Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM TÍCH hợp nội DUNG GIÁO dục TRẺ học tập và làm THEO tấm GƯƠNG đạo đức hồ CHÍ MINH vào các HOẠT ĐỘNG ở TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.94 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRẺ HỌC TẬP VÀ LÀM
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC HOẠT
ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON”


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong năm học 2011- 2012 là năm học tiếp tục “đổi mới về quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục”, Giáo dục Mầm non và các bậc học khác tiếp tục thực hiện cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 06/CT –
TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính Trị ban hành.
Trong di chúc, Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về
giáo dục đạo đức, hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng ta không thể không
quan tâm đến vấn đề “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi
Mầm non, bởi trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu”
Mỗi giáo viên mầm non không chỉ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
mà còn giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ thể hiện
lòng yêu nước, lòng kính trọng yêu quý đối với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành
việc làm thường xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người Việt Nam.
Thư gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc ngày 25-8-1950, Bác có viết về
cách dạy trẻ: “Cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết
vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ tồn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự
nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả”.


Là một giáo viên mầm non tơi muốn góp một phần sức lực bé nhỏ của mình vào
trong cơng cuộc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” để giáo dục các
cháu làm theo năm điều Bác Hồ dạy các cháu thiếu niên nhi đồng. Đó cũng là lí do vì sao


tơi chọn đề tài “TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC TRẺ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
MẦM NON”
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đồn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Tình hình thực tế:
1. Thuận lơi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm cấp phát tài liệu, tạo điều kiện cho giáo viên
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào, hoạt động


như: tiết kiệm nước, tiết kiệm điện trong sinh hoạt hằng ngày tại nhóm lớp. Đợng viên
cho giáo viên sưu tầm thêm các bài hát, câu chuyện về Bác để dạy cho trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có
năng lực sư phạm.
- Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục
các cháu, tôi nhận thấy trẻ rất thích được nghe cô kể chuyện và tham gia hát múa về Bác
Hồ, các trẻ luôn dành những ánh mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói
về Bác, và tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để tích hợp nội dung giáo
dục cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
2. Khó khăn:
- Do đặc thù của cơng việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm các tư liệu để dạy
cho trẻ học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Ở tuổi mầm non trẻ còn nhỏ mức độ hiểu biết và tiếp thu về các kiến thức khác nhau
nên chưa hiểu nhiều về Bác Hờ.

Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác: “ Các thầy cô
giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò hiểu nhanh chóng, nhớ lâu, tiến
bộ nhanh. Thầy dạy tốt, trò học tốt để thiết thực góp phần đào tạo những hiền tài cho
quốc gia”. Vấn đề này luôn làm tôi quyết tâm suy nghĩ tìm tòi và cuối cùng tìm được


hướng đi cho mình qua nội dung đề tài sau“ Giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”
II. Biện pháp:
1. Các biện pháp:
1.1 Giáo dục trẻ làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động
trong ngày.
1.2. Tham mưu với nhà trường, phối hợp cùng với đồng nghiệp tạo góc sách Bác Hồ là
nơi để trẻ đến đọc sách truyện, xem các hình ảnh tư liệu về Bác Hồ.
1.3. Thường xuyên tổ chức cho trẻ tham quan nhà sàn Bác Hồ hàng năm vào ngày sinh
nhật Bác 19/5
2. Biện pháp cụ thể:
2.1. Giáo dục trẻ làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thơng qua các hoạt đợng
trong ngày.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động học:
* Đối với chủ đề Trường mầm non:
Dạy trẻ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô,các bác trong trường mầm non, yêu
thương giúp đỡ bạn bè.Khi vui chơi phải đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau. Yêu cô mến


bạn như anh em trong một nhà. ( Làm theo lời dạy của Bác đã dặn các cháu thiếu nhi
nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đờng – Thanh Hóa: “Thiếu
nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ
người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như
anh chị em ruột thịt”)

Bé biết chào cô khi đến lớp
Ví dụ:
- Ngoài các cô ở lớp chăm sóc,dạy các cháu học, tổ chức cho các cháu vui chơi thì còn có
các cơ chú khác mặc dù khơng dạy nhưng vẫn làm các công việc khác để chăm sóc bảo
vệ các con và chăm lo cho ngôi trường thân yêu luôn gần gũi như tổ ấm của gia đình:
Chú bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, các cơ cấp dưỡng thì nấu những bữa ăn ngon, cô lao
công thì quét dọn, vệ sinh cho sân trường sạch sẽ, khi vui chơi không bị dơ quần áo, cô y
tế thì chăm lo sức khỏe hằng ngày cho các cháu … Do đó các con phải biết lễ phép kính
trọng chào hỏi các cô chú như người thân yêu của mình.
- Giáo dục các cháu biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình. Ln giữ cho mơi
trường lớp học sạch đẹp, gọn gàng, ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi, giữ cho sân trường
sạch sẽ, tươi mát.
* Đối với chủ đề Bản thân:


Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các giác quan, bộ phận trên cơ thể, ăn uống đầy đủ chất
dinh dưỡng, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗi ngày đều có
sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Biết cách ăn mặc gọn gàng,
sạch sẽ, giản dị khi đến lớp. Đó cũng là cách học tập phong cách giản dị của Bác dù ở
nhà hay đi đâu.
Bé tham gia tập thể dục
Ví dụ:
- Giáo dục các cháu không được xem nhẹ bộ phận nào trên cơ thể vì bộ phận nào cũng
quan trọng và muốn các bộ phận được khỏe mạnh thì chúng ta cần tập thể dục và giữ vệ
sinh hằng ngày.
- Dạy trẻ bằng hành động: Dạy các cháu biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, …
biết cách ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ, giản dị.
* Đối với chủ đề Gia đình:
Bác Hồ đã chăm lo, dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ đến việc lớn:
“Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với

thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”.
Do đó, tôi luôn nhắc nhở các cháu có thái độ lễ phép, kính trọng, yêu thương ông bà cha
mẹ, người lớn tuổi, biết đi thưa về trình.


Bé hợp tác chia sẻ khi chơi
Ví dụ:
- Có thể dạy các cháu một số câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện, bài hát về tình
cảm của gia đình và thơng qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu thương kính trọng ông bà,
cha mẹ vì đó chính là người đã sinh ra mình, chăm sóc mình khỏe mạnh.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con

- Dạy các cháu thể hiện hành động yêu quý ông bà, cha mẹ của mình như: đi thưa về
trình, nghe lời ông bà, ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ của mình, dạy trẻ
quan tâm đến mọi người như: hỏi thăm khi thấy ba mẹ mệt, rót nước mời ba mẹ uống khi
ba mẹ đi làm về….
* Đối với chủ đề Nghề nghiệp


Dạy các cháu có những hiểu biết, yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ quý
trọng tất cả các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào cả, bởi nghề nào cũng mang
lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng.
Ví dụ:
- Cô dạy các cháu tất cả các nghề, đối với những nghề quen thuộc như: Bác sĩ, giáo viên,
y tá, nghề truyền thống của địa phương, đánh cá… Các cháu dễ dàng nhận ra những
nghề này mang lại lợi ích gì cho xã hội và từ đó cháu có thái đợ kính trọng những nghề

đó. Đối với những nghề như : công nhân môi trường, nghề lao công, … mặc dù trẻ vẫn
thường thấy hằng ngày nhưng cháu sẽ không biết được những cô chú làm nghề này sẽ
mang lại lợi ích gì cho xã hội và thậm chí các cháu sẽ có thái đợ khơng kính trọng đới với
những nghề đó.
Bé bảo vệ môi trường
Vì thế, tôi nhận ra rằng cần dạy cho cháu biết về công việc của cô chú công nhân vệ sinh
đường phố, dạy cho cháu học các bài thơ nói về những cơng việc thầm lặng nhưng rất
đáng quý vì nhờ có các cô chú đó mà đường phố sạch sẽ, chúng ta sẽ được hít thở không
khí trong lành rất tốt cho sức khỏe và có được mơi trường ln tươi đẹp.
* Đới với chủ đề Tết – mùa xuân
Cho các cháu trồng cây hưởng ứng Tết trồng cây theo lời dạy của Bác.


“ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đát nước càng ngày càng xn”
Bé chăm sóc cây xanh
Cơ cùng các cháu chăm sóc cây ở góc thiên nhiên của lớp thường xuyên tưới nước, bắt
sâu, nhặt lá vàng…để dạy các cháu tính cần cù, kiên nhẫn trong lao động, hăng say với
công việc lao động đồng thời qua việc chăm sóc cây để trẻ nhận biết được quá trình lớn
lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với lợi ích con người: Cung cấp gỗ, làm
cho không khí trong lành …
* Đối với chủ đề Động vật
Dạy các cháu biết yêu quý các con vật sống gần gũi và được ni trong gia đình. Ngồi
ra u quý tất cả muông thú bởi mỗi con vật cũng giống chúng ta đều cần có sự sống. Do
đó chúng ta phải bảo vệ chúng, đừng làm hại các con vật đó.
Giờ học của bé
Ví dụ:
Trong trường có ni mợt số con vật như Chim bồ câu, … hoặc qua các buổi dạo chơi
ngoài trời, bên cạnh việc trò chuyện với các cháu về tên gọi, đặc điểm của các con vật, tôi
có thể kết hợp giáo dục các cháu phải biết chăm sóc các con vật nuôi này vì nó cũng có



