Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN rèn kỹ năng sống hòa cùng với chăm sóc giáo dục trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.02 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“BƯỚC ĐẦU RÈN KỸ NĂNG SỐNG HÒA CÙNG VỚI CHƯƠNG
TRÌNH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO LỚN A3 TẠI
TRƯỜNG MẦM NON A THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN”


Theo khảo sát mà Vnexpress đã thực hiện mới đây, 91% các bà mẹ Việt Nam đánh giá:
trẻ em có độ tuổi từ 1- 6 tuổi có kỹ năng sống còn hạn chế. Những kỹ năng sống cơ bản
của trẻ dưới 6 tuổi không chỉ bao gồm tính tự giác, dễ thích nghi, có mối quan hệ tốt với
bố mẹ, những người thân trong gia đình mà còn bao gồm khả năng nhận biết cảm xúc, có
sức đề kháng lại những tác động xấu của môi trường và hình thành lòng yêu mến thiên
nhiên. Điều đáng lưu ý là thực trạng trẻ kém phát triển về kỹ năng sống đặc biệt phổ biến
ở các gia đình thành thị. Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh (thành phố Hồ Chí Minh) thì
cách chăm sóc và dạy dỗ của các bậc phụ huynh chính là yếu tố quyết định đến sự phát
triển một số các kỹ năng sống ban đầu của trẻ.Theo ông, cách chăm sóc con trẻ của phụ
huynh VN hiện nay có nhiều mâu thuẫn trong cách dạy, vừa nuông chiều lại vừa áp đặt.
Nhất là còn mang nhiều tính bao bọc bằng cách hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với thế giới
bên ngoài để tránh các nguy cơ mắc bệnh, nhiễm bẩn; hay cấm đoán trẻ không được đụng
chạm và khám phá các vật dụng do lo lắng trẻ bị tổn thương hoặc làm hư vỡ.
Thực tế, Bộ GD&ĐT đã đưa KNS vào chương trình học với phương châm “xây dựng
trường học tích cực, HS thân thiện”. Nhưng việc và học chỉ là lồng ghép, lấp khoảng
trống một cách không bài bản. Trong hầu hết các lớp học, hiện tượng trẻ thiếu mạnh dạn,
tự tin chiếm đa số; buổi sáng trẻ tới trường vẫn còn tình trạng nhiều trẻ nhõng nhẽo, khóc
lóc; trong giờ hoạt động chung, trẻ thường ngồi thụ động ; khi cô giáo hỏi thì rất ít trẻ
mạnh dạn phát biểu nhưng khi vui chơi thì nhiều trẻ lại hưng phấn, đùa nghịch quá đà.
Bên cạnh đó, môi trường tiếp xúc mở rộng sẽ mang lại nhiều mối quan hệ mới như quan
hệ bạn bè trong lớp học, trường học, quan hệ với nhiều người ngoài xã hội như bạn hàng
xóm…Do đó, đòi hỏi trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng phải có những
phương thức tiếp cận phù hợp và thích ứng với các vấn đề xã hội mới nảy sinh đó.


Năm học 2012 – 2013 nghành giáo dục mầm non tập trung thực hiện tốt một trong
các nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường công tác giáo dục toàn diện …Chú trọng và tăng
cường giáo dục văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống”. Là một giáo
viên mầm non có hơn 10 năm công tác trong sự nghiệp trồng người, tôi nhận thấy những
khiếm khuyết của trẻ cũng là những thách thức luôn đặt ra với những người giáo viên
mầm non như tôi câu hỏi: “làm thế nào để trẻ em Việt Nam có thể tự tin đứng sánh vai
với bạn bè năm châu như lòng mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng
mong?”
Xuất phát từ những lí do trên, năm học 2012 – 2013 tôi đã mạnh dạn lồng ghép thực
nghiệm sáng kiến kinh nghiệm: bước đầu rèn kĩ năng sống hòa cùng với chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn A3 tại trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển và đã
thu được những kết quả bước đầu rất khả quan.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
“Kỹ năng sống” có tác dụng lớn trong hình thành tư duy, nhân cách mỗi người. Đó là
thái độ sống, giá trị sống căn bản, như sống trung thực, can đảm đối mặt sự thật, biết
thương yêu và biết cách vượt lên nghịch cảnh, biết kiểm soát bản thân, làm chủ thời gian
sống…
Kỹ năng sống gắn với thực tế, đi liền với cuộc sống các thế hệ. Ai được học, có cơ
hội rèn luyện kỹ năng sống, ứng biến tích cực với mọi tình huống xảy ra, biết cách đối
diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, hạn chế những mâu thuẫn, xung đột, bạo
lực…, người đó được rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, tinh thần
trách nhiệm cùng khả năng diễn đạt, 00 được thành công trong đời.
Học kỹ năng sống, vì vậy, không chỉ cần cho nhiều thế hệ, mà đặc biệt là trẻ mẫu giáo
lớn 5 tuổi, khi các con bắt đầu bước vào giai đoạn đỉnh cao của sự ham học hỏi và tìm tòi
với câu hỏi thường trực trên môi: “ Vì sao…” “Kỹ năng sống” vì vậy không nên coi là
vấn đề để “lên lớp”, dạy khôn. Đó là vô số kỹ năng, cách xử thế, kinh nghiệm trực tiếp
cần cập nhật.

