Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Gíam sát của công dân trong kiểm sát hoạt động hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.44 KB, 12 trang )

I.

LỜI MỞ ĐẦU.
Là một mục tiêu hiến định được ghi nhận trong tất cả các bản hiến pháp
của nước ta - mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân Dân, do Nhân Dân và vì Nhân Dân, luôn được Đảng, nhà nước đề
cao và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu ấy, trước tiên phải
làm cho Nhân Dân thực sự làm chủ, mà muốn Nhân Dân làm chủ được thì
phải công nhận cho họ cái quyền giám sát các hoạt động mà nhà nước đang
thực hiện, và tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện tốt quyền đó. Trong đó,
không thể không nhắc đến việc giám sát của công dân đối với hoạt động hành
chính của nhà nước -một hoạt động mang tính chấp hành và điều hành cả xã
hội tuân theo hiến pháp và pháp luật, một hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống sinh hoạt hàng ngày, đến sinh mệnh chính trị của mỗi công dân.
Thế nhưng thực tế hiện nay, phương thức giám sát của công dân trong việc
kiểm soát hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước được thực hiện ra
sao? Được thể hiện dưới những hình thức nào? Và hiệu quả đạt được đến đâu?
Mỗi công dân đã thực sự hiểu một cách đầy đủ về quyền và cách thức thực
hiện quyền giám sát của mình trong việc kiểm soát hoạt động hành chính hay
chưa?. Đó là những câu hỏi đang được rất nhiều người đặt ra.
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn và lý luận nêu trên, em xin chọn
đề tài “giám sát của công dân trong việc kiểm soát hoạt động hành chính” đề
viết bài tiểu luận kết thúc môn học luật học chính. Bài viết sẽ nêu lên và phân
tích một cách có hệ thống những chế định của pháp luật hiện hành quy định về
“ giám sát của công dân trong việc kiểm soát hoạt động hành chính” và thực
trạng áp dụng các chế định này.

1


II.



NỘI DUNG.
1 Một số khái niệm phục vụ cho bài viết.
a. Giám sát.
Giám sát tức là theo dõi kiểm tra, xem xét, nhận định về một việc nào đó là

đúng hay sai với những điều đã quy định. Giám sát luôn gắn với một chủ thể
nhất định và đối tượng cụ thể “ giám sát ai, giám sát cái gì ). Giám sát là hoạt
động có mục đích của một chủ thể nhất định và được tiến hành trên cơ sở
những quy định cụ thể. Ở nước ta khái niệm giám sát thường được dùng để chỉ
quyền của Nhân Dân lao động thông qua hoạt động của cơ quan quyền lực nhà
nước “ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ) .
b.

Kiểm soát .
Kiểm soát là: quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu

chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm
cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.
Kiểm soát vừa là quá trình kiểm tra các chỉ tiêu vừa là quá trình theo dõi
các ứng xử của đồi tượng.
Kiểm soát không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc mà
còn là sự kiểm soát đối với các hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra.
c.

Hoạt động hành chính.
Hoạt động hành chính là một hình thức hoạt động của Nhà nước, được
thực hiện trước hết và chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước,
có nội dung là việc chấp hành Hiến pháp, luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết của
cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức một cách trực tiếp và thường

xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa xã hội và hành chính- chính trị ở
nước ta. Nói cách khác đó là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.

d.

Công dân.

2


Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất
định mà người đó mang quốc tịch.. Công dân Việt Nam là những người mang
quốc tịch Việt Nam.
2

