Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

PHÁT TRIỂN KHU KINH tế cửa KHẨU VÙNG BIÊN GIỚI ĐÔNG bắc VIỆT NAM và VAI TRÒ của bộ đội BIÊN PHÒNG với QUÁ TRÌNH đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.66 KB, 108 trang )

4

PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG BIÊN GIỚI
ĐÔNG BẮC VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
VỚI QUÁ TRÌNH ĐÓ
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để thúc đẩy hoạt động
kinh tế đối ngoại, các quốc gia (đặc biệt là các nước đang phát triển) đã rất chú ý
sử dụng mô hình "khu kinh tế cửa khẩu” (KKTCK) để thúc đẩy các họat động
thương mại với các nước láng giềng, khu vực và quốc tế. Các KKTCK được coi là
những hình thức tổ chức cụ thể và đắc dụng phù hợp với điều kiện của các nước
đang phát triển muốn mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại. Khi khả năng đầu tư
xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, một trong những điều kiện để
phát triển kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các KKTCK có thể được coi như các
“cửa ngõ”, những chiếc “cầu nối” giữa thị trường trong nước với bên ngoài; thúc
đẩy giao thương quốc tế; chúng là những “bàn đạp”, “căn cứ” chuẩn bị để tiến
hành triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại.
Đối với hoạt động kinh tế trong nước, các KKTCK có sự phát triển đi
trước nhanh hơn các vùng xung quanh và địa phương khác, nó trở thành những
đầu kéo có tác dụng thúc đẩy, lan tỏa sang các vùng lân cận trong điều kiện Nhà
nước chưa đủ vốn, công nghệ, khả năng quản lý để phát triển đồng loạt các khu
vực khác của quốc gia nhằm thu hút sự quan tâm của nước ngoài về vốn và công
nghệ.
Song song với các lợi ích về mặt kinh tế việc xây dựng KKTCK là một
trong những biện pháp quan trọng để thực hiện tốt hơn việc bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới. Để phát triển KKTCK đòi hỏi phải có sự tham gia của rất nhiều cơ
quan Bộ, Ngành của Trung ương và địa phương. Trong đó, bộ đội Biên phòng có
vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở KKTCK,


5


phối hợp nghiệp vụ cùng với các lực lượng khác trong khu vực góp phần phát
triển KKTCK. Vùng biên giới Đông Bắc gồm hai tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn)
nơi có nhiều cửa khẩu thông thương với nước láng giềng Trung Quốc; tuyến biên
giới rất nhạy cảm về các vấn đề kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Trong
những năm qua được Nhà nước cho phép thành lập một số khu KKTCK.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, sự phát triển các KKTCK nói chung và
các KKTCK vùng biên giới Đông Bắc nói riêng là việc làm còn hết sức mới mẻ,
do đó bên cạnh những mặt đã đạt được về kinh tế quốc phòng an ninh tại khu vực
này cũng còn xuất hiện những vấn đề phức tạp cần có sự nghiên cứu thấu đáo, có
giải pháp thiết thực để giải quyết.
I. KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU VÙNG BIÊN GIỚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và quá trình phát triển khu kinh tế cửa
khẩu vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam
1.1.1. Khu kinh tế cửa khẩu, vai trò của khu kinh tế cửa khẩu và chủ
trương phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
1.1.1.1. Nhận diện về khu kinh tế cửa khẩu
Trong sự phát triển của xã hội loài người cùng với sự hình thành của
Nhà nước thì các quốc gia dân tộc cũng được xác lập. Nhà nước với tư cách là
cơ quan quyền lực của mỗi quốc gia xây dựng các thiết chế quản lý bảo vệ
chủ quyền độc lập dân tộc của mình. Phạm trù biên giới quốc gia và đường
biên giới xuất hiện từ cơ sở chính trị - pháp lý và thực tiễn nói trên. Lịch sử
thế giới đã có quá trình phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia. Chính việc phân
chia này đã làm nảy sinh phạm trù biên giới: “Hàng rào pháp lý được vạch từ


6
tâm trái đất qua đường biên giới quốc gia giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng
trời thuộc chủ quyền quốc gia” [28, 36] và đường biên giới quốc gia là:

“Đường cụ thể khép kín được tạo ra bởi giao tuyến giữa biên giới quốc gia
với bề mặt quả đất, phân chia lãnh thổ mặt đất, mặt nước của một nước với
nước tiếp giáp hay vùng biển [28, 36].
Trong quan hệ quốc tế các Nhà nước đã coi bảo vệ biên giới quốc gia là
một trong những mối quan tâm hàng đầu trong bảo vệ lợi ích của quốc gia
dân tộc. Bảo vệ an ninh biên giới là bảo vệ quyền làm chủ của Nhà nước đối
với tất cả các lĩnh vực ở biên giới. Quyền làm chủ ở đây không chỉ là sự giữ
lấy mà còn bao gồm một loạt các chủ trương xây dựng toàn diện các mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội... làm cho khu vực biên giới ổn định và phát
triển. Sự vững vàng, ổn định của biên giới quốc gia là kết quả tổng hợp của
quá trình tổ chức xây dựng các nhân tố mới phù hợp với quy luật phát triển xã
hội được Nhà nước của mỗi quốc gia hoạch định. Một trong những biện pháp
bảo vệ an ninh biên giới là việc các quốc gia xác định các cửa khẩu ở biên
giới: là cửa ngõ của quốc gia; nơi người, phương tiện giao thông vận tài hàng
hóa và các đồ vật khác được xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh. Sự ra đời của
các cửa khẩu chính là để đáp ứng yêu cầu lưu thông qua biên giới - một đòi
hỏi khách quan trong quan hệ giữa các quốc gia, xuất phát từ tính chất độc lập
chủ quyền và quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia, tất cả các đối tượng muốn
lưu thông qua biên giới phải được thực hiện ở những điểm trên biên giới quốc
gia do Nhà nước sở tại quy định hoặc thỏa thuận với nước láng giềng có
chung đường biên giới. Các cửa khẩu biên giới có vị trí quan trọng trên các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Trên
lĩnh vực kinh tế, cửa khẩu là nơi trực tiếp hoạt động kinh tế về xuất nhập khẩu
hàng hóa. Đó là nơi hàng hóa trong nước và quốc tế lưu thông tạo điều kiện
cho buôn bán, trao đổi hàng hóa tiếp nhận đầu tư, tiếp nhận công nghệ giữa các


