Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử, địa lí, ngữ văn, tiếng anh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.56 KB, 99 trang )

CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
MÔN: LỊCH SỬ

Phần một. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời.
Câu 1:
Bài: 2
/ tiết: 2
Người ta dựa vào quan sát hiện tượng nào để làm ra dương lịch?
A.Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B.Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C.Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trăng.2
D Sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án đúng là B
Câu 2:
Bài:3
/ tiết:3
Việc phát hiện và sử dụng kim loại để chế tạo công cụ lao động có tác dụng gì?
A.Con người làm ra ngày càng nhiều đồ dùng và công cụ lao động.
B.Con người có thể khai phá đất hoang ,tăng diện tích trồng trọt.
C.Năng suất lao động tăng,sản phẩm được làm ra ngày càng nhiều,có dư thừa.
D.Cả đáp án A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án đúng là D
Câu 3:
Bài: 4
/ tiết: 4
Xã hội cổ đại phương đông ra đời từ bao giờ?
A. Cuối thiên niên kỷ thứ IV, đầu thiên niên kỷ thứ III TCN
B. Đầu công nguyên


C. Cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ III
D. Cuối thiên niên kỷ I (TCN)
Hướng dẫn /đáp số
Chọn A (0,5đ)
Câu 4:
Bài: 5
/ tiết:5
Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào ?
A. Chủ nô và nô lệ
B. Nông dân, quý tộc
C. Địa chủ , nông dân
D. Nô lệ ,nông dân
Hướng dẫn /đáp số
Chọn A.


Câu 5:
Bài:5
/ tiết:5
Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu?
A- Lưu vực các con sông lớn
B- Bán đảo Ban Căng
C- Bán đải Italia
D- Bán đảo Đông Dương
Hướng dẫn /đáp số
- Đáp án: B và C
Câu 1:
Em hãy giải thích tại sao con người lại định cư lâu dài ở đồng bằng các con sông
lớn ?
A. Thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước

B. Con người đã đủ sức dời khỏi vùng rừng núi, trung du, tiến xuống đồng bằng
C. Do dân số ngày càng tăng nhanh
D. Cả ba câu trên đều đúng .
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án: D
Câu 2:
Bài: 9
/ tiết: 9
Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì ?.
A .Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ .
B .Chế độ mẫu hệ xuất hiện
C . Nam- N ữ bình quyền
D .Cả ba đều đúng
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án : A
Câu 3: Vua An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê ( Cổ Loa- Đông Anh - Hà Nội) là
do:
A. Đây là vùng đất rộng bằng phẳng thuận tiện giao thông thuỷ lợi
B. Bấy giờ lực lượng của ta đủ mạnh để đánh trả các cuộc sâm lấn của giặc
C. Đóng đô hiên ngang ở trung tâm đất nước thể hiện thanh thế của ta sánh ngang với các
nước lớn khác
D. Gồm cả A,B, C đều đúng.
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án : D
Câu 4:
Bài: 9
/ tiết:9
- Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở:
A. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn)
B. Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hoá)

C. Xuân Lộc ( Đồng Lai)


Hướng dẫn /đáp số
Đáp án : D
Câu 4:
Bài: 9
/ tiết:9
Xã hội có tổ chức đầu tiên thời nguyên thuỷ là
A- Thị tộc mẫu hệ
B- Sống theo bày đàn
C- Chế độ phụ hệ
D- Chiếm hữu nô lệ
2, Hướng dẫn chấm điểm
Đáp án A- Thị tộc mẫu hệ

CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC
Câu 1:
Bài: 10
/ tiết:10
.Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hoá của cư dân Văn lang:
A- Vũ khí bằng đồng B- Lưỡi cày đồng
C- Lưỡi cuốc sắt
Trống đồng
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án : D- Trống đồng

D-

Câu 2:

Bài: 13
/ tiết: 13
Nét đặc sắc trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang
A- Ở nhà sàn B- Làm bánh chưng, bánh giầy C- Ăn cơm,rau, cà, thịt, cá
Nam đóng khố, nữ mặc váy

D-

Hướng dẫn /đáp số
Đáp án : A- Ở nhà sàn
Câu 3:
Bài: 12
/ tiết: 12
Kinh đô của nước Văn Lang được xây dựng ở:
A. Việt Trì (Phú Thọ) B. Phong Khê (Hà Nội)
Bạch Hạc (Phú Thọ)
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án : A. Việt Trì (Phú Thọ)
Câu 4:
Bài: 12
/ tiết:12
Ai đứng đầu nhà nước văn Lang ?
A. Hùng Vương
B.Thục Phán
C .Lạc hầu
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án : A. Hùng Vương

C. Đông Sơn (Thanh Hóa )


D.Lạc tướng

D.


Câu 5:
Bài:14
/ tiết: 14
Nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở:
A.Nhu cầu trị thuỷ và làm thuỷ lợi B.Sau khi đánh thắng quân Tần
C.Hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt
D. Câu A và B đúng
Hướng dẫn /đáp số
Đáp án: C.Hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt
chủ đề:KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Câu 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến

Bài1/ Tiết 1

Trả lời:
Là những vùng đất đai rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt thành khu đất riêng của
mình.
Câu 2:Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Bài 2/Tiết 2
Trả lời:
Giữa thế kỷ XV, sản xuất phát triển, thương nhân châu Âu cần nguyên liệu, thị
trường, vàng bạc.
Tiến bộ về kỹ thuật hàng hải: KT đóng tàu, la bàn.
Câu 3:Người ấn Độ đã đạt những thành tựu gì về văn hoá?Bài 5/Tiết 6
Trả lời:
- Chữ viết: chữ Phạn