Vì sao phải giám sát và kiểm soát hoạt động hành chính.
Như chúng ta đã biết sự tồn tại của nhà nước luôn kéo theo sự tồn tại song
hành của một thứ sức mạnh ghê gớm đó là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà
nước là sự áp đặt ý chí của nhà nước lên các chủ thể khác mà nó cai trị. Quyền
lực là thứ mà ai cũng mong muốn, nhân tri sơ đã có sự tham, thú quyền lực,
cũng vì quyền lực mà bao triều đại thời phong kiến đã nội chiến triền miên, đất
nước lầm than, dân tình oán thán. Bởi lẽ có được quyền lực con người ta dường
như có được tất cả, vì vậy lòng tham và ham quyền lực lúc nào cũng luôn
thường trực trong mỗi con người. Một khi quyền lực rơi vào tay một người hay
một tổ chức nào đó thì rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền, lộng quyền, độc
đoán, đẫn đến bao hệ quả khôn lường mà lịch sử đã chỉ rất rõ. Vì lẽ đó quyền
lực nhà nước mới cần được phân chia thành ba quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp, hệ thống các cơ quan này thực hiện việc kiểm soát, giám sát lẫn nhau, và
chịu sự giám sát, kiểm soát từ các chủ thể khác, trong đó có quần chúng Nhân
Dân. Đây là một nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước không thể

thiếu để hạn chế sự chuyên quyền, độc đoán, phi dân chủ.
Mặt khác Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước,
mà là quyền lực của Nhân Dân, được Nhân Dân ủy quyền, Nhân Dân giao
quyền. Nhân dân không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà lại
giao cho Nhà nước thay mình thực hiện, nên tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính
đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền
cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ
định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của Nhân Dân là số
đông chuyển sang số ít của một nhóm người hoặc của một người). C.Mác gọi
hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là
của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những
3


con người cụ thể thực thi. Mà hành động của con người thì luôn luôn chịu sự
tác động của các loại tình cảm và dục vọng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm
khuất. Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình
cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Với
đặc điểm đó của con người, không thể khẳng định người được ủy quyền luôn
luôn làm đúng, làm đủ những gì mà Nhân Dân đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát
quyền lực nhà nước là một nhu cầu, tất yếu , khách quan từ phía người ủy
quyền là Nhân Dân đối với người được ủy quyền là Nhà nước.
3 Vai trò giám sát của công dân trong việc kiểm soát hoạt động hành chính,

và một số chế định pháp luật hiện hành quy định về việc giám sát của
công dân trong việc kiểm soát hoạt động hành chính.
a.

Vai trò giám sát của công dân trong việc kiểm soát hoạt động hành chính.
Từ yêu cầu kiểm sóat quyền lực nhà nước trong đó có quyền hành pháp và


các họat động hành chính nêu trên. Thực tiễn xây dựng nhà nước đã hình thành
nhiều phương thức kiểm sóat họat động hành chính như: kiểm soát từ bên ngoài
đến bên trong, kiểm sóat từ phía các tổ chức chính trị- xã hộị, đến các cơ quan
thanh tra và từ phía các công dân. Trong đó việc giám sát của công dân đóng
vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc kiểm sóat quyền lực
nhà nước nói chung, kiểm soát quyền hành pháp và kiểm sóat họat động hành
chính nói riêng.
Công dân vừa là người chủ, vừa là đối tượng mà hoạt động hành chính
tác động và hướng tới, mọi họat động của nhà nước xét về mặt bản chất và
nguyên tắc là do nhân dân, và vì nhân dân, đặc biệt là họat động hành chính là
phải phục vụ nhân dân, vì vậy nhân dân là đối tượng trước hết, và đầu tiên tiếp
nhận những “sản phẩm” từ họat động hành chính, do đó cũng chính những công
dân là những người đầu tiên và trước hết phát hiện ra những vi phạm, sai sót,
hoặc bất cập trong họat động hành chính. và từ đó họ đưa ra những kiến nghị,