7
quốc gia. Đồng thời, từ các thủ tục quy định về xuất nhập khẩu, du lịch và các
hoạt động kinh tế khác góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế của đất

nước
Thuật ngữ KKTCK mới được dùng ở Việt Nam trong mấy năm gần đây
khi quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam -Trung Quốc có bước phát triển
mới đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng
thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua cửa khẩu biên giới. Trong lịch sử
việc trao đổi hoạt động kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia có
chung đường biên giới đã diễn ra từ lâu song chủ yếu là các dạng thông
thường như xuất, nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, trao đổi mua bán thông
qua các chợ biên giới… Tuy nhiên, mô hình khu KKTCK trong đó chúng ta
chủ động áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả
trao đổi kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia thông qua cửa khẩu biên giới
đang còn là vấn đề hết sức mới mẻ.
Việt Nam có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với nhiều nước trong
đó Trung Quốc là nước láng giềng rộng lớn có nhiều nét tương đồng với nước
ta trong phát triển kinh tế xã hội, một thị trường hơn 1 tỷ dân có tốc độ phát
triển cao từ nhiều năm nay. Song tất cả các điều kiện thuận lợi trên chỉ có thể
phát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích hợp, trong đó phải kể đến khu
kinh tế cửa khẩu.
Về khái niệm, KKTCK được hình thành trên cơ sở hàng lọat khái niệm
có liên quan. Trước hết phải kể đến khái niệm “Giao lưu kinh tế qua biên
giới”, trong phạm vi hẹp, nó bao gồm các hoạt động trao đổi thương mại, trao
đổi hàng hóa giữa các cư dân, các doanh nghiệp nhỏ đóng tại địa bàn biên
giới, thường là nơi có các cửa khẩu biên giới. Trên thực tế những hình thức
này có thể được thực hiện ở các cặp chợ biên giới, thậm chí ở các đường mòn


8
biên giới với một khối lượng hàng hóa và giá trị xác định theo quy định của
Nhà nước hoặc chính quyền địa phương nơi có cửa khẩu, chợ hoặc nơi có
đường mòn biên giới... Với nhiều mức độ khác nhau, giao lưu kinh tế theo

nghĩa hẹp, là hình thức diễn ra phổ biến ở tất cả các khu vực dân cư biên giới
giữa các quốc gia có đường biên giới chung trong điều kiện hòa bình. Tuy
nhiên, có một thực tế dễ thấy là quy mô, mức độ hoạt động kinh tế, thương mại
diễn ra rất khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực biên giới trong cả nước.
Điều này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ phát triển
kinh tế, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, chính sách biên mậu, các tiềm năng thế
mạnh tại chỗ, sự ổn định về an ninh chính trị... Do đó xuất hiện một nội dung
rộng hơn, bao quát hơn hay nói khác đi giao lưu kinh tế qua biên giới theo
nghĩa rộng là tất cả các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học và
công nghệ qua các cửa khẩu biên giới, giữa các quốc gia có đường biên giới
chung.
Như vậy, nội dung của giao lưu kinh tế qua biên giới theo nghĩa rộng
không chỉ đơn thuần là buôn bán trao đổi hàng hóa thông thường, mà nó còn
bao hàm cả hoạt động về hợp tác khoa học và công nghệ đầu tư lẫn nhau, hoạt
động xuất nhập khẩu, liên doanh phát triển kết cấu hạ tầng, du lịch qua biên
giới... Rõ ràng rằng giao lưu kinh tế qua biên giới được phát triển từ hình thức
trao đổi hàng hóa đơn giản trở thành các hoạt động hợp tác sản xuất kinh
doanh đa dạng. Thực tiễn phát triển ở các nước cho thấy, do điều kiện và đặc
điểm khác nhau giữa các quốc gia, trong lịch sử các hình thức hợp tác kinh tế
song phương, hoặc đa phương giữa các quốc gia có đường biên giới chung
hoặc các quốc gia trong khu vực đã có nhiều hình thức liên kết kinh tế thông
thường với những cấp độ khác nhau như: “Khu vực thương mại tự do”, “thị
trường chung”, “liên minh kinh tế ”, “liên minh tiền tệ”.


9
Bên cạnh đó tại những vùng địa phương với những điều kiện khác nhau đã
xuất hiện nhiều hình thức, mô hình kinh tế cụ thể. Đó là: “Các vùng tăng trưởng
kinh tế ”, “Liên minh thuế quan” và “các đặc khu kinh tế ” ...
Tính đa dạng trong loại hình và yếu tố quyết định cho sự lựa chọn một mô

hình cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện cần và đủ để
quyết định hình thức này hay hình thức kia phù hợp hơn có hiệu quả hơn.
Như vậy, thông qua các hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên
kết kinh tế, căn cứ theo đặc điểm của một loại hình kinh tế gắn với cửa khẩu cho
phép áp dụng những chính sách riêng trong một phạm vi không gian và thời gian
xác định mà ở đó đã có giao lưu kinh tế biên giới phát triển sẽ hình thành
KKTCK.
Việc thành lập các KKTCK là một hình thức tổ chức cụ thể để thúc đẩy
giao thương qua biên giới song cũng cần được hiểu đó là một chính sách kinh
tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại với nước láng giềng và với bên
ngoài gắn với quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhằm thực hiện chiến lược
kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay trong
điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Để thấy rõ hơn về KKTCK, ta xem
xét nó trong sự so sánh với một số loại như: Khu kinh tế mở, khu mậu dịch tự
do, đặc khu kinh tế.
Khu kinh tế mở: là một mô hình kinh tế do Chính phủ quyết định thành
lập gồm 2 khu vực: thuế quan (khu chế xuất, khu công nghiệp, du lịch dân
cư), khu phi thuế quan (sản xuất hàng xuất khẩu, thương mại hàng hóa và
dịch vụ khác). Các tổ chức cá nhân tham gia vào khu kinh tế mở được hưởng
chính sách ưu đãi của Chính phủ tạo động lực phát triển kinh tế trong vùng,
trong cả nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.


