Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương môn Thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.67 KB, 24 trang )

1.

So sánh thương mại điện tử và thương mại truyền thống
• Thương mại truyền thống (TMTT):

- TMTT là sự trao đổi hàng hóa/dịch vụ của ít nhất 2 phía tham gia. Bao gồm
tất cả các hoạt động của các bên tham gia để hoàn thành các giao dịch mua bán.
Hệ thống trao đổi hàng hóa/dịch vụ dựa trên nguyên tắc tiền tệ. Là một kênh
phân phối hàng hóa từ nhà sảnxuất đến người tiêu dung thông qua các trung
gian như nhà phân phối, đại lý và các điểm bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, cửa
hàng bách hóa…
- Đặc điểm: Các hoạt động trong một giao dịch mua bán là các hoạt động mà 2
bên mua và bán cam kết thực hiện nhằm thực hiện một giao dịch mua bán
( chuyển tiền – đơn đặt hàng – gửi hóa đơn – chuyển hàng đến người mua)
- Nhược điểm của mô hình này là công ty hoàn toàn thụ động trong việc kiểm
soát đích đến của hàng hóa và các chương trình khuyến mãi cũng như tính liên
tục trong cung ứng và sự thống nhất của giá cả đến tay người tiêu dùng. Trong
khi đó, dự báo sản lượng tiêu thụmột cách chuẩn xác lại là những yếu tố mang
tính quyết định giúp công ty đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng kinh
doanhcủa mình thì hoàn toàn xa vời

-

Thương mại điện tử

gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch
vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương
mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý
chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực
tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho,
và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại


thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong
chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về
mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.

-

Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh
doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều
kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của
việc giao dịch kinh doanh.

-

Lĩnh vực công nghệ thông tin trong những thập niên cuối của thế kỷ hai
mươi đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu.


Trên nền tảng đó, một phương thức thương mại mới đã ra đời và phát triển
nhanh chóng, đó là thương mại điện tử, và cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa
thương mại điện tử và thương mại truyền thống:
Các yếu tố
tác động

Thương mại điện tử

Thương mại truyền thống

Thương hiệu công Khách hàng có thể tìm hiểu các
ty
thông tin về doanh nghiệp thông

qua website, nâng cao mức quảng
bá và thương hiệu công ty.

Khách hàng sẽ đánh giá năng lực
của doanh nghiệp thông qua qui
mô và các cơ sơ vật chất khác có
liên quan.

Quy mô thị trường

Chi phí đầu tư nhỏ, mọi hoạt động
marketing, tìm kiếm nhà cung cấp,
khách hàng đều được giao dịch
qua mạng và có thể mở rộng trên
phạm vi toàn cầu.

Các chi phí marketing, tiếp cận
khách hàng, trao đổi với nhà cung
cấp... chỉ có thể diễn ra trong
phạm vi hẹp.

Giảm chi phí

Thông qua các hình thức quảng bá
trên website, doanh nghiệp giảm
thiểu những chi phí về: in ấn
catologue, brochure, giấy tờ, gửi
thư và thuê mặt bằng…

Các phương tiện quảng bá thông

qua các ấn phẩm công ty vì vậy
tốn một khoản chi phí không nhỏ
cho in ấn, gửi thư… và có thể
nhiều loại chi phí khác phát sinh
trong quá

Hệ thống phân phối Giảm các lượng hàng tồn kho, lưu Phát sinh nhiều chi phí kho bãi,
kho, lưu bãi và showroom. Bạn có chi phí trưng bày, giới thiệu hoặc
thể trở thành nhà cung cấp trung tìm kiếm các đại lý phân phối.
gian của các nhà sản xuất.
Tiết kiệm thời gian Mọi hoạt động trao đổi mua bán
và chi phí giao dịch đều diễn ra trên mạng bất kể thời
gian và địa điểm, tạo điều kiện dễ
dàng hơn trong quá trình mua và
bán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
khách hàng.

Tùy theo tính chất, đặc điểm loại
hình kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ bị giới hạn bởi phạm vi,
thời gian hoạt động.

Cập nhật thông tin Các thông tin sản phẩm như Tốn thời gian và chi phí thông tin
sản phẩm đến với khuyến mãi, thay đổi giá cả, sản đến khách hàng và không mang
khách hàng
phẩm mới được cập nhật nhanh tính chuyên nghiệp.
chóng và dễ dàng hơn thông qua
website.
Củng cố mối quan Thông tin khách hàng được lưu Không có công cụ quản lý chặt



hệ với khách hàng

trữ trong hệ thống máy tính, từ đó,
việc xử lý thông tin, trao đổi thông
tin, cung ứng dịch vụ cho khách
hàng nhanh chóng và chính xác,
thiết lập được mối

Mạng lưới thông tin tin chính là thị trường
2.

chẽ các thông tin khách hàng dẫn
đến các tình trạng bỏ sót hoặc
cung ứng dịch vụ không chính
xác.
phương tiện để trao đổi dữ liệu

Các hình thức ứng dụng của thương mại điện tử hiện nay.

Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra
các loại hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to
government);
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer);
- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to
consumer).
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với

doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế
(UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các
giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như
mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM),
các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn
hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức
độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại
nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu
thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ
hội kinh doanh,…
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các
phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán
hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương
tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch
B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh
hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp
sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành
các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng.
TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh
nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê
người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ


cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so
sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó
cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa
doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện
tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông
tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu

hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt
giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính
minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các
phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương
mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự
thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng
một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên
sự đa dạng của thị trường.
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là
các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của
TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ
trực tuyến, v.v...
2.2.
Ví dụ
Số liệu điều tra thống kê từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy,
so với năm 2014, chỉ số Thương mại điện tử của Hải Dương năm 2015 đã tăng 6
bậc, lên vị trí 12 trong số 63 tỉnh, thành nhưng vẫn còn khiêm tốn so với các địa
phương đứng đầu. Đặc biệt chỉ số giao dịch G2B tăng mạnh cho thấy mức độ quan
tâm thường xuyên của các doanh nghiệp trong tỉnh với việc tìm kiếm và sử dụng
thông tin trên Website của các cơ quan Nhà nước tại địa phương
Theo CBRE Việt nam công bố về xu hướng tiêu dùng khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương (APAC), 25% số người tiêu dùng được khảo sát dự định sẽ mua săm
ít hơn tại cửa hàng thực tế và 45-50% số người được hỏi cho rằng sẽ mua sắm trực
tuyến qua máy tính để bàn, máy tính xách tay hay điện thoại thông minh, máy tính
bảng thường xuyên hơn trong 2 năm tới. Như vậy TMĐT đã có chuyển biến tích
cực trong đời sống xã hội.
3.

