Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
----------
TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH HÀNG Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện
: Nhóm 6
Lớp
:TMA301.8
Hà Nội, 2012
---------1
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
Tạ Thu An (nhóm trưởng)
Hoàng Minh Châu
Đinh Hạnh Nguyên
Nguyễn Hùng Sơn
Đào Lê Giang
Hoàng Nguyễn Mai Trang
Nguyễn Hải Thanh
Phạm Thị Hồng Thu
Mai Hồng Ngọc
Nguyễn Hải Phong
Nguyễn Thanh Mai
Trần Đức Nhất
1001090029
1001011207
1001010710
1001010833
1001011353
1001030365
1001011285
1001010929
1001010704
1001010753
1001010608
1001010720
2
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
MỤC LỤC
NỘI DUNG............................................................................................................................7
Chương 1: Hoạt động Thương mại Quốc tế của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam
trong WTO..........................................................................................................................7
1.1.Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam:.........................................................7
1.1.1.Đặc điểm hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam:.................................7
1.1.2.Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO:...................8
1.1.3.Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam:...............................................................11
1.2.Các cam kết của Việt Nam trong WTO:.................................................................13
1.2.1.Cam kết đa phương.........................................................................................14
1.2.2.Cam kết về thương mại hàng hóa...................................................................15
1.2.3.Các cam kết về thương mại dịch vụ...............................................................16
Chương 2: Phân tích tác động của việc gia nhập WTO đối với một số ngành hàng ở
Việt Nam...........................................................................................................................19
2.1.Tác động của WTO đến một số ngành xuất khẩu...................................................19
2.1.1.Ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng – ngành lúa gạo...........................19
2.1.1.1.Giới thiệu chung về ngành :....................................................................19
2.1.1.2.Tình hình xuất khẩu lúa gạo:...................................................................22
2.1.1.3.Nguyên nhân:...........................................................................................25
2.1.1.4.Bài học chính sách:..................................................................................26
2.1.2.Ngành có kim ngạch xuất khẩu giảm – Ngành dầu thô:................................28
2.1.2.1.Giới thiệu chung về ngành:......................................................................28
2.1.2.2.Tình hình xuất khẩu dầu thô:...................................................................29
3
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
2.1.2.3.Nguyên nhân:...........................................................................................31
2.1.2.4.Bài học chính sách:..................................................................................33
2.2.Tác động của WTO đến một số ngành nhập khẩu:.................................................37
2.2.1.Ngành có kim ngạch nhập khẩu tăng – Ngành điện tử:.................................37
2.2.1.1.Giới thiệu chung về ngành:......................................................................37
2.2.1.2.Tình hình nhập khẩu linh kiện và đồ điện tử:.........................................38
2.2.1.3.Nguyên nhân:...........................................................................................40
2.2.1.4.Bài học chính sách...................................................................................41
2.2.2.Ngành có kim ngạch nhập khẩu giảm – Ngành ô tô:.....................................43
2.2.2.1.Giới thiệu chung về ngành:.....................................................................43
2.2.2.2.Tình hình nhập khẩu ô tô:........................................................................44
2.2.2.3.Nguyên nhân:...........................................................................................47
2.2.2.4.Bài học chính sách:..................................................................................48
Chương 3: Chiến lược xuất nhập khẩu và các chính sách đối với xuất khẩu và nhập
khẩu thời kỳ 2011 – 2020 và định hướng đến 2030.........................................................50
3.1.Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020 và định hướng đến
năm 2030:......................................................................................................................50
3.1.1.Định hướng xuất khẩu ....................................................................................50
3.1.2.Định hướng nhập khẩu ...................................................................................51
3.2.Một số chính sách của chính phủ về xuất khẩu và nhập khẩu:..............................52
3.2.1.Chính sách điều chỉnh xuất khẩu:...................................................................52
3.2.2.Chính sách điều chỉnh nhập khẩu:..................................................................52
LỜI KẾT...............................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................57
4
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO kể từ ngày 11/1/2007. Việc gia nhập WTO
là phù hợp với yêu cầu phát triển theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Dưới góc độ doanh nghiệp, việc gia nhập WTO đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp
được đối xử bình đẳng hơn trên thị trường quốc tế. Họ nhận thức được rằng các rào cản
thuế quan và phi thuế quan sẽ được giảm hoặc loại bỏ, việc hội nhập quốc tế mang lại
nhiều cơ hội và thuận lợi hơn trong tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, họ cũng thừa
nhận cạnh tranh trên cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài cũng sẽ khắc nghiệt
hơn và nếu không tự đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh thì nguy cơ mất đi chỗ
đứng và vị thế của doanh nghiệp là vấn đề không tránh khỏi.
