Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

Phân tích vai trò của ẩm thực trong đời sống xã hội của mỗi một quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 149 trang )

Đề bài: Phân tích vai trò của ẩm thực trong đời sống xã hội của mỗi một
quốc gia .Lấy ví dụ để minh chứng cho luận điểm đó .Những ý kiến đề xuất để
phát huy di sản văn hóa này trong hoạt động du lịch

Mục lục:
Phần mở đầu
A. Châu Á
B. Châu Mỹ
C. Châu Úc
D. Châu Âu
E. Châu Phi
Tài liệu tham khảo

Khái quát chung:


Địa hình ,khí hậu, tập quán sông có ảnh hưởng rất quan trọng đến ẩm thực
của mỗi quốc gia ,châu lục.địa hình , khí hậu tạo môi trường thuận lợi cho








việc trồng các nguồn nguyên liệu đặc trưng một yếu tố quan trọng đầu tiên
để làm nên món ăn ngon truyền thống của mỗi quốc gia.
Bên cạnh yếu tố bản địa thì không thể không nhắc đến yếu tố du nhập văn
hóa,sự di dân di cư làm giàu cho văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia hay
vùng miền.phát triển kèm theo sự hội nhâp mọi mặt trong đó không thể thiếu


đến văn hóa ẩm thực mà cùng với sự di dân tự nhiên mỗi người mang theo
món ăn tuyền thống làm giàu thêm nét ẩm thực cho mỗi quốc gia vùng miền.
Phong tuc tập quán hòa trộn với kinh nghiệm bàn tay khéo léo của các “ đầu
bếp dân gian hay đầu bếp chuyên nghiệp’’ làm nên sự đặc trưng cho mỗi
món ăn của đất nước mình.
ẩm thực trở thành một thành tố không thể thiếu cho mỗi con người về mặt
sinh học giúp duy trì sự sống,cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.về mặt y hoc
ẩm thực giúp cân bằng cho cơ thể giúp con người phòng và chữa bênh,ẩm
thực thể hiện truyền thống,văn hóa của mỗi dân tộc vùng miền,…

A: CHÂU Á ( Ngô Thị Trang)
I. KHÁI QUÁT CHUNG


Diện tích: 44,579,000 km2
Dân số: 4,299 tỷ người ( năm 2013)
Mật độ dân số: 89người /km2
Quốc gia: 47 quốc gia :
Iran
Trung Quốc
Ả Rập
Saudi
Nhật Bản
Kazakhstan
Ấn Độ
Mông Cổ
Indonesia
Malaysia
Philippines
Việt Nam

Singapore
Hàn Quốc
CHDCND
Triều Tiên
Afghanistan
Pakistan
Thái Lan
Lào


Campuchia
Đông Timor
Brunei
Myanma
Bhutan
Bangladesh
Nepal
Đài Loan
Uzbekistan
Kyrgyzstan
Tajikistan
Turkmenistan
Oman
Yemen
UAE
Qatar
Bahrain
Kuwait
Iraq
Jordan

Israel
Gaza
Syria
Thổ Nhĩ Kỳ
Gruzia
Azerbaijan
Armenia
Síp
Maldives
Sri
Lanka
Hồng Kông
Ma Cao
Bờ Tây
Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán
cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất
(chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay
của thế giới.


Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù
bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông
thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới
giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển
Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới
Biển Kara ở Kara, Nga.
Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của
đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
và thông thường không bao gồm Nga. Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt
ra ngoài châu Á.


1. Vị Trí địa lý:
- Châu Á, khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ
có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng:
+ Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr
thuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ
tuyến 1°16' Bắc. Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là
khoảng 8500km.
+ Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu
Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở tọa độ 26°4' Đông.
+ Điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo Chukostki
thuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đông.
Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận
81°13' trên đảo Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuống
tới tận đảo Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh
thổ rộng nhất là 9200 km.
- Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương
- Phía Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương
- Phía Đông tiếp giáp với Thái Bình Dương
- Phía Tây tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải.
-> Vị trí địa lý của Châu Á là điều kiện cho sự giao thoa các nền văn hóa từ
mọi phương trên thế giới cũng chính là sự giao thoa, tiếp nối có chọn lọc các
nền văn hóa ẩm thực.