10
Khu mậu dịch tự do: một loại hình cổ điển về khu mậu dịch miễn thuế,
thông thường là một khu vực ở gần một cảng. Trong khu vực đó chính phủ nước
sở tại cho phép các nhà kinh doanh tiến hành các hoạt động mậu dịch không hạn
chế đối với các nước khác. Hàng xuất khẩu, nhập khẩu vào khu mậu dịch tự do đều
được miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Hàng nhập khẩu vào khu vực này được
lưu kho trong những thời hạn nhất định tuỳ theo chính sách của mỗi nước (thông

thường từ 15 ngày đến 1 năm) để chờ tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ ở thị trường
nước sở tại. Khi hàng được đưa ra tiêu thụ trên thị trường trong nước thì phải nộp
thuế nhập khẩu và chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan nước sở tại [15, 237].
Đặc khu kinh tế: là một khu vực không gian kinh tế mà ở đó thiết lập một
chế độ ưu tiên riêng do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập. Chế độ ưu
tiên này được hình thành nhờ một loạt các điều kiện ưu đãi nhất định (như được
miễn giảm các loại thuế, nới lỏng quy tắc thuế quan và ngoại hối) nhằm thúc đẩy
các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học trong khu vực [19,
14].
Như vậy khu kinh tế mở, khu mậu dịch tự do, đặc khu kinh tế là các loại
hình của khu kinh tế đặc biệt, chúng có những điểm khác nhau, xuất phát từ sự
khác nhau về mục đích, đối tượng tham gia hay mối liên kết của chúng đối với
nền kinh tế.
Từ những sự trình bày về một số loại hình khu kinh tế trên cho thấy
KKTCK có những đặc trưng riêng.
Một là, nó ra đời từ một quyết định của Chính phủ có giới hạn phạm vi cụ
thể, gắn với cửa khẩu biên giới cụ thể được Chính phủ quy định nhưng không
nằm ngoài quy định phát triển kinh tế đối ngoại với bên ngoài lãnh thổ.
Hai là, KKTCK phải gắn với vị trí cửa khẩu, đây là khu vực có dân hoặc
không có dân sinh sống nhưng phải có các doanh nghiệp hoặc đại diện của các


11
công ty trong nước và nước ngoài. Mục đích thành lập khu KKTCK nhằm ưu tiên
phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Trong đó
quan trọng nhất là hoạt động thương mại dịch vụ bao gồm hoạt động xuất nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng
miễn thuế, hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất gia
công hàng xuất khẩu và các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và nước
ngoài, chợ cửa khẩu. Như vậy nguồn hàng hóa trao đổi ở đây có thể là tại chỗ

hoặc là từ nơi khác đưa đến khác với khu công nghiệp và khu chế xuất.
Ba là, KKTCK được hưởng các chính sách khác nhau phù hợp với đặc thù
của chúng và địa phương (vùng) nơi các loại hình kinh tế này được thành lập. Do
đặt lên hàng đầu là các hoạt động thương mại và dịch vụ nên KKTCK gắn với cửa
khẩu và chịu tác động mạnh mẽ của khu vực kinh tế, chính sách biên mậu của các
nước láng giềng có đường biên giới chung. Do đó, nguồn hàng hóa dịch vụ tại chỗ
và từ nơi khác (các vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất) là rất quan trọng
để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó. Mặt khác hoạt động của KKTCK còn liên
quan nhiều đến thông lệ quốc tế, vấn đề chủ quyền an ninh biên giới chính sách
chung của hai nước thông qua các cặp cửa khẩu và hệ thống các đường giao
thông.
Từ những trình bày trên cho thấy KKTCK là một đơn vị không gian xác
định mang tính chất kinh tế lãnh thổ gắn với cửa khẩu được thành lập trên cơ sở
các quyết định pháp lý do Nhà nước ban hành, có chính sách phát triển riêng. Là
cửa ngõ, cầu nối giữa kinh tế trong nước với bên ngoài, có vai trò quan trọng
trong giao thương kinh tế với quốc tế để thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại có
tác dụng tích cực, phát huy tiềm năng tại chỗ tác động đến các khu vực kinh tế lân
cận, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta
và tăng cường bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia.


12
1.1.1.2. Vai trò vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển kinh tế
Các KKTCK được hình thành nhằm mục đích phát huy lợi thế về quan
hệ kinh tế thương mại, thu hút các kênh hàng hóa, đầu tư thương mại dịch vụ
và du lịch từ các nơi trong cả nước và từ nước ngoài vào nội địa thông qua
các cơ chế chính sách ưu đãi tại KKTCK. Chính sự thu hút này đã tác động đến
các ngành, địa phương trong cả nước, có những tác động tích cực về mặt cơ cấu
lại nền kinh tế của mình theo hướng đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Tùy
theo quy mô, sự hấp dẫn của cơ chế chính sách ưu đãi thực hiện sự chuyển dịch

sản xuất, lưu thông hàng hóa cho phù hợp thông qua các hoạt động của các
KKTCK để thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại của địa phương mình (ngoài
hoạt động kinh tế đối ngoại truyền thống). Trong điều kiện của Việt Nam hiện
nay, một nước nông nghiệp đang cần mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm,
cần vốn đầu tư và tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến, những nhu cầu này sẽ
đáp ứng tốt nếu biết sử dụng khai thác có hiệu quả mô hình KKTCK. Đặc biệt với
các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và du lịch cũng có những đòi hỏi tương tự cần
phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để nhanh chóng hội nhập với các nước
trong khu vực và thế giới, thì vai trò các KKTCK càng có tác động tích cực trực
tiếp. Điều này càng có ý nghĩa đối với nước ta khi nền kinh tế còn chậm phát triển
thị trường nhỏ hẹp, sức mua thấp, khả năng cạnh tranh thấp kém.
KKTCK là nơi tiếp giáp, cửa ngõ của mỗi quốc gia với bên ngoài nên trong
điều kiện hòa bình hữu nghị, chúng thường là nơi qua lại, thăm thân và diễn ra
trao đổi buôn bán giữa cư dân hai bên biên giới. Bên cạnh đó khi môi trường kinh
tế phát triển thuận lợi, các KKTCK cũng là nơi thể hiện sự giao thoa về các chính
sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia có đường biên giới chung. Vì vậy những
nhu cầu về kinh tế cho cả sản xuất và tiêu dùng trong phạm vi hẹp trực tiếp phục
vụ cho nhu cầu tại chỗ của địa phương, vùng lân cận được khai thác tốt đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế trong vùng, trong nước và xuất khẩu. Trong phạm vi