Vì sao hoạt động thương mại điện tử ở VN chưa phat triển mạnh?

a. Tâm lí người tiêu dùng


Việt Nam đang trên con đường mở cửa và đang trên đà tăng trưởng của một nước
đang phát triển. Tuy mạng xã hội bùng nổ mạnh mẽ và được đánh giá là một nước
có tốc độ tiếp cận cao nhưng số lượng người thực sự tin tưởng với thương mại
điện tử còn quá hạn hẹp.
Tâm lý mua hàng phải được thử, hay phải tận mắt thấy sản phẩm mới quyết định
mua của người Việt rất khó thay đổi. Ngay cả việc có nhiều cửa hàng thời trang
kinh doanh qua facebook thì số lượng đặt hàng online cũng không nhiều. Và suy
cho cùng facebook cũng chỉ là một trong những kênh quảng bá sản phẩm và cửa
hàng. Họ biết đến cửa hàng đó và họ phải đến tận nơi xem mới quyết định mua.
Vd: theo kết quả khảo sát năm 2014, 6% người mua hàng trực tiếp trả lời rất hài
lòngvới phương thức mua hàng trực tuyến, 41% trả lời hài lòng, tăng đáng kể so
với tỷ lệ 29% năm 2013, 48% người mua cảm thấy bình thường và 5% cảm thấy k
hài lòng. (báo cáo thương mại điện tử năm 2014)
Lý do khiến người dân chưa tham gia mua sắm trực tuyến bao gồm: khó kiểm định
chất lượng hàng hóa (78%), không tin tưởng người bán hàng (57%), không có đủ
thông tin để ra quyết định (46%), không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh
toán qua mạng (42%), cảm thấy mua ở cửa hàng dễ dàng và nhanh hơn (38%),
cách thức mua hàng trực tuyến quá rắc rối 26%
b.

Đầu tư không hợp lý

Có nhiều trang thương mại điện tử được xây dựng nên mà không có mục đích cụ
thể và chiến lược hiệu quả vội vàng cho những quảng cáo, chi nhiều tiền để quảng
bá. Chi phí bỏ ra nhiều mà lợi nhuận chưa thu lại được.
Thương mại điện tử là kinh doanh trực tuyến. Nó không đơn giản là việc bạn có
một website và cứ thế nó mang lại doanh thu cho bạn. Bạn phải kinh doanh, bạn

phải có sản phẩm, và việc bạn đang là thật sự có giá trị với khách hàng. Điều đó sẽ
tự thu hút họ đến với bạn, tìm hiểu bạn và hợp tác cùng bạn. Tuy nhiên nhiều
người chi ra nhiều chi phí kinh doanh nhưng nóng vội và nguồn đầu tư không hiệu
quả và điều đó chính là một sự thất bại.
Đầu tư nhiều mà tính chuyên nghiệp không cao khiến sự phát triển của thương mại
điện tử hiệu quả thấp.
c.

Thương mại điện tử chỉ là thiết kế website


Đây là quan niệm của khá nhiều người. Và điều đó là hoàn toàn sai lầm. Để có sự
thành công trong lĩnh vực này là cả sự kiểm soát chặt chẽ và am hiểu sâu rộng về
mạng thông tin và cả tâm lý khách hàng. Thương mại điện tử là sự liên kết chặt chẽ
giữa nhiều doanh nghiệp: nhà cung cấp, nhà bán hàng, ngân hàng (kênh thanh
toán) và khách hàng. Mỗi mắt xích có ra một vai trò khác nhau để tạo ra sự thông
suốt cho hoạt động trên các trang thương mại điện tử.
Chính từ những suy nghĩ sai lầm trên mà nhiều doanh nghiệp không thiết tha với
việc kinh doanh trên web hay quản trị web hiệu quả để tạo ra giá trị lâu dài.
Vd: Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT năm 2014
giảm nhẹ so với năm trước (62% năm 2014 và 65% năm 2013). Số lượng cán bộ
chuyên trách về CNTT và TMĐT trung bình tại mỗi doanh nghiệp là 3 người.
Khi được hỏi về khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và
TMĐT, 27% doanh nghiệp trả lời có, 73% doanh nghiệp trả lời không
d. “Treo đầu dê bán thịt chó”

Không thể phủ nhận những bất cập mà thương mại điện tử mang lại.
Một trong những điều mà người mua hàng rất quan tâm là chất lượng sản phẩm.
Và nhiều người mua hàng qua website đã gặp phải một vấn đề. Đó là sự khác biệt
quá lớn giữa đồ mà họ nhìn được trên mạng và đồ mà họ nhận được.

Những sự cố này đã đánh mất lòng tin của khách hàng. Và chỉ cần một hai người
gặp sự cố đó cũng khiến cho uy tín của các website ảnh hưởng ít nhiều vì tính lan
truyền trên cộng đồng khá cao.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại. Nhưng những
sai lầm còn tồn tại khiến cho ngành này ở Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh
mẽ như cách mà mạng xã hội bùng nổ. Để thật sự trở thành ngành kinh doanh béo
bở thì các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Nhiều chuyên gia dự báo
năm nay sẽ là năm bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử, đó là thành công
đáng mừng nhưng cũng cần sự quản lý chặt chẽ để tránh những mánh khóe lừa đảo
đến người tiêu dùng.
Vd: năm 2014, vấn đề sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo tiếp tục là trở
ngại hàng đầu tr mua sắm trực tuyến (81%), tiếp đến là trở ngại về dịch vụ vận
chuyển và giao hàng còn yếu 51%, giá cả không thấp so với mua trực tiếp/ không


rõ ràng (46%), thông tin cá nhân bị tiết lộ (42%), và website thiết kế chưa chuyên
nghiệp (29%)
4. Trình bày thực trạng cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin hiện

nay tại VN?
a. Phần cứng
-

Máy tính:
+ Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014, 98% doanh nghiệp tham gia
khảo sát có máy tính để bàn (PC) và máy tính xách tay (laptop), 45%
doanh nghiệp có máy tính bảng.
+ Cũng theo kết quả điều tra khảo sát, trung bình mỗi doanh nghiệp có 21
máy PC/máy laptop và 3 máy tính bảng.


Cơ cấu chi phí cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử
Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TMĐT qua các
năm không chênh lệch nhau nhiều. Năm 2014, chi phí đầu tư cho phần
cứng là 43%, phần mềm là 23%, nhân sự, đào tạo là 18%.
Phần Mềm
Theo kết quả điều tra khảo sát, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổ biến
trong doanh nghiệp là phần mềm kế toán, tài chính (88%) và phần mềm
quản lý nhân sự (49%). Một số phần mềm phức tạp, đòi hỏi mức độ tổ chức
cao của doanh nghiệp như phần mềm quan hệ khách hàng (CRM), phần
mềm quản lý hệ thống cung ứng (SCM) và phầm mềm lập kế hoạch nguồn
lực (ERP) có tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thấp hơn với các tỷ lệ tương ứng là
24%, 22% và 17%.
Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc
các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách
lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ
liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ
liệu được ký9 . Theo kết quả điều tra khảo sát, số lượng doanh nghiệp sử
dụng chữ ký điện tử tăng dần qua các năm, từ 23% năm 2012 tăng lên 45%
năm 2014. Doanh nghiệp lớn có tỷ lệ sử dụng chữ ký điện tử cao hơn ở
doanh nghiệp SME (với tỷ lệ tương ứng là 60% và 44%)
Hệ Thống giám sát trực tuyến:
-

b.

c.