2. Thủy Văn
- Ở châu Á có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hằng năm
các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ. Sự phát triển của các hệ
thống sông lớn đó là do lục địa có kích thước rộng lớn, đồng thời các núi và sơn
nguyên cao lại tập trung ở vùng trung tâm, có băng hà phát triển, là nơi bắt

nguồn của nhiều con sông. Các sông chảy qua các sơn nguyên và đồng bằng
rộng, có khí hậu ẩm ướt nên thuận lợi cho việc hình thành các con sông lớn. Tất


cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kông, Ấn,
Hằng đều hình thành trong các điều kiện như vậy.
- Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ
sông trên lục địa không đều. Ở các vùng có mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi
phát triển, các sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. Trái lại, ở các vùng
khô hạn như Trung Á, Nội Á và bán đảo Ả Rập thì mang lưới sông rất thưa thớt,
thậm chí có những nơi không có dòng chảy. Ở châu Á, lưu vực nội lưu chiếm
một diện tích rất rộng tới 18 triệu km², bằng khoảng 41,3% diện tích châu lục.
- Về chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn nước cung cấp có
thể phân chia thành mấy kiểu chính sau:
Sông chảy trong các miền khí hậu xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn
cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, lượng mưa phân bố đều quanh năm nên
sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên.
- Sông chảy trong các miền khí hậu gió mùa, có mưa chủ yếu vào mùa hạ
nên nước sông lớn vào hạ-thu và cạn vào đông-xuân. Sông Hồng tại miền Bắc
Việt Nam thuộc kiểu chế độ này.
Sông chảy trong miền cận nhiệt Địa Trung Hải có mưa về mùa đông nên
nước sông lớn vào mùa đông và khô cạn vào mùa hạ,
Sông chảy trong miền khí hậu cận cực, ôn đới lục địa, có nguồn cung cấp
nước chủ yếu vào mùa xuân do tuyết tan và mưa vào xuân-hạ nên nước lớn vào
cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. Về mùa đông, các sông đóng băng trong một thời
gian dài.
Các sông chảy trong miền khí hậu khô hạn, nguồn cung cấp nước chủ yếu
do tuyết và băng tan từ núi cao nên có nước lớn vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ
và lưu lượng giảm dần về hạ lưu.
Sông Hoàng Hà


Sông MeKong


Sông Hằng

-> Với nhiều nền văn minh sông nước như: văn minh sông Hằng, văn minh
sông Hoàng Hà: từ xa xưa trong cơ cấu bữa ăn của người Châu á luôn có món
cá hay các loại thủy hải sản do đặc tính sông nước.


Chả cá Lã Vọng nổi tiếng của Việt Nam
- Cá quả được cắt miếng vuông ướp với gia vị và nướng trên than hồng sau
đó cho vào xào một lần nữa với các loai rau mùi như: hành lá, thìa là
Món ăn kèm với bún . Sự thơm ngon hấp dẫn còn phụ thuộc vào bí quyết của
mỗi người đầu bếp làm ra nó.

Lẩu Cá Kèo lá giang


Lẩu cá kèo lá giang vốn là món ăn rất dân dã, giản dị, đặc trưng của người
miền Tây Nam Bộ. Với hương vị lẩu chua chua, thơm thơm ngon chắc chẳng ai
có thể quên được nếu lần đầu thưởng thức. Vì có sức hấp dẫn rất riêng mà lẩu cá
kèo đã dần được nhiều vùng miền biết đến.
Cách làm món lẩu cá kèo lá giang không khó, chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ
gia vị để chế nước dùng ngon là sẽ có ngay nổi lẩu đầy hấp dẫn.
Thưởng thức những con cá kèo be bé ngọt thịt, mềm ngon hòa quyện với
nước dùng chua chua, nóng hổi lúc nào cũng bốc hơi nghi ngút, cảm giác thật là
tuyệt. Các món ăn kèm với lẩu cũng rất phong phú như rau muống, rau rút, rau
đắng, đậu bắp, hoa chuối và bún...