Nêu lên nhận định về việc gia nhập WTO dưới góc nhìn của các ngành để thấy
rằng ảnh hưởng của WTO đã đi vào từng ngóc ngách của nền kinh tế, mà rõ ràng nhất là
tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, vừa tạo những cơ hội mới, nhưng
lại cũng là những thách thức không hề nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề,
cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Chính vì lý do đó, nhóm chúng em xin trình bày quan điểm của mình về đề tài:
“Tác động của việc gia nhập WTO đối với một số ngành hàng ở Việt Nam” với nội
dung trình bày 4 ngành hàng điển hình thể hiện 4 xu hướng thay đổi về kim ngạch xuất
nhập khẩu, qua đó thấy được xu hướng thay đổi của xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay.
Ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng – ngành lúa gạo.
Ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm – ngành dầu thô.
Ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng – ngành điện tử.
Ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm – ngành ô tô.
Với mỗi ngành hàng nói trên, bài nghiên cứu sẽ phân tích 4 điểm chính. Đó là: (1)
Giới thiệu chung về ngành; (2) Tình hình xuất nhập khẩu (XNK) trước và sau khi gia
nhập WTO; (3) Nguyên nhân cho sự thay đổi về kim ngạch XNK sau khi gia nhập WTO;
(4) Bài học chính sách.
5
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
6
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
NỘI DUNG
Chương 1: Hoạt động Thương mại Quốc tế của Việt Nam và các cam kết
của Việt Nam trong WTO
1.1.
Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam:
1.1.1. Đặc điểm hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam:
• Thương mại quốc tế những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, cao hơn so với
tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến kim ngạch ngoại thương trong tổng
sản phẩm quốc dân của một quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của
nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.
• Tốc độ tăng trưởng của thương mại "vô hình" nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của
thương mại "hữu hình" thể hiện biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của một quốc gia. Điều này kéo theo nhiều quốc gia đang có sự đầu tư phát
mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với các xu hướng chính
sau:
- Giảm đáng kể tỷ trọng nhóm lương thực, thực phẩm và đồ uống.
- Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng dầu mỏ và
khí đốt.
- Giảm tỷ trong hàng thô, tăng nhanh sản phẩm công nghiệp chế tạo, nhất là máy
móc, thiết bị và những mặt hàng tinh chế.
- Giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều lao động giản đơn,
tăng nhanh những mặt hàng kết tinh lao động thành thạo, lao động phức tạp.
• Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao
tăng nhanh.
• Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương
thực cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả mà
cả về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời gian thanh toán, các dịch vụ sau bán
hàng... và các tiêu chuẩn khác gắn với trách nhiệm xã hội và quyền lợi người tiêu dùng.
7
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường ngày càng cao, càng mở rộng phạm vi
thị trường sang các lĩnh vực tài chính - tiền tệ và chính công cụ tài chính - tiền tệ này
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Đi đôi với các quan hệ mậu dịch, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu tư, hợp
tác khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... ngày càng đa dạng và phong phú, bổ
sung cho nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
• Chu kỳ cho từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, đổi
mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động, nhạy
bén và khi gia nhập thị trường thế giới. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công
nghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm, nguyên liệu thô ngày càng
mất giá, kém sức cạnh tranh.
• Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hoá thương mại,
song mặt khác, giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng rào mới, yêu
cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn.