1. Cơ sở thực tiễn:
II.1.Ưu điểm:
Trường mầm non A Thị trấn Văn Điển là ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 từ
tháng 12-2011; trường có bề dày về kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong trường có đầy đủ hệ thống phòng chức năng và các phòng sinh hoạt chung cho trẻ,
lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A3 là lớp có 2/2 giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 1 giáo viên có
trình độ đại học và 1/2 giáo viên còn lại đang theo học đại học. Lớp có cơ sở vật chất
khang trang, sạch đẹp đạt chuẩn quốc gia, có tập thể các bậc phụ huynh đa số luôn quan
tâm đến con em mình. 100% học sinh của lớp đều đã qua lớp 3, 4 tuổi nên hầu hết có kĩ
năng phục vụ và học tập tốt.
Bên cạnh đó, cũng như các trường mầm non khác trong cả nước, trường mầm non A
Thị Trấn Văn Điển cũng thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo qui định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình này tạo điều kiện cho giáo viên và nhà trường
xây dựng, thực hiện chương trình phù hợp với trẻ ở địa phương mình, tạo cơ hội cho nhà
trường đưa ra được chương trình phù hợp với trẻ em nơi đây, gồm phần lớn là con em các
gia đình làm nghề buôn bán và công nhân, trí thức. Rèn luyện kĩ năng sống đã được lồng
ghép trong tổ chức các hoạt động cho trẻ song việc thực hiện đạt hiệu quả chưa cao.


II.2. Hạn chế:
Vào đầu năm, rất nhiều trẻ tại lớp tôi có tính nhút nhát. Sáng đến lớp trẻ chưa tự tin chào
cô giáo, trong giờ học bài thì trẻ rất ngại phát biểu ý kiến, rụt rè, ngại chia sẻ cảm xúc,
nhưng đến giờ chơi thì trẻ lại hò hét rất to, nói chuyện nhiều. Lớp có tình trạng trẻ không
xin đi vệ sinh nhưng lại hay tè dầm…Đến lớp trẻ im lặng, có khi cả ngày không nói gì
nhưng phụ huynh chia sẻ là về nhà cháu nói rất nhiều…
III. Các biện pháp thực hiện
1.Phát triển kỹ năng giao tiếp
1.1. Nguyên nhân áp dụng:
Rèn trẻ kĩ năng giao tiếp là ý tưởng hay để giúp trẻ rèn luyện cách cư xử tốt đẹp và
lịch thiệp đối với mọi người. Qua giao tiếp giúp trẻ trở nên dạn dĩ, tự tin, khuyến khích

