Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

L 10 25 thaychien congcongsuat tomtat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.75 KB, 3 trang )

CÔNG – CÔNG SUẤT
I. CÔNG
1. Khái niệm về công
Một lực sinh công khi nó tác dụng lên một vật và vật chuyển dời.
Dưới tác dụng của lực F , khi vật chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công
do lực sinh ra là : A = F.s

2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát
Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một
đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc  thì công của lực F được tính theo
công thức :

A = Fscos



M

s


N

Trong đó: A: công cơ học (J)
F: lực tác dụng (N)
s: quãng đường chuyển động (m)
: góc tạo bởi hướng của lực và hướng chuyển động
Đơn vị công là jun (kí hiệu là J): 1J = 1N.m

3. Biện luận
Khi 00   <900, cos > 0, suy ra A > 0; khi đó A gọi là công phát động.


Khi  = 900, cos = 0  A = 0; khi đó F không sinh công.
Khi 900 <   1800, cos < 0  A < 0; khi đó A là công cản.


Lưu ý:

A = Fscos

Chỉ đúng khi điểm đặt của lực chuyển dời thẳng và lực không đổi trong quá trình
chuyển dời.

II. CÔNG SUẤT
1. Khái niệm công suất
Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

P=

A
t

2. Đơn vị công suất
Đơn vị công suất là jun/giây, được đặt tên là oát, kí hiệu W.

1W =

1J
1s

Ngoài ra ta còn một đơn vị thực hành của công là oát giờ (W.h):
1W.h = 3600J

1kW.h = 3600kJ

3. Công suất tiêu thụ
Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng
năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Dạng 1: Tính công và công suất khi biết lực F, quãng đường dịch chuyển, góc
.
Phương pháp:
Công A:

A =Fscos =Pt

Công suất: P =

A
t

2. Dạng 2: Tính công và công suất khi biết các đại lượng liên quan đến lực.
Phương pháp:
Xác định lực F tác dụng lên vật theo phương pháp động lực học.
Xác định quãng đường s bằng các công thức động học:
Vật chuyển động thẳng đều: s = vt
1 2

s = v 0 t + at
Vật chuyển động thẳng biến đổi đều: 
2
 v 2 - v 2 = 2as

0



Lưu ý: Nếu vật chịu nhiều lực tác dụng thì công của hợp lực F bằng tổng công các
lực tác dụng lên vật.

AF = AF1 +AF2 +...+AFn
Bài 1
Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với
phương nằm ngang một góc 450, lực tác dụng lên dây là 150 N. Tính công của lực
đó khi thùng trượt được 15 m. Khi thùng trượt công của trọng lực bằng bao nhiêu.
Bài 2
Một xe tải khối lượng 2,5 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được
quãng đường 144 m thì vận tốc đạt được 12 m/ s. Hệ số ma sát giữa xe và
mặt đường là  = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe trên quãng đường
144 m đầu tiên. Lấy g = 10 m/ s2.
Bài 3
Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang
với vận tốc v = 36 km/ h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8 kW. Tính lực ma sát
của ôtô và mặt đường.
Bài 4
Một vật có khối lượng m = 0,3 kg nằm yên trên mặt phẳng, nằm không ma sát.
Tác dụng lên vật lực kéo F = 5 N, hợp với phương ngang một góc  = 300.
a. Tính công do lực thực hiện sau thời gian 5s.
b. Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối.
c. Giả sử giữa vật và mặt phẳng có ma sát trượt với hệ số  = 0,2 thì công
toàn phần có giá trị bằng bao nhiêu.




×