13
rộng, nó sẽ trực tiếp đáp ứng nhu cầu của các địa phương khác trong cả nước,
thông qua sự luân chuyển hàng hóa từ KKTCK đến các nơi và ngược lại. Theo sự
vận động của quan hệ cung cầu và sự mách bảo của giá cả trên thị trường đối với
các chủng loại hàng hóa trao đổi ở đây. Do đó nếu chúng ta có cách làm đúng,
chính sách phù hợp, cơ chế hợp lý thì phạm vi ảnh hưởng của hệ thống các
KKTCK sẽ lớn hơn rất nhiều, nó sẽ tác động trực tiếp tới việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thúc đẩy phân công lao động, làm cho thị trường được thông suốt trong cả
nước, khai thác tối đa những tiềm năng thế mạnh của từng vùng thông qua lợi thế

về vị trí, cơ chế chính sách ưu đãi nhờ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. KKTCK còn
góp phần đẩy nhanh xu hướng đô thị hóa hình thành những thị trấn, thị tứ, các khu
thương mại dịch vụ tại các vùng biên giới gắn liền với cửa khẩu. Vì vậy cần hết
sức thận trọng trong khai thác khả năng tác động của KKTCK đối với sản xuất,
lưu thông hàng hóa trong nước. Bởi lẽ KKTCK được hình thành bao giờ cũng gắn
với cửa khẩu. Song không phải cửa khẩu lúc nào cũng có thể thành lập được
KKTCK, đó phải là những cửa khẩu thuận tiện về giao thông nằm ở nơi kinh tế
phát triển và có kết cấu hạ tầng tốt hơn các nơi khác. Ngoài ra, đây cũng là khu
vực mà phía đối tác cũng có những điều kiện thuận lợi, môi trường thích hợp để
phát triển giao lưu kinh tế thương mại. Khi nói, các KKTCK là “bàn đạp”, là căn
cứ xuất phát để tiến hành chuẩn bị triển khai các hoạt động thúc đẩy kinh tế đối
ngoại, là nói theo nghĩa này. Do vậy, khi đã lập được các KKTCK, các cơ chế
chính sách ưu tiên ở đây một mặt phải hướng vào thúc đẩy trao đổi thương mại
dịch vụ, mặt khác còn cần hướng vào thúc đẩy sản xuất công nghiệp phục vụ cho
xuất nhập khẩu tại những KKTCK, ở các vùng lân cận và các địa phương khác
trong nội địa. Chính sách ưu đãi được Nhà nước cho phép áp dụng tại các
KKTCK bao gồm các chính sách về thuế, về vốn, về tiền thuê đất, chính sách
đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và xây dựng kết cấu hạ
tầng, chính sách xuất nhập khẩu... Thực tiễn cho thấy so với các vùng kinh tế


14
khác, các chính sách này tại các KKTCK cũng có những ưu đãi riêng. Sự ưu
đãi đó sẽ tạo ra các điều kiện thực tế để phát huy vai trò của các KKTCK với
tính cách là các “bàn đạp”, là “căn cứ” chuẩn bị xuất phát để tiến hành triển
khai chiến lược gọi vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ hoạt động
xuất nhập khẩu từ bên ngoài vào nội địa. Đối với hoạt động kinh tế trong
nước ở sâu trong nội địa, do ở các KKTCK có sự phát triển đi trước và nhanh
hơn các vùng xung quanh và địa phương khác nên một mặt nó phát huy được
tiềm năng tại chỗ để phát triển, mặt khác nó trở thành những đầu kéo có tác

dụng thúc đẩy, lan tỏa sang các vùng lân cận và vùng sâu trong nội địa phát
triển theo, trong điều kiện Nhà nước chưa đủ vốn, công nghệ, khả năng quản
lý để phát triển đồng loạt tất cả các khu vực khác của quốc gia nhằm thu hút
sự quan tâm của nước ngoài về vốn, công nghệ. Như vậy việc phát triển các
KKTCK là một giải pháp quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà hiện nay
nhiều nước đều áp dụng
1.1.1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia, lãnh thổ trong việc phát triển khu
kinh tế cửa khẩu
Hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò to lớn của KKTCK đối với
quá trình phát triển kinh tế. Vai trò của KKTCK đối với việc phát triển kinh tế
là nhờ các chức năng đặc thù về ưu đãi xuất, nhập khẩu, các cơ chế, chính
sách khuyến khích về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, du lịch. Sự phát
triển của KKTCK cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy hoạt động xuất, nhập
khẩu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển, đây
là cơ sở để kinh tế trong nước phát triển.
Từ xa xưa, con người đã khai thác những vị trí thuận lợi về tự nhiên, địa hình
để tạo nên các khu vực, các tuyến đường qua lại để trao đổi, buôn bán qua biên giới.
Trong đó, thương nhân là những người khởi xướng, tự tạo ra các quy ước, tập quán


15
thương mại và được các nhà chức trách địa phương xem xét, hợp thức hoá. Lịch sử
đã ghi nhận con đường tơ lụa nổi tiếng thời cổ đại Trung Quốc ( Thời Hán Vũ Đế )
vận chuyển tơ lụa từ Châu Á sang Châu Âu, qua biên giới nhiều quốc gia, hình thành
các thành phố thông thương với nước ngoài.
Từ thế kỷ XVI, ở một số nước, hàng hải phát triển đã làm thay đổi phương
thức buôn bán, kinh doanh giúp cho giao lưu thương mại được mở rộng qua các đại
dương, từ đó hình thành các thành phố, hải cảng, cửa khẩu, mở rộng không gian kinh
tế qua biên giới. Ở đây cần thấy rằng, giao lưu kinh tế biên giới thoạt đầu là những
trao đổi hàng hoá, qua lại thăm thân giữa các cư dân sống ở khu vực biên giới, có