- Tôn giáo: + Đạo Bà la môn
+ Đạo Hinđu
- Nền văn học Hinđu với giáo lý, luật pháp, sử thi... có ảnh hưởng đến đời
sống xã hội.
- Kiến trúc: ảnh hưởng sâu sắ ccủac ác tôn giáo với kiến trúc đền thờ, ngôi
chùa...
Câu 4 :Đông Nam á hiện nay có mấy quốc gia? Em hãy kể tên?Bài 6/Tiết7
Trả lời:
Có 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam Phu Chia, Thái Lan, Mianma, Lalaixia,
Inđônêxia, Brunây Philipphin, Singapo, Đôngtimo.
Câu 5:Cơ sở kinh tế, xã hội của xã hội phong kiến?Bài 7/Tiết 9
Trả lời:


- ở cả phương Đông và phương Tây cư dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp,
két hợp với chăn nuôi và làm một số nghề thủ công.
- ở phương Đông: Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công
xã nông thôn.
- ở phương tây: Sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong các lãnh địa.

LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chương I:BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ;ĐINH ;TIỀN LÊ
Câu 1:Nêu những việc làm của Ngô Quyền Sau chiến thắng Bạch Đằng 938?
Bài 8/Tiết11
Trả lời:
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Xây dựng chính quyền: Vua đứng đầu quyết định mọi việc, quy định quan
văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục cuỉa quan lại các cấp.
- Cử các tướng giỏi coi giữ các châu quan trọng.
Câu 2: Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống cuả Lê Hoàn? Bài9/Tiết 13

Trả lời:
- Đầu 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến
- Nhiều trận chiến riễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên Bộ quân ta chặn đánh
quyết liệt...
-Kết quả: Quân Tống đại bại
Câu 3:Trình bày tổ chức bộ máy nhà nuớc thời Tiền Lê?Bài 9/Tiết 12
Trả lời:
+Cấp Trung uơng:do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành,giúp việc cho vua có thái
sư,đại sư duới vua là các chức quan văn,võ
+Cấp địa phuơng: Cả nuớc chia làm 10 lộ duới lộ là phủ châu
Câu 4: Tình hình nông nghiệp,thủ công nghiệp,thuơng nghiệp thời Tiền Lê?
Trả lời:
*Nông nghiệp:


-Chia ruộng đất đều cho nông dân để cày cấy và nộp thuế cho vua
-Tổ chức lễ cày tịch điền khuyến khích dân sx nông nghiệp
-Đào vét kênh ngòi
=>Nông nghiệp ổ định phát triển
*Thủ công nghiệp:
-Xuởng thủ công nhà nuớc như: xuởng đúc tiền,rèn vũ khí ..
.-Thủ công dân gian:làm đồ gốm,kéo tơ.dệt lụa.....
*Thuơng nghiệp:Nhiều trung tâm buôn bán xuất hiện nhiều chợ làng,chợ quê..
Câu 4: Đời sống xã hội-văn hoá thời Tiền Lê? Bài 9/Tiết 13
Trả lời
*Xã hội: Phân hoá thành 3 tầng lớp
+Tầng lớp thống trị:Vua,quan lại,nhà sư
+Tầng lớp bị thống trị:Nông dân,thợ thủ công,nguời buôn bán nhỏ
+Tầng lớp thấp nhất XH: nô tì

* Văn hoá:
-giáo dục chưa phát triển
-Đạo phạt truyền bá rộng rãi
-Các nhà sư trọng dụng
Chuơng II:ĐẠI VIỆT THỜI LÝ THẾ KỶ XI-XII
Câu 1: Trình bày sự thành lập nhà Lý: Bài 10/Tiết 14
Trả lời:
-Năm 1005 Lê hoàn mất Lê Long Đĩnh nối ngôi năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời
-Triều thần chán nghét nhà Lê vì vậy các nhà sư và quan đại thần đã tôn Lý công
Uẩn lên ngôi nhà Lý đuợc thành lập
-Năm 1010 Lý Cồng Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên ,rời đô về Đại la sau đổi tên
là Thăng Long
Câu 2: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?Bài 10/Tiết 14
Trả lời:
- Chính quyền trung ương: Đứng đầu là vua, dưới có quan địa thần và các quan 2
ban văn võ


- Chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, phủ dưới là huyện, hương và
xã.
Câu 3:Trình bày nội dung luật hình thư nhà Lý?Bài 10/Tiết 14
Trả lời
Qui định chặt chẽ việc bảo vệ vua,cung điện,bảo vệ của công tài sản của dân,nghiêm
cấm giết mổ trâu,bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp..
Câu 4: Nêu ý nghĩa trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến
chống Tống 1075-1077? Bài 11/Tiết 16
Trả lời:
-Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc ta
-Nền độc lập tự chủ của Địa Việt được giữ vững và củng cố
-Khẳng định truyền thống yêu nước căm thù giặc

-Buộc chúng từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
Câu 5:Trình bày trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt :Bài 11/Tiết 16
-Quân Tống nhiều lần tìm cách tấn công vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quan
ta đẩy lùi về phía bắc sông Như Nguyệt.
-Quân Tống ngày càng chán nản ,mệt mỏi,chết dần chết mòn
- Cuối năm 1077 Lý Thuờng Kiệt mở cuộc tấn công bất ngờ vào doanh trại của
giặc .Quân Tống thua to.
-Ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hoà” quân Tống vội chấp
nhận và rút quân về nuớc
Chuơng III:NUỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN THẾ KỶ XIII
Câu 1: Quân đội thời Trần được tổ chức như thế nào ?Bài 13/Tiết 23
Trả lời:
Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lô, ở làng xã có hương binh ,
ngoài ra còn có quân của các vương hầu
- Quân đội được tuyển theo chính sách " Ngụ binh ư nông ", " quân lính cốt
tinh nhuệ , không cốt đông "
- Học tập binh pháp , luyện tập võ nghệ