Hiện nay, xu hướng sử dụng hệ thống tự động và hệ thống kiểm tra trực tuyến
để xử lý đơn hàng và phân phát sản phẩm bắt đầu được doanh nghiệp tiếp cận.

Theo kết quả điều tra kháo sát, 22% doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống này
trong hoạt động kinh doanh của mình.
d.

e.

5.
6.
7.
8.

Email
Với ưu thế vượt trội là tốc độ cao, chi phí rẻ và không có khoảng cách địa lí
thì thư điện tử (email) vẫn đang là phương tiện phổ biến, đơn giản và hiệu
quả để các doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược kinh doanh và công việc
hàng ngày. Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014, số doanh nghiệp có
trên 50% số lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc tăng so
với năm trước (24% năm 2013 và 35% năm 2014).
Nhìn chung qua các năm, doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích giao
dịch với khách hàng và nhà cung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (67% năm 2012,
77% năm 2013 và 75% năm 2014).
Nhân lực thương mại điện tử
Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT năm 2014
giảm nhẹ so với năm trước (62% năm 2014 và 65% năm 2013). Số lượng
cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT trung bình tại mỗi doanh nghiệp là
3 người.
Khi được hỏi về khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT
và TMĐT, 27% doanh nghiệp trả lời có, 73% doanh nghiệp trả lời không.
 Thực trạng này ảnh hưởng ntn tới hoạt động TMĐT:
trình bày thực trang cơ sở nguồn nhân lực hiên nay tại việt nam trong

TMDT(dt)
b 2b là gi? B2b giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề gì (mục 3.2 trang 54)
b2c là gì? B2c giúp doanh nghiệp, ng dùng giải quyết vấn đề gi? ( 3.3
trang 59)
xu hướng phát triển của quảng cáo trực tuyến
Sống trong thời đại bùng nổ khá dữ dội về công nghệ thông tin, khoa học kỹ
thuật như hiện nay thì quảng cáo trực tuyến là một hình thức tiếp thị sản
phẩm, dịch vụ thường được các tổ chức, cá nhân, công ty sử dụng không còn
là cái gì quá đỗi xa lạ với bất cứ ai. Hiện nay, đang tồn tại một số hình thức
quảng cáo trực tuyến đang được người dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều


nhất hiện nay như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến (quảng
cáo trên Google, quảng cáo trên Yahoo search, quảng cáo trên Bing...),
quảng cáo trên các trang mạng xã hội trực tuyến lớn (quảng cáo trên
Facebook, quảng cáo trên Twitter, quảng cáo trên Linked in, quảng cáo trên
Youtube...), quảng cáo trên các trang mạng quảng cáo, mua bán lớn...Khi
một cái gì đó ngày càng trở nên phổ biến, thì điều tất yếu là người ta sẽ mở
ra một hướng phát triển mới mẻ, những vùng đất màu mỡ chưa bị khai phá,
chưa bị tác động canh tranh lớn. Chính vì thế mà xu hướng phát triển của
quảng cáo trực tuyến trong tương lai gần là thứ được khá nhiều nhà kinh
doanh, nhà quảng cáo trên mạng internet trông đợi và quan tâm.
* Quảng cáo trên thiết bị di động
Sống trong thời đại mà thông tin liên lạc phát triển khá mạnh như hiện
nay thì việc sở hữu cho riêng mình một chiếc điện thoại thông minh
(smart phone) có thể truy cập internet thông qua kết nối mạng không
dây (wifi) hoặc mạng internet di động (3G) là việc khá dễ dàng đối với
mọi người. Song song đó, máy tính bảng cũng là lựa chọn với khá nhiều
người. Chính vì thế mà bạn có thể đưa sản phẩm, dịch vụ mà công ty
bạn đang cung cấp tiếp cận được với khá nhiều khách hàng tiềm năng

là những người đang sử dụng các thiết bị di động thông minh một cách
khá dễ dàng, chính xác, và nhanh chóng nhất mà bạn muốn. Đây cũng
là một xu hướng được đánh giá sẽ phát triển khá mạnh trong tương lai
gần của lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
* Quảng cáo trên thư điện tử (email)
Những hình thức gửi thư tay, điện tín, bưu phẩm đang dần trở nên cũ kỹ thay
vào đó mọi người trao đổi một thông điệp, một quyết định, báo cáo hay đơn
giản chỉ là một lời hỏi thăm thông qua một hình thức nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian, tiền bạc, nhân lực nhiều hơn đó là thư điện tử (email). Hiện nay có
rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử như: Google Mail, Yahoo Mail,
Hot Mail...Rất dễ dàng để bạn sở hữu một hộp thư điện tử, dễ dàng trong
việc sử dụng và hoàn toàn không mất tiền khi muốn gửi cho ai đó bất cứ gì
bạn muốn như các hình thức truyền thống. Thay vì phải mất công đi khắp
nơi, gõ cửa tận nhà, phát tờ rơi quảng cáo, chưa kể những điều kiện khách
quan về đường xá, khí hậu, thời tiết...sẽ cản trở bạn rất nhiều trong việc đưa
sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận đến khách hàng. Với thư điện tử, việc
này sẽ trở nên rất nhẹ nhàng đối với bạn, chỉ cần tạo một tài khoản thư điện
tử bất kỳ, soạn nội dung quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn tiếp


cận với khách hàng, thêm thông tin về sản phẩm như giá cả, chất lượng, hình
ảnh và việc cuối cùng bạn phải làm gửi thông điệp đó đến những khách hàng
mà bạn mong muốn (tất nhiên là bạn phải biết được địa chỉ thư điện tử của
khách hàng đó). Xu hướng này được đánh giá là sẽ phát triển mạnh vì nó rất
nhiều ưu điểm, dễ dàng thực hiện và hiệu quả khá cao.
* Quảng cáo tin đồn
Hay còn được biết đến với cái tên khác như là Buzz Marketing. Được thực
hiện thông qua blog, mạng xã hội, chat room, diễn đàn… bắt đầu từ giả
thuyết người này sẽ kể cho người kia nghe về sản phẩm hoặc dich vụ họ
thấy hài lòng. Viral Marketing là chiến thuật nhằm khuyến khích khách hàng

lan truyền nội dung tiếp thị đến những người khác, để sản phẩm và dịch vụ
được hàng ngàn, hàng triệu người biết đến. Trường hợp của Susan Boyle, thí
sinh của chương trình Britain's Got Talent, là một ví dụ. Cô nổi tiếng toàn
cầu chỉ sau một đêm khi đoạn video của cô trên YouTube nhờ được hàng
triệu người chia sẻ.

9.

các hình thức quảng cáo trực tuyến ( trang 94)

Câu 10.ưu điểm Quản cáo trực tuyến (trang 91)
Câu 11. Định giá qungr cáo trực tuyến ( 92 )
Câu 12 seo là j , lợi ích của seo
1. SEO là gì ?


SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu kết quả
tìm kiếm. Hiện nay các công cụ tìm kiếm như : Google, yahoo, bing,…. có thể coi
là những công cụ không thể thiếu đối với người dùng internet và theo một số thống
kê thì mỗi ngày có tới hơn 80% người sử dụng internet dùng các công cụ tìm
kiếm . Tất cả người dùng internet từ nhà cung cấp tới khách hàng đều cần tới
những bộ máy tìm kiếm này : nhà cung cấp cần tiếp thị mặt hàng của mình với
người tiêu dùng và ngược lại người tiêu dùng cần lựa chọn 1 nhà cung cấp có
những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Chính vì thế mà dịch vụ SEO ra đời . Nhiệm vụ




chính của SEO đó là cải thiện thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm
này, tăng thứ hạng website của bạn lên cao nhất trên các bộ máy tìm kiếm.

Nói một cách khác có thể hiểu nôm na cho những người không chuyên về
công nghệ thông tin thì SEO chính là dịch vụ quảng cáo trên internet giúp bạn đến
được với khách hàng
3. Lợi ích của SEO ?
Nếu như bạn đọc từ đầu tới đây bạn đã phần nào hiểu được lợi ích của việc làm
SEO. Tới đây tôi sẽ tóm lược lại những lợi ích chính của
việc làm SEO
• SEO giúp bạn tăng lưu lượng truy cập vào website ( tăng traffic) : Từ khóa
được bố trí hợp lí trong site , nội dung website đa dạng phong phú cộng
thêm làm SEO tốt sẽ giúp website bạn có lượng traffic ổn định
• SEO giúp tăng thứ hạng website , giá trị website : Điều dễ dàng nhận thấy
một website càng có nhiều lượng truy cập , lượng traffic ổn định thì giá trị
website càng có giá trị.
• SEO là công cụ quảng cáo tốt nhất trên internet : như trên các bạn đã biết có
tới hơn 80% số người dùng internet sử dụng các công cụ tìm kiếm , chính vì
thế có thể khẳng định không một dịch vụ quảng cáo trên internet nào tốt
bằng việc làm SEO
• SEO quảng cáo hiệu quả nhưng chi phí không cao : Có thể đọc tới đây nhiều
người sẽ thắc mắc vì nếu như đã tham khảo giá thành của các công ty SEO
thì các bạn sẽ biết giá thành SEO không hề rẻ đặc biệt một số từ khóa khó ,
nhưng nếu như đánh giá chung toàn diện về các quảng cáo trên internet thì
tôi có thể khẳng định một điều đó là : SEO là cách tốt nhất nếu bạn muốn
quảng cáo trên internet
• Xây dựng thương hiệu một cách bền vững lâu dài : dễ dàng nhận thấy sau
khi làm SEO,website của bạn đã có những vị trí cao trên các công cụ tìm
kiếm chỉ cần chú ý tới nó một chút thì việc duy trì vị trí này không phải khó.
Điều này chính là sự khác biệt giữa SEO và các công cụ quảng cáo khác như
Adword,display ads,… đối với những quảng cáo(adword, display ads…) chỉ
có tác dụng khi bạn bỏ chi phí ra thực hiện.
Ví dụ : Trong năm 2014, trang web Lazada.vn đã tăng trưởng hơn 5 lần so với năm

2013 về lượng truy cập, tổng doanh thu tăng 5,5 lần so với 2013, số sản phẩm bán
ra tăng 300.000 món hàng, thuộc 13 nhóm sản phẩm khác nhau.


Việc đầu tư và phát triển nền tảng kinh doanh (marketplace) đã giúp Lazada.vn đạt
được con số trên 1.500 nhà bán hàng tính tới cuối năm qua. Nền tảng này đã tạo
những trải nghiệm tốt hơn cho người bán hàng trực tuyến, là một mô hình kinh
doanh khả thi cho các cửa hàng nhỏ lẻ cũng như một kênh kinh doanh mới cho
những thương hiệu đã nổi tiếng hoặc người mới tham gia thị trường.
Thống kê của Bộ Thông tin Truyền thông cho thấy, năm 2014, Lazada đã dẫn đầu
thị trường thương mại điện tử trong nước với 36,1% thị phần
Câu 13.các hình thức thanh toàn TMDT hình thức nào phổ biến nhất vì sao ?
1. Thanh toán bằng thẻ
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: khách hàng sở hữu các loại thẻ
mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán hơn 60
website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
- Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Các chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ
Connect 24 của Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các
website đã kết nối với ngân hàng Đông Á và công thanh toán OnePay.
2. Thanh toán qua cổng
- Cổng thanh toán điện tử F@st MobiPay: là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng
thanh toán điện tử của Ngân hàng Techcombank, cho phép khách hàng mở tài
khoản tại Techcombank thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửi tới tổng
đài 19001590. Trong trường hợp khách hàng e ngại về các vấn đề bảo mật, khách
hàng có thể thanh toán chuyển khoản bằng hệ thống ngân hàng điện tử rất an toàn
- 3. Thanh toán bằng ví điện tử
Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart, khách hàng có thể thanh toán trực
tuyếntrên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.
4. Thanh toán bằng điện thoại di động
Với dịch vụ này khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo ví tiền vì

các khoản chi trả sẽ được thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại cầm tay.
Hệ thống thanh toán qua điện thoại xây dựng trên mô hình liên kết giữa các nhà
cung cấp dịch vụ: ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng,
người tiêu dùng.
5. Trả tiền mặt khi giao hàng
Đây là hình thức được người mua hàng yêu thích hơn. Đa phần các
website thương mại điện tử đều áp dụng phương thức COD (Cash on delivery)
cho phép người dùng đặt hàng và nhận hàng mà không cần phải thanh toán trước.
Sau khi hàng được mang đến tận tay người dùng để kiểm tra, nếu người mua hài
lòng sẽ tiến hành thanh toán trực tiếp cho người giao hàng. Hình thức này được
xem là hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay do thương mại điện tử chưa mang lại


niềm tin tuyệt đối cho người dùng.
6. Chuyển khoản ngân hàng
Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển
khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Các thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông
thường khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một
đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và
người bán ở cách xa nhau không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có
rủi ro cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm
chất so với khi rao bán.

câu 14:dấu hiệu nhận biết website có sử dụng chứng chỉ số ssl (và còn hiệu
lực)
1. URL bắt đầu với https://
Tối thiểu, địa chỉ URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải được bắt đầu bởi
cụm https:// và có một biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ (Lưu ý rằng ổ khóa
phải xuất hiện ở thanh địa chỉ trình duyệt chứ không phải trong nội dung của

website). Điều này chứng tỏ website đã được bảo vệ bởi Secure Sockets Layer
(SSL), một giao thức mã hóa giúp đảm bảo thông tin được trao đổi một cách an
toàn thông qua một chứng chỉ số SSL được tin cậy.
2. Thanh địa chỉ trình duyệt chuyển sang màu xanh lá cây có hiển thị tên công
ty quản lý website