trẻ phát triển những tính cách tốt như lòng nhân ái, sự yêu thương và quan tâm đến người
khác. Bình thường khi trẻ bắt đầu biết nói thì trẻ đã bắt đầu trải nghiệm và học cách giao
tiếp. Như vậy, rèn trẻ kĩ năng giao tiếp, không chỉ với bố mẹ mà còn với bạn bè, người
thân, cô giáo và người lạ có tác dụng giúp trẻ tự tin, biết cư xử phù hợp mọi tình huống.
Tại lớp, tôi chú trọng cho trẻ giao tiếp với bạn bè, cô giáo.
1.2. Cách áp dụng:
Qua các hoạt động tại trường mầm non, trẻ đã được phát triển kĩ năng giao tiếp với cô
giáo, bạn bè. Từ đây trẻ học cách giao tiếp với người lạ. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở các
hoạt động ăn, học, chơi tại trường thì chưa đủ, giáo viên là người hướng trẻ vào các kĩ
năng giao tiếp trong tất cả các hoạt động khác, chú trọng các yếu tố như:
– Phép lịch sự: từ những trường hợp ứng xử thông thường trong sinh hoạt hàng ngày như
trong bữa ăn, tiếp xúc với mọi người, giải thích để trẻ hiểu tầm quan trọng của những tính
cách tốt và khuyến khích trẻ nghĩ rằng mình là người lịch thiệp. Để làm được điều đó, tôi
bắt đầu từ việc đưa ra những yêu cầu thực tế với trẻ và nhẹ nhàng hướng dẫn để đưa trẻ
vào nền nếp.
– Trò chuyện với trẻ về những mong muốn của cô khi con tới trường. Tôi luôn cố gắng
nói chuyện với trẻ một cách tự nhiên và cởi mở về những gì tôi mong muốn ở trẻ. Bên
cạnh đó tôi đặt ra những giới hạn và hướng trẻ tin rằng việc tuân theo các giới hạn đó là
tốt cho bản thân trẻ. Tuy nhiên, tôi không làm điều đó một cách áp đặt. Tôi cố gắng để trẻ
nghĩ rằng tôi là một người bạn lớn, đáng tin cậy của trẻ.
– Tiếp xúc với bạn bè: Tôi để ý cho trẻ tiếp xúc ngay với bạn cùng lớp, đặc biệt ngay từ
khi trẻ mới vào lớp. Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin. Tôi chú ý đến


những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn. Tôi giúp trẻ bằng cách cho phép các trẻ
cùng lớp trò chuyện nhiều hơn với bạn mới; định hướng những trẻ cùng chơi với bạn vào
những trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích và có năng khiếu; hoặc cho bé làm bạn với đồ
chơi… của lớp.
Bên cạnh đó, tôi cũng trở thành một người bạn cùng chơi của trẻ, nếu cần. Tôi luôn
dành những khoảng thời gian có thể để trò chuyện cùng trẻ. Đây là cơ hội để tôi hiểu

những thiên hướng cá nhân của trẻ và giúp trẻ định hướng những kỹ năng giao tiếp. Đến
khi trẻ có thể tự chơi với nhau một cách thuận hòa, tôi để trẻ chơi đùa một cách độc lập.
Tôi luôn giữ nguyên tắc không đặt quá nhiều kỳ vọng hay yêu cầu đối với trẻ, vì trẻ sẽ
cảm thấy áp lực và dễ trở nên tự ti. Thay vào đó tôi luôn lắng nghe, quan sát và cố gắng
hiểu trẻ.
– Để trẻ tiếp xúc với những hình mẫu tốt:
Khi trẻ bắt đầu có xu hướng chú ý và bắt chước theo hành động của bạn khác hay của
cô giáo, người lớn, tôi chú ý để trẻ tiếp xúc với những “người mẫu” mà trẻ cảm thấy yên
tâm. Những tính cách tốt học được từ những cuộc tiếp xúc như vậy sẽ giúp định hình suy
nghĩ và cách ứng xử của trẻ.
– Sống mẫu mực:
Những giáo viên trong lớp luôn dùng những thái độ và cách thức tích cực để cư xử
với nhau. Đó là nguyên tắc vàng trong giao tiếp thông thường không chỉ trong lớp mà
còn với đồng nghiệp ngoài lớp, với phụ huynh. Bất kể mục đích giao tiếp là gì, tôi luôn
suy nghĩ chín chắn và thận trọng để tránh gây ra những hậu quả không hay. Trẻ sẽ học
được cách cư xử đúng đắn từ ngay những người thân yêu của mình mà trước hết là người
“mẹ hiền” luôn bên trẻ.
– Hướng trẻ vào các hoạt động xã hội mà trước hết là các hoạt động tập thể: Việc tham
gia vào các hoạt động tập thể không chỉ giúp trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin mà còn khuyến
khích trẻ phát triển những tính cách tốt như lòng nhân ái, sự yêu thương và quan tâm đến
người khác. Có rất nhiều cơ hội để tôi dạy trẻ biết ý nghĩa của các hoạt động xã hội.
Chẳng hạn bên cạnh việc tham gia các hoạt động chung tại trường, lớp với các bạn, tôi
còn dạy trẻ thêm những việc hữu ích nho nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa như: xếp ghế giúp các
em lớp bé chuẩn bị xem văn nghệ, giúp bạn bằng cách cho bạn mượn quần áo khi bạn tè
dầm mà không mang đồ … Từ những hoạt động này, trẻ có thể học được những thói quen
làm điều thiện khi trưởng thành.
1.3. Kết quả


