Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Thuyết trình môn độc học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 25 trang )

ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG
NHÓM:Thứ 2 Tiết 45
GV:Mai Thị Thanh Huyền


Danh sách nhóm
1.

Đặng Thị Thơm

2.

Nguyễn Thị Thảo

3.

Hoàng Thị Thảo

4.

Nguyễn Thị Diệu Thùy


MỘT SỐ ĐỘNG THỰC VẬT CÓ ĐỘC CHẤT

A

B

ĐỘNG VẬT


THỰC VẬT
1


ĐỘNG VẬT

I.

Đặc điểm của độc tố động vật:

•. Các độc tố động vật khác nhau theo mức độ phức tạp của chúng và bao gồm một hỗn hợp gồm các hợp chất có trọng lượng cỡ phân tử
•. Chúng bao gồm các polipeptit, các emzym, các amin gây ra chấn thương các mô mềm cục bộ hoặc chấn thương về thần kinh và gây ra
hầu hết các thiệt hại

•. Hầu hết các nọc độc có tác dụng trực tiếp lên các tế bào và mô mà chúng tiếp xúc.Mức độ gây hại phụ thuộc vào một thành phần cụ thể
sẽ tích tụ bao nhiêu tại nơi nó sẽ tác dụng


II. Một số loài động vật có độc chất

1. Rắn
•. Nọc độc của rắn gấy ra theo nhiều cách:
+ Gây loạn thần kinh, đặc biệt là cơ quan kiểm soát việc hô hấp và tuần hoàn dẫn đến co rút cơ bắp, nôn ói, co giật và tê liệt
+ Tác động lên máu hay mạch máu, phá hủy tế bào máu, gây xuất huyết nội, làm đông máu khiến nạn nhân chết do tắc mạch
+ Tấn công và phá hủy mô cơ, gây hoại tử, làm mô chết và gây ung thối
+ Nọc độc rắn làm gây mê và tiền tiêu hóa các mô của nạn nhân

•. Các loại rắn độc chia làm 3 nhóm:
+ Pit viper: rắn chuông, rắn hổ mang
+ Elapit: rắn san hô coral

+ Rắn nước: rắn lyre California


Phân loại

Phân bố

Nhóm pit viper
Rắn chuông (Crotalus spp.)

Toàn lục địa Mỹ

Rắn hổ mang copperhead (Agikistrodon contortrix)

Phần phía đông,phía nam của Mỹ

Rắn hổ mang cottonmouth water (A.piscivorus)

Phần phía đông,phía nam của Mỹ

Nhóm Elapid
Rắn san hô coral (Micrurus spp.)

Phần phía đông,phía nam của Mỹ

Nhóm rắn nước
Rắn lyre California (Trimorphodon vanderbrughii)

Phần tây Nam của Mỹ



2. Thằn lằn





Có 2 loài thằn lằn gây độc được biết đến là Gila monster và Mexican beaded
Các loài thằn lằn này có rang dạng rãnh với 4 tuyến nọc độc ở mỗi bên của hàm dưới
Triệu chứng: gây sốc, nôn mửa, suy giảm hệ thống thần kinh trung ương

3.Lưỡng cư






Tạo ra dịch tiết ở các tuyến da nhằm chống lại việc khô da. Các dịch tiết gây nhiễm độc tế bào và hồng cầu.
Các loài này bao gồm: cóc Colorado River, cóc biển, ếch Arrow poison
Triệu chứng: tiết nước bọt, kiệt sức, loạn nhịp tim, chứng co giật, và chết chỉ trong vòng 15 phút
Các chất độc của các loài sa nhông California, châu âu và unk và kì nhông tác động lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến giàm huyết áp và mất xúc giác


4.Động vật biển:



Động vật ruột khoang: thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ có độc
+, các động vật ruột khoang có các tế bào ngòi độc được biết với tên nematocyte được sử dụng để phòng thủ hoặc tìm thức ăn

+, dấu hiệu lâm sàng: chứng đau dây thần kinh, cảm giác nhức nhối, nổi mày đay, sốc, chứng chuột rút, buồn nôn, đau lưng, cấm khẩu, mê sảng…



Động vật thân mềm: trong khoảng 80000 loài thì có 85 loài gây độc cho con người. ốc sên thuộc lớp Conus là nguy hiểm nhất

+, triệu chứng: thiếu máu cục bộ, chứng xanh tím, tê cóng, liệt và hôn mê



Động vật chân đầu: mực, bạch tuộc, ốc anh vũ có độc gây đâu nhưng ít khi gây chết người



Động vật da gai: sao biển, nhím biển, hải sâm. Chất độc của chúng gây cảm giác bỏng nặng, chứng viêm lập tức tại vết thương, tiếp theo là tình trạng tê
cóng và liệt cơ




Cá:

+,Cá đôc gây ra vết thương bằng ngạnh của chúng dưới dạng cơ học hoặc kết hợp với bộ phận tạo ra chất độc.
+,Hơn 200 loài ca được ghi nhận là nguy hiểm.
+,Trúng độc từ cá ratfish, cá quái bạc, cá trê gây ra đau đớn tức thời, nhói và có thể mất khả năng làm việc,chứng viêm cục bộ có thể trầm trọng dẫn đến tử hoại và sốc. Cá weaver, cá sư tử, gây ra dấu
hiệu tương tự cá ratfish nhưng có thể dẫn đến sưng tấy, tê liệt chi bị ảnh hưởng, bệnh toàn thân và chết….