4


yêu cầu những giải pháp phù hợp với thực tiễn, hay khiếu nại, tố cáo khi phát
hiện những sai phạm.
Công dân là những người đánh giá công tâm, rõ ràng và minh bạch nhất
những vi phạm, sai phạm trong họat động hành chính, bởi lẽ những vi phạm,
sai phạm đó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích thiết thân của chính
mỗi công dân.
Những phương thức kiểm sóat quyền lực khác như: thanh ra, kiểm sóat
của Đảng, kiểm sóat, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, hay các cơ
quan xét xử như tòa án, các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo… muốn đạt
được hiệu quả cao đều phải dựa vào nhân dân, lấy nhân dân làm cơ sở lắng
nghe những tiếng nói của mỗi công dân. Ví dụ như: khi có một lá đơn khiếu nại

tố cáo từ một công dân, lập tức hàng lọat các cơ quan giải quyế vào cuộc từ cơ
quan điều ra, thanh ra, viện kiểm sát, tòa án… để nhằm làm minh bạch hóa vấn
đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các công dân.
b.

Một số chế định của pháp luật về việc giám sát của công dân.

Nhận thức được một cách sâu sắc vai rò giám sát của công dân rong việc kiểm
soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm sóat họat động hành chính nói
riêng, nhà nước đã có nhiều chế định ghi nhận và tạo điều kiện để công dân
thực hiện quyền giám sát
Trước hết phải kể tới bản hiến pháp năm 2013, văn bản pháp lý có giá trị cao
nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành. Hiến pháp năm 2013 đã trao quyền
cho công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn
đề chung của cả nước và địa phương:
“Điều 28.
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước.
5


2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công
dân.”
Đồng thời, Hiến pháp cũng quy định các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức
nhà nước phải tôn trọng Nhân Dân,tận tụy phục vụ Nhân Dân, lien hệ chặt chẽ
với Nhân Dân, lắng nghe Nhân Dân và chịu sự giám sát của Nhân Dân:
“Điều 4
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân,

chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những
quyết định của mình.”
“Điều 8.
2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân
dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến
và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”
Ngoài việc trực tiếp tham gia vào hệ thống quản lý nhà nước công dân
còn thưc hiện việc quản lý nhà nước bằngnhững quyền hết sức cơ bản, để đóng
góp tri thức kinh nghiệm và sự giám sát của mình vào quá trình quản lý nhà
nước, đó là các quyền: quyền kiến nhị, quyền yêu cầu, quyền khiếu nại, quyền
tố cáo. Các quyền này đã được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật
cụ thể dưới đây:
Tháng 02 năm 2008 chính phủ đã ban hành nghị định số 20/2008/NĐ-CP
quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy
định hành chính.Theo đó nghị định này quy định việc tiếp nhận xử lý các phản
ánh, kiến nhị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính liên quan đến
hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân
6


Năm 2011 Quốc hội đã ban hành luật khiếu nại, và luật tố cáo. Hai bộ
luật này đã cụ thể hóa những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục
của các chủ thể khi đi khiếu nại, tố cáo, và của các chủ thể có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại tố cáo.
Năm 2013 Quốc hội đã ban hành luật tiếp công dân, theo đó kuật này
quy định về trách nhiệm tiếp công dân của các cơ quan nhà nước, cá nhân có
thẩm quyền; quyền và nhĩa vụ của người đến khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản
ánh; và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân.
Tháng 06/2014 chính phủ đã ban hành nghị định số 64/2014/NĐ-CP quy

định chi tiết một số điều của Luật tiếp công dân.
Những văn bản quy phạm nêu trên đã cụ thể hóa các chủ trương của
đảng, chính sách của nhà nước về việc ghi nhận quyền làm chủ của nhân dân,
trong đó có quyền giám sát các hoạt động hành chính. Việc quy định cụ thể các
quyền giám sát của công dân góp phần hướng dẫn chi tiết và tạo mọi điều kiện,
hành lang pháp lý để công dân thực hiện tốt quyền giám sát của mình đối với
hoạt động hành chính của nhà nước nói riêng và toàn bộ hoạt động của nhà
nước nói chung, góp phần đảm bảo cho các cơ quan nhà nước hoàn thành tốt
các chức năng, nhiệm vụ của mình đúng như hiến pháp và pháp luật đã quy
định.
4