Sau thời gian áp dụng sang kiến kinh nghiệm, đa số trẻ trong lớp đã mất dần tính tự ti,

trẻ trở nên hòa đồng, không chỉ với bạn mà cả với các cô giáo. Trẻ biết chia sẻ và thích
được chia sẻ với cô và bạn về nhu cầu cũng như mong muốn,,, của trẻ; hiện tượng trẻ tè
dầm giảm xuống không còn. Bên cạnh đó, trẻ biết quan tâm tới mọi người nhiều hơn, tính
cách trẻ cũng trở nên thân ái, vui vẻ hơn.
2. Phát triển kỹ năng thích nghi với môi trường
2.1. Nguyên nhân áp dụng
“Thích nghi” là yếu tố tiên quyết để con người hòa nhập vào cuộc sống bắt đầu từ khi
lọt lòng mẹ. Trong thời gian sơ sinh, trẻ sống trong sự bao bọc của gia đình; dần dần, trẻ
bước vào “cuộc sống xã hội” mà cuộc sống đầu tiên đó chính là trường lớp mầm non, sau
đó sẽ là môi trường bên ngoài như hàng xóm, đám đông…Càng thích nghi nhanh và sớm,
trẻ càng dễ hòa nhập vào cộng đồng, đó là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển sự tự tin
và gạt bỏ sự rụt rè nhút nhát.
2.2. Cách áp dụng
. Theo thực đơn ăn của nhà trường, trẻ được làm quen với đa dạng chế độ ăn. Và bắt đầu
từ lúc vào trường, trẻ được ăn hết tất cả các món ăn có thể từ thịt, cá, trứng, tôm, cua, rau
xanh, củ quả,… với khẩu phần ăn được tính toán đủ dinh dưỡng, có tính thay đổi phù hợp
theo tuần, mùa. ( Phụ lục 1, trang 16)
– Thích nghi với môi trường: Theo chế độ chăm sóc giáo dục trẻ, hàng ngày trẻ được
hoạt động ngoài trời với thời gian phù hợp giúp trẻ thích nghi với không khí môi trường
bên ngoài, vừa giúp trẻ hấp thu Vitamin D cho da. Ngoài ra, trẻ còn được tham gia các
hoạt động ngoại khóa như đi xem xiếc, đi thăm Lăng Bác…
Qua đây, tôi cũng giúp trẻ có ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh,
sạch, đẹp bằng cách khi đi chơi, thấy lá cây trên sân, tôi nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và
hỏi trẻ: con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? Tôi giải thích cho trẻ hiểu: việc
làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự
động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường. Cùng với yếu tố này, tôi
cũng lồng ghép cùng với chương trình khám phá khoa học giúp trẻ hiểu sâu hơn về cách
bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm điện.
– Thích nghi với đám đông: Trong chế độ sinh hoạt hàng tuần, tôi chú ý thường xuyên
cho trẻ gặp gỡ, giao lưu với các bạn lớp khác, trẻ còn được tham gia các lớp học năng