3. Khí Hậu
- Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên lượng bức xạ Mặt
Trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc. Ở các vĩ độ phía Nam, tổng
lượng bức xạ hằng năm cao, thay đổi từ 120-180 kcal/cm², trong đó vùng Tây
Nam Á đạt cao nhất, từ 180-220 kcal/cm². Ở các vĩ độ trung bình từ 100-120
kcal/cm², còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm².
Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều
kiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc.
- Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa
quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóa
lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp. Mặt khác, điều
kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa,
làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có thể nói châu Á là châu lục
duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió
mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
- Các kiểu khí hậu của Châu Á:
+ Khí hậu cực
+ Khí hậu cận cực
+ Khí hậu ôn đới
+ Khí hậu cận nhiệt đới
+ Khí hậu nhiệt đới
+ Khí hậu cận xích đạo.
-> Với việc đa dạng khí hậu như vậy là điều kiện đa dạng nhiều loài động
thực vật , các loại thực vật như các loài rau xứ lạnh: bắp cải, xu hào, cải
thảo,.......và các loài rau xứ nóng như: rau muống, rau mồng tơi, gừng, tỏi,
ớt........khiến cho việc món ăn Châu Á cũng đa dạng theo từ các nguồn nguyên
liệu thuần túy.các loại trái cây: sầu riêng, dừa, chôm chôm, nhãn vải, xoài, măng
cụt, đào, vú sữa.......
Bởi thế mà bữa ăn của người Châu Á luôn có Cơm Cá và rau.



4.Chủng tộc
Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là:
- Mongoloid: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở
Bắc Á và Nội Á. Người Mongoloit hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểm
chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu
vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ
tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông Cổ.
Người Mongoloid chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được
chia thành hai hay nhiều tiểu chủng tộc khác nhau
- Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi
và phần Bắc vùng Nội Á, bao gồm người Siberi (người Eskimo, người Evanks),
người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc. Ngoài
những đặc điểm của người Mongoloid nói chung, người Mongoloid phương
Bắc còn có tầm vóc cao hơn và nước da sáng hơn.
Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Nam gồm người Nam Trung Quốc và
các nước Đông Nam Á. Tiểu chủng tộc được hình thành do sự hòa huyết giữa
người Mongoloid với người Negroid. Vì thế họ có da màu vàng sậm, cánh mũi
rộng, môi hơi dày, tóc làn sóng và hàm hơi vẩu.
Europeoid: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở
Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người
này được gọi chung là tiểu chủng tộc Europeoid phương Nam. Họ có đặc điểm
da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình.


- Negroid: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và
một số rải rác ở Indonesia và Malaysia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không
đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục.

Hình vẽ các tộc người Châu Á đầu TK XX


5.Tôn Giáo
Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.
Các tôn giáo lớn trên thế giới hầu hết đều khởi nguồn từ châu Á và với phần lớn
những người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:
- Baha'i giáo, khởi nguồn ở Israel vào giữa thế kỷ 19.
- Phật giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN.
- Ấn giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào khoảng 1500 năm TCN.
- Hồi giáo, khởi nguồn ở Ả Rập Xê Út vào thế kỷ thứ 7 sau Công
nguyên.
- Jaina giáo, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN.
- Đạo Shinto, khởi nguồn ở Nhật Bản trước Công nguyên.
- Đạo Sikh, khởi nguồn ở Ấn Độ vào thế kỷ 15.
- Nho giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6 TCN.
- Đạo giáo, khởi nguồn ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5 hoặc thế kỷ
thứ 6 TCN.
- Hỏa giáo, khởi nguồn ở Iran khoảng hơn 1000 năm trước Công
Nguyên.
- Cao Đài giáo, khởi nguồn ở Việt Nam vào năm 1926 của thế kỷ 20.
Đạo Hòa Hảo, khởi nguồn ở Việt Nam vào năm 1939 của thế kỷ 20 và
được xem là một nhánh của Tịnh Độ tông, Việt Nam.
- Kitô giáo, khởi nguồn ở Israel vào những năm đầu Công Nguyên.
Sau này Kitô giáo bị phân rẽ ra thành ba nhánh chính: Công giáo Rôma, Chính
Thống giáo Đông phương và Kháng Cách.


