Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu Các mối quan hệ trong triết học Mác Lê nin docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.64 KB, 15 trang )

Vat chat
• ~~>> Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta là chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
~~>> Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi bộ óc của con người và
đựơc biểu hiện cụ thể ra những tri thức, tình cảm, ý chí của con người.
~~>> Bản chất của ý thức: là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan bởi bộ
óc của con người, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan.
Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn, từ lực lượng xhội, phản ánh quan hệ xhội khách
quan là sự phản ánh quan hệ xh, YT mang bản chất xh.
Ý thức lấy khách quan làm tiền đề, nội dung của YT là do TG khách quan qui
định.
Tri thức là nhân tố cơ bản của YT, là phương thức tồn tại YT, YT bao gồm cả
cảm xúc, tình cảm, ý chí, ….
~~>> Mối quan hệ VC-YT:
>> VC là nguồn gốc quyết định YT (bộ óc con người là nguồn gốc YT)
>> VC quyết định nội dung YT tư tưởng (vui buồn đều có nd từ VC)
>> VC quyết định sự VĐ, sự biến đổi YT (suy nghĩ con người thay đổi)
>> VC là đk khách quan để thực hiện hoá YT tư tưởng con người.
>> YT có tính độc lập tương đối tác động trở lạiVC.
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
- Theo Lênin, phạm trù vật chất là một phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng
nhất mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” nên không thể
định nghĩa vật chất bằng phương pháp thông thường, đem quy nó về một vật thể, một
thuộc tính hoặc vào một phạm trù rộng lớn hơn được. Vì vậy, Lênin đã sử dụng
phương pháp mới để định nghĩa vật chất là đem đối lập vật chất với ý thức và xác định
nó “ là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây nên cảm giác”.
Trước tiên, cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các


quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các dạng
vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học chỉ vật chất nói chung, vô hạn,
vô tận, không sinh ra, không mất đi.
- Trong định nghĩa, Lênin đã chỉ rõ khi vật chất đối lập với ý thức trong nhận
thức luận thì cái quan trọng nhất để nhận biết nó chính là thuộc tính khách quan. "Vật
chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác.. .và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác".
Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức
và không phụ thuộc vào ý thức.
2. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cái gây nên cảm giác ở con
người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con người.
3. Cảm giác, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ý thức con người là sự
phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là con người có khả năng nhận thức được thế giới.
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận thức luận thì vật chất là
tính thứ nhất, và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Như vậy, định
nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, khắc phục được tính chất siêu
hình, trực quan trong các quan niệm về vật chất.
- Định nghĩa vật chất của Lênin còn chống lại các quan điểm duy tâm về vật
chất, tạo cơ sở lý luận để khắc phục quan điểm duy tâm về đời sống xã hội
- Định nghĩa vật chất của Lênin còn có vai trò định hướng cho sự phát triển của
nhận thức khoa học.
Moi qhe vat chat y thuc
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của
vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với
vật chất.
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh
ra ý thức. Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng
phát triển của ý thức. Không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý

thức chính là vật chất trong đó bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, cơ quan
phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người,
tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Lao động trong hoạt động thực tiễn, hoạt
động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), cùng với nguồn gốc tự
nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức. Ngoài ra, ý thức chỉ có
thể trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực
tiễn, bằng việc khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện phương tiện vật chất cần thiết
cho hành động.
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng nó lại có tính độc lập tương đối nhưng nó
lại có tính độc lập tương đối, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh
của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động, là quá trình con người
không ngừng tìm kiếm tích lũy những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn
về mặt bản chất, quy luật vận động và phát triển sự vật . Vì vậy, sau khi đã hình thành,
ý thức có vai trò định hướng cho con người trong việc xác định mục tiêu, phương
hướng tìm ra biện pháp lựa chọn các phương án, hành động tối ưu nhất và sử dụng các
điều kiện vật chất cần thiết để làm biến đổi chúng đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác
sự tác động của ý thức đến vật chất có thể theo hai khuynh hướng : Một là ý thức sẽ
thúc đẩy cùng chiều đối với sự phát triển của sự vật nếu ý thức phản ánh đúng hiện
thực, khách quan nếu con người nhận thức đúng quy luật khách quan, có ý chí động cơ
hành động đúng và thông qua cơ chế tổ chức hoạt động phù hợp trong thực tiễn. Hai là
ý thức kìm hảm, cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển bình thường của sự vật nếu ý
thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoa học, phản
động, nếu con người không có ý chí, không nhiệt tình, động cơ sai …Tuy vậy, sự tác
động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không thể sinh ra
hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất.
Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức một nguyên
tắc được rút ra, đó là nguyên tắc, khách quan. Nguyên tắc khách quan trước nhất thừa
nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nó đòi hỏi trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan, “phải lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt

động của mình”. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có nghĩa là
quan điểm khách quan xem nhẹ, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi
phát phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá
trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo
trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào
bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó”
(tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử
dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật …
để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người
Pham tru nguyen nhan _kq

Trước tiên ta cần hiểu nội dung thế nào là nguyên nhân, thế nào
là kết quả?
- Nguyên nhân là phạm trù triết họcchỉ sự tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Còn kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây
ra.
Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn
phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong
trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là
nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Hay cuộc đấu tranh
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến
kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.
Không nên hiểu nguyên nhân, kết quả nằm ở hai sự vật hoàn
toàn khác nhau. chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của
ánh sáng đèn; giai cấp vô sản là nguyên nhân của cuộc cách
mạng vô sản... Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn
đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào
đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định

sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm
ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với
điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù
nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.
- Tính chất của mối liên hệ nhân - quả: phép biện chứng duy vật
khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ
biến và tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn
có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con
người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác
động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất
định.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra.
Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều
nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Tính tất
yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong
những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy
nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những
điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu
của mối liên hệ nhân quả thực tế phải được hiểu là: nguyên nhân
tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau
bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau báy
nhiêu.
- Giữa nguyên nhân và kếtd quả có quan hệ biện chứng với
nhau.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn
có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi
nguyên nhân đã xuất hiện.

tuy nhiên không phải hiện tượng nào nối tíêp nhau về mặt thời
gian cuãng là quan hệ nhân quả. ví dụ như ngày kế đêm, mùa hè
kế tiếp mùa xuân... cái quan hệ nhân quả phân biệt với quan hệ
kế tiếp là là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra
nhau.
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:kết quả do
nguyên nhân sinh ra, nhưng khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh
hưởng trở lại đối với nguyên nhân. sự ảnh hưởng đó thể hiện
theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc
cản trở sự hoạt động của nguyên nhân
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: điểu này
có nghĩa là sự vật, hiện tượng nào trong mối quan hệ này là
nguyên nhân và trong mối quan hệ khác là kết quả và ngượclại.
- Lên hệ thực tiễn.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến nghĩa
là không có sự vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại
không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người nhận thức
nay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học
là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng tự nhiên, xã
hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm
nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân
các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không
được tưởng tượng ra từ đầu óc của con người, tách rời thế giới
hiện thực. Điều này chúng ta thấy rõ nhất trong quá trình xác
minh tội phạm của bất kỳ một quốc gia nào.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên
nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những sự kiện,
những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện và
điều này thể hiện rõ nét qua quá trình điều tra của các cơ quan
CA.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên
nhân này có vai trò khách nhau đối với việc hình thành kết quả.
vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải loại bỏ các
nguyên nhân thứ yếu để tìm ra nguyên nhân cơ bản, chủ yếu;
nguyên nhân bên trong nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ
quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắn được chiều
hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích
hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt
động (điều tra, xác minh) và hạn chế sự hoạt động của nguyên
nhân có tác động tiêu cực.
Do kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt
động thực tiễn chúng ta cần phải khai thức, tận dụng các kết quả
đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tức
dụng nhằm đạt mục dích.
Cai chung_cai rieng
- Định nghĩa
- CÁI RIÊNG (Particularity) là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình nhất định. Lưu ý khái niệm “quá trình” (process) của Engels: “Thế
giới không phải là một tập hợp những sự vật nhất thành bất biến, mà là tập hợp của
những quá trình”. Thí dụ : Hà Nội, sông Cửu Long, Nguyễn văn A, thời tiết ngày hôm
nay, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- CÁI CHUNG (Universality) là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính giống nhau, được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá
trình riêng lẻ.
- CÁI ĐƠN NHẤT (Singularity) là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, thuộc
tính, quá trình chỉ có ở một kết cấu vật chất (sự vật, hiện tượng, quá trình) nhất định,
mà không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. (thí dụ : chỉ tay của mỗi người).
2- Quan hệ biện chứng giữa CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG và CÁI ĐƠN NHẤT
2.1- Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất có tồn tại thực không ? Cái riêng, cái chung, cái
đơn nhất đều tồn tại khách quan (không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con