những nét tương đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội và tập quán, có mối quan hệ lâu đời
từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sau đó, các hoạt động trao đổi được mở rộng, thu hút
nhiều ngành kinh tế trong nước tham gia và dần được thể chế hoá bằng pháp luật.
Song sự phát triển các hình thức buôn bán qua biên giới, thực tiễn đã ghi nhận
nhiều tác động tích cực của nó tới phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, song đồng thời
nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội, cướp bóc, xung đột biên giới, các
dịch bệnh… là bài học quí giá cho các thế hệ sau cần phải biết khai thác mặt tích cực,
đồng thời hạn chế những mầm mống tiêu cực có thể xuất hiện, gây tác hại về mặt
kinh tế – xã hội đối với mỗi nước.
+ Kinh nghiệm Khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu:
Hình thức quan hệ thương mại qua biên giới đã được một số nước sử dụng
thành công. Ở Bắc Mỹ, lợi dụng những điểm khác biệt về chế độ thuế giữa Mỹ và
Canada, Mỹ đã chủ động mở nhiều điểm bán hàng giữa biên giới hai nước, khai thác
những điểm hạn chế về thuế quan để thu lợi cho mình. Hơn nữa trong quan hệ hai
nước, Mỹ và Canada đã phối hợp xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gia công, chế tác
theo hình thức liên doanh trên tuyến biên giới. Một số nước khác cũng sử dụng hình
thức này, như quan hệ Mêhicô và Mỹ, với nhiều thị trường tự do được xây dựng,


16
trong đó có nhiều ưu đãi về cơ chế chính sách, thuế và mậu dịch, tạo điều kiện thúc
đẩy quan hệ kinh tế thương mại qua cửa khẩu biên giới.
Đối với các nước Tây Âu, có đặc điểm về lãnh thổ là các nước tiếp giáp nhau
có khoảng cách qua lại gần. Trên cơ sở những chính sách chung của khối EEC, nhiều
quốc gia đã xây dựng những chính sách nhằm phối hợp chặt chẽ hơn về kinh tế và
thương mại….
+ Kinh nghiệm của Thái Lan:
Chủ trương phát triển kinh tế biên giới được chính phủ Thái Lan rất coi trọng,
nhờ đó quốc gia này đã khai thác được nhiều lợi thế trong trao đổi kinh tế thương mại
cửa khẩu biên giới. Trong quá trình phát triển giao lưu kinh tế biên giới, hình thức tổ

chức kinh tế biên mậu của Thái Lan khá đa dạng và phong phú, Nhà nước tạo điều
kiện thông thoáng cho hàng ra, nhiều thủ tục Hải quan được đơn giản hoá, các cửa
hàng miễn thuế tại khu vực của khẩu có qui mô lớn, với nhiều ưu đãi khác đã thu hút
rất đông khách du lịch, họ được mua hàng hoá với giá rẻ và thuận tiện trong các thủ
tục, hàng hoá không nhằm mục đích thương mại thì không phải khai báo. Quá trình
sử dụng các hình thức thương mại cửa khẩu biên giới đem lại nhiều lợi ích trong việc
thúc đẩy quan hệ kinh tế – Thương mại giữa các quốc gia có đường biên giới chung.
Do đó, các nước Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc đang hoàn tất dự thảo kế
hoạch tự do hoá việc trao đổi sản phẩm và đi lại của dân cư sống trong vùng có sông
Mê Kông chảy qua của 4 nước này.
Ngoài ra, còn nhiều thoả thuận ở cấp quốc gia trong việc phát triển quan hệ
thương mại biên giới, theo hướng khai thác tốt hơn những đặc điểm kinh tế xã hội
của KKTCK, tìm kiếm các mô hình kinh tế linh hoạt với các cơ chế chính sách cởi
mở để thông qua đó đẩy mạnh trao đổi hàng hoá qua biên giới, kéo theo việc phát
triển các loại hình dịch vụ, du lịch, các hình thức hội chợ, hội thảo giữa các quốc
gia…


17
Trên cơ sở đó, hình thành một số vùng kinh tế gắn với các cửa khẩu, có điều
kiện phát triển nhanh hơn để lôi kéo các khu vực khác cùng phát triển.
+ Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Là một đất nước có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với 12 nước, với chiều
dài 2,2 vạn km đường biên giới, Trung Quốc rất chú trọng việc phát triển kinh tế biên
mậu. Chính phủ Trung ương đã khảo sát tổng hợp tình hình biên giới với các nước và
nhận thấy sự khác nhau rất lớn về tài nguyên, vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế
xã hội tại những khu vực có đường biên giới chung. Trên cơ sở đó, thông qua việc
phát triển kinh tế thương mại biên giới để rút ngắn sự chênh lệch về tốc độ tăng
trưởng giữa các vùng trong nước, giúp cho nền kinh tế Trung Quốc hội nhập với bên
ngoài nhanh chóng hơn, đồng thời khai thác được các lợi thế về tự nhiên, nguồn nhân

lực trong cạnh tranh quốc tế. Trung Quốc đã có luật mậu dịch và đối ngoại, các điều
khoản chung của luật đã tạo khung pháp lý cho việc đẩy mạnh sự ra đời các hình
thức kinh tế biên mậu. Tư tưởng chung của nhà nước Trung Quốc về vấn đề này là:
muốn phát huy đầy đủ những ưu thế của địa lý tự nhiên, nguồn tài nguyên phong phú
và con người của các khu, tỉnh miền biên cương nội địa, lấy những thành thị có công
nghiệp nội địa phát đạt làm chỗ dựa, lấy sự phát triển mậu dịch biên cương làm khởi
điểm, lợi dụng triệt để nhiều hình thức mậu dịch kinh tế đối ngoại, thông qua việc ra
sức phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại, cải thiện kết cấu kinh tế, sáng tạo hoàn
cảnh đầu tư, thúc đẩy giao lưu hai chiều…. Mở cửa vùng biên giới sẽ phá tan tình
trạng kinh tế đóng cửa của các tỉnh vùng biên cương nội địa, đẩy mạnh sự phát triển
và chấn hưng kinh tế, của các khu vực biên giới và vùng phụ cận. Trên cơ sở đó, các
cửa khẩu biên giới trên bộ của Trung Quốc được khuyến khích phát triển quan hệ
kinh tế thương mại, lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích luỹ phát triển
hạ tầng đô thị biên giới. Xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động của một số xí
nghiệp công nghiệp địa phương một cách năng động, linh hoạt hướng mạnh về lắp
ráp, sơ chế, bảo quản, tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu trao đổi