Khi truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số Extended Validation
(EV). Đây là mức xác thực chặc chẽ nhất, đảm bảo công ty hiển thị trên thanh địa
chỉ chính là công ty đang sở hữu và vận hành website. Dấu hiệu này là dấu hiệu dễ
nhận ra nhất.
3. Luôn luôn kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt
Thoạt nhìn vào địa chỉ trên trình duyệt, chúng ta cứ ngỡ đó chính là website cần
tìm. Nhưng trong trường hợp này, website bên phải là một ví dụ điển hình cho việc
đánh lừa người dùng bằng cách thêm vào một đoạn ký tự phía sau. Những website
như thế này hoàn toàn có thể đánh lừa các hãng CA để mua một chứng chỉ số SSL
giá rẻ, có mức xác minh tên miền, vốn xử lý quy trình xác thực rất đơn giản và
hoàn toàn tự động.
4. Để ý cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ có bị đánh dấu
chéo và hiện màu đỏ không?(hết hạn)
Khi truy cập vào một website sử dụng chứng chỉ số SSL đã hết hạn, chứng chỉ số
tự cấp phát hoặc được cấp phát bởi một hãng không đáng tin cậy, trình duyệt sẽ
hiển thị một cảnh báo bảo mật. Khi đó thanh địa chỉ trình duyệt sẽ chuyển sang
màu đỏ, và cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa sẽ bị đánh dấu chéo đỏ. Trong
trường hợp này, dữ liệu trao đổi tại website vẫn sẽ được mã hóa, tuy nhiên bạn sẽ
không thể biết liệu công ty hiển thị trên chứng chỉ số SSL có phải thật sự là công ty
sở hữu và vận hành website đó hay không.
5. Luôn luôn kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt
Một địa chỉ website như bình bên phải phía trên là một dấu hiệu để bạn nhận ra đây
không phải là website mà bạn đang cần truy cập. Đôi khi bạn có thể thấy trọn vẹn

tên miền của website bạn thường truy cập, nhưng ngay phía sau đó là một đoạn
text mờ ám và điều này sẽ dẫn bạn đến một website hoàn toàn khác.
6. Kiểm tra lỗi chính tả trên website
Một số website trông y như thật, tuy nhiên nếu bạn chịu khó để ý một chút sẽ thấy
những website này thường chứa các lỗi chính tả hoặc các lỗi dễ gây ra khi đánh
máy. Các lỗi này thường xuất hiện trong tên miền của website hoặc trong nội dung
của website (như tiêu đề, hướng dẫn, nút bấm,...). Nguyên nhân là do các website
lừa đảo thường không có thời gian kiểm duyệt kỹ nội dung, hoặc thường xuất phát
từ các hacker không thành thạo ngôn ngữ mà chúng đang dùng để lừa đảo.


7. Một website thật sự sẽ không bao giờ làm bạn hoảng sợ
Một kiểu lừa đảo rất phổ biến (nhưng hiệu quả) là dùng các câu thông báo làm cho
khách hàng lo lắng, hoảng sợ hoặc vui mừng quá mức, từ đó khách hàng sẽ nhập
vào username, mật khẩu theo yêu cầu của website. Một số câu thông báo thường
được các website lừa đảo dùng là:
"Theo quy trình kiểm tra định kỳ, chúng tôi cần bạn xác nhận lại thông tin cá nhân
trên hệ thống. Xin vui lòng nhập vào username và mật khẩu để tiếp tục"
"Gần đây cơ hệ thống của chúng tôi gặp sự cố và có một số thông tin tài khoản của
bạn bị sai lệch. Xin vui lòng nhập vào username và mật khẩu để tiếp tục"
"Bạn đã được lựa chọn ngẫu nhiên để giúp chúng tôi kiểm tra lại hoạt động của hệ
thống. Xin vui lòng nhập vào username và mật khẩu để tiếp tục"
"Bạn đã được hệ thống chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên cho giải thưởng trị giá
100.000.000VND. Xin vui lòng nhập vào username và mật khẩu, thông tin thẻ tín
dụng để chúng tôi chuyển tiền cho bạn"
Câu 15 đánh giá thiết ế website về nội
-

-


Thông tin liên hệ và giới thiệu về chủ website
Các điiều kiện và điều khoảng quy định cách thức kinh doanh trước khi tiến
hành giao dịch
Thông tin giới thiệu mô tả về hàng hóa , dịch vụ
Thông tin về chi phí, giá, lệ phí
Tần suất cập nhật thông tin
Câu 16 (ví dụ trình bày hàng hóa website hiệu quả)
Các khảo sát người dùng trực tuyến đã tổng kết rằng: 67% người mua
rất quan tâm tới hình ảnh miêu tả sản phẩm, khoảng 64-85% đồng ý chi
tiền cho hàng hóa sau khi xem video minh họa trên website bán hàng.

Xây dựng website bán hàng trực quan sẽ thu hút được khách hàng.
Tạo một website bán hàng rất dễ dàng nhưng hiệu quả cho công việc kinh
doanh sẽ không đến ngay lập tức. Để những cửa hàng trực tuyến thành công,
người bán cần một số bí quyết nhất định nhằm cải thiện hoạt động kinh
doanh.
Trước tiên là trang sản phẩm, phần quan trọng nhất trên website bán hàng.
Không chỉ là nơi thông báo và lôi khéo khách mua hàng, một trang sản phẩm
-

-

-


-

-

-


-

tốt sẽ tối ưu hóa để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm thấy website
của bạn và mang lại nhiều khách hàng tiềm năng, cải thiện doanh số bán
hàng.
1. Tên sản phẩm
Tên sản phẩm cần được mô tả để khách hàng biết chính xác những gì bạn
muốn bán. Điều này cũng giúp làm tăng thứ hạng website của bạn so với
những website thiếu chi tiết trên các công cụ tìm kiếm. Ví dụ, bạn đặt tên
cho sản phẩm là “Chè Thái Nguyên” sẽ có khoảng gần 2 triệu kết quả tìm
kiếm trên Google nhưng nếu bạn đặt tên là “Chè Tân Cương đặc biệt” thì chỉ
còn hơn 340.000 kết quả, giảm được 1,6 triệu website cạnh tranh.Một lợi ích
nữa là khi khách hàng tìm kiếm từ khóa cụ thể có nhiều khả năng để họ mua
hơn là so với những người tìm kiếm các từ khóa chung chung.
2. Mô tả sản phẩm
Nội dung mô tả sản phẩm chính là chìa khóa để tăng doanh số bán hàng. Bạn
đang cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết để họ ra quyết định
mua. Công cụ tìm kiếm Google thích mô tả sản phẩm độc đáo, có nội dung
chất lượng. Đầu tư một chút thời gian để chi tiết hóa mặt hàng sẽ giúp
website của bạn tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và có cơ hội tìm được
nhiều khách hàng tiềm năng.
Một mô tả sản phẩm gồm: tả chung, đặc điểm kỹ thuật, các thông số, các lợi
ích khi sử dụng sản phẩm, ưu đãi/khuyến mại… Nội dung không cần thiết
phải quá dài nhưng đầy đủ thông tin mà khách hàng quan tâm. Chúng có thể
trở nên rất đơn điệu và kém thu hút nếu thiếu hình ảnh minh họa. Hình ảnh
sẽ giúp cho khách hàng có hình dung rõ hơn về sản phẩm.
3. Hình ảnh
Trải nghiệm mua sắm trực tuyến cơ bản thông qua thị giác. Để có thể hấp
dẫn được khách hàng của bạn, hình ảnh sản phẩm phải thật sự đẹp và ấn

tượng. Các khảo sát người tiêu dùng trực tuyến cho thấy một phần ba thời
gian mua sắm là để nhìn vào hình ảnh và 67 % người tiêu dùng được phỏng
vấn đánh giá chất lượng hình ảnh là “rất quan trọng” khi quyết định mua.
Việc sử dụng hình ảnh lớn sẽ giúp khách hàng có thể thấy sản phẩm chi tiết
hơn, tạo cảm giác giống như họ đang mua sắm trong không gian thật.


