Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.49 KB, 8 trang )
Lý giải về các "quái vật" huyền thoại - 19/2/2007 6h:58
"Thế giới có hơn 30 triệu loại động vật, mà khoa học chỉ mới khám phá được một
phần nhỏ mà thôi. Vì vậy, huyền thoại về con thú có đầu và cánh đại bàng nhưng
mình sư tử, nhiều khả năng đó là loài khủng long bay vẫn còn hóa thạch đến ngày
nay. Hay loài cá quai chèo to lớn dễ bị lầm tưởng là rắn biển khổng lồ, còn loại mực
ống vĩ đại lại bị gán là quái vật đáy biển".
Đó là ý kiến của Tiến sĩ Angela Milner, Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh, khi bàn về
những đồn đại về các loài sinh vật lạ lùng đã xuất hiện trên khắp thế giới. Vậy đâu là sự
thật?
Rắn biển khổng lồ
Từ hàng trăm năm nay, các thủy thủ đã kể nhiều câu chuyện về loài rắn biển khổng lồ.
James Lockhart, tác giả cuốn sách “Những bí ẩn của biển cả: loài rắn biển khổng lồ”, cho
biết là vào năm 1875 và 1905 đã có hai báo cáo đáng tin cậy về loại thủy quái này.
Trong hai báo cáo, đa số nhân chứng đều mô tả vẻ ngoài khá tương đồng như là một sinh
vật giống như rắn, đầu ngựa và sẫm màu phần trên, nhạt màu phần đuôi. Theo Giáo sư
Milner, thủy quái rắn biển khổng lồ thật ra là một con cá quai chèo, rất ít khi trồi lên mặt
nước.
(Ảnh minh họa: edgefx.com)
Quái vật hồ Loch Ness
Nhiều người chứng kiến và một số bức ảnh chụp từ những năm 30 của thế kỷ trước đã
buộc mọi người phải đặt câu hỏi: phải chăng dưới lòng hồ Loch Ness ở Scotland có một
con bò sát cổ dài cùng thời với khủng long cách đây 180 triệu năm? Các hóa thạch thời tiền
sử đã làm sáng tỏ khá nhiều huyền thoại, nhưng đành bó tay trong trường hợp này. Giáo sư
Milner cho biết loài bò sát cổ dài sống dưới nước đã tuyệt tích từ 65 triệu năm trước.
Nếu quả thật còn một con sống sót như một sự kỳ diệu thì nó phải tồn tại qua thời kỳ băng
giá và phải được đưa tới hồ Loch Ness một cách cố ý. Tuy nhiên, loài bò sát kể trên thuộc
về biển cả, còn quái vật hồ Loch Ness lại sống trong nước ngọt và lẽ ra, nó phải trồi lên
mặt nước liên tục để hít thở không khí.
Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh đã phối hợp với Scotland tổ chức nhiều cuộc thám
hiểm hồ Loch Ness, nhưng họ chỉ tìm được một số loài giun nematode nhỏ mà thôi. Cuối
cùng, Giáo sư Milner khẳng định: “Không có chứng cứ xác thực và cụ thể nào chứng tỏ sự