18
hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch qua biên giới, qua đó nhằm thực hiện “Tam
khứ” “Nhất bổ”, tức là xuất khẩu 3 thứ: hàng hoá, lao động và thiết bị kỹ thuật để lấy
về một thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm. Với chính sách này, Trung Quốc đã
thực hiện tương đối thành công việc phát triển kinh tế biên mậu. ở các thành phố, tỉnh
biên giới nơi có cửa khẩu, chợ, đường mòn biên giới với các nước láng giềng, hàng
hoá do những xí nghiệp địa phương của Trung Quốc đã xâm nhập mạnh mẽ sang các
nước với giá rẻ, cạnh tranh gay gắt với hàng nội địa của các quốc gia này, trong nhiều
trường hợp đã áp đảo, chiếm lĩnh thị trường, gây đình đốn sản xuất, đặc biệt là các mặt
hàng như xe đạp, vải, xe máy, phích nước, máy móc, công cụ phục vụ nông nghiệp. Mặt
khác, trung Quốc cũng nhập nhiều hàng hoá, nguyên liệu mà nhu cầu phát triển kinh tế
trong nước cần.

Những thành công trong việc đẩy mạnh trao đổi hàng hoá biên mậu góp phần
làm tăng trưởng nhanh chóng kinh tế- xã hội ở những địa phương có đường biên giới
chung với các nước láng giềng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng
triệu lao động, nhiều văn phòng xí nghiệp biên mậu được hình thành, xu hướng đô thị
hoá được đẩy nhanh, giúp cho nhiều nơi thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa miền
núi, vùng sâu, vùng xa với đồng bằng, duyên hải và các đô thị.
Từ kinh nghiệm của thế giới có thể rút ra bài học bổ ích với Việt Nam:
Kinh nghiệm thành công của một số quốc gia vùng lãnh thổ về phát triển
KKTCK cho thấy, sự thành công trước hết bắt nguồn từ sự nhạy cảm, đón trước xu
hướng phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế, từ đó đưa ra các
mô hình kinh tế cụ thể tuỳ thuộc vào khả năng, các điều kiện đảm bảo và các môi
trường phát triển khác. Hơn nữa trong quá trình hình thành và phát triển các loại hình
kinh tế này, cần phải đặt lợi ích về lâu dài, tổng thể lên trên lợi ích trước mắt, lợi ích
cục bộ để tránh tình trạng manh mún, chắp vá, lợi cho địa phương trước mắt, nhưng
hại cho nền kinh tế cả nước về lâu dài.


19
Các cơ chế chính sách áp dụng ở KKTCK phải đảm bảo tính linh hoạt, nhất
quán, thông thoáng, đặc biệt là chính sách về thương mại, đầu tư, đất đai, thuế…Cơ
chế chính sách thí điểm vừa đảm bảo khai thác lợi thế về địa lý, lao động kỹ thuật,
thu hút đầu tư để tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
giải quyết khó khăn trước mắt về kinh tế, vừa tạo ra khung pháp lý để thúc đẩy sản
xuất kinh doanh lành mạnh theo hướng văn minh, hiện đại.
1.1.1. 4 Chủ trương phát triển khu kinh tế của khẩu của nhà nước ta
Việt Nam có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 3 nước: Trung Quốc,
Campuchia và Lào với chiều dài tổng cộng là 4512 km. trên toàn tuyến biên giới trên
bộ có 23 tỉnh gồm 89 huyện với 385 xã. Theo hiệp định biên giới của Việt Nam với
Trung Quốc, Lào, Campuchia đã xác định có 8 cửa khẩu quốc tế, 24 cửa khẩu quốc
gia và 41 cửa khẩu địa phương [5, 6].

Ngày 18 tháng 9 năm 1996 Thủ tướng chính phủ ra quyết định 675 TTg về
việc áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, sau
đó thì các KKTCK Lạng Sơn, Lào Cai, Kiên Giang, Cao Bằng, Mộc Bài- Tây Ninh,
Cầu Treo- Hà Tĩnh, Lao Bảo- Quảng Trị, Bờ Y Ngọc Hồi- KonTum. Sau một thời
gian thí điểm các KKTCK này đã có sự chuyển biến rất lớn cả về kinh tế và xã hội.
Trên cơ sở kết quả thí điểm ở các tỉnh ngày 19/ 4/ 2001 Thủ tướng chính phủ
đã có quyết định số 53/ 2001/ QĐ - TTg về chính sách đối với KKTCK biên giới,
đến nay đã có 16 tỉnh biên giới có KKTCK (gồm 24 KKTCK).
Chủ trương xây dựng các KKTCK trong đó có các KKTCK trên tuyến
biên giới Việt - Trung nhằm đón trước triển vọng của quan hệ thương mại
kinh tế Việt - Trung. Bởi vì hiệu quả của KKTCK chỉ được phát huy khi quan
hệ kinh tế thương mại được hai nước thực sự quan tâm và phát triển ở mức độ
nhất định. Hơn nữa khi các quan hệ này càng phát triển thì KKTCK sẽ đóng vai
trò là khu kinh tế mở, là động lực kinh tế để kéo các khu vực xung quanh phát


20
triển góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa qúa trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Ở khu vực biên giới Việt - Trung Chính phủ chính thức cho phép xây
dựng KKTCK đó là KKTCK ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Lào Cai, Hà Giang. Nội dung quy định tại các KKTCK là:
Quy định địa bàn ở các KKTCK trên cơ sở khai thác ưu thế về địa lý,
kinh tế - xã hội của cửa khẩu cho phép phát triển đồng bộ, các loại hình hoạt
động trong ngành thương mại.
Phát triển du lịch với thủ tục xuất nhập cảnh phù hợp với đặc điểm vùng
biên.
Quy định cơ chế đầu tư ngân sách Nhà nước cho KKTCK.
Quy định một số chính sách về tài chính, tiền tệ, phù hợp với đặc điểm
vùng biên.