ích lợi đối với con người chúng ta như: Chim bờ câu là biểu tượng của hịa bình, được
con người dùng đưa thư …
* Đối với chủ đề Quê hương – Bác Hồ
Cô cho các cháu xem tranh, đọc thơ, nghe các bài hát và trò chuyện về các cảnh đẹp của
quê hương như: Các bãi biển đẹp, Cảng Tiên Sa,…. và các hình ảnh về Bác Hồ. Qua việc
cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu quê hương đất nước và học nhiều
đức tính tốt đẹp của Bác.
* Đối với chủ đề Nước và Hiện tượng tự nhiên:
Cơ hướng dẫn thả vật chìm nổi trên nước thông qua hoạt động khám phá khoa học. Dạy
cháu biết nước có nhiều dạng: Lỏng, đặc(khi ở nhiệt độ dưới 0 ), nước có ở nhiều loại
nước ao, nước hồ, nước sông, nước suối, nước biển, nước mưa, giọt sương…
Dạy các cháu biết sống tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch khi cần
thiết (vệ sinh trước và sau ăn: rửa tay, súc miệng và đi vệ sinh, ……..), không mở nước
để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng phí.
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
- Dạy các cháu có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc tưới nước bắt sâu
cho cây xanh, hoa cho trường, lớp thêm đẹp.


- Có thể hằng tuần vào sáng thứ hai, tập cho các cháu hướng mắt về lá cờ Tổ quốc và hát
Quốc ca, việc chào cờ đầu tuần cũng xem như là một giờ học, trong giờ chào cờ cô giáo
có thể kết hợp kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục các cháu biết
giữ gìn vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi. Đồng thời qua việc chào cờ, từng bước hình thành cho
các cháu 1 tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu Bác Hồ.
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi:
- Trong giờ vui chơi, tôi dạy các cháu cách tổ chức các hoạt động trong nhóm nhỏ: biết
phân công, phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc được
giao. Qua việc thể hiện vai chơi, bước đầu giúp trẻ hình thành học tập theo tấm gương

đạo đức của Bác là : luôn có tinh thần trách nhiệm với việc làm của mình.
- Giáo dục các cháu không được lấy đồ dùng, đồ chơi của chung ở lớp mang về nhà làm
của riêng cho mình, không giành đồ chơi để chơi 1 mình mà phải chia sẻ để cho các bạn
cùng chơi
- Dạy các cháu cần xưng hô lịch sự khi nói chuyện với bạn của mình, không xưng hô mày
– tao mà phải xưng bằng bạn
* Giáo dục trẻ trong giờ ăn:
Học tập từ tấm gương đạo đức của Bác “ không được hoang phí dù chỉ là 1 việc nhỏ” và
Bác luôn xem “gạo” chính là “ hạt ngọc” của trời ban. Do đó trong các giờ ăn ,tôi luôn


giáo dục các cháu ăn hết suất, biết quý trọng hạt gạo, không lãng phí dù chỉ 1 hạt cơm,
không làm rơi vãi cơm xuống sàn nhà hoặc trên bàn thơng qua đó hình thành cho trẻ thói
quen ăn uống có văn hóa như:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn.
- Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, không nói
chuyện khi ăn, ăn hết suất
- Biết mời cô và các bạn trước khi ăn.
- Biết lao động tự phục vụ như: dọn khăn trải bàn, cất bát, thìa đúng nơi quy định,
xếp ghế gọn gàng … hoặc biết giúp cô chuẩn bị giờ ăn
- Ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
* Giáo dục trẻ trong giờ hoạt động nêu gương:
Dạy các cháu lúc nào cũng phải nói sự thật trong lời nói và việc làm, tập cho các cháu tự
nhận xét những việc làm của minh trong ngày.
Ví dụ:
Hơm nay mình có ngoan hay khơng? Lý do vì sao chưa ngoan?