Câu 2 Xã hội Trần có các tầng lớp nào?
Trả lời:Có nhiều tầng lớp:
+ Tầng lớp vương hầu, quý tộc
+ Tầng lớp địa chủ
+ Nông dân
+ Thợ thủ công, thương nhân
+ Nông nô, nô tỳ
Câu 3:Cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ nhất diễn ra vào thời gian
nào:
A:Năm 1285


B:1287

C:1258

D:1250

Đáp án: Năm 1258
Câu 4:Trận đánh nào đã tiêu diệt đuợc đoàn thuyền luơng của quân Mông- Nguyên:
A:Trận trên sông như Nguyệt

B:Trận trên sông Bạch Đằng

C:Trận đánh Tây Kết

D:Trận Vân Đồn

Đáp án: D:Trận Vân Đồn
Câu 5: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông
Nguyên?
Trả lời:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều đoànkết đnáh giặc.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
- Tinh thần hy sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nogn cốt là quân đội
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

III. Lớp 8:
Phần 1:LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Chuơng I:Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (giữa thế kỷ XVI-XVIII)
Câu 1: Trước cách mạng Hà Lan, nhân dân Nê- đéc- lan chịu sự thống trị của nước
nào? Bài 1/Tiết 1

a. vương quốc Anh
b. Vương quốc Tây Ban Nha
c. Bồ Đào Nha
d. Nước Pháp


Đáp án b
Câu hỏi 2: Trình bày cuộc cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI ? Bài 1/Tiết 1
Đáp án
- Nguyên nhân: Kinh tế Nê- đéc- Lan phất triển mạnh nhất châu âu. Nhưng
bị phong kiến Tây Ban Nha thống trị và ngăn cản sự phát triển này.
- Diễn biến: Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê- đéc –Lan đã diễn ra
chống lại Tây Ban Nha. Đến năm 1581, các tỉnh miền bắc đã thành lập “
Các tỉnh liên hiệp” ( Cộng hòa Hà Lan )
- Kết quả: Năm 1648, Tây Ban Nha công nhận nền đọc lập của Hà Lan.
Câu 3: Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kì được công bố năm nào? Bài
1/Tiết 2
a. Năm 1774
b. Năm 1775
c. Năm 1776
d. Năm 1777
Đáp án: c
Câu 4: Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ.
Bài 1/Tiết 2
Trả lời
-

Kết quả: Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa. Hợp chủng quốc
Hoa Kì được thành lập. Năm 1787, hiến pháp được ban hành quy định Mỹ

là nước cộng hòa liên bang.
Ý nghĩa: Giải phóng nhân dân Bắc mĩ khỏi ách thống trị của thực dân Anh,
mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 5: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra như thế nào và đã đạt được những
kết quả gì? Bài 3/Tiết 5
Trả lời:
-Chế tạo máy móc sử dụng trong sản xuất và giao thông vận tải
-Thành tựu:
+ Máy kéo sợi Gien-ni, 1769 Ac-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức
nước.
+ 1785 Các-rai chế tạo máy dệt.
+ 1784 Giêm-Oat phát minh ra máy hơi nước.
-Kết quả:
+ Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
+ Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
Chuơng II:CÁC NUỚC TƯ BẢN ÂU- MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU XX
Câu 1: Công xã Pa-ri ra dôi ngày tháng năm nào?
a. 2-9-1870
b. 4-9-1870
c. 18-3-1871
d. 26-3-1871


Đáp án: d
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa đế quốc Pháp có đặc điểm gì?
a. Là CNĐQ thực dân.
b. Là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi?
c. Là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
d. Là CNĐQ hiếu chiến và thực dân.

Đáp án :b
Câu 3: Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa đế quốc Đức có đặc điểm gì?
a. Là CNĐQ thực dân.
b. Là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi?
c. Là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
d. Là CNĐQ hiếu chiến và thực dân.
Đáp án: c

Câu 4: Trình bày kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1905- 1907.
Trả lời
-

Tuy thất bại nhưng cách mạng 1905- 1907 ở Nga đã làm lung lay chế độ
Nga hoàng và tư sản.
- Làm suy yếu chế độ nga hoàng là bước chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ
nghĩa sau này.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
trên thế giới.
Câu 5 :Đac- uyn nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền học năm nào?
a. Năm 1859
b.Năm 1860
c. Năm 1861
d. Năm 1862
Đáp án: a
Chuơng III:CHÂU Á GIỮA THẾ KỶ XVIII-ĐẨU THẾ KỶ XX
Câu 1: Năm 1859 ở Ấn Độ diễn ra cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào?
Bài 9/Tiết 14
a. Khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ.
b. Đảng quốc đại được thành lập.
c. Công nhân Bom-bay khởi nghĩa.

d. Thực dâ Anh xâm lược Ấn Độ.