- Do Thái giáo, khởi nguồn ở Israel khoảng năm 2000 trước Công
nguyên.
-> Ẩm thực Châu Á cũng phát triển theo sự đa dạng về tôn giáo. Mỗi giáo
phái lại có một lối ăn riêng không giống nhau.\

VD: - Đạo phật kiêng kị sát sinh, kiêng ăn tanh vì vậy ẩm thực
trong đạo phật chính la "ẩm thực chay" , tín đồ của đạo phật rất lớn, và vì nhu
cầu trong việc cúng tế và ăn chay theo nguyên tắc nên các món chay rất phát
triển được làm từ những nguyên liệu rất gần gũi như: bí, khoai lang, cà, lạc, đỗ,
đậu phụ......nhưng được biến tấu, chế biến, bày biện rất đẹp mắt, một số món
chay như:

Cơm sen chay- một trong những món chay hấp dẫn để tiến vua


Món hủ tiếu chay

Xôi Vò


Ẩm thực chay của đạo phật có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia có tín đồ của
đạo. Điển hình là VIỆT NAM và TRUNG QUỐC.
+ Ở Việt Nam các món chay được dân gian biến tấu rất đa dạng ,phong phú
và đặc sắc, là món gà mà không phải gà, là cá mà không phải cá, trong ẩm thực
cung đình Huế các ,món chay rất được chú trọng và dùng để tiến Vua:

Nem Công Chay

điển hình của sự ảnh hưởng của đạo phật trong ẩm thực đó chính là VIỆT
NAM, TRUNG QUỐC...tại Việt Nam hiện nay đang rất chuộng đồ chay vì ngon
bổ an toàn và tốt cho sực khỏe.

II.ẨM THỰC CHÂU Á.

Ẩm thực (hay ăn uống) trong đời sông xã hội của người Châu Á cũng như

mặc,ở vốn là một trong những nhu cầu vật chất thiết yếu của loài người, vốn
gốc gác từ nhu cầu sinh lý, sinh học. Trên diễn trình lịch sử và sự phát triển
của kinh tế xã hội, văn minh, việc ăn uống trở thành một thành tố tổng thể trong
cấu trúc văn hóa – xã hội. Nó hình thành khẩu vị cá nhân đến khẩu vị cộng đồng
(gia đình, họ hàng, vùng miền), từ đó hình thành những nguyên lý, nguyên tắc,


quy ước về ăn uống (cách hành xử, đối xử tạo nên triết lý, triết lý sống ( Việt
Nam: ăn gió nằm sương, ăn trộm, ăn cưới, ăn giỗ…)
MỘT SỐ QUỐC GIA CÓ NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC TIÊU BIỂU:
1.VIÊT NAM
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên
lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên
đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam
vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong
cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng
người Việt.
Khí hậu nhiệt đới đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú, đất đai
màu mỡ và thảm thực vật phong phú, làm tiền đề cho nền ẩm thực phong phú về
rau và canh.
Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam.
Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc
điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc
trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một
văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều
loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh
dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là
thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò v.v. Những món
ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa,
thịt rắn, thịt ba ba... thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi

là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống
kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ
các loại thực vật
Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước
khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng
đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết
sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày
biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia
vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai,
giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng).
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên
liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế
biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm:


+ Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là,
mùi tàu v.v.;
+ Gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá
non;
+ Gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo
đắng, nước cốt dừa...
- Bữa ăn gia đình Việt truyền thống:
+ Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người một bát và đôi đũa)
+ Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đình
dùng chung.
+ Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho
như thịt, cá
+ Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối
+ Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn
giản là một bát nước luộc rau


Bánh xèo Nam Bộ


Cơm Tấm Nam Bộ

Cá kho tộ


Xôi Cốm

Phỏ bò

2. ẨM THỰC HÀN QUỐC


Sự kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển phân chia khí hậu Hàn Quốc
thành 4 mùa rõ rệt, mùa xuân và mùa thu ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa
đông kéo dài với gió khô và tuyết dày.
Đất đai khô cằn và mùa đông khắc nghiệt khiến người Hàn Quốc từ xưa đã có
thói quen phơi khô rau, tích trữ lương thực "xanh" cho mùa đông.
Người Hàn Quốc tìm cách muối rau củ để trữ đông nhằm duy trì chất xơ, đảm
bảo có rau trong suốt cả mùa đông lạnh giá.

kim chi bắp cải

Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc, bao gồm ẩm thực cung đình , đặc sản địa
phương và ẩm thực hỗn hợp hiện đại. Thành phần và cách chế biến rất khác
nhau, và nhiều món đã nổi tiếng thế giới. Các món ẩm thực được trình bày trong
bài này rất khác với ẩm thực cung đình, và chỉ thông dụng với người bình

thường.