• Vai trò của GATT/WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh thương mại quốc
tế. Các thể chế điều chỉnh của GATT/WTO ngày càng có hiệu lực đối với nhiều nước,
mức độ điều chỉnh và tính chất điều chỉnh cũng ngày càng sâu sắc và hiệu quả hơn. Việc
hơn 130 quốc gia thành viên sau vòng đàm phán Uruguay nhất trí thành lập WTO với
những nguyên tắc hoạt động mới hơn, thay thế GATT 1947 cũng chứng tỏ vai trò ngày
càng tăng của tổ chức này. Chính vì vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên chớnh thức
của WTO vào ngày 11/1/2007 vừa qua là một thành công, mở ra giai đoạn phát triển mới
trong quan hệ kinh tế quốc tế.
1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO:
Gia nhập WTO, hội nhập quốc tế đã giúp Việt Nam phá được thế bao vây cấm vận,
tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó
nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường được rộng mở tới 149 nền kinh tế
thành viên.
8
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử, được hưởng thuế
suất nhập khẩu của các nước giống như các thành viên khác, các rào cản phi thuế quan
cũng đỡ đi nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, kể cả trong những năm
khủng hoảng. Trừ năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều đạt trên
20%, năm 2011 đạt trên 30%, nếu nhìn cả 5 năm đã tăng 17,3% so với dự kiến là 16%.
Mặt khác, nhờ thuế suất nhập khẩu của Việt Nam cắt giảm nên giá máy móc, thiết
bị, nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất cũng giảm bớt, vì vậy gánh đỡ cho giá
thành, gia tăng phần nào khả năng cạnh tranh. Còn việc nhập siêu gia tăng thì chủ yếu là
do hai nguyên nhân: cơ cấu kinh tế của Việt Nam lạc hậu, tỷ lệ gia công quá lớn nên càng
đẩy mạnh sản xuất, gia tăng xuất khẩu lại càng phải nhập khẩu. Hơn nữa, giá cả trên thị
trường thế giới giao động mạnh, có thể nói đã hình thành một mặt bằng giá cả mới cao
hơn trước.
Như vậy, kể từ sau khi gia nhập WTO đến nay, tình hình xuất nhập khẩu của Việt
Nam có nhiều biến đổi.
Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam giai đoạn từ
2003 – 2012 (Tỷ USD)
Tổng kim ngạch XK
2003
20,17
2004
26
2005
32,23
2006
39,6
2007
48,38
2008
62,9
2009
56,6
2010
71,6
2011
96,9
2012(ước tính) 108,8
Tổng kim ngạch NK
25,22
30,7
36,88
44,4
60,83
80,71
68,8
84
106,75
121,8
Nhập siêu
5,05
4,7
4,65
4,8
12,45
17,81
17,18
12,4
9,5
13
Nguồn: Tổng cục Thống kê
9
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam giai đoạn
2003 – 2012 (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn trên bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy, sau khi gia nhập WTO, cả kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều liên tục tăng, chỉ có riêng năm 2009 do chịu
ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh thế thế giới nên kim có giảm.
Về tình hình nhập siêu, có thể thấy, từ năm 2007-2012, nhập siêu có tăng lên nhiều
so với thời kì trước đó. Tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, xu hướng giảm nhập siêu đang
diễn ra với những nỗ lực của nhà nước nhằm đưa nhập siêu từ 17,81 tỷ USD năm 2008
xuống 9,5 tỷ USD năm 2011. Tuy nhiên, dưới những biến động bất ngờ của khủng hoảng
10
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
tài chính, cũng như tình trạng suy thoái kinh tế thời gian gần đây, tình trạng nhập siêu
năm 2012 có dấu hiệu tăng do kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hơn so với nhập khẩu.
1.1.3. Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam:
Từ những đặc điểm trên đây của thương mại trong thời đại ngày nay và đặc biệt là
khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, đặt ra cho nước ta
một số vấn đề phải đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển quan hệ thương mại quốc
tế:
Một là, phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để
lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường
khu vực và thị trường thế giới cho mình.
Lợi thế so sánh là những điều kiện và khả năng thuận lợi (hoặc khó khăn) của một
nước này so với nước khác trong việc sản xuất cùng một loại sản phẩm hàng hóa hay kinh
doanh và dịch vụ thương mại trong những thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả cao
nhất cho mỗi quốc gia.
