Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

So sánh đặc điểm kiến trúc, hệ thống bài trí tượng thờ trong các ngôi chùa miền Bắc với Lào, Campuchia, Thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 17 trang )

So sánh đặc điểm kiến trúc, hệ thống bài trí
tượng thờ trong các ngôi chùa miền bắc với
lào, campuchia, thái lan


1. Đặc điểm kiến trúc chùa Việt


• Trong không gian chùa

Việt (Bắc Bộ), từ kiến
trúc, bài trí, tượng thờ,
pháp khí, cho đến cây cối
được trồng trong di tích
đều ẩn chứa những cấu tứ
sâu sắc bởi ý nghĩa minh
triết của Phật giáo hòa
quyện với ước vọng cầu
mùa của người Việt. Một
ngôi chùa Phật giáo (theo
Bắc tông – ở miền Bắc
nước ta) phổ biến có 4 khu
vực: Chính điện, Tiền
đường, Nhà hành lang,
Nhà tổ và nhà trai.


• Nếu bố cục ngôi chùa theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” là hình

thức phổ biến hơn cả thì nhìn chung chùa bao gồm một điện thờ
hình chữ “Công”, một dãy hành lang bao quanh ba mặt và một


sân rộng. Khu trung tâm là điện thờ Phật của chùa, thông
thường bao gồm ba ngôi nhà nằm kế tiếp nhau, lần lượt là Tiền
đường – Thượng điện – Nhà Tổ, Mẫu...


2. Hệ thống bài trí tượng


• Hệ thống tượng thờ ở ngoài

Bắc đa dạng và phong phú,
hầu hết các chùa đều có gian
thờ mẫu, ban thờ các nhân vật
Nho và Ðạo giáo. Do lịch sử
truyền nhập Phật giáo ở Việt
Nam, phần lớn chùa Việt Nam
là chùa Đại Thừa. Do đó, ở
nhà chính điện cũng như các
tòa nhà khác trong chùa, chúng
ta thấy có nhiều tượng Phật,
Bồ Tát cùng với các tượng
thuộc những hệ phái Phật giáo
khác.


• Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên

các con đường ngang dọc trong không gian chùa. Triết lý vô
thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là
vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá

khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế
giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện
tại) và tinh tú đại kiếp (tương lai) . Triết lý này được biểu hiện
qua bộ tượng Tam thế Phật


• Một đặc điểm nổi trội của

người Việt là tín ngưỡng
đa thần và “vô tôn giáo”,
họ đã đưa nhiều thần linh
khác vào thờ trong chùa
tạo nên các dạng chùa tiền
thần hậu phật. Ví dụ chùa
Thầy (Hà Tây) thờ đức Từ
Đạo Hạnh, chùa Keo
(Thái Bình) thờ thần
Nguyễn Minh Không…
Nhiều chùa do ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa
còn thờ cả tượng Quan
Công, Châu Xương…


CHÍNH ĐIỆN:
• Tượng Tam Thế Phật
• Tượng A Di Đà Tam Tôn
• Tượng Thích Ca Mâu Ni (Đản Sanh, Tuyết Sơn, Thuyết Pháp,

Niết Bàn)

• Tượng Phật Di Lặc


Bái Đường:
• Tượng Hộ Pháp
• Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng


Nhà hành lang
• Tượng bày ở nhà hành

lang là 18 vị La Hán
được tạc kích thước
bằng
người
bình
thường với các tư thế
khác nhau: Vị ngồi trên
tảng đá, vị ngồi trên
gốc cây, vị ngồi lưng
ngựa, vị ngồi lưng tê
giác… vẻ mặt suy nghĩ
trầm mặc.


Nhà tăng (nhà trai, thờ Tổ)
• Nhà Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là

hậu đường. Trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng là
A Nan Đa (Phật giáo Đại thừa thì thờ Văn Thù Bồ Tát) và sư tổ

Bồ Đề Đạt Ma (là tổ sư truyền đạo thiền sang Trung Hoa và các
nước Đông Nam Á).
• Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng

hoặc không tạc tượng. Có chùa xây dựng một điện riêng để thờ
các vị thần thánh này. Ngoài ra, ở nhà tăng trong một số chùa
còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ sơn….


Nội công ngoại quốc


Chùa chữ Đinh


Chùa chữ công


Đặc điểm so với chùa Lào,
Campuchia, Thái Lan: (đính kèm word)


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI



×