khiếu giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
2.3. Kết quả


Thích nghi là yếu tố không thể thiếu hòa cùng với yếu tố giao tiếp và giúp cho việc
giao tiếp đạt kết quả cao. Sau 1 năm áp dụng, trẻ lớp tôi đã biết ăn đa dạng thực phẩm,
nhất là trẻ đã thích ăn món rau. Trẻ cũng thích nghi tốt với môi trường bên ngoài, rất
thích tham gia các hoạt động tập thể và bớt hẳn tính nhút nhát.
3. Phương pháp phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân
3.1. Nguyên nhân áp dụng,
Trẻ càng lớn càng cần phải có một số kĩ năng tự phục vụ mà thiết yếu nhất là kĩ năng
tự xúc cơm, tự mặc quần áo và biết giữ vệ sinh cá nhân. Có kỹ năng tự chăm sóc cá nhân,
trẻ sẽ có tính tự giác cao.
3.2. Cách áp dụng
Thực tế trẻ rất vụng về trong những hoạt động tự chăm sóc bản thân như rửa tay, lau
mặt, uống nước, xúc cơm không rơi vãi…nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ nuông
chiều trẻ. Ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có thể thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân
một cách thuần thục song có lúc trẻ lại tỏ ra lười biếng hoặc cố tình làm hỏng hoặc kéo
dài mọi việc. Tôi luôn kiên nhẫn, động viên và khích lệ trẻ, đồng thời giải thích cho trẻ
hiểu tác dụng của mỗi điều con biết sẽ giúp con thêm tự tin và khéo léo hơn. Với trẻ còn
chậm, tôi kiên trì hướng dẫn thường xuyên trong hoạt động hàng ngày, khen ngợi khi trẻ
làm tốt cũng như tạo điều kiện để trẻ thực hành thường xuyên.
3.3. Kết quả
Bằng sự kiên trì, sau thời gian áp dụng sáng kiến, trẻ đã có kĩ năng tự chăm sóc bản
thân tốt hơn trước. Các hoạt động như trẻ tự xúc ăn, tự lấy đồ, biết mặc áo phù hợp
mùa…đã mang tính tự giác cao. Điều đặc biệt là trẻ còn tự biết nhắc nhở hay giúp đỡ bạn
khi bạn làm chưa đúng. Chính thái độ phản ứng đúng của bạn cùng lớp có tác dụng rất
quan trọng giúp trẻ lần sau thực hiện có chú ý để làm đúng hơn.
4. Phương pháp phát triển kỹ năng tạo niềm vui thông qua
4.1. Nguyên nhân áp dụng

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Tuy nhiên, vui chơi giúp trẻ phát
triển và rèn luyện kĩ năng sống lại đòi hỏi người giáo viên phải để ý tìm tòi những biện
pháp cũng như cách chơi sao cho có hiệu quả trong việc vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu
cũng như đạt được mục đích rèn luyện kĩ năng sống.
4.2. Cách áp dụng
Khi cho trẻ chơi, tôi luôn ghi nhớ các nguyên tắc sau:


4.2.1 Tạo ra một môi trường hấp dẫn : để đồ chơi mầm non trên giá vừa tầm tay với , bầy
theo từng nhóm, từng loại và ở một góc thật tự do – thoải mái, nơi trẻ có thể làm gì tùy
thích mà không bị sự ngăn cấm, hạn chế khác với các khu vực khác trong lớp. Các
món đồ chơi chỉ để 1 ít bên ngoài, những món còn lại tôi cất bớt đi rồi 1 thời gian sau có
thể lôi ra và cho trẻ chơi để tạo sự hứng thú mới cho trẻ. Có góc chơi cho trẻ chơi với bạn
như góc xây dựng nhưng cũng có góc cho trẻ tự chơi, tự phát huy óc tưởng tượng như
góc lắp ghép…
4.2.2. Chọn đồ chơi:
Mỗi một lứa tuổi đều có những loại đồ chơi phù hợp và qua đó cũng giúp tôi nhận biết sự
phát triển về trí tuệ của trẻ qua các món đồ chơi trong lớp mầm non mà trẻ sử dụng. Rất
may mắn là trẻ lớp A3 cũng như trẻ toàn trường luôn nhận được những đồ chơi phù hợp
lứa tuổi mà nhà trường cung cấp. Đồ chơi khối lớn chủ yếu là đồ chơi lắp ghép, từ đó trẻ
có thể lắp ghép theo ý trẻ, phát huy óc sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ. Tuy nhiên tôi
vẫn chú ý lựa chọn thêm những món đồ chơi cao hơn lứa tuổi của trẻ một chút vì nó sẽ
kích thích sự phát triển như dạng đồ chơi lắp ghép nhiều chi tiết…
4.2.3. Đơn giản:
Một món đồ chơi đơn giản như những khối gỗ cũng được bổ sung vào tủ đồ chơi lại
chính là món đồ chơi giúp trẻ tưởng tượng nhiều nhất, một con búp bê đơn giản, quần áo
có thể thay đổi giúp trẻ hình dung ra nhiều người , có khi đó là ông, bà, có khi là cô giáo,
có khi lại là em bé thậm chí là một siêu nhân từ hành tinh khác đến … và vì thế trẻ có thể
tạo ra rất nhiều tình huống khác nhau . Một chiếc xe bằng gỗ đơn giản có thể giúp trẻ
nghĩ ra đủ loại xe , tùy theo trò chơi đòi hỏi hơn là một chiếc tăng, xe tải quá rõ ràng đến