Cố gắng để có được những hình ảnh chuyên nghiệp nhất có thể, sử dụng
những phông nền đơn giản, góc chụp và ánh sáng hợp lý sẽ làm nổi bật hình
ảnh sản phẩm của bạn.
- 4. Đánh giá sản phẩm
- Tính năng đánh giá sản phẩm giúp xây dựng lòng tin và làm tăng cơ hội
chuyển đổi từ người xem thông thường thành khách hàng thực sự. Một
nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 80 % người tiêu dùng tham khảo ý kiến đánh giá
trước khi mua hàng và nếu thêm chúng vào trang web của bạn có thể giúp
doanh số bán hàng tăng lên đến 18%.
- 5. Video
- Video là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm và làm cho người mua
hàng cảm thấy như họ đang được chính bạn giới thiệu trực tiếp. Không chỉ
như vậy, video sẽ thúc đẩy nhiều người vào trang web của bạn nhờ những
công cụ tìm kiếm, giúp website của bạn cơ hội hiển thị trên trang đầu tìm
kiếm của Google tăng gấp 53 lần. Kết quả tìm kiếm video có tỷ lệ nhấp
chuột cao hơn 41% so với văn bản, cơ hội người tiêu dùng mua thêm sản
phẩm sau khi xem một đoạn video giới thiệu dao động từ 64% đến 85%.
- Nếu may mắn, bạn sẽ có sẵn video giới thiệu sản phẩm từ nhà sản xuất.
Nhưng còn một giải pháp khác là hãy tự làm cho chính mình, Google rất
thích những nội dung độc đáo. Ngày nay với những máy quay giá rẻ và
phầm mền biên tập dễ sử dụng, không khó để bạn có thể tự tạo một video
riêng của mình.
- Hãy bắt đầu với một kịch bản: liệt kê những gì bạn muốn thể hiện, không

cần phải đưa đầy đủ mọi thứ nhưng nó giúp bạn đi đúng hướng. Thông tin
thể hiện gồm các phần chính của sản phẩm, cần ngắn gọn. Theo nghiên cứu,
một video trình diễn tốt nhất là khoảng 30 giây, nếu quá ba phút hiệu quả sẽ
giảm xuống.
- Trình bày sản phẩm không chỉ là đứng bên cạnh và giới thiệu danh sách các
tính năng. Khi bạn đề cập đến một tính năng sản phẩm hãy cho thấy cách
thức nó hoạt động .
- (ST)
Câu 17 cách thu hút khách hàng đến với trang web
1. Cá nhân hóa Hầu hết những người mua không tìm kiếm những kiến thức quá
chuyên sâu về sản phẩm mà họ đang tìm đến với những chuyên gia, những thương
-


hiệu mà họ tin tưởng, những người mà cho họ những lời khuyên, các giải pháp tốt
nhất. Bạn phải làm cho website mình như một nhân viên chuyên nghiệp đại diện
cho công ty thông qua các hính ảnh, video, các nội dung về việc bạn đang xây
dựng mối quan hệ với khách hàng như thế nào để thuyết phục, củng cố niềm tin
của họ rằng bạn chính là người sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn, dễ dàng hơn.
2. Sự tín nhiệm Sự tín nhiệm là một trong những yếu tố hàng đầu mang lại sự tin
tưởng, Khi giao dịch với khách hàng tiềm năng bạn không thể để trang web của
bạn thể hiện như là một nhân viên bán hàng nhếch nhác và lôi thôi. Điều gì có thể
làm bạn trở thành một chuyên gia đáng tin cậy? Bạn đã bao giờ xuất hiện trên
truyền thông? Bạn có đang tham gia vào các hiệp hội thương mại điện từ trong
chính lĩnh vực của bạn? Bạn có phải là tác giả của một cuốn sách bán chạy nhất?
Tất cả những yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc trưng bày uy tín
của bạn đến khách hàng tiềm năng. Một trong những cách để xây dựng niềm tin
ngay lập tức là việc thông qua sử dụng các Logo dễ nhận biết. Đưa Logo của bạn
lên truyền thông và xuất hiện tại những hiệp hội thương mại có thể mang lại ngay
độ nhận biết cũng như sự thừa nhận về uy tín của bạn.

3. Các đánh giá chứng thực Các đánh giá này là xác nhận của bên thứ ba, một bằng
chứng mạnh mẽ thông qua các bằng chứng đến từ truyền thông, mạng xã hội. Cách
tốt nhất để thể hiện các lời chứng thực này là những đoạn text truyền tải thông điệp
của họ, nếu được thì hình ảnh và video về người đó thì càng thuyết phục.
4. Chủ động lấy thông tin Khi có người truy cập vào trang web của bạn thì bạn cần
phải tận dung tối đa lượt truy cập đó bằng cách chủ động nắm bắt thông tin của họ
để có thể tiếp tục giữ liên lạc. Hiện nay với các phần mềm hỗ trợ chat trực tuyến
thì việc đó đã trở nên dễ hơn rất nhiều, bạn có biết rằng nếu bỏ qua là bạn đang
lãng phí chi phí Marketing của mình đấy, bạn thử nghĩ xem bạn đã làm những gì
mới lôi kéo họ đến được đây. SỬ DỤNG MÃ TRUONGDGM ĐỂ GIẢM GIÁ
15% CHO MỌI KHÓA HỌC TẠI DGM
5. Từ khóa và xác định đúng mục tiêu Xác định từ khóa là vấn đề quan trọng để
đưa website của bạn lên TOP Google. Nếu bạn không quen với những từ khóa thì
có thể dùng Google Keywords Tools để tìm ra các từ khóa mà người dùng đang
tìm kiếm, có lẽ lý tưởng nhất là những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng nếu


bạn không có khả năng thì sao? Hãy xem cách nghiên cứu từ khóa SEO một cách
thông minh với bài viết này
. 6. Wordpress Nếu website của bạn không phải là mã nguồn Wordpress thì bạn
nên tìm hiểu về nó ngay đi nhé. Có nhiều lý do tuyệt vời để bạn sử dụng
Wordpress và lý do đầu tiên đó là khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của nó với
những Plugin thông minh hỗ trợ cho bạn nâng cao mọi khía cạnh của trang web mà
bạn đang sở hữu. Tìm hiểu thêm Những lý do bạn nên sử dụng Wordpress.
7. Các nội dung liên quan Đây là điều quan trọng bởi hai lý do. Thứ nhất nó mang
cho cho Search Engines lý do tiếp tục quay lại trang web của bạn. Thứ hai nếu bạn
không cập nhật nội dung thường xuyên cho website thì người dùng khi đến với
website của bạn và nghĩ rằng nó đã lỗi thời, phát triển nội dung phong phú là cách
tốt nhất để giữ chân người dùng tiếp tục quay trở lại trang web của bạn. Và để hiểu
rõ hơn điều này thì tham khảo 5 lý do bạn nên cập nhật nội dung thường xuyên.