Lợi thế so sánh thương mại quốc tế bao gồm ba loại: lợi thế so sánh tự nhiên vốn
có, lợi thế so sánh nảy sinh do sự phát triển của lực lượng sản xuất và lợi thế so sánh phát
sinh do đổi mới chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước. Khi nói về lợi thế
tuyệt đối, Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển, cho rằng một nước chỉ nên sản xuất
những loại hàng hóa sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên sẵn có của họ để có lợi nhuận
cao nhất. Việc tiến hành trao đổi giữa các quốc gia phải tạo ra lợi ích cho cả hai bên, nếu
một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào thương mại
quốc tế.
Khi tham gia trao đổi mua bán thương mại quốc tế, các quốc gia phải biết lựa chọn
sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh tốt nhất và nhập khẩu những
hàng hóa mà mình sản xuất bất lợi nhất. Đây cũng là một bài học mà chúng ta đã rút ra
qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế. Một số sản phẩm của nước ta đang có lợi thế tuyệt
đối trên thị trường quốc tế cần phải đẩy mạnh xuất khẩu.
Hai là, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mở
rộng quan hệ thương mại quốc tế.
11
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Trong quan hệ thương mại thế giới, cần đa phương hóa, linh hoạt hoá thị trường,
mở rộng buôn bán với nhiều nước. Song ở giai đoạn trước mắt đối với nước ta kinh tế
chưa phát triển cao, các điều kiện về khoa học – kỹ thuật còn nhiều hạn chế, khả năng
cạnh tranh còn yếu, cần lựa chọn những mặt hàng có chất lượng cao xây dựng thành
thương hiệu quốc tế và những thị trường có khả năng và ưu thế riêng đối với mình để khai
thác và tham gia xuất, nhập khẩu buôn bán thương mại, dịch vụ, trên cơ sở đó từng bước
giành chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Ba là, hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong
nước và thị trường ngoài nước. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh thị
trường trong nước làm cơ sở hậu phương cho phát triển thị trường ngoài nước. Thị trường
trong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trường ra ngoài
nước, đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động nhập khẩu của nước ta, ngược lại thị trường ngoài
nước được phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường trong nước phát triển mạnh hơn,
phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống.
Bốn là, thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác về
thương mại. Việc này chỉ có lợi cho ta, một mặt chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam là
nước làm ăn nghiêm chỉnh đúng luật, đúng cam kết; mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ
của thế giới và đặc biệt là của tổ chức thương mại thế giới WTO, khi chúng ta gặp phải
những khó khăn, rào cản và tranh chấp về thương mại quốc tế.
Năm là, phát huy tốt vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước về thương mại.
Để phát huy đến mức cao nhất lợi thế so sánh thương mại, thì điều quan trọng là
phải có những con người quản lý có tri thức mới về thương mại, cùng với những cơ chế,
chính sách thương mại đúng đắn phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong
thời kỳ mới và phù hợp xu thế phát triển và hội nhập kinh tế – thương mại khu vực và thế
giới. Do vậy, vấn đề cốt lõi để thực hiện mục đích trên là phải nhận thức đúng đắn vai trò
quan trọng quản lý Nhà nước đối với thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý hoạt động
thương mại quốc tế nói riêng.
12
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người định hướng chiến
lược, quy định khung pháp luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, công bằng,
thống nhất điều hoà các quyền lợi chung và cá nhân.
Nhìn chung các nước hiện nay, kể cả các nước đã phát triển và các nước chậm và
đang phát triển đều coi trọng việc kết hợp giữa cơ chế thị trường tự do và sự điều tiết của
Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả
các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển; do năng lực sản xuất ngày càng lớn,
cho nên luôn luôn ở tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất. Hoạt động
thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới ngày càng gay
gắt là tất yếu. Trong tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới, chen
chân được vào thị trường thế giới và bảo đảm không thất bại thì nước ta cần có những
chính sách thương mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo, vừa phù hợp với điều
kiện của nước mình, vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo luật pháp quốc gia, vừa
đảm bảo luật lệ của "sân chơi" thị trường quốc tế.
1.2.