từng chi tiết …
4.2.4. Linh Hoạt:
Một món đồ chơi có thể phù hợp với nhiều loại trò chơi khác nhau và có thể tạo ra nhiều
tình huống khác nhau , các loại đồ chơi có nhiều khớp nối , có thể lắp ráp theo nhiều hình
dạng khác nhau như các miếng logo chẳng hạn , cũng có thể đó là những đồ chơi mang
tính công cụ như dụng cụ nấu ăn , làm vườn giúp cho trẻ có thể tập cách sử dụng chúng.
4.2.5. Sáng tạo:
Từ các hộp nhựa có nắp , các ống lon nhỏ, các dĩa tròn, các khối gỗ ( từ các xưởng mộc
thải ra, đã được mài thật nhẵn ) với kích thước khác nhau , các miếng mốp , bìa cat tông ,
các rổ nhựa cũ hay đơn giản là 1 tờ báo … tôi đều có thể dùng để cho trẻ chơi hay cùng
trẻ làm thành những món đồ chơi, những cái mũ, cái ly, chiếc thuyền đơn giản và rẻ tiền
mà không kém phần hấp dẫn.


Điều quan trọng hơn nữa là đồ chơi ngoài trời mầm non không dùng để thay thế vai
trò cho cô giáo mà là một phương tiện giúp cô cùng chơi với con, là cách để thâm nhập
vào thế giới tuổi thơ, giúp cho trẻ có thể giao tiếp với người khác và môi trường bên
ngoài. Không có gì tệ hại hơn là để cho trẻ một đống đồ chơi và bỏ mặc trẻ loay hoay với
các món đồ chơi xa lạ ấy, mặc dù đó là thứ trẻ đã đòi.
4.3. Kết quả
Qua chơi, trẻ rèn được óc quan sát, trí tưởng tượng…đồng thời trẻ cũng đã biết hơn về
cách chơi, thỏa thuận theo nhóm. Trẻ biết chia sẻ đồ chơi cũng như cách chơi với bạn rất
hòa thuận. Trẻ còn biết làm thêm đồ chơi cũng như có ý thức bảo vệ và sửa đồ chơi cùng
cô. Từ đạy,vốn từ cũng như cách diễn đạt của trẻ trở nên thông minh, phong phú và
nhanh nhẹn hơn.
5. Phương pháp phát triển kỹ năng tự bảo vệ
5.1. Nguyên nhân áp dụng
Vòng tay cha mẹ, cô giáo có rộng bao nhiêu cũng khó có thể thực hiện được điều
mong ước chở che cho trẻ suốt cuộc đời, khi trẻ ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào.
Dạy trẻ kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ chính là phương cách hiệu quả nhất để nối rộng

vòng tay yêu thương của cha mẹ, cô giáo dành cho trẻ đến trọn đời.
5.2. Cách áp dụng
Với kỹ năng tự vệ hay tự xoay xở, tôi hướng dẫn trẻ thông qua các bài học thực tế, trực
quan. Ví dụ tổ chức trò chơi lái xe, giúp trẻ phân biệt đèn giao thông, cách lái xe an toàn,
cách ngồi trên xe an toàn. Ngoài ra, tôi dạy trẻ biết các số điện thoại cơ bản như số điện
thoại nhà, số điện thoại của ba mẹ, ông bà, nhớ địa chỉ nhà… phòng khi trẻ lạc hay cần sự
giúp đỡ. Khi dạy trẻ kỹ năng sống tôi chú ý không bao giờ ép buộc trẻ khi thấy trẻ không
có khả năng hoặc tỏ vẻ do dự.
Tôi cũng cùng trẻ trao đổi, xem video hình ảnh và tìm hiểu nhằm phân biệt các mối
nguy hiểm, từ đây tìm ra các cách phòng chống nguy hiểm.
Các mối nguy hiểm trong nhà : Gas, Bàn ủi, Điện giật, Cửa sổ, Khói thuốc lá
Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: Quấy rối, bắt cóc, bị bắt nạt, lạc đường.
Các mối nguy hiểm bất ngờ: Cháy nổ, Kẹt thang máy, Chó cắn (Ong đốt), Ngộ
độc
Làm gì
khi bị sặc, khi bị nước vào lỗ tai, khi bị côn trùng chui vào tai
Thiên tai: (động đất, sóng thần, lũ lụt, sấm sét, bị sa vào vũng lầy …)
5.3. Kết quả