Đáp án: a
Câu 2: Trình bày ý nghĩa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 ?
Bài 10/Tiết 15
Trả lời
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế đô phong kiến nhà Thanh,
thành lập Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu á.
Câu 3:Nêu quá trình xâm luợc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam á?
Bài 11/Tiết 16
Trả lời:
-ĐN A là khu vực có vị trí địa lý quan trọng,giàu có về tài nguyên,chế đọ phong kiến
đang khủng hoảng,suy yếu nên không tránh khỏi bị áp bức bóc lột
-Từ nửa sau thế kỷ XIX tưi bản phuơng bản phuơng tây đẩy mạnh xâm luợc ĐNA :
Anh chiếm (Mã lai,Miễn điện) Pháp chiếm (VN,lào ,Cam pu chia,)Tây ba nha rồi
Mĩ chiếm (Phi líp pin)Hà lan,Bồ đào nha chiếm(In-đô-nê-xi-a)
Câu 4: Nêu những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị
.Bài 12/Tiết 17
Trả lời:
- Kinh tế: thống nhất thị trường và tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ
nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống…
- Chính trị: Xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản, ban hành hiến pháp
năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân sự theo kiểu phương tây. Thực hiện
chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng
- Giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa họckĩ thuật, cử học sinh ưu tú đi học ở các nước phương tây.
Câu 5:Hãy cho biết tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giói thứ nhất
Bài 12/Tiết 17

Trả lời:
-Nhật Bản thu duọc nhiều lợi nhuận nhất là về kinh tế.Nhưng ngay sau chiến
tranh,kinh tế Nhật Bản ngày càng găp khó khăn,nông nghiệp vẫn lạc hậu
Giá gạo tăng cao,dòi sống nông dân rất khó khăn.Vì vậycuộc bạo động lúa gạo đã
diễn ra lôi cuốn 10 triệu nguòi tham gia.
Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi;tháng 7năm 1922,Đảng cộng sản Nhật Bản đựoc
thành lập và trỏ thành lưc lựong lãnh đạo phong trào công nhân.
Năm 1927,Nhật Bản lại lâm vào khủng hoảng tài chính,chấm dứtsự phục hồi ngắn
ngủi của nền kinh tế nuóc này.
Chuơng IV:CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914-1918)
Câu hỏi 1:Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong thời gian nào?
Bài 13/Tiết 20
a. 1905- 1907
b. 1914- 1918


c. 1918- 1923
d. 1929- 1933
Đáp án:b
Câu 2: Phát xít Đức đầu hàng đồng minh vào thời gian nào?
Bài 13/Tiết 21
A: 12/1/1914
B:11/1/1914
C:11/11/1918
D:12/1/1918
Câu3:Trình bày nguyên nhân của cuộc chiến thế giới thứ nhất 1914-1918
-Cuối thế kye XIX đầu thế kỷ XX sự phát triển không đồng đều giữa các nuớc tư
bản về kinh tế chính trị làm thay đổi sâu sắc ,so sánh lực lượng giữa các nuớc đế
quốc
-Các nuớc tư bản mâu thuẫn nhau về thuộc địa thị truờng ...

- Để chuẩn bị cho cuộc chiến nhằm tranh giành thị truờng thuộc địa các nuớc đế
quốc thành lập hai khối quân sự đối lập
+Khối liên minh:Đức,áo,Hung(1882)
+Khối hiệp uớc:Anh,Pháp,Nga(1907)
-Hai khối tích cực chạy đua vũ trangtranh giành nhau làm bá chủ thế giới
Câu 4: Trình bày kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Bài 13/Tiết 21
Trả lời:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết và hơn 20 triệu
người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hủy. chi phí
cho chiến tranh lên tới 85 tỉ USD.
- Chiến tranh đem đến lợi ích cho các nước thắng trận, nhất là Mĩ.
- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được
mở rộng thêm do có thêm thuộc địa.
- Làm cho phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự
bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917

Phần hai:LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Chuơng I:CÁCH MẠNG THÁNG MUỜI NGA 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
Câu 1: Trước cách mạng Tháng Mười 1917, Nga là nước có nền kinh tê?
Bài 15/tiết 23
a. Kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu.
b. Nền kinh tế nông nghiệp phát triển cao.
c. Là nước công nghiệp phát triển.
d. Cả b và c.
Đáp án: a
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cách mạng tháng mười Nga 1917.Bài
15/Tiết 24



Trả lời
+ Nguyên nhân: sau cách mạng tháng hai, ở Nga tồn tại hai chính quyền là chính phủ
lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết của giai cấp vô sản. Tình trạng này cần
phải được chấm dứt. Hơn nữa, giai cấp tư sản vẫn tiếp tục muốn theo đuổi cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Diễn biến, kết quả
- Đêm 24- 10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê- tơ- rôgrat và bao vây cung điện mùa Đông.
- Đêm 25- 10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, chính phủ lâm thời sụp đổ.
- 1918, cách mạng tháng Mười toàn thắng trong cả nước.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng mười Nga 1917.
Bài 15/Tiết 23
Trả lời
- làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận người dân Nga.
- xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng bằng một
phần sáu diện tích thế giới.
- Dẫn đến nhiều thay đổi trên thế giới. Để lại nhiều bài học cho cuộc đấu tranh giải
phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân
tộc phát triển.
Câu4 :Cho biết nội dung của chính sách kinh té mới ở Liên Xô.
Bài 16/Tiết 25
Trả lời
- 3- 1921, Chính sách kinh tế mới được thực hiện.
- Nội dung: bãi bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa, thay vào đó là chế
độ thu thuế lương thực. Khuyến khích mở lại chợ và buôn bán tự do. Cho
phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ. Khuyến khích nước ngoài vào đầu tư ở
Nga.
Câu 5:Nêu những thành tựu chính của chính sách kinh tế mới ở Liên xô năm 1921-1925?
Bài 16/Tiết 25
Trả lời:

