phú đa dạng.
Trong quá trình nhận thức về sự vật tùy thuộc vào quá trình vào vị
trí, phạm vi, vai trò, tính chất của các mối liên hệ mà người ta chia
thành nhiều mối liên hệ khác nhau: mối liên hệ bên trong – mối liên hệ
bên ngoài, mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất, mối liên
hệ trực tiếp – mối liên hệ gián tiếp… Nhưng sự phân chia này cũng chỉ
mang tính tương đối.
Từ nội dung mối liên hệ phổ biến ta rút ra phương pháp luận sau: trong
hoạt động thực tiễn, ở các lĩnh vực khác nhau ta phải xây dựng cho
được quan điểm xem xét đánh giá sự vật hiện tượng là phải khách quan,
phải có quan điểm toàn diện và có qua điểm lịch sử cụ thể.
- Xem xét đánh giá khách quan nghĩa là bản thân các sự vật hiện
tượng như thế nào thì ta phản ánh đúng như vậy, không được thêm bớt 1
cách chủ quan tùy tiện, xuyên tạc sự thật.
- Quan điểm xem xét toàn diện nghĩa là phải xem xét tất cả các mối
liên hệ của sự vật hiện tượng để hiểu đúng bản chất của nó, tránh cách
xem xét đánh giá phiếm diện.


- Quan điểm lịch sử cụ thể: xem xét sự vật để tìm ra những mối lien
hệ cơ bản, chủ yếu của sự vật, đay là những mối liên hệ chi phối, quá
trình vận động và khuynh hướng biến đổi của sự vật từ đó mà ta có
phương pháp tác động vào sự vật 1 cách phù hợp. Nghĩa là định ra đc
p.pháp công tác giải quyết các công việc có trọng tâm trọng điểm, việc j
làm trc thì làm tc, việc j cần giải quyết sau thì làm sau.




×