Động vật có vỏ


+, tảo đơn bào dinoflagellate gây ra nhễm độc theo mùa và được quy cho tảo nở hoa và thường được gọi là hiện tượng thủy triều đỏ
+, triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy, cứng bụng khoảng 12 tiếng sau khi ăn vào
+, nhiễm độc động vật có vỏ có thể bị đau nhói thần kinh, nóng môi, lợi, lưỡi, mặt, sau đó lan truyền đến các bộ phận khác, có thể dẫn đến tử vong


5. Động vật chân đốt



Nhện

+Khoảng 30000 loài nhện được cho là có độc, chcir một số nhỏ có răng nọc đủ xuyên qua da nạn nhân.
+Triệu chứng: gây rung cơ cục bộ, đổ mồ hôi, tình trạng khó ở.



Bọ cạp

+Giống nọc độc của rắn. khiến nạn nhân đau đớn dữ dội, nôn mửa, tăng huyết áp, co giật và hôn mê. Có loại ngăn cản xung động thần kinh từ não xuống cơ bắp và các cơ quan khác, gây tê liệt; có loại
gây co cứng cơ dẫn đến tử vong



Rết

+Tuyến độc của rết nằm ở cặp chân, gây nguy hiểm cho con người




Cóc tía phương đông

+Tiết chất độc kích thích đối với miệng và mắt con mồi



động vật có vú

+Chỉ một số loài động vật có vú có độc: thú mỏ vịt đực, chuột chù, chim Petohui


III. Một số ứng dụng của độc chất động vật

• Từ nọc độc của các loài rắn, ong, bọ cạp, nhện có thể giết người trong chớp mắt nhưng cũng giúp chữa các bệnh hiểm
nghèo như ung thư

• Việc ứng dụng đang ở mức độ khiêm tốn. tuy nhiên nó vẫn mở ra một hướng đi nhiều hứa hẹn trong việc tìm tòi các
thuốc mới hiệu lực cao

• Nọc rắn thường dung để chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn
• Nọc rắn còn được dung để chế các loại thuốc giảm đau, chống viêm trong thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh dưới
dạng tiêm hay thuôc mỡ


• Loại nọc độc làm đông máu được chế làm thuốc cầm máu, chống chảy máu nội tạng
• Nọc độc của bò cạp dung để điều trị những rối loạn của hệ thần kinh. Thuốc Escozul từ nọc độc của bò cạp xanh chữa ung thư,
Parkinson chữa viêm khung chậu

• Nọc ong có khả năng chữa bệnh khớp, giảm đau , kháng viêm, chống dị ứng
• Mủ cóc có công dụng giải độc, tiêu sưng, chữa mụn nhọt, ăng đau họng, đau bụng, cảm sốt, kinh giật, mê sảng

• Nọc nhện : chế thuốc Gs.Mtx-4 giúpđiều hòa nhịp tim
• Chất độc trong loài sên có tác dụng giảm đau
• Chất độc gây ngứa của hải sâm có tác dụng ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư


THỰC VẬT

I.

Đặc điểm của độc tố thực vật

•. Do kết quả hoạt động sinh lý của chúng không giống nhau nên tạo thành vật chất có tính chất khác nhau tích luỹ trong
thân.

•.Những tích luỹ của một số thực vật là vật chất độc, đi vào bên trong cơ thể con người và gia súc thì có thể phát sinh tác
dụng của độc tính, làm tổn hại đến tổ chức tế bào, dẫn đến trở ngại về cơ năng, bệnh tật hoặc tử vong

•.Chủng loại và tính chất của vật chất có độc trong thực vật rất phức tạp
•.Vật chất có độc của thực vật chủ yếu có : Kiềm thực vật, glucoxit, saponin, protein và những độc tố khác vẫn chưa rõ
•. Vật chất có độc không chỉ tính chất khác nhau trong các thân thực vật mà vị trí phân bố cũng khác nhau
•.Hàm lượng độc tính của thực vật có độc khác nhau


II.Một số loại thực vật có độc chất

• 1.Cây Trúc đào(Nerium orlandea)
+Chứa chất độc trên toàn thân, gồm hai loại độc tố mạnh nhất ảnh hưởng đến tim người là oleandrin và neriine
+gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội, buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim bất thường, và thường tử vong.
Trên thực tế, chỉ đơn giản ăn mật
ong do ong hút từ mật hoa trúc

đào cũng có thể bị ngộ độc.