+Kinh tế nông nghiệp và các nghành kinh tế khác đuợc phục hồi phát triển nhanh
chóng
+Đời sống nhân dân đuợc cải thiện
Chuơng II:CHÂU ÂU VÀ NUỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Câu 1: Nêu quá trình cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 và những hậu quả ?
Bìa 17/Tiết 26
Trả lời;


*Qúa trình khủng hoảng
- 1929- 1933, các nước tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
- Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước. Hàng
trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.
- Nhiều nước đã tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách cải cách
nền kinh tế. tiêu biểu là Mĩ.
- Đức, I- ta-li-a, Nhật Bản đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, âm mưu gây
chiến tranh chia lại thị trường thế giới.
*Hậu quả:Tàn phá nền kinh tế các nuớc tư bản,hàng trăm triệu công nhân thất
nghiệp rơi vào tình trạng đói khổ
Câu 2:(Biết) Đảng cộng sản Mĩ ra đời thời gian nào? Bài 18/Tiết 27
a. Tháng 5 năm 1920
b. Tháng 5 năm 1921
c. Tháng 5 năm 1922
d.Tháng 5 năm 1924
Đáp án:b
Câu 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của chính sách kinh tế mới ở Mĩ.
Bài 18/Tiết 27
Trả lời
+ Hoàn cảnh: 1932, để cứu nguy cho nền kinh tế và để đưa đất nước thoát khỏi cuộc
khủng hoảng, Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách kinh tế mới.

+ Nội dung:
- Giải quyết nạn thất nghiệp.
- Phục hồi sự phát triển của kinh tế, tài chính.
- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng
với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm sót của nhà nước.
+ Ý nghĩa:
- Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ.
- Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động.
- Giúp Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Câu4:Nêu tình hình nuớc Mĩ sau cuộc chiến thế giới thứ nhất?
Bài 18/Tiết 27
Kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau cuộc chiến thế giới thứ nhất
+Sản luợng công nghiệp tăng 69% chiếm 48% tổng sản luợng thế giới
+Nắm 60% trữ luợng vàng thế giới
+Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô,dầu lửa,thép...
Câu 5:Nguyên nhân của sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ
nhất. Bài 18/Tiết 27
+Thu đuợc nhiều lợi nhuận sau cuộc chiến thế giới thứ nhất
+giai cấp tư sản dùng mọi biẹn pháp cải tiến kĩ thuật,thực hiện sản xuất dây truyền
+Tăng cuờng độ lao động và bóc lột công nhân....


Chuơng III:CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN THẾ GIỚI..(1918-1939
Câu 1: Đảng cộng sản Nhật bản ra đời vào thời gian nào?
Bài 19/Tiết 28
a. 1920
b. 1921
c. 1922
d. 1924
Đáp án:c

Câu 2:Trình bày tình hình Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Bài 19/Tiết 28
+Sau chiến tranh kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn nông nghiệp lạc hậu .
+giá gạo tăng cao,đời sống nhân dân gặp nhièu khó khăn.Vì vậy năm 1918 nổ ra
cuộc bạo động lúa gạo lôi cuốn 10 triệu nguời tham gia
+Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi
+Năm 1927 Nhật lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính
Câu 3:Để đưa đất nuớc thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chọn giải pháp
nào?
Bài 19/Tiết 28
A:Thực hiện chính sách kinh tế mới
B:Thực hiện cải cách
C:Tăng cuờng chính sách quân sự,gây chiến tranh xâm luợc
Đáp án:C
Câu 4:Nêu Nét mới phong trào độc lập dân tộc ở Châu á sau chiến tranh thé giới thứ
nhất? Bài 20/Tiết 30
Trả lời:
-Phong trào chịu tác động của CMT10 Nga
-Phong trào lên cao và rộng khắp
-Công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập
-Các ĐCS đuợc thành lập giữ vai trò lãnh đạo
Câu5: Phong trào Ngũ tứ là phong trào đấu tranh của ?Bài 20/Tiết 30
A:Học sinh,sinh viên yêu nuớc ở Bắc Kinh
B:Công nhân,nông dân
C:Tư sản,tiểu tư sản
D:Công nhân,nông dân,học sinh
Chuơng IV:CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1939-1945
Câu 1: Nêu nguyên nhân cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945?
Bài 21/Tiết 31
Trả lời:

- sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về thị trường, thuộc
địa lại nảy sinh giữa các nước đế quốc.


-

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm mâu thuẫn càng trở nên sâu sắc.
Đức, Ý, Nhật đã phát xít hóa bộ máy chính quyền, mưu đồ gây chiến tranh
thế giới.
- Thế giới hình thành 2 khối là khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.. và khối phát xít
gồm Đức, Ý, Nhật. Cả hai khối trên cùng mâu thuẫn và muốn tiêu diệt Liên
Xô.
- Khối đế quốc đã thỏa hiệp, nhượng bộ làm cho khối phát xít tấn công Liên
Xô.
- Đức thấy chưa đủ mạnh để đánh Liên Xô nên đã tấn công châu âu.
- 1-9-1939, Đức tấn công BaLan, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 2:Truớc khi cuộc chiến tranh TG hai nổ ra đã thành lập hai khối quân sự là: Bài
21/Tiết 31
A:Mĩ,Anh,I-ta-li-a và Anh,Pháp,Đức
B:Anh,Pháp,Nhật và Đức,I-ta-li-a,Mĩ
C:Đức, I-ta-li-a,Nhật và Anh,Pháp,Mĩ
Đáp án:C
Câu 3:Phát xít Đức tấn công Liên Xô vào ?
Bài 21/Tiết 32
A: tháng 2-1945
B:Tháng 4-1945
C: 22-6-1941
D:Tháng 12-1941
Đáp án:C