8. CTA (Call To Action) Nội dung hay nhưng không có hành động thì chưa phải
là một trang web có nội dung thành công. CTA nên được sử dụng trong website
của bạn để đưa khách truy cập đến với một hành động cụ thể nào đó. Bằng các sử
dụng CTA trên trang chủ sau đó kết nối chúng với nhưng nơi mà bạn muốn dẫn họ
đến và giúp khách truy cập giải quyết vấn đề của họ. Ví dụ như các tư vấn miễn
phí hoặc các báo cáo đặc biệt về lĩnh vực kinh doanh nào đó.
9. RSS và Social Bookmarking Icon Cả hai cho phép giúp trang web của bạn
tương tác nhiều hơn. RSS Feed giúp cho người dùng yêu thích nội dung của bạn có
thể nhận được email ngay khi bạn sản xuất ra được một bài viết mới. Đối với
Social Bookmarking cho phép người dùng lưu lại các liên kết trang web mà họ
thích. Không giống như Bookmark trên trình duyệt Social Boomark là công khai,
do đó nó mang đến cơ hội quảng bá rộng rãi nội dung của bạn đến với mọi người,
một cách tăng traffic hiện nay được áp dụng rất phổ biến.
10. Social Media Icon Các biểu tượng mạng xã hội sẽ giúp cho người dùng kết nối
với bạn dễ dàng hơn nếu như họ thích bạn. Họ sẽ muốn ghé thăm Fanpage của bạn
xem những gì mà bạn chia sẻ, những gì mà bạn làm được và nếu bạn vẫn còn gắn
biểu tượng hỗ trợ trực tuyến Yahoo hoặc Sky thì các biểu tượng mạng xã hội có
sức tương tác cao hơn đấy.


Câu 18 giống câu 6,7
Câu 19 điều kiện để website hoạt động đươc
Tên miền: Hay còn gọi là Domain, là địa chỉ của trang web để mọi người có thể
truy cập. Nó cũng giống như số nhà của bạn.
Thiết kế Website: Chính là dữ liệu, nội dung của website bao gồm các hình ảnh,
bài viết và các file mã lệnh hay còn gọi là mã nguồn – source code.
Hosting: Nơi lưu trữ dữ liệu cho website trên internet.
Tên miền là gì?
Là tên gọi đại diện cho một tài nguyên mạng, thông thường là một website, được
thể hiện bằng các ký tự hoặc chữ số trong bảng chữ cái thay vì địa chỉ IP của máy

chủ, mục đích là để người sử dụng dễ dàng truy cập tài nguyên mạng đó và đại
diện cho mục đích, thương hiệu của chủ sở hữu website.\\
Tên miền là duy nhất và nó được cấp phát cho chủ thể nào hoàn tất việc đăng ký
trước.
Khi đăng ký tên miền sẽ phải trả lệ phí đăng ký một lần duy nhất (nếu có) và chi
phí duy trì hàng năm (có thể trả theo từng năm hoặc trả trước một lần cho nhiều
năm).
tên miền quốc gia thường được đánh giá cao hơn các tên miền quốc tế trừ trường
hợp doanh nghiệp của bạn hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, nếu có điều
kiện bạn nên bảo vệ thương hiệu bằng việc mua hết các tên miền có đuôi phổ biến
theo thứ tự ưu tiên sau: www.tencongty.vn / .com.vn / .com / .net / .info
Thiết kế Website
Website cũng giống như bộ mặt của doanh nghiệp trên internet. Tất cả những gì
khách hàng biết về bạn trên internet sẽ tập trung vào website của bạn. Màu sắc,
phong cách, tính năng, nội dung trên website sẽ phản ánh được hình ảnh của doanh
nghiệp đến với khách hàng. Văn phòng khang trang chứng tỏ doanh nghiệp chất
lượng, website chỉnh chu chứng tỏ doanh nghiệp chuyên nghiệp Khi khách hàng có
nhu cầu, họ sẽ xem xét website của nhiều công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ họ
mong muốn. Doanh nghiệp nào có website chuyên nghiệp hơn sẽ tạo được ấn
tượng tốt hơn, thu hút khách hàng hơn và có nhiều cơ hội bán hàng hơn. Nếu giao
cho người khác thiết kế web bạn hãy nêu lên những ý tưởng và công việc cần làm


trên trang web để giúp việc thiết kế được thuận tiện. Nên tham khảo thêm các trang
web khác và tiếp nhận sự tư vấn từ phía nhà thiết kế để đạt kết quả tối ưu cho trang
web.Một số dịch vụ thiết kế Web thường hỗ trợ thêm các dịch vụ khác như đăng
ký tên miền, hỗ trợ Hosting… hãy cân nhắc kỹ các dịch vụ này vì rất nhiều trường
hợp đáng tiếc đã xãy ra khi dịch vụ này không còn hoạt động nữa như mất tên
miền, hosting, trang web,…
Các lưu ý khi thiết kế website:

Website phù hợp với loại hình doanh nghiệp, mục đích sử dụng.
Website thiết kế giao diện đẹp, tông màu chuẩn phù hợp, bắt mắt người xem.
Đầy đủ tiện ích và có thể phát triển chúng theo mục đích sử dụng.
Mã nguồn web chắc chắn, ổn định.
Phân bố nội dung, bố cục hợp lý, hài hòa.
Có khả năng tích hợp SEO, tiện ích cao.
Hosting là gì?
Hosting là nơi lưu trữ trang web, được đặt trên một máy chủ Web (Web Server),
máy chủ này cung cấp dịch vụ Web và luôn được kết nối với Internet để trang web
hoạt động và cho phép mọi người truy cập.Sau khi đã có trang web và đã nắm
được mọi kỹ thuật cũng như hoạt động của trang web thì đã đến lúc tính đến việc
thuê Hosting. Lựa chọn Hosting có lẽ là một công việc khó khăn nhất, tìm được
một nhà cung cấp dịch vụ Hosting như ý quả thật không đơn giản. Rất nhiều
trường hợp phải chuyển qua Hosting khác do sự không tương thích với mã nguồn
làm cho trang web hoạt động không ổn định và do các dịch vụ hỗ trợ khách hàng
kém.
Các lưu ý khi lựa chọn hosting:
Tính ổn định cao
Phù hợp với ngôn ngữ lập trình của mã nguồn.
Tính năng tích hợp, linh họat, dễ dàng chuyển đổi nâng cấp giữa các gói dịch vụ.
Dễ sử dụng, bảo mật cao.


Hỗ trợ sử dụng từ nhà cung cấp 24/7.