2.Cần nước độc (Cicuta douglasii)
+là loài hoa dại, có lá sọc tím và nở hoa trắng nhỏ, chứa chất độc cicutoxin trong toàn thân nhưng tập trung nhiều nhất ở
rễ.
+Người bị trúng độc này thường co giật mạnh, đau đớn, buồn nôn, nôn, chuột rút và run cơ. Những người sống sót sau ngộ
độc thường bị mất trí nhớ.


3. Đậu hạt Mân Côi (Abrus precatorius)
+có hạt rất đẹp với 2/3 là màu đỏ, 1/3 màu đen, thường được sử dụng để làm đồ trang sức, thậm chí còn làm các hạt cầu
nguyện kinh Mân Côi.
+Nhưng bên trong hạt đậu này chứa chất độc abrin gây chết người.
+Nạn nhân mắc phải sẽ khó thở,
sốt, buồn nôn và gây ra dịch ở
phổi, rồi mất nước và hỏng gan,
lá lách, dẫn đến tử vong sau
3-4 ngày.


4.Cây bạch anh độc (Atropa belladonna)
+chứa độc tố atropine và scopolamine trong thân cây, lá, quả và rễ.
+ Người mắc các chất độc này sẽ tê liệt dây thần kinh cơ bắp các mạch máu, tim và cơ đường tiêu hóa, làm giãn đồng tử,
mờ mắt, lũ lẫn và co giật.
+Tuy nhiên, một số loài động vật
như ngựa, thỏ, cừu lại có thể
ăn lá cây này mà không
bị ngộ độc.



5.Hạt cây thầu dầu (Ricinus communis)
+có nguồn gốc từ Châu Phi
+chứa chất độc ricin có thể gaay chết người, nhất là trẻ em.
+Khi ăn phải hạt này, nạn nhân sẽ bị các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, cháy máu trong, suy thận.


6.Thủy tùng English Yew (Taxus baccata)
+trồng ở các nghịa địa ở Anh vừa là biểu tượng của cái chết vừa tượng trưng cho sự bất tử của linh hồn.
+ Toàn thân cây chứa chất alkaloids taxine gây ra các triệu chứng khô miệng, suy nhược, loạn tim và có thể tử vong.
+được ứng dụng nhiều trong
y học để chế thuốc Taxol làm
chậm sự phát triển của ung
thư buồng trứng, vú và phổi.


7.Cây Cỏ lào nhăm (Eupatorium rugosum)
+ có hoa màu trắng rất đẹp nhưng cây này chứa hàm lượng cao chất độc mạnh tremetol gây ra bệnh sữa-một căn bệnh
thường bị mắc phải do dùng sữa từ bò ăn lá cây White Snakeroot. +Những người bị ngộ độc thường có hơi thở hôi, chán
ăn, suy nhược, căng cứng cơ, nôn mửa, khó chịu ở bụng, táo bón, hôn mê và có thể chết.


8.Cây phụ tử (Aconitum napellus)
+ chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó.
+Triệu trứng :tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và
đôi khi tử vong.


9.Cây cà độc dược (Datura stramonium)
+có lá gai nhọn phát ra mùi khó chịu, chứa chất độc gây ra các triệu chứng khủng khiếp như giãn đồng tử, tăng nhịp tim, ảo

giác, mê sảng, hành vi hung hăng và có thể hôn mê, co giật.


10.cây Híp pông (Hippomane mancinella)
+ở Florida Everglades, Trung Mỹ và vùng Ca-ri-bê
+gây độc dù chỉ hít phải khói đốt cây hoặc một giọt nước mưa chảy qua tán lá rơi vào người cũng gây phát ban, ngứa.


III.Một số ứng dụng của độc chất thực vật

• Vỏ thân cây đại:để chữa nhuận tràng,sổ giun và trị thủy thũng.Hoa trị sốt,chữa ho,tiêu đờm.Nhựa trị các vết ghẻ
lở,viêm tấy

• Cà độc dược: lá cà có hoạt chất hioxin và atropine có tác dụng giảm đau,dung để điều trị các bệnh về đường
ruột.Ngoài ra còn có tác dụng khử phong thấp,chữa hen suyễn

• Cây trúc đào: Lá dùng với liều thấp để điều trị chứng tụ nước trong ngũ tạng gây lợi tiểu và có tác dụng chính là
trợ tim

• Cây xương rồng: Nhựa được dung để chứa đau bụng,đau răng và làm thước sát trùng.Lá có tác dụng thanh
nhiệt,giải độc hành ứ

• Cây thầu dầu:Dầu thầu dầu được sử dụng trong nhiều thực phẩm như một chất phụ gia, hương liệu và sản xuất kẹo. Nó
cũng được dùng như là một loại thuốc nhuận tràng và kích thích việc hoạt động



×