Một số món ăn Hàn Quốc
Thành phần món ăn phần lớn làm từ gạo, rau, thịt và đậu phụ . Các bữa ăn
truyền thống thường có nhiều món ăn phụ, như là: (banchan) ăn kèm với cơm,
canh, và kim chi (một loại banchan có vị cay, được lên men từ rau củ, nhiều
nhất là làm từ cải bắp, củ cải và dưa leo). Mọi bữa ăn đều đi kèm với nhiều loại
banchan.
Món ăn Hàn Quốc luôn luôn có các loại gia vị như: dầu mè, toenchang (bột đậu
nành lên men), nước tương (xì dầu), muối ăn, tỏi, gừng và koch'uchang (bột ớt
đỏ). Triều Tiên là quốc gia tiêu thụ tỏi hàng đầu châu Á.
Cách nấu nướng cũng thay đổi theo mùa, đặc biệt là trong mùa đông, thường
hay dựa vào kim chi và các loại rau củ ngâm được bảo quản trong những lọ gốm
chôn dưới nền đất ở trong sân nhỏ. Việc chuẩn bị món ăn thường rất công phu.
Người Hàn Quốc nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà
được đặt sẵn ở trên bàn cho từng người và ăn bằng thìa. Banchan được ăn bằng
đũa.
Cách sắp đặt một bữa ăn cơ bản, bao gồm:
Cơm cho mỗi người trong bát sâu bằng gốm hoặc thép không rỉ, luôn có nắp
đậy ở phía bên trái người ăn.
Canh nóng cho mỗi người trong một cái bát nông hơn, đặt phía bên phải chén
cơm. Hoặc dùng chung trong bát canh to đặt giữa bàn.
Thìa và đũa đặt ở phía phải bát canh.
Nhiều chén nhỏ để chứa các món banchan phụ dùng chung.
Ẩm thực Hàn Quốc luôn coi trọng về hình thức nên thường bày biện rất đẹp
mắt,cầu kì, tỉ mỉ, mang tính thẩm mỹ cao.
Một số món ăn truyền thống và phổ biến:
- Gimbap "cơm rong biển": cơm và rau, trứng, thịt đem cuộn lại bằng rong
biển và cắt thành từng miếng vừa ăn. Không như món sushi của Nhật, cơm

gimbap được tẩm muối và dầu mè.


- Mandu : thường nhân thịt heo, thịt bò, rau, mì sợi, đậu phụ và kimchi.
Loại bánh này có thể đem luộc, chiên hoặc hấp.
- Pajeon : bánh kếp được làm chủ yếu từ bột và trứng, hành lá, hào, hoặc
hến con rồi chiên lên.
- Bindaetteok : bánh kếp được làm từ đậu xanh, hành lá, kimchi, hạt tiêu
rồi đem chiên.
- Ddukbokki : món nướng làm từ bánh gạo xắt lát, thịt bò tẩm gia vị, bánh
cá, và rau với gochujang.
- Bánh nếp xèo ớt: bột nếp thái miếng xào cùng bột ớt và sốt đặc biệt của
Hàn quốc.