Các cam kết của Việt Nam trong WTO:
Sau Vòng đàm phán Uruguay từ 1986 – 1994, WTO được thành lập với 60 các
hiệp định, phụ lục, quyết định và bản ghi nhớ. Các văn kiện này thuộc các nhóm vấn đề
chính sau:
Hiệp định nền tảng (Hiệp định thành lập WTO hay còn gọi là Hiệp định
Marrakesh)
Các hiệp định cho 03 lĩnh vực thương mại cơ bản theo tiêu chí phân chia của WTO
là thương mại hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ
Hiệp định về giải quyết tranh chấp
Hiệp định về xem xét lại chính sách thương mại của các chính phủ.
Các hiệp định nền tảng của 3 lĩnh vực thương mại nói trên gồm:
13
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT) áp dụng đối với
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS) áp dụng đối với hoạt
động cung cấp dịch vụ
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs)
Từ 03 Hiệp định thương mại nền tảng này WTO xây dựng nên các hiệp định phụ
và các phụ lục áp dụng cho các lĩnh vực, nhu cầu đặc thù như: nông nghiệp, vệ sinh thực
phẩm...
Xuất phát từ các yêu cầu pháp lý của các hiệp định, phụ lục, quyết định nói trên
của WTO, các nước khi gia nhập sẽ phải đưa ra các cam kết cụ thể của mình dưới hình
thức các biểu cam kết về hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong các biểu cam kết này sẽ quy định
cam kết cụ thể mở cửa thị trường của một nước thành viên, cho phép các thành viên khác
tiếp cận thị trường mình ở mức độ mà nước gia nhập cam kết.
Dưới đây là bản tóm tắt một số cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO:
1.2.1. Cam kết đa phương
- Cam kết về ngoại hối (không được áp dụng các biện pháp hạn chế việc thanh toán
và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai quốc tế);
- Doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối sẽ mua sắm ngoài mua sắm chính
phủ thực hiện theo tiêu chí thương mại;
- Cam kết về giá trị ưu tiên của điều ước quốc tế so với quy định pháp luật trong
nước;
- Cam kết các điều khoản của WTO được áp dụng thống nhất trên toàn quốc và
chính quyền địa phương phải tuân thủ các điều khoản này;
- Cam kết về quyền xuất khẩu, nhập khẩu thông qua thủ tục đăng ký của nhà nhập
khẩu đứng tên trên hồ sơ (importer of record) mà không cần phải đầu tư tại Việt Nam;
- Cam kết nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu đứng tên trên hồ sơ có quyền bán sản
phẩm nhập khẩu cho cá nhân hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam có quyền phân phối sản
phẩm;
- Cam kết nhà nhập khẩu được tự do lựa chọn nhà phân phối;
- Cam kết điều chỉnh thuế suất đối với rượu, bia trong thời hạn 03 năm;
14
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
- Cam kết xóa bỏ toàn bộ các hình thức trợ cấp không được WTO chấp thuận (dựa
vào thành tích xuất khẩu hoặc khuyến khích sử dụng hàng trong nước thay thế hàng nhập
khẩu) dành cho ngành dệt may;
- Cam kết xóa bỏ trong 05 năm từ thời điểm gia nhập chương trình ưu đãi đầu tư
trên tiêu chí khuyến khích xuất khẩu cho các doanh nghiệp;
- Cam kết thi hành ngay lập tức Hiệp định TBT (hàng rào kỹ thuật trong thương
mại);
- Cam kết xóa bỏ các biện pháp yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa ảnh
hưởng đến Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Hiệp định
TRIMs);
- Cam kết việc sao chép các sản phẩm thuộc bảo hộ của sở hữu trí tuệ với quy mô
thương mại sẽ bị áp dụng biện pháp hình sự;
- Cam kết xóa bỏ tỷ lệ luật định tối thiểu 65% và 75% khi quyết định vấn đề quan
trọng của doanh nghiệp sẽ bị xóa bỏ. Thay vào đó các thành viên sáng lập hoặc cổ đông
có quyền quyết định cho mình tỷ lệ thích ứng, kể cả tỷ lệ tối thiểu 51%.