Câu 4:Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện vào ?
A:2-1945
B:4-1945
C:30-4-1945
D:9-5-1945
Đáp án: D

Bài 21/Tiết 32

Câu5:Trình bày kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? Bài 21/Tiết 32
-Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít Đức,Ý Naatj
-Đây là cuộc chién tàn khốc nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài nguời
(60 triệu nguời chết 20 triệu nguời bị thuơng ,thiệt hại vật chất khổng lồ)
Chuơng V:SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ KĨ THUẬT THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Câu1: Nêu thành tự chính khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX?
Bài 22/Tiết 33
-Các ngành khoa học cơ bản:hoá học,sinh học,vật lý,...đều đạt những tiến bộ phi
thuờng nhất là vật lý có thuyết tuơng đối...
-Nhiều phát minh khoa học cuối XIX sử dụng như:điện thoại,ra đa,hàng không,điện
ảnh...
=>Nhờ đó cuộc sống vật chất và tinh thần nâng cao rõ rệt
Câu2: Ai là tác giả câu nói “Tôi hi vọng răng nhân loại sẽ rút ra đuợc những phát minh
khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”


Bài 22/Tiết 33
A:Anh-xtanh
C:Gooc-ki
Đáp án:B


B:Nô-en
D:Niu-tơn

Câu3:Tình bày thành tựu văn hoá Xô viết? Bài 22/Tiết 33
-Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học,sáng tạo chữ viết cho các dân tộc
-Phát triển giáo dục quốc dân,giáo dục phổ cập bắt buộc
=> Trở thành đất nuớc có trình độ văn hoá cao,đội ngũ tri thức có năng lực sáng tạo
IV. Lớp 9:
Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ II
Tiết 1: bài 1: Liên xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70
của thế kỉ XX

Câu 1: Trình bày kết quả công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
của liên Xô ?
Đáp án
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước bị thiệt hại nặng nề nhất.
Vì vậy Liên Xô phải bắt tay vào Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh.
- Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất( 1946- 1950) trước thời hạn. Sản xuất công nghiệp tăng 73%, nông
nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công
bom nguyên tử.
Câu 2: Liên Xô đưa con người bay vòng quanh trái đất năm nào?
A: 1960
C:1111962
Đáp án:B

B:1961
D:1963


Câu 3 :Nêu những thành tựu kinh tế Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX
Liên Xô ?
Đáp án
- Liên Xô thực hiện thành công 1 loạt các kế hoạch dài hạn.
- Là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ) chiếm 20% sản lượng
công nghiệp thế giới


Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ?
Đáp án
- Khi Hồng quân LX truy kích PX Đức, nhân dân Đông Âu khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân: Ba lan (1944), Hung ga ri
( 1945), Nam Tư (1945), Bun ga ri (1946) ...
Bài 2 : LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA
NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU
NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỶ XX.
Tiết 3
Câu 5: Trình bày nguyên nhân làm cho chế độ XHCN ở Liên Xô lâm vào khủng hoảng
và tan rã?
Đáp án
- Từ đầu những năm 80, nền kinh tế, xã hội của Liên Xô ngày càng rơi vào tình
trạng trì trệ và lâm dần vào khủng hoảng.
- 3/1985 Goóc-ba-chốp tiến hành cải tổ khắc phục những sai lầm nhưng không đạt
kết quả.
- Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn, bãi công, các nước đòi ly khai,
tệ nạn xã hội tăng...
- 8/1991 Đảng Xô viết tiến hành đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp.
- 12/1991, 11 nước thành lập khối SNG. Chế độ CNXH sụp đổ ở Liên Xô.
Chương II: CÁC NƯỚC Á PHI MĨ LA TINH TỪ 1945 NAY

Bài 5 : CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Tiết 6
Câu 1: Nêu những nét nổi bật của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945?
Đáp án
- Trước 1945, các nước Đông Nam Á, trừ Thái Lan, đều là thuộc địa của thực dân
phương Tây...
- Sau 1945 Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền như :VN ,I-đô-nê-xi-a,...
-Từ giữa những năm 50 thế kỷ XX trong bối cảnh chiến tranh lạnh các nuớc ĐNÁ
lại căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ..
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?
Đáp án
- Truớc những yêu cầu phát. triển KT-XH, an ninh, chính trị nhiều nuớc ĐNÁ đã
chủ truơng thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm hợp tác phát triển. Hạn
chế ảnh hưởng của các cuờng quốc bên ngoài đối với khu vực
-Ngày 8-8-1967 Hiệp hội ccác nuớc ĐNÁ (ASEAN) thành lập tại Băng cốc –Thái
Lan với sự tham gia 5 quốc gia: I-đô-ne-xi-a;Ma-lai-xi-a;Phi-líp-pin;Thái lan;Xinga-po
Câu3:Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN đuợc xác định từ
A:Hiệp uớc Ba li
B:Tuyên bố Băng cốc
C:Diễn đàn khu vực C:Hiến truơng ASEAN