Các nguyên tắc và hình thức giám sát của công dân trong việc kiểm soát
hoạt động hành chính.
Giám sát của công dân là một cơ chế, một phương thức kiểm soát hoạt động
hành chính vì vậy cũng cần phải tuân theo các nguyên tắc chung trong kiểm
soát hoạt động hành chính nhà nước sau:
- Thứ nhất là phải tuân thủ pháp luật
- Phải công minh, nhân đạo bình đẳng:
7


- Thực hiện hoạt động kiểm soát thường xuyên:
- Kiểm soát toàn diện, đồng bộ
- Bảo đảm sự tham gia tích cực và rộng rãi của công dân, tổ chức xã hội

Trên cơ sở năm nguyên tắc trên, việc giám sát hoạt động hành chính nhà
nước của công dân được thể hiện qua các hình thức sau:
+ Thứ nhất công dân có thể trực tiếp tham gia vào hệ thống quản lý nhà nước.
Như đã viện dẫn ở trên, việc tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý nhà

nước là một quyền của công dân, được ghi nhận trong Điều 28, Hiếp pháp nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013. Theo đó công dân có thể
trực tiếp đưa ra ý kiến của mình khi nhà nước tiến hành thảo luận để quyết
định các vấn đề chung của địa phương hoặc của cả nước, có quyền biểu quyết
khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý. Đây là một hình thức giám sát có hiệu
quả cao của công dân, vì thông qua hình thức này tiếng nói của công dân về
những vấn đề mà họ quan tâm ngay lập tức được truyền tải một cách đúng đắn,
đầy đủ và kịp thời đến những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, Và cũng ngay
lập tức họ nhận được những phân tích, giải thích kịp thời từ những người
cóthẩm quyền.
+ Thứ hai công dân thực hiện việc giám sát hoạt động ahành chính thông qua
hình thức sử dụng quyền kiến nghị.
Quyền kiến nghị là quyền của Công dân được sử dụng nhằm mục đích
hoàn thiện một hoạt động nào đó của cơ quan nhà nước. Công dân có thể kiến
nghị bất kì nội dung nào thuộc về tổ chức, và hoạt động của cơ quan nhà nước
nói chung trong đó có cơ quan hành chính.( ví dụ kiến nghị giải pháp xóa đói
giảm nghèo, kiến nghị giải pháp phòng chống tham nhũng ). Thông qua hình
thức này, hoạt động giám sât của công dân được đẩy lên một bậc thang mới,
bởi lẽ lúc này công dân không chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, đánh giá xem
8


hoạt động hành chính đó đúng hay sai, phù hợp hay chưa, mà công dân còn trực
tiếp nêu lên, kiến nghị cach giải quyết của mình, góp phần bổ sung, hỗ trợ cho
những chủ thể tham gia vào hoạt động hành chính hoàn thành tốt những nhiệm
vụ được đảng, nhà nước và Nhân Dân giao phó.
+

Thứ ba công dân giám sát hoạt động hành chính thông qua việc sử dụng


quyền yêu cầu.
Quyền yêu cầu thông thường được sử dụng nhằm mục đích thông qua,
các quyền chủ thể khác ( yêu cầu được giấy chứng nhận sở hữu tài sản hợp
pháp, yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh khi đã đủ mọi điều kiện kinh doanh
theo pháp luật quy định ) một số trường hợp công dân có thể sử dụng quyền
yêu cầu để bày tỏ nguyện vọng đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
xem xét, xử lý những vi phạm pháp luật đã được phát hiện thro đúng những
quy định của pháp luật. Sau khi công dân thực hiện quyền yêu cầu, mà cơ quan
nhà nước, cá nhân có thẩm quyền không xem xét, giải quyết theo quy định của
pháp luật thì công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại tố cáo. Sử dụng quyền
yêu cầu là một hình thức thực hiện quyền giám sát của công dân đối với hoạt
động hành chính nhà nước. Góp phần làm cho hoạt động hành chính hực hiện
một cách đầy đủ hơn những nhiệm vụ thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, mà
nếu như công dan không yêu cầu thì có hể cơ quan, cá nhân thực hiện hoạt
động hành chính sẽ không làm hoặc quyên làm.
+ Thứ tư công dân có thể giám sát hoạt động hành chính thông qua việc sử
dụng quyền khiếu nại.
Quyền khiếu nại là việc công dân, cơ quan,tổ chức hoặc cán bộ công
chức theo thủ tục do luật khiếu nại hiện hành quy định, đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có
căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm
9


phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình. Đối tượng mà công dân, cơ quan tổ
chức hoặc cán bộ công chức khiếu nại là: Quyết định hành chính; Hành vi hành
chính; hoặc Quyết định kỷ luật.
Bằng việc thực hiện quyền khiếu nại, công dân đã thể hiện sự giám sát

thường xuyên đối với hoạt động hành chính, và từ đó mới phát hiện ra những
sai xót, những vi phạm trong hoạt động hành chính của các cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền, và chỉ ra những sai xót, để các cơ quan hành chính nhà nước, và cá
nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cơ hội xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.
+ Thứ năm công dân có thể thực hiện quyền giám sát hoạt động hành chính
thông qua việc sử dụng quyền tố cáo.
Quyền tố cáo là việc công dâna tuân theo những thủ tục do luật tố cáo quy
định , báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết, về hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại, lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức, trong đó có hoạt động của các cá nhân có thẩm quyền và cơ quan
hành chính.
5

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giám giám của công dân rong việc
kiểm sóa hoa động hành chính.
Việc giám sát họat động hành chính của công dân trên thực tế còn gặp một số
khó khăn nhất định, trước hết là nhiều người dân chưa hiểu hết về quyền lợi của
mình, để thực hiện một cách đầy đủ, còn những công dân đã thực hiện những
họat động giám sát bằng việc sử dụng quyền khiếu nại, quyền yêu cầu, quyền tố
cáo, nhưng lại gặp phải sự cản trở, “gây khó dễ” của một bộ phận công chức,
viên chức được giao nhiệm vụ giải quyết yêu cầu của nhân dân.
Vì vậy để khắc phục tình trạng này ta cần phải:
10


-

thứ nhất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dân chủ, và các quyền nghĩa

vụ của công dân, đặc biệt là quyền giám sát đối với họat động nhà nước.

-

thứ hai phải tăng cường công tác thanh ra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm quy tắc tiếp công dân, cửa quyền, hách dịch.

-

thứ ba hoàn hiện hơn nữa những chế định pháp luật quy định quyền giám sát
đối với họat động của nhà nước, của công dân.

-

thứ tư tăng cường cải cách hành chính, theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, và đi
theo hướng xây dựng nền hành chính phục vụ, chứ không phải nền hành
chính cai trị.

III.

KẾT LUẬN.
Để xây dựng hành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì việc

đảm bảo cho người dân được thực hành quyền dân chủ là vô cùng quan
trọng. Trong đó việc đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện tốt quyền giám
sát của mình đối với họat động hành chính nhà nước là yêu cầu bắt buộc. Vì
vậy để đạt được điều đó trước hết mỗi công dân phải hiểu rõ về quyền hạn
và nghĩa vụ của mình, đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước cần tạo ra
mọi điều kiện thuận lợi để công dân, thực hiện tốt việc giám sát của mình
đối với cơ quan hành chính nhà nước. Đây cũng là cách để cho các cá nhân,

cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được Đảng, nhà
nước và nhân dân giao phó.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN

2

Luật khiếu nại nắm 2011

3

Luật ố cáo năm 2011

4

Luật tiếp công dân năm 2013

5

Nghị định số 20/2008/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

6


Nghị định số 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
Luật tiếp công dân

7

Gíao trình luật hành chính việt nam, của trường đại học Kiểm Sát
Hà Nội.

8

Web site: thuvienphapluat.vn

12



×