1.2.2. Cam kết về thương mại hàng hóa
Tổng cộng có 10.600 dòng thuế liệt kê trong Biểu cam kết về thương mại hàng
hóa. Mỗi dòng này liệt kê một hoặc hơn một các loại hàng hóa. Mức thuế bình quân toàn
biểu giảm từ mức cam kết ban đầu là 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng từ 5 – 7 năm
sau khi Việt Nam gia nhập. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ 23,5%
xuống 20,9% thực hiện trong thời hạn khoảng 5 năm. Mức thuế hàng công nghiệp giảm từ
16,8% xuống còn 12,6%, thực hiện trong thời hạn từ 5 – 7 năm. Những ngành có mức
giảm thuế nhiều nhất gồm dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác và
máy móc, thiết bị điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với rượu, bia thì các mặt hàng
này vẫn chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước trong thời hạn 3 năm.
Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng với mặt hàng đường,
trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.
15
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
1.2.3. Các cam kết về thương mại dịch vụ
Trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) Việt Nam
cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong Biểu cam kết về dịch vụ khi gia
nhập WTO, Việt Nam cam kết 11/12 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành là 112. Lưu ý
một số ngành dịch vụ ta không có cam kết như dịch vụ in ấn, xuất bản, dịch vụ liên quan
đến bất động sản v.v.
Cam kết chung:
- Trừ khi tại các ngành và phân ngành cụ thể có quy định khác thì doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại
diện, hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. Tuy nhiên, về cơ bản Việt Nam không cho phép doanh nghiệp thành lập chi
nhánh trừ trong một số ngành cụ thể được quy định tại Biểu cam kết. Lưu ý các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ khác với các doanh nghiệp (thương nhân) thương mại thành lập
chi nhánh theo Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn
phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (hoạt động mua bán
hàng hóa)1 Một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể mà công ty nước thành viên có thể thành lập
chi nhánh là dịch vụ pháp lý (luật sư), tư vấn quản lý (sau 3 năm), thi công xây dựng (sau
3 năm), nhượng quyền thương mại (sau 3 năm), chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ (sau 5
năm), ngân hàng ...
- Doanh nghiệp nước ngoài (thậm chí cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) phải
có ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia là người Việt
Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này có thể có ít nhất 3 người giữ chức vụ quản lý, điều
hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài là doanh
nghiệp mà phần vốn góp của bên nước ngoài tối thiểu là 51%.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ phần
trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tại thời điểm gia nhập thì tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần
của các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30%. Một năm sau ngày gia nhập, hạn chế này
được gỡ bỏ, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần và
những ngành không cam kết trong Biểu cam kết này.
Một số cam kết cụ thể:
16
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
- Lĩnh vực dịch vụ pháp lý: Việt Nam cam kết cho phép tổ chức luật sư nước ngoài
được phép thành lập chi nhánh, công ty luật 100% vốn nước ngoài với tổ chức luật sư
nước ngoài khác, công ty con 100% vốn của mình, công ty trách nhiệm hữu hạn liên
doanh với tổ chức luật sư Việt Nam hay công ty luật hợp danh liên doanh với công ty luật
hợp danh Việt Nam. Luật sư nước ngoài được tư vấn luật nước ngoài và có thể tư vấn luật
Việt Nam nếu luật sư nước ngoài có bằng cử nhân luật do Việt Nam cấp.
- Dịch vụ quảng cáo: Kể từ ngày gia nhập, công ty quảng cáo nước ngoài được
thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã
được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Khi lựa chọn mô hình hợp tác liên doanh, phần
vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.
Từ ngày 01/01/2009 hạn chế tỷ lệ góp vốn này được gỡ bỏ.
- Dịch vụ thi công xây dựng: Công ty xây dựng của nước thành viên WTO có thể
thành lập mọi hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam như chi nhánh, công ty liên
doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh chỉ được
phép sau 03 năm Việt Nam gia nhập. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì
trong vòng 02 năm kể từ ngày gia nhập, doanh nghiệp đó chỉ có thể cung cấp dịch vụ cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc dự án có vốn nước ngoài.