Bài 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

Tiết 6

Câu 4 :Nêu tình hình phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới
thứ II.
Đáp án
- Sau chiến tranh thế giới thứ II phong trào chống chủ nghĩa thực dân phát triển.
- Thắng lợi của Ai cập 1953; An-Giê-ri: 1962; năm 1960 – “Năm châu Phi”, với 17

nước giành độc lập.
Tiết 7
Bài 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH
Câu 5 : Nêu những cải cách đất nước sau khi cách mạng Cu Ba thắng lợi ?
Đáp án
- Cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài.
- Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo
dục, y tế => Cu Ba tiến lên CNXH.
-> Bộ mặt đất nước Cu Ba thay đổi căn bản và sâu sắc.
CHƯƠNG III
MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 8 - Nước Mĩ
TIẾT 10
Câu 1: Nêu tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2?
Trả lời
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 , Mĩ là nước giàu mạnh về mọi mặt trong thế giới
Tư Bản.
+ Công nghiệp: Những năm 1945 - 1950 nước Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công
nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948).
+ Nông nghiệp: Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, I- TaLi- a và nhật bản cộng lại (1949).
+ Tài chính: Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD) là chủ nợ
duy nhất thế giới.
+ Quân sự: Có lực lượng mạnh nhất thế giới TB và độc quyền về vũ khí nguyên tử.
+ Hàng Hải: Hơn 50% tàu bè đi lại trên biển là của Mĩ.
Câu 2 Trình bày nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm từ những năm 1973
đến nay ?
Trả lời:



- Bị Tây Âu (EU) và Nhật Bản cạnh tranh ráo riết.
- Thường xuyên khủng hoảng đến suy thái.
- Chi phí quân sự lớn.
- Chênh lệch giàu nghèo qua lớn.

Bài 9 - Nhật Bản Tiết 11
Câu 3:Nêu Tình hình Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2?
Trả lời
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật bị tàn phá nặng nề, bao trùm đất nước: Nạn
thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng...
- Mỹ vào chiếm Nhật.
- Nhật tiến hành cải cách dân chủ: Ban hành hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng
đất, thanh lọc phần tử phát xít, ban hành quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn,
nam nữ bình đẳng).
=> Nước Nhật chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, là nhân tố quan
trọng giúp Nhật có sự phát triển mạnh mẽ sau này.
Bài 10 - CÁC NƯỚC TÂY ÂU

Tiết 12

Câu 4 Trình bày kinh tế, đối nội, đối ngoại các nước Tây Âu Sau chiến tranh thế giới thứ
II ?
Đáp án
* Kinh tế:
- 1948 - 1951: 16 nước Tây Âu nhập viện trợ Mỹ theo "Kế hoạch Mác-san" .
=> Kinh tế Tây Âu phục hồi nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.
* Đối nội:Thu hẹp quyền tự do dân chủ, xoá bỏ cải cách tiến bộ, ngăn cản phong
trào công nhân và phong trào dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm
quyền.
- Đối ngoại: Tăng cường chiến tranh tái chiếm thuộc địa

Câu 5:Nêu các mốc thời gian thành lập 3 tổ chức liên kết kinh tế khu vực Tây âu?
Trả lời:
+Tháng 4 năm 1951 “Cộng đồng than,thép Châu âu”
+Tháng 3 năm 1957 “Cộng đồng năng luợng nguyên tử Châu âu”
+Tháng 7 năm 1967 “Cộng đồng Châu âu”
Chương IV.

QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Tiết 13 Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI


Câu 1:Hội nghị I – an - ta được diễn ra trong thời gian ?
A:Từ 04-11/2/1945
B:5 đến này 2-12-1945
C:25 đến 26-6-1945
D:26 đến 26-5-1945
Đáp án:A
Câu 2: Nêu tên 3 cường quốc tham dự Hội nghị I – an – ta ?
Đáp án
- Liên xô, Mỹ, Anh.
Câu 3: Nêu nhiệm vụ của tổ chức Liên hợp quốc ?
Đáp án
- Nhiệm vụ: Duy trì hoà bình và an ninh thế giới phát triển mối quan hệ hữu nghị,
hợp tác quốc tế về kinh tế văn hoá xã hội.
Câu 4: Nêu khái niệm “chiến tranh lạnh”?
Đáp án
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ
với Liên Xô và các nước XHCN.
Câu 5: Nêu Những biểu hiện của chiến tranh lạnh.

Đáp án
- Biểu hiện: chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành chiến tranh
xâm lược.
Chương V:

CUỘC CÁCH MẠNG KH- KT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Tiết 14 Bài 12 - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
Câu 1? Kể tên các phát minh khoa học cơ bản?
Đáp án
- Khoa học cơ bản: phát minh lớn trong toán học, vật lý, Hóa học, sinh học (bản đồ
gen người, cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính).
Câu 2:Cuộc cách mạng Khoa học –kĩ thuật lần hai khởi đầu từ nuớc nào?
A:Liên Xô
B:Mĩ
C:Anh
D:Pháp
Đáp án:B


Câu 3 : Nêu những phát minh lớn về giao thông vận tải và thông tin liên lạc?
Trả lời:
- Máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, truyền hình qua vệ tinh...
Câu 4:Nêu ý nghĩa tích cực của cuộc cách mạng KH-KT đối với con nguời?
-Là mốc son chói lọi trong lịch sử văn minh loài nguời
-Mang lại những tiến bộ phi thuờng ,những thành tựu kì diệu,những thay đổi to lớn
cuộc sống con nguời
-Thay đổi về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp,công nghiệp,dịch vụ
Câu 5:Câu 4:Nêu ý nghĩa tiêu cực của cuộc cách mạng KH-KT đối với con nguời?