người). Phê phán quan niệm của phái duy danh, duy thực, của Kant.
2.2- Chúng tồn tại như thế nào ? Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng :
– CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn
tại của mình. (thí dụ).
– CÁI RIÊNG chỉ tồn tại trong mối liên hệ với CÁI CHUNG, đưa tới cái chung (thí dụ
của Lênin: Ivan là người, Ivan là “cái riêng”, người là “cái chung”).
– CÁI RIÊNG là cái toàn bộ, phong phú hơn CÁI CHUNG. CÁI CHUNG là cái bộ
phận, nhưng sâu sắc hơn CÁI RIÊNG. (Từ thí dụ trong sách, s/v tự tìm thêm thí dụ)
– CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hoá lẫn nhau, trong quá trình phát
triển của sự vật. (thí dụ).
3- ý nghĩa phương pháp luận
3.1- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu
hiện mình, nên muốn phát hiện CÁI CHUNG của chúng, phải thông qua việc nghiên
cứu nhiều CÁI RIÊNG cụ thể. (Muốn khái quát thành lý luận (cái chung), phải đúc kết
từ các kinh nghiệm trong nhiều trường hợp cụ thể).
3.2- Vì CÁI CHUNG là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối CÁI RIÊNG, nên trước khi
nghiên cứu cụ thể CÁI RIÊNG nào đó, cần nắm bắt CÁI CHUNG trước, để khỏi mất
phương hướng. (Chẳng hạn: nắm vững phương pháp học tập chung trước khi học
những bài cụ thể). Lênin dạy: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải
quyết những vấn đề chung thì người đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi “vấp
phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những
vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ
có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”.
3.3- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG khác nhau, dưới dạng đã bị
cải biến (do có sự tác động một cách khách quan giữa“cái chung” với “cái đơn nhất”
trong cái riêng đó), nên khi vận dụng CÁI CHUNG vào CÁI RIÊNG cần phải được “cá
biệt hoá” cho thích hợp. (Vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin “cái
chung” vào Việt Nam “cái riêng” chẳng hạn).
3.4- Không được tuyệt đối hóa mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa CÁI CHUNG sẽ rơi vào
giáo điều, rập khuôn, kinh viện, “tả khuynh”. Nếu tuyệt đối hóa CÁI RIÊNG sẽ rơi vào

chủ nghĩa kinh nghiệm, và về tư tưởng là xét lại, hữu khuynh.
3.5- Vì CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên trong thực
tiễn, cần tạo điều kiện cho CÁI ĐƠN NHẤT trở thành CÁI CHUNG, nếu điều đó có
lợi cho con người. Và làm cho CÁI CHUNG bất lợi trở thành CÁI ĐƠN NHẤT
BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG :
hai phạm trù triết học phản ánh các mặt tất yếu và phổ biến của mọi sự vật
và quá trình trong thế giới. Bản chất là những mặt, những mối liên hệ cơ bản,
bên trong của sự vật, còn hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những
mối liên hệ đó ra bên ngoài. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi bản chất là sự
bịa đặt của con người, hiện tượng là sự tổ hợp của các cảm giác.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi bản chất là cái tinh thần, còn hiện
tượng chỉ là cái bóng của nó. Thuyết không thể biết (Bất khả tri luận) coi bản
chất là "vật tự nó", không bộc lộ ra qua hiện tượng cho nên không thể nhận
thức được. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng BCVHT tồn tại khách
quan, không phụ thuộc vào ý thức con người và có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa BCVHT thể hiện ở chỗ, bản chất bao
giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự
biểu hiện của bản chất và chứa đựng thông tin về bản chất. Mỗi sự vật có
nhiều trình độ bản chất, còn mỗi bản chất được bộc lộ ra qua nhiều hiện
tượng. Con đường của nhận thức là từ nhiều hiện tượng đi đến bản chất, từ
bản chất cấp độ một đến bản chất cấp độ hai và cứ thế mãi. Quá trình nhận
thức bản chất của sự vật là quá trình tách dần nội dung khách quan của hiện
tượng ra khỏi cái vỏ bề ngoài, ngẫu nhiên, để tìm ra những cái bị che lấp
đằng sau hiện tượng, tức là nhận thức nội dung và quy luật của sự vật ấy. Xt.
Hiện tượng.
QUY LUAT: phu dinh cua phu dinh
Bất kì sự vật,hiện tượng nào đều ra đời trên cơ sở kế thừa --> kế thừa là xu thế phát
triển tất yếu của các sự vật,hiện tượng nhưng nó không kế thừa nguyên vẹn ,nó chỉ kế
thừa những yếu tố tích cực,hợp lý.Vì vậy,bảo vệ,gìn giữ những nhân tố tích cực,hợp lý
của cái cũ,của quá khứ là điều kiện k thể thiếu được của 1 quá trình phát triển.bởi vì k

có quá trình này sẽ k có hiện tại,sẽ k có tương lai.xu thế vận động và phát triển chung
của tất cả các sự vật,hiện tượng k phải lúc nào cũng đi lên,cũng biến đổi mà có lúc còn
chứa đựng trong lòng nó cả những bước thụt lùi tạm thời.vì vậy,nếu chúng ta nhận thức
rằng phát triển đi lên là tất yếu thì thụt lùi là điều kiện k thể thiếu được của quá trình
phát triển.do vậy cần có thái độ rất khách quan và công bằng trước những bước thụt lùi
của quá trình phát triển."thất bại là mẹ thành công"khi vận dụng nội dung của qui luật
này cần tránh 2 khuynh hướng sai lầm thường gặp phải là phủ định sạch trơn, phủ định

×