Quy định khuôn khổ các quy định về quản lý Nhà nước đối với KKTCK.
Các cơ chế chính sách ưu đãi này được thể hiện cụ thể đối với từng
KKTCK, tùy theo đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, những lợi thế
so sánh của từng địa phương.
+ KKTCK Móng Cái - Quảng Ninh được thành lập theo quyết định
675/TTg ngày 18/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ trên một diện tích bao
gồm thị trấn Móng Cái và các xã Hải Xuân, Hải Hòa, Bình Ngọc, Trà Cổ,
Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Yến, Hải Đông, Hải Tiến, Vĩnh Trung, Vĩnh
Thực thuộc tỉnh Quảng Ninh [31; 341].
+ KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn, KKTCK Bắc Phong Sinh- Quảng
Ninh được thành lập theo quyết định số 115/ 2004 QĐ- TTg ngày 1/ 9/ 2002 của
Thủ tướng Chính phủ. Đối với KKTCK Hoành Mô- Đồng Văn có phạm vi bao


21
gồm các xã: Hoành Mô, Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu. Đối với KKTCK
Bắc Phong Sinh có phạm vi bao gồm xã Quảng Đức và huyện Hải Hà [ 26].
KKTCK được ưu tiên phát triển thương mại xuất khẩu, nhập khẩu, dịch
vụ du lịch và công nghiệp theo luật pháp Việt Nam và phù hợp với thông lệ
quốc tế, tiếp đó Thủ tướng Chính phủ lại ra quyết định 103/1998/QĐ-TTg
ngày 4/6/1998 bổ xung cho quyết định số 675/TTg về việc áp dụng một số
chính sách tại KKTCK Móng Cái - Quảng Ninh bao gồm: Chính sách phát
triển thương mại, chính sách du lịch, dịch vụ, chính sách đầu tư và xây dựng
cơ sở hạ tầng. Điều đáng lưu ý là chủ trương xây dựng KKTCK ở đây được
chuẩn bị rất đồng bộ từ định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh, quy
hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 của tỉnh rất chú trọng tới việc
phát triển thương mại, dịch vụ du lịch đưa ra kế hoạch cụ thể để khai thác lợi
thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của địa phương trong tam giác tăng
trưởng kinh tế phía Bắc cũng như trong quan hệ kinh tế thương mại với Trung
Quốc. Quy hoạch cũng đã xác định rõ sớm hình thành 2 trung tâm thương mại

lớn ở Hạ Long và Móng Cái, Móng Cái là KKTCK quan trọng. Phấn đấu đến
năm 2010 tỉnh có thể thu hút từ 1,2-1,3 triệu khách du lịch quốc tế.
+ KKTCK Lạng Sơn được thành lập theo quyết định 748/TTg ngày
11/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các cửa khẩu Đồng Đăng
(đường sắt), Hữu Nghị (đường bộ), Tân Thanh, Tân Mỹ (thuộc huyện Văn
Lãng). Ở các khu vực cửa khẩu Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh được ưu
tiên phát triển thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công
nghiệp theo luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế [31,362]. Quá trình
xây dựng và phát triển KKTCK Lạng Sơn đã được thể chế hóa với khoảng 20
văn bản cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương như: quyết định
số 740/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu kinh tế
đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn đến năm 2010, thông tư 08/1998 TT-BTC ngày


22
15/1/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách, quyết
định 1152UB/QĐ- NC ngày 17/9/1997 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban
chỉ đạo thực hiện quyết định 478/TTg...
+ KKTCK Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo quyết định
số 185/ 2001/ QĐ - TTg ngày 06/ 12/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ, bao
gồm các xã Yên Khoái, Tú Mịch thuộc huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn [25].
+ KKTCK Cao Bằng được thành lập theo quyết định 171/TTg ngày
9/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các khu vực cửa khẩu sau:
Khu vực cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng và xã Tà Lùng huyện Quảng Hòa
Khu vực cửa khẩu Hùng Quốc gồm cửa khẩu Hùng Quốc và xã Hùng
Quốc huyện Trà Lĩnh.
Khu vực cửa khẩu Sóc Giang gồm cửa khẩu Sóc Giang và xã Sóc Hà
huyện Hà Quảng.
Các KKTCK Cao Bằng được ưu tiên phát triển thương mại, đầu tư xuất
nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, nông nghiệp theo luật pháp Việt

Nam và thông lệ quốc tế [31,388].
+ KKTCK Lào Cai được thành lập theo quyết định 100/1998/TTg ngày
26/5/1998 của Thủ tướng chính phủ bao gồm cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm:
phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Cốc Lếu, phường Duyên Hải, xã
Vạn Hòa thôn Lục Cẩu, xã Đồng Tuyển thuộc thị xã Lào Cai, thôn NaMo xã
Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng, cửa khẩu Mường Khương gồm toàn bộ xã
Mường Khương. KKTCK Lào Cai được ưu tiên phát triển thương mại, xuất
khẩu, nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp theo luật pháp Việt Nam và
thông lệ quốc tế.


23
+ KKTCK Hà Giang được thành lập theo quyết định số 184/TTg ngày
19/4/2001 của Thủ tướng chính phủ gồm Thanh Thủy, Phương Tiến Vị
Xuyên Hà Giang.
1.1.2. Thực trạng phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới
Đông Bắc Việt Nam
1.1.2.1. Một số nét vùng biên giới Đông Bắc
Theo sự phân chia biên giới để quản lý, Nhà nước xác định: Vùng biên
giới Đông Bắc Việt Nam gồm địa bàn biên giới của 2 tỉnh Quảng Ninh và
Lạng Sơn, có đường biên giới dài 343 km đi qua địa phận của 33 xã và thị xã,
giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Đây là vùng có các cửa khẩu quốc
tế quan trọng so với các cửa khẩu trong phạm vi cả nước. Đây là khu vực có
địa hình núi non hiểm trở, mùa đông khí hậu rất lạnh là một trong những vùng
có khí hậu lạnh nhất so với cả nước. Điều kiện tự nhiên trong vùng rất phong
phú, tạo điều kiện cho việc hình thành các khu dân cư và phát triển nhiều loại
cây trồng, vật nuôi đặc thù, có giá trị kinh tế cao làm hàng hóa trao đổi trong
nước và xuất khẩu như: Hồi, chè, đậu tương,thuốc lá, đào, mận. Vật nuôi như:
trâu, bò, lợn, dê, ong...
Đối với các cửa khẩu biên giới Đông Bắc tuy nằm ở khu vực có địa