- Dịch vụ phân phối: Kể từ thời điểm gia nhập, tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn
tham gia vào hệ thống phân phối (bao gồm hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, bán buôn và
bán lẻ) của Việt Nam phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của
phía nước ngoài tối đa là 49%. Từ ngày 01/01/2008 hạn chế phần vốn góp 49% này được
bãi bỏ và kể từ ngày 01/01/2009 thì hạn chế phải thành lập liên doanh được gỡ bỏ. Từ
thời điểm gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được cung
cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất hoặc nhập
hợp pháp vào Việt Nam ngoại trừ một số sản phẩm như xi-măng, giấy, máy kéo, phương
tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón v.v. Từ
ngày 01/01/2009 các hạn chế phân phối đối với máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và
xe máy được bãi bỏ và muộn nhất 3 năm sau ngày gia nhập, mọi hạn chế về mặt hàng
được gỡ bỏ.
17
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
- Dịch vụ giáo dục: Việt Nam chỉ cam kết đào tạo giáo dục bậc cao (không cam kết
giáo dục phổ thông) và trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản
trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn
ngữ. Về hiện diện thương mại thì từ thời điểm gia nhập chỉ cho phép thành lập liên doanh
với phần vốn góp của bên nước ngoài không hạn chế. Từ ngày 01/01/2009 cho phép
thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài.
- Dịch vụ bảo hiểm: Không có hạn chế đối với các loại hình hiện diện thương mại,
ngoại trừ doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh
các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm các công trình dầu khí và
các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ
được gỡ bỏ từ ngày 01/01/2008. Sau 5 năm từ ngày gia nhập, doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngoài được thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.
- Dịch vụ ngân hàng: Cam kết cho thành lập mọi loại hình hiện diện thương mại
bao gồm văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh với đối tác Việt Nam (với phần vốn
góp tối đa 50%) và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh
và ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải chịu một số điều
kiện về vốn điều lệ của ngân hàng mẹ, tình hình kinh doanh v.v. Ngoài ra còn một số hạn
chế khác đối với chi nhánh như không được mở điểm giao dịch ngoài trụ sở của chi nhánh
hay trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền nhận
tiền gửi tiết kiệm đồng Việt Nam từ cá nhân, hộ gia đình ở mức tương đương với mức
vốn của ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh. Ví dụ như cho đến ngày 31/12/2007 chỉ được
nhận khoản tiền gửi tối đa bằng 650% vốn pháp định của chi nhánh.
- Dịch vụ chứng khoán: Từ thời điểm gia nhập, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung
cấp dịch vụ chứng khoán được thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối
tác Việt Nam trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài tối đa là 49%. Sau 05 năm kể từ
thời điểm gia nhập thì có quyền thành lập doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn đầu tư
nước ngoài. Đối với một số dịch vụ chứng khoán thì Việt Nam cho phép doanh nghiệp
nước ngoài thành lập chi nhánh.
18
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
- Dịch vụ y tế: Ngay từ thời điểm gia nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể
thành lập bệnh viện 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc
thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, vốn đầu tư tối thiểu phải là 20 triệu
USD để thành lập một bệnh viện và 2 triệu USD để thành lập một phòng khám đa khoa.
- Ngoài ra Việt Nam còn cam kết trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa, thể thao và
vận tải.
Chương 2: Phân tích tác động của việc gia nhập WTO đối với một số
ngành hàng ở Việt Nam
2.1.
Tác động của WTO đến một số ngành xuất khẩu
2.1.1. Ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng – ngành lúa gạo
2.1.1.1.
Giới thiệu chung về ngành :
Quá trình phát triển:
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước
châu Á. Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8
triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 3,0 triệu tấn. Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều,
thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào
một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Từ năm 1979 đến
1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng
giống mới, tăng diện tích và năng suất. Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay,
Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước
thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà
còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất
khẩu gạo.
19
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Các vùng trồng lúa chính ở Việt Nam: Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km, sông
núi nhiều, địa hình phức tạp nên đã hình thành nhiều vùng trồng lúa khác nhau. Căn cứ
vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và phương thức gieo
trồng, nghề trồng lúa được hình thành và phân chia thành 3 vùng trồng lúa lớn: Đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.
Ngoài ra, diện tích trồng lúa ở Việt Nam có sự thay đổi theo từng năm phụ thuộc
nhiều vào hướng chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.
Biểu đồ 2: Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam 1975 – 2005:
Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam:
• Triển vọng:
-
Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt
Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
-
Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển
sản xuất lúa.