Câu 20 điều kiện để website hoạt dộng hiệu quả
Chuẩn bị nhân lực quản trị website
Quản trị website phải bắt đầu từ ngay khi trang web đang trong giai đoạn hoàn
thiện, bao gồm việc chuẩn bị nội dung và cập nhật liên tục, kiểm soát hoạt động
của website, xử lý các yêu cầu khách hàng từ trang web, theo dõi và xử lý các lỗi

website, lập kế hoạch phát triển, nâng cấp cho trang web, triển khai tiếp thị
và quảng bá website.
Khối lượng công việc phải làm để một trang web mang lại hiệu quả là rất đa dạng
và nhiều nên đòi hỏi thực sự phải có ít nhất một người đảm nhiệm chuyên biệt.
Tuy vậy hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng nhân lực kiêm nhiệm để tiết kiệm, và
hậu quả là trang web được làm ra ban đầu rất tốt nhưng lại không được duy trì và
phát triển, mang lại hiệu quả như mong muốn khi đầu tư. Và thậm chí là trở thành
một trang web chết của doanh nghiệp.
Chi phí: Chủ yếu chi phí ở đây là chi phí cho nhân lực vận hành trang web.
Cập nhật nội dung website
Vdi bất cứ một website nào, mục đích truyền tải thông tin từ Doanh nghiệp đến với
khách hàng và thị trường tiềm năng phải là một một đích cơ bản đầu tiên, và quyết
định sự sống còn của website đó. Tất nhiên nếu một website sau 1 tháng không có
thông tin gì mới, thì trong 1 tháng đó người sử dụng không có lý do gì để quay lại
trang web, đó là 1 lý do để trang web bị người dùng bỏ quên, và trở thành một
gương mặt chết của Doanh nghiệp.
Để cập nhật nội dung, người quản trị trang web trước hết phải thường xuyên chuẩn
bị các nội dung của Doanh nghiệp muốn truyền tải tới người sử dụng (thông tin
hoạt động, sự kiện, sản phẩm – dịch vụ....) phù hợp với định hướng nội dung và thị
trường mà doanh nghiệp đặt ra.
Chi phí của việc cập nhật nội dung chính là chi phí cho nhân lực quản trị trang
web.


. Xử lý các yêu cầu của khách hàng
Các yêu cầu, phản hồi hay liên hệ của khách hàng đến từ website là bằng chứng rõ
ràng nhất về việc website đã mang lại hiệu quả thế nào đối với Doanh nghiệp. Vì
vậy, xử lý các yêu cầu này là công việc trực tiếp nhất để khai thác hiệu quả từ trang
web.
Thông thường, các liên hệ đến từ website được gửi vào email của người có liên

quan (quản trị nội dung, bán hàng...) và các phản hồi nên được gửi trực tiếp vào
email của người gửi từ những bộ phận khác nhau trong Công ty. Do đó, nên tạo ra
và sử dụng thống nhất các mẫu email của Doanh nghiệp để khắc họa hình ảnh
thương hiệu và tạo sự chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng.
Chi phí: Phần lớn chi phí trong xử lý các liên hệ/phản hồi/đơn hàng từ website là
chi phí nhân lực.
. Quảng bá, tiếp thị website
Tương tự như mở ra một cửa hàng hay Doanh nghiệp tại 1 địa điểm nào đó, có một
website không đồng nghĩa với các khách hàng tiềm năng tự biết và tìm đến
website. Hoạt động quảng bá và tiếp thị website đặc biệt quan trọng để giới thiệu
website và thu hút người sử dụng, khách hàng tiềm năng, đối tác đến với trang web
qua đó phát huy tối đa hiệu quả thông tin – thương mại của website.
Tiếp thị - quảng cáo trên mạng Internet có những cách thức khác biệt với tiếp thị quảng cáo truyền thống. Những phương pháp tiếp thị website phổ biến bao
gồm Search Engine Optimization - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, gửi thư quảng
cáo, đặt quảng cáo trên website khác và đặt liên kết với các website khác. Người
quản trị trang web phải nắm rõ các cách thức này để triển khai có hiệu quả.
Chi phí: Tùy thuộc vào mức độ tiền hành marketing mà Doanh nghiệp phải có các
chi phí phù hợp: đặt quảng cáo banner, thuê quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, mua
các đường link đến website.
Đọc thêm bài: Một số kỹ thuật marketing website hiệu quả
Duy trì dịch vụ máy chủ, tên miền
Tất nhiên để trang web hoạt động, cần có một máy chủ trên Internet để lưu trữ
trang webvà một tên miền để mọi người truy cập. Giống như các dịch vụ thuê bao


khác (điện thoại di động ...), các chi phí của tên miền và máy chủ trong năm đầu
tiên thường tính chung trong chi phí thiết kế website.
Chi phí: tùy thuộc vào loại dịch vụ máy chủ và tên miền sử dụng mà chi phí duy trì
có thể khác nhau.
Xây dựng định hướng phát triển trang web

Trong quá trình hoạt động, chắc chắn sẽ có những thay đổi về mặt định hướng thị
trường, định hướng thông tin mà doanh nghiệp cần hướng tới. Do đó, để trang web
liên tục phát triển và hoạt động hiệu quả, cần phải liên tục xem lại và kiểm tra các
định hướng ban đầu nhằm đưa ra các kế hoạch phát triển mới phù hợp với thị
trường. Căn cứ để xây dựng định hướng chính là từ các kết quả mà trang web
mang lại trong quá trình khai thác và định hướng ban đầu của Công ty, định hướng
mới của toàn công ty.
Chi phí: Chi phí cho công việc này chỉ bao gồm chi phí nhân lực lập kế hoạch,
thông thường người quản trị trang web chính là người sẽ lập ra các kế hoạch này vì
là người nắm rõ nhất họat động và hiệu quả của trang web cũng như phản ứng của
thị trường đối với website của Công ty.
Sửa lỗi và nâng cấp trang web.
Bất cứ một sản phẩm nào cũng chứa lỗi đối với website có thể là lỗi lập trình, lỗi
về dữ liệu hay quy trình nghiệp vụ không đúng so với thiết kế ban đầu. Vì thế, nhất
là trong giai đoạn đầu vận hành, người quản trị website phải chú ý đến việc phát
hiện lỗi và yêu cầu nhà cung cấp tiến hành sửa lỗi theo bảo hành. Ngoài ra, một
định hướng phát triển mới cho website luôn kèm theo đòi hỏi phải nâng cấp trang
web có những tính năng nghiệp vụ mới để đáp ứng định hướng mới. Và một nhà
cung cấp website tốt sẽ phải có liên hệ thường xuyên với Doanh nghiệp để nắm rõ
nhu cầu nâng cấp và đưa ra các tư vấn nâng cấp phù hợp, kịp thời.
Chi phí: Việc sửa lỗi thường miễn phí theo điều khỏan bảo hành của công ty thiết
kế website ngoại trừ các lỗi mất dữ liệu do sai sót của người quản trị. Chi phí
thường chỉ là các chi phí nâng cấp cho các nghiệp vụ mới của trang web



×