hình phức tạp, núi non hiểm trở nhưng nhìn chung vị trí các cửa khẩu thường
ở những nơi có địa hình tương đối thuận lợi, chủ yếu là dạng địa hình đồi thấp
và thung lũng như: cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng với địa hình đồi thấp nằm
trên thung lũng sông Kỳ Cùng. Hơn nữa các cửa khẩu lại nằm ở các thị xã, thị
trấn, làm cho xu hướng đô thị hóa và tăng cường quan hệ mọi mặt, dân cư khu
vực biên giới được mở rộng. Ngoài các cửa khẩu quốc tế, quốc gia do Việt
Nam và Trung Quốc thỏa thuận, một số đường mòn đã hình thành giúp cho
việc giao lưu qua lại và buôn bán thêm thuận lợi. Tuy nhiên điều đó cũng làm


24
cho công tác chống buôn lậu qua đường mòn biên giới trở lên rất phức tạp và
khó khăn.
Vùng biên giới Đông Bắc có mật độ dân số thấp, gồm nhiều dân tộc
cùng sinh sống, chủ yếu là người Nùng, Tày tiếp đến là người Kinh và các
dân tộc khác. Trình độ dân trí rất thấp, lao động nông nghiệp là chủ yếu. Đời
sống nhân dân nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần; các tệ nạn xã hội có
nguy cơ phát triển như cờ bạc, nghiện hút, mê tín dị đoan, sinh đẻ không có kế
hoạch, tình trạng tảo hôn phổ biến do vậy tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn rất cao.
Tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội trên đây đều ảnh hưởng đến hoạt động
kinh tế thương mại nói riêng và KKTCK nói chung, trong đó có những yếu tố
tạo điều kiện cho KKTCK phát triển song cũng có yếu tố có tác động ngược trở
lại.
Về cơ cấu kinh tế, tổng quan vùng biên giới Đông Bắc, kinh tế kém phát
triển so với cả nước, cơ cấu kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nông nghiệp
manh mún lạc hậu, công nghiệp kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, mật độ
giao thông thấp (tuy nhiên so với 1 số vùng biên giới khác điều kiện ở vùng biên
giới Đông Bắc có khá hơn).
Việc tạo ra những điều kiện kinh tế vật chất kỹ thuật, kinh tế xã hội để
thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển là một đòi hỏi trong chiến lược phát

triển kinh tế củng cố quốc phòng ở địa bàn chuyên biệt này. Do vậy chủ
trương xây dựng các KKTCK của Nhà nước ở khu vực này một mặt tạo cơ
hội cho sự phát triển của vùng, mặt khác làm thay đổi diện mạo mọi mặt góp
phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh.
1.1.2.2. Tình hình phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng biên giới
Đông Bắc trong những năm qua


25
* Những kết quả đạt được
Qua 8 năm thực hiện chủ trương phát triển KKTCK của Thủ tướng
Chính phủ tại vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam 2 tỉnh Quảng Ninh và Lạng
Sơn đã và đang áp dụng quyết định số 53/ 2001/ QĐ- TTg ngày 19- 4- 2001
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với KKTCK biên giới có thể thấy
rõ điều này ở các KKTCK Móng Cái và Lạng Sơn như sau:
* Cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh đã có sự phát triển kinh tế xã hội vượt
bậc, trở thành cửa ngõ giao lưu, kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và với các
nước trong khu vực, trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất của
Quảng Ninh hiện nay. Giai đoạn (1996-2001) tại KKTCK Móng Cái GDP tăng
bình quân 15-17%, doanh thu từ du lịch tăng trung bình 24,45%; 80% dân số
nông thôn được dùng nước sạch. Hệ thống giao thông được nhựa hóa, bê tông
hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân buôn bán. Thương mại du lịch dịch vụ
sẽ trở thành mũi nhọn kinh tế của Móng Cái.
* Tại các KKTCK thuộc tỉnh Lạng Sơn: Các hoạt động thương mại, du lịch
và dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa và
du lịch; kết cấu hạ tầng của KKTCK Hữu Nghị, Đồng Đăng, Tân Thanh và
một số xã biên giới được tập trung đầu tư xây dựng mạnh. Tính đến 10/ 2002
toàn tỉnh đã có 57 dự án được triển khai với số lượng hoàn thành trên 160 tỷ
đồng với 253 km đường biên giáp Quảng Tây gồm hai cửa khẩu quốc tế (Hữu
Nghị và Đồng Đăng), hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới đã trở

thành một thị trường trung chuyển lớn thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi
hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc [13,32].
Có khoảng 380 đầu mối của Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu với thị
trường Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, tăng trưởng kinh tế bình quân


26
tăng 15% [23,32]. Sự phát triển của các KKTCK đã giúp cho hoạt động thương
mại du lịch và dịch vụ của Lạng Sơn phát triển cả về quy mô và chất lượng, cơ sở
hạ tầng được phát triển đáng kể tạo môi trường thu hút vốn đầu tư.
Riêng KKTCK Tân Thanh đến năm 2003 có 35 dự án đăng ký đầu tư.
Trong đó đầu tư nước ngoài có 4 dự án ( công ty phát triển thương mại Lạng Sơn,
công ty liên doanh Thái Dương, Câu lạc bộ vui chơi giải trí, công ty Minh Thanh
Trung Quốc). Dự án đầu tư trong nước là 31, chủ yếu là các chi nhánh, công ty,
cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tổng số hộ kinh doanh tại KKTCK Tân Thanh là
430 hộ trong đó thương nhân Trung Quốc là 225, các hộ kinh doanh Việt Nam là 205
[28]. Doanh thu từ các hoạt động trong KKTCK đạt được khá cao [phụ lục 1].
Nhìn lại hoạt động của các KKTCK vùng biên giới Đông Bắc có thể
nhận thấy những kết quả đạt được thể hiện trên các vấn đề lớn sau đây:
Thứ nhất, Góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế.
Các KKTCK đã đặt nền móng đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế với
nước