20
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
-
Nhóm 6
Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100
triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
-
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
-
Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
-
Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu
ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực
và thế giới.
-
Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhiều giống mới chụi
thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi
sâu bệnh.
-
Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời
sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt
Nam.
-
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo
và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị
trường thương mại nông sản của thế giới.
• Trở ngại và thách thức:
-
Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp
-
Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún,khó cơ giới hóa.
-
Quá trình áp dụng giống mới chịu thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất
hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ.
21
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
-
Nhóm 6
Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông
sản.
-
Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất
lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh
giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ.
2.1.1.2.
Tình hình xuất khẩu lúa gạo:
Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2003 – 2011 (triệu tấn)
22
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam
Biểu đồ 3: Sản lượng, kim ngạch và giá gạo Việt Nam xuất khẩu từ sau khi gia
nhập WTO:
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam
Năm 2007, cả nước xuất khẩu được 4,540 triệu tấn gạo với kim ngạch 1,47 tỷ
USD, đạt trung bình 324 USD/tấn.
23
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Năm 2008 xuất khẩu gạo đạt 4.679 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,663 tỷ USD, với mức
giá là 569 USD/tấn.
Năm 2009 đạt 6.052 triệu tấn, đạt trị giá 2,464 tỷ USD, giá gạo xuất khẩu 407
USD/tấn.
Năm 2010 xuất khẩu 6,754 triệu tấn gạo, với kim ngạch 2,912 tỷ USD, đạt 431
USD/tấn.
Năm 2011 đạt 7,105 triệu tấn,kim ngạch là 3,507 tỷ USD, giá gạo bán ra được 494
USD/tấn.
Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu tiếp tục tăng. Xuất khẩu gạo cả năm nay ước
tính có thể đạt 7,5 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay nhưng giá trị khó bằng năm 2011.
Biểu đồ 4: Kim ngạch và sản lượng gạo xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2012 và
so với cùng kỳ những năm trước
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online
24
Tiểu luận Chính sách Thương mại Quốc tế
Nhóm 6
Nửa cuối năm 2012, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 thế giới. Cũng
từ đầu tháng 10, Việt Nam đã vươn lên vị trí số một thế giới về xuất khẩu gạo, tiếp theo là
Ấn Độ với 5,8 triệu tấn và Thái Lan 5,3 triệu tấn... Lũy kế 10 tháng đầu năm, Việt Nam
xuất được gần 6,5 triệu tấn gạo, trị giá gần 2,9 tỷ USD. Đến nay, chúng ta vẫn tiếp tục
duy trì được ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Theo kế hoạch, hai tháng cuối
năm, cả nước sẽ xuất tiếp khoảng 1,05 triệu tấn. Như vậy, dự kiến cả năm đạt 7,5 triệu
tấn, thậm chí 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung
và Việt Nam nói riêng đang gặp khủng hoảng, sự vươn lên ngoạn mục để soán ngôi
vương về xuất khẩu trên thị trường thế giới của gạo Việt Nam thực sự là một tín hiệu
đáng vui mừng.
2.1.1.3.
Nguyên nhân:
Về thuế quan:
• Thuế ưu đãi:Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi
là 40%
• Thuế MFN: Thị trường xuất khẩu được mở rộng đến mức thuế quan MFN
thấp và ổn định: Trước khi gia nhập WTO, nông sản xuất khẩu của Việt
Nam phải chịu mức thuế phổ thông (thường là mức thuế cao hơn) của nước
nhập khẩu. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nước thành viên WTO có
nghĩa vụ phải cho hang hóa Việt Nam hưởng thuế suất MFN theo cam kết
của họ trong WTO. Đây là một lợi ích rất lớn mà các doanh nghiệp cần tận
dụng.
• Thuế nhập khẩu nông sản vào Việt Nam: Việt Nam đã thành công trong
đàm phán gia nhập WTO về nông nghiệp và được giữ nguyên mức bảo hộ
(thuế nhập khẩu nông sản) ở mức trước khi gia nhập WTO). Thị trường
trong nước vì thế ổn định, không phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ bên
ngoài.
Hiệp định nông nghiệp AoA:
25