Cô quan sát lời nói, hành vi, cử chỉ của các cháu xem những điều các cháu nói có đúng

với thực tế đó hay không.Nếu đúng cô cho cả lớp tuyên dương vì trẻ đó đã nhận ra
khuyết điểm của mình rất đáng được khen và thưởng. Nếu trẻ nào bị vi phạm lỗi, bị cô
nhắc nhở mà vẫn không tự giác nhận lỗi đợi cô và các bạn nhắc thì trẻ đó chưa ngoan, cô
có thể phạt bạn đó cuối tuần không được nhận phiếu bé ngoan. (Làm theo lời dạy của
Bác nhân lúc Bác ra thăm các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng – Thanh Hóa:
“phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm
người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội…”)
Ngoài ra, cô có thể tận dụng vào thời điểm này kể cho các cháu nghe một số câu chuyện
như “ Ai đáng khen nhiều hơn”, “ Ai ngoan sẽ được thưởng”hoặc những câu chuyện mà
cô sưu tầm về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để giáo dục cho các cháu và tập cho các
cháu đóng kịch …( một số câu chuyện như : Ba chiếc ba lô, Bác có phải vua đâu, Bác Hồ
ở Pắc Bó, Chia quà, Qủa táo Bác Hồ cho em bé…) hoặc có thể cho các cháu nghe một số
bài hát về Bác Hồ.
* Giáo dục trẻ trong các lễ hội vui chơi:
- Vào các ngày lễ như 20/11;22/12; Tết… ngoài việc cho ác cháu tham gia văn nghệ với
các bài hát phù hợp ngày lễ, tôi có thể khuyến khích các cháu có thể hát các bài hát về
Bác Hồ mà các cháu biết hoặc cho các cháu tham gia đóng kịch, đọc thơ …


- Để mừng ngày sinh nhật của Bác 19/5 tôi có thể tổ chức một buổi văn nghệ vào hoạt
động chiều, cho tất cả các cháu trong lớp tham gia thi “ Hát múa, đọc thơ và kể chuyện về
Bác Hồ”
* Giáo dục trẻ trong các hoạt động mọi lúc – mọi nơi:
Theo từng chủ đề tơi có thể sưu tầm một số câu nói hay của Bác Hồ dạy cho các cháu
lớp mình học vào các giờ rãnh rỗi, có thể lúc đầu các cháu chưa thuộc và hiểu hết nội
dung câu nói ấy nhưng tôi chắc chắn rằng dạy các cháu mỗi ngày một ít và các cháu sẽ
dần dần hiểu được một phần nào câu nói của Bác để từng bước cho trẻ tiếp thu những
phẩm chất đạo đức cao quý và đáng kính trọng ở Bác.
Những câu nói hay của Bác dành cho trẻ em.
- Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
- Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình.
Bác dặn dị các cháu phải chăm ngoan, vâng lời, ăn ngoan, ngủ ngon thì mới là bé ngoan.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tự phục vụ bản thân và sắp xếp đồ chơi gọn gang ngăn nắp.


2.2. Tham mưu với nhà trường,phối hợp cùng với đồng nghiệp tạo góc sách Bác Hồ là
nơi để trẻ đến đọc sách truyện, xem các hình ảnh tư liệu về Bác Hồ.
Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu tao điều kiện cho tôi và đồng nghiệp sưu tầm, tìm
tòi một số sách vở, tranh ảnh, báo chí có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bác để
tạo thành một góc sách về Bác Hồ. Từ đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho giáo viên dẫn các
cháu đến để cho xem tranh ảnh, đọc cho các cháu nghe và giải thích cho các cháu hiểu
thêm về tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
2.3. Tham gia cùng với nhà trường cho trẻ tham quan nhà sàn Bác Hồ hàng năm vào
ngày sinh nhật Bác 19/5.
- Hàng năm nhà trường cũng tổ chức đưa các cháu đi tham quan tại Bảo tàn Hồ Chí minh
chi nhánh Quân Khu V, các cháu được đi thăm nhà sàn Bác Hồ, thăm vườn cây ăn quả,
thăm ao cá,….. và được nghe các cô hướng dẫn kể về tấm gương đạo đức của Bác. Qua
hoạt động này một phần nào đó các cháu hiểu thêm về những việc làm của Bác.
- Hưởng ứng đêm văn nghệ do nhà trường tổ chức vào cuối năm “ Mừng sinh nhật Bác
Hồ” hay tổ chức lễ hội “ Mừng sinh nhật Bác”
III. KẾT QUẢ
Với những biện pháp đã đề ra, qua 4 tháng thực hiện tôi nhận thấy các cháu lớp tôi thực
hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tương đới tốt với những gì tôi đã dạy.