+Chế tạo vũ khí,phuơng tiện quân sựcó sức tàn phá huỷ diệt sự sống con nguời
+Nạn ô nhiễm môi truờng
+Tai nạn lao động,giao thông,các dịch bệnh mới
+Đe doạ về đạo đức xã hội an ninh đối với con nguời

Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930
Tiết 16 Bài 14 - VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Câu 1 : Nêu nguyên nhân Thực Dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai Việt
Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Đáp án
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh
tế kiệt quệ . Khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Câu 2: Nêu các chính sách nông nghiệp, công nghiệp, Thương nghiệp mà
Pháp thi hành ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

thực Dân

Trả lời
+ Nông nghiệp: đầu tư vào đồn điền cao su, khai mỏ, tăng diện tích trồng cao su của
cả nước.
+ Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, mở thêm nhiều cơ sở mới.
+ Thương nghiệp: Pháp độc quyền, đánh thuế nặng với hàng hoá nhập khẩu.
Câu 3 : Thực Dân Pháp thi hành chính trị như thế nào ở Việt Nam sau chiến tranh thế
giới thứ nhất ?
Trả lời
- Chính trị: Chính sách chia để trị, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền
tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp khủng bố...
Câu4 :Nêu chính sách văn hóa- giáo dục ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Trả lời



- Văn hoá giáo dục: Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, hạn
chế mở trường học.
Câu 5:Nêu tình hình xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Trả lời
- Địa chủ phong kiến: Ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức
bóc lột nhân dân. Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh, phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại
bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ
chống đế quốc phong kiến.
- Tiểu tư sản thành thị: tăng nhanh về số lượng, đời sống bấp bênh, bị chèn ép, họ có
tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng.
- Nông dân: chiếm 90% dân số, họ bị thực dân, phong kiến áp bức. Họ bị bần cùng
hóa, đây là lực lượng đông đảo và hăng hái của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với
nông dân, có truyền thống yêu nước...
=> Công nhân là giai cấp nắm quyền lãnh đạo CM.

ĐỀ XUẤT CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
MÔN: NGỮ VĂN

I. Lớp 6:
Bài 1:


Câu hỏi 1: Truyện “Con Rồng cháu Tiên” là truyện truyền thuyết. Đúng hay sai?
A. Đúng

B. Sai


Đáp án: A.
Câu hỏi 2: Ý nghĩa của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyện “Con Rồng,
cháu Tiên” là gì?
Đáp án: Hình tượng bọc trăm trứng có ý nghĩa: Các dân tộc Việt Nam đều là anh
em.
Câu 3: Bánh chưng, bánh giày mà Lang Liêu dâng lễ Tiên vương tượng trưng cho
điều gì?
Đáp án: Bánh chưng vuông tượng trời, bánh giày tròn tượng đất.
Câu 4: Thế nào là từ đơn, từ phức ?
Đáp án:
- Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn .
- Từ gồm hai tiếng gọi là từ phức .
Câu 5: Có mấy kiểu văn bản thường gặp? Đó là những văn bản nào?
Đáp án: Có 6 kiểu văn bản thường găp: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết
minh, hành chính – công vụ.
Bài 2:
Câu hỏi 1: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh ước mơ gì của nhân dân ta?
Đáp án: Ước mơ về người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu hỏi 2: Sự việc nào sau đây không có trong truyện Thánh Gióng?
A. Mẹ Gióng mang thai từ một vết chân lạ
B. Gióng lên ba vẫn chưa biết nói biết cười, đặt đâu nằm đó.
C. Gióng được thiên thần dạy cho nhiều phép thần thông.
D. Đánh giặc xong, Gióng một mình một ngựa bay về trời.
Đáp án: Gióng được thiên thần dạy cho nhiều phép thần thông.
Câu hỏi 3: Các từ: phụ nữ, nhi đồng, thiếu niên được mượn từ ngôn ngữ nào?
Đáp án: Mượn từ tiếng Hán
Câu hỏi 4: Các từ: In-tơ-nét, ra-đi-ô, cát-xét được mượn từ ngôn ngữ nào?
Đáp án: tiếng Anh
Câu hỏi 5: Văn tự sự có đặc điểm gì?



Đáp án: Trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng
dẫn đến 1 ý nghĩa.
Bài 3:
Câu hỏi 1: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết hay cổ tích?
Đáp án: là truyền thuyết.
Câu hỏi 2: Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy
Tinh?
Đáp án: Thủy Tinh đến muộn không lấy được Mỵ Nương làm vợ.
Câu hỏi 3: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, ai là nhân vật chính?
Đáp án: Sơn Tinh và Thủy Tinh
Câu hỏi 4: Nghĩa của từ là gì?
A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Đáp án: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Câu hỏi 5: Có mấy cách giải thích nghĩa từ? đó là những cách nào?
Đáp án: có hai cách giải thích nghĩa từ:
-

Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

-

Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Bài 4:
Câu hỏi 1: Truyền thuyết “ Sự tích hồ gươm” gắn liền với người anh hùng nào trong

lịch sử?
Đáp án: Lê Lợi
Câu hỏi 2: Từ “Thuận thiên” khắc trên thanh gươm báu của Lê Lợi có nghĩa là gì?
Đáp án: thuận theo ý trời
Câu hỏi 3: Lê Lợi đã trả lại gươm thần ở đâu? Vào lúc nào?
Đáp án: trên hồ Tả Vọng. Lúc Lê Lợi đã lên ngôi vua.
Câu hỏi 4: Thế nào là chủ đề của bài văn tự sự?
Đáp án: Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Câu hỏi 5: Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần? Đó là những phần nào?


×