Qua phần kĩ năng này, trẻ lớp tôi đã biết được cách tự giải quyết vấn đề đơn giản, hạn
chế được tình trạng ỉ lại. Trẻ cũng biết được những mối nguy hiểm, cách phòng chống.
Trong năm học 2012 -2013 lớp A3 không xảy ra 1 tình trạng tai nạn thương tích nào. Đó
là những kết quả bước đầu tốt đẹp mà tôi thu nhận được.
6. Phương pháp phát triển kỹ năng làm việc đội nhóm
6.1. Nguyên nhân áp dụng
Với lối sống tĩnh tại và ích kỉ trong thời đại ngày nay thì “làm việc” theo đội nhóm
nhất định sẽ giúp trẻ thấm nhuần cảm xúc và tinh thần của cuộc sống “xã hội”. Đặc biệt
với trẻ 5 tuổi, khi mà tính hiếu thắng trong trẻ là cực cao, thì qua các trò chơi tại trường
sẽ giúp trẻ hiểu rằng thắng thua là một phần và là điều tất yếu của cuộc chơi. Nó sẽ giúp

trẻ chấp nhận thất bại với một thái độ hoà nhã và chiến thắng với phong thái lịch sự.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ phát triển các kĩ năng trí tuệ để giải quyết và vượt qua thất bại,
những kĩ năng mà chẳng bao giờ dẫn đến những hậu quả tai hại trái lại còn làm cho trẻ
thêm phấn chấn và tự tin vào chiến thắng nhưng không bị cuốn vào đó vì chiến thắng
không phải là tất cả.
6.2. Cách áp dụng
Tôi sử dụng nhiều trò chơi tập thể, nhiều cơ hội để trẻ phát huy tinh thần tập thể để rèn
luyện kĩ năng này. Ví dụ khi ăn cơm, tôi đặt tên cho từng bàn, động viên khuyến khích
bàn số 1 (2…) ăn nhanh, ăn sạch. Điều này thôi thúc các bạn ngồi tại bàn đó phải tuân thủ
nguyên tắc đồng đội để dành chiến thắng cho tập thể bàn số 1(2..) của mình. Còn qua
chơi, đặc biệt các trò chơi tập thể, đội nhóm như chuyền bóng, chạy tiếp sức…trẻ phải
chú ý lắng nghe bạn đội trưởng “phân công”, lắng nghe ý kiến của đồng đội khi ôm bóng
theo cách nào…trẻ cũng sẽ học được cách đối phó khi chiến thắng cũng như khi thất bại.
Nó cũng dạy cho trẻ cách tôn trọng đối thủ.
6.3. Kết quả
Có một câu nói rằng: hoạt động theo đội nhóm giúp trẻ khám phá ra sức mạnh của trái
tim, khả năng chịu đựng của cơ thể và sự kiên nhẫn của tâm hồn. Qua những hoạt động
tập thể, đội, nhóm, trẻ lớp tôi đã tiến bộ lên rất nhiều về sự tự tin, khả năng diễn đạt và
chia sẻ tình cảm với bạn cùng đội. Trẻ cũng biết giúp đỡ bạn tốt hơn, quan tâm tới bạn
nhiều hơn.


1.

Kết quả đạt được ( Phụ lục 2, trang 17)

Bảng tổng hợp kết quả:
Đầu năm ( 9/2012)

Cuối năm (3/2013)


Số trẻ đạt/46hs
% (100%)Số trẻ đạt/46hs% (100%)giao tiếp 18 39 4598thích nghi12 264496tự chăm
sóc15 334393tạo niềm vui17 374496tự bảo vệ14 304291đội nhóm17 3746100
Theo kết quả được thể hiện qua biểu đồ: 6 chỉ số cơ bản thuộc kĩ năng sống đều có sự
tăng lên so với đầu năm khi chưa thực hiện sáng kiến. Điều này chứng tỏ sáng kiến kinh
nghiệm mầm non thật sự có hiệu quả. Bên cạnh đó, điều này còn chứng tỏ trẻ rất thích
được tiếp thu và rèn luyện những kĩ năng đó.



×