1. Đối với biện pháp giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
- 100 % các cháu đến lớp biết chào cô, chào ba mẹ. Khi vui chơi trong sân trường gặp các
cô chú không phải là cô giáo của mình nhưng trẻ vẫn chào hỏi rất lễ phép. Khi về nhà

biết thưa gửi, chào hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị của mình và mọi người xung quanh.
- Trong lớp lúc nào cũng yêu thương nhau, giúp đỡ các bạn trong lớp, biết nhường nhịn,
không giành đồ chơi, tất cả các cháu đều hịa đồng khơng phân biệt đố kị, chia nhóm
trong khi chơi.
- Các cháu biết chăm sóc và rèn luyện cơ thể như: Hăng hái tham gia tập thể dục buổi
sáng rất nghiêm túc, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn uống đầy đủ các chất
dinh dưỡng, ăn hết xuất.
- Biết bảo vệ cơ thể như : Không sờ tay vào ổ cắm điện, không nghịch nước trong nhà vệ
sinh, … biết ăn mặc quần áo giản dị, gọn gàng, hợp thời tiết khi đến lớp.
- Các cháu thuộc một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ nói về tình cảm của ông bà, cha mẹ
dành cho các cháu để từ đó các cháu biết yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ nhiều
hơn nữa.
- Các cháu có thái độ kính trọng đối với một số nghề như: lao công, bảo vệ…


- Hằng ngày, các cháu thích được phụ cô tưới nước cho cây, nhặt lá úa trong bồn hoa.
- Cháu luôn có thái độ yêu mến và bảo vệ các con vật xung quanh.
- Trong giờ làm vệ sinh (rửa tay trước khi ăn , sau khi chơi) các cháu đã giảm hẳn việc
nghịch phá nước, biết vặn vòi nước chảy nhỏ, sau khi rửa xong biết khóa vòi nước lại, sử
dụng nước khi cần thiết.
- Cháu biết một số kiến thức về quê hương mình đang sinh sống: Tên gọi, có những di
tích nào …(mặc dù trẻ chưa biết hết các di tích, các cảnh đẹp ở quê hương
mình và chưa biết cụ thể nằm ở chỗ nào), biết được nghề phổ biến của địa phương là
nghề đánh bắt cá. Thuộc lời thoại và biết đóng kịch cho một số câu chuyện ngắn về Bác
như “Ba chiếc ba lô”, “Chú ngã có đau không?”, “Ai ngoan sẽ được thưởng” …
- Các cháu thuộc và hát các bài hát về Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi.
- Các cháu thích tham gia vào các hoạt đợng ngồi trời như: tưới nước, trồng cây ở vườn
trường, khu vui chơi.
- Nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo của cô, các cháu trong lớp đã biết nhường nhịn trong khi
chơi đồ chơi, đoàn kết giữa các nhóm, không còn chơi riêng lẽ, tranh giành đồ chơi của

các bạn. Mặt khác các cháu luôn có trách nhiệm với công việc của nhóm chơi phân công.


- Thời gian đầu, một số cháu chưa biết phân biệt của chung, của riêng nên thường lấy đồ
chơi trong lớp mang về nhà, nhưng sau khi được cô giải thích, khuyên bảo, các trẻ đã giữ
gìn đồ dùng trong lớp không còn mang đồ về nhà nữa.
- Trong khi chơi trẻ đã tập dần cách xưng hô thân thiện “ bạn – mình”, không có cách
xưng hô “ mày – tao”.
- Cháu ăn hết suất, giảm hẳn hiện tượng làm rơi vãi cơm, đồ ăn thừa. Tuy nhiên giờ ăn
của trẻ đôi lúc còn ồn, nói chuyện nhiều, chưa tập trung vào giờ ăn.
- Đa số cháu biết tự nhận lỗi khi mắc lỗi. Chỉ một số cháu còn chưa mạnh dạn nhận lỗi,
còn để cô và các bạn nói lên phần lỗi của mình.
- Các cháu trong lớp đã tham gia một số tiết mục văn nghệ hát múa, đọc thơ về Bác Hồ
như: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Bác hồ của em, Ảnh bác…


C. KẾT LUẬN:

- Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy việc dạy cho các cháu học tập và làm theo tấm
gương của Bác không khó, nếu chúng ta biết lựa chọn những biện pháp khả thi. Giáo viên
cần phân chia thời gian hợp lý.
- Việc dạy các cháu cần phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên, luôn chú trọng
đến lời nói của mình khi giao tiếp với trẻ và đồng nghiệp, luôn làm gương cho trẻ.
- Tôi nghĩ giáo dục các cháu mầm non thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh là
một việc làm cần thiết và quan trọng. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng học tập, nghiên cứu,
trao đổi kinh nghiệm để tiến bộ mãi và thu thập nhiều kiến thức, nhiều điều bổ ích để dạy
cho các cháu, như vậy sẽ thành công”.

Người viết


TRẦN THỊ THANH TUYỀN




×