Mỳ trộn

Mỳ lạnh


* Vai trò của ẩm thực ( cái ăn) cua người Châu Á, đó là:
- Sự coi trọng “Ăn” như một chuyện lớn hàng đầu của con người : khác với
quan điểm của người phương Tây là “ ăn để sống chứ không phải sống để ăn”
chính vì vậy khẩu vị của họ không thay đổi,họ có chung một khẩu vị,ăn những
đồ ăn sẵn: đồ hộp, xúc xích. Khẩu vị riêng thành khẩu vị chung và đã hình
thành nên những quán ăn nhanh fastfood, kfc.Nhưng với người Châu Á điển
hình là:
Vd: + Người Việt Nam quan niệm: “ có thực mới vực được đạo”. Như
vậy miếng ăn đã bắt mạch văn hóa, nó quan trọng đến mức như một đấng tối
cao, toàn năng đến trời cũng không có quyền xâm phạm “ trời đánh tránh iếng

ăn”.
+ Người Trung Quốc xưa có câu nói: "Dân dĩ thực vi thiên". Ý
câu này muốn nói, chuyện ăn uống mang một ý nghĩa đặc biệt, to lớn như trời
vậy. Đúng như thế, người không thể không ăn, động vật không thể không kiếm
mồi, đó chính là bản năng sinh tồn. Lão Tử, một nhà tư tưởng lớn, nhân vật đại
diện cho Đạo gia Trung Quốc khi bàn về "thánh nhân", hình tượng lý tưởng của
con người trong xã hội cũng nói:" Thánh nhân vì bụng, không vì mắt". Ý chỉ
"thánh nhân" chỉ coi trọng việc ăn cho no bụng chứ không quan tâm đến thế
giới muôn màu ngoài kia.
+. Mạnh Tử coi một xã hội lý tưởng là xã hội mà ở đó những người
già trên bảy mươi tuổi có thể được ăn thịt. Người Trung Quốc còn quan niệm
chịu ơn người lúc hàn vi có thể đáp trả người cả tính mạng của mình. Họ còn
quan niệm "ma đói" là thê thảm nhất, vì vậy vào ngày rằm tháng bảy hàng năm
vẫn còn có tập tục bày cơm rượu ra ngoài cửa cho những cô hồn đói khát được


ăn no nê trước khi trở về địa phủ. Như vậy, dù là trong ý thức hay trong tiềm ý
thức của người Trung Quốc, "Ăn" luôn có một vị thế quan trọng hàng đầu.
- Coi trọng sự quây quần, đoàn tụ khi ăn: người Châu Á thường ngồi ăn chung
mâm, quây quần bên nhau,không như người phương Tây ăn theo suất riêng.
Đây là điểm khác biệt của Châu Á hay của phương Đông nói chung khi so sánh
với phương Tây. Họ quan niệm rằng, những ai đã từng cùng ăn với nhau ít
nhiều sẽ trở nên có tình cảm. Anh em sở dĩ tình như thủ túc bởi cùng uống một
dòng sữa mẹ, hàng xóm làng giềng sỡ dĩ tương thân tương ái bởi cùng uống
nước giếng làng.
Biểu hiện rõ nét nhất của việc coi trọng sự quây quần đoàn tụ khi "Ăn" đó
là bữa cơm đoàn viên toàn gia đình. Đặc biệt là trong những dịp lễ tết, dù là bôn
ba ở phương trời nào, những người trong gia đình đều muốn trở về quây quần
bên nhau cùng ăn bữa cơm đầy ý nghĩa này. Ngoài ra, người Chau Á uống trà,
uống rượu cũng thường không chịu nổi sự cô đơn nếu chỉ có một mình. Đó

chính là lý do tại sao thi tiên Lý Bạch ( Trung Quốc) phải coi cái bóng của mình
và vầng trăng treo trên đầu là hai người bạn tri âm cùng uống rượu.
- Mỗi quốc gia ở Châu Á: cái ăn thể hiện trình độ phát triển và sự giàu có hay
không.
- Cái ăn còn thể hiện chiều sâu và bề dày lịch sử của mỗi dân tộc.
“Ăn” còn lien quan tới các mặt đời sống xã hội khác của người Châu Á như
chính trị, giao tiếp và ngôn ngữ:
Vd: + Cái ăn lien quan trong chính trị của người Trung Quốc: Trong
lịch sử Trung Quốc, rất nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng đã nắm bắt được mối
liên quan giữa ẩm thực và đạo trị quốc. Tinh hoa và nghệ thuật trong nấu ăn có
thể làm những ví dụ sinh động, cụ thể, dễ hiểu để chỉ đạo trị quốc. Ví dụ như
Lão Tử trong chương sáu mươi của tác phẩm "Đạo đức kinh" có nói: " Trị đại
quốc giả nhược phanh tiểu tiên" ( Trị vì một nước lớn cũng giống như xào nấu
con tôm con cá nhỏ). Vì sao có thể có sự so sánh ấy? Bởi vì khi xào nấu con
tôm con cá nhỏ, không thể dùng một chiếc muôi lớn, dùng hết sức mạnh để đảo
qua đảo lại, như thế sẽ làm cho tôm cá nát nhừ, không còn ăn được nữa. Trị vì
nước lớn cũng như vậy, nên nhẹ nhàng linh hoạt, lấy tĩnh để trị động, đưa ra
chính sách cần khéo léo bình ổn, không thể dùng sức vũ phu để quản lý đất
nước.
“Ăn” chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc, nhiều nhà chính trị đã dùng những
nguyên lý, những quy luật của “Ăn” để so sánh, ví von với chính trị.

“Ăn” đóng một vai trò quan trọng và phát huy tác dụng rất lớn trong giao
tiếp của người Châu Á.

Vd: Ở Trung Quốc : Trong giao tiếp của người Trung
Quốc, "Ăn" có một tác dụng vô cùng lớn, vừa có thể rút ngắn khoảng cách giữa




con người với nhau, vừa có thể tiến hành đàm phán và đạt được mục đích của
mình trên bàn ăn. Nhiều người còn cho rằng, với người Trung Quốc, dù là
chuyện khó giải quyết đến đâu, chỉ cần ngồi vào bàn rượu là mọi thứ trở nên dễ
dàng hơn.
Giao tiếp của người Trung Quốc có thể chia ra làm hai loại hình: giao
tiếp giữa người với người và giao tiếp giữa người với thần linh, ma quỷ. Trong
giao tiếp với người, những tình huống giao tiếp khác nhau sẽ có sự lựa chọn
thức ăn, cách ăn...khác nhau như hôn nhân, sinh nhật, mừng thọ...Các địa
phương khác nhau cũng có những phong tục khác nhau khi mời khách đến nhà
dùng bữa. Trong giao tiếp giữa người và quỷ thần ( ý chỉ hoạt động tế lễ), thức
ăn ( chủ yếu là rượu, thịt) chính là công cụ không thể thiếu khi tiến hành giao
tiếp. Sở dĩ như vậy bởi thịt thì quý hiếm, biểu thị kính trọng quỷ thần, rượu có
mùi thơm, biểu thị phù hợp với quỷ thần, mùi thơm không nhìn thấy và quỷ
thần cũng không nhìn thấy.


Như vậy, có thể thấy rằng "Ăn" có thể giúp đạt được những mục đích
giao tiếp và trong những trường hợp giao tiếp khác nhau, người Trung Quốc
cũng "Ăn" rất đặc thù.


“Ăn” đi vào ngôn ngữ của người Châu Á, những từ liên quan đến “Ăn”
được vận dụng linh hoạt trong đời sống và mang trên mình nhiều ý nghĩa ẩn dụ
sâu sắc và thú vị.

Vd : Từ ăn trong ngôn ngữ của người Việt Nam là một động
từ được biến hóa sinh động, nó ghép với phẩm chất, nhân cách con người và nó
bao hàm mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày: ăn chia, ăn đút lót, ăn
tham….Trong ngôn ngữ của người Việt phân biệt ba nội dung: ăn cốt để lo
(chém to kho mặn), ăn có nhân cách (đói cho sạch, rách cho thơm), ăn có văn


hóa: ăn trong giá trị tự thân của nó, ăn mà không có người thưởng thức,
không trong không gian văn hóa thì sẽ không ngon. Ví dụ như: Bạn muốn ăn đồ
biển phải ngồi gần biển, nghe tiếng sóng vỗ rì rào mới thưởng thức hết được cái
ngon của món ăn. Hay bạn muốn ăn cơm cá kho tộ phải vào miền tây (miền
sông nước) mới cảm nhận được hương vị của món ăn.


Như vậy, theo quan niệm của người Việt Nam, ăn không phải để sống, ý
niệm ăn tồn tại trong mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, hay nói
cách khác ăn là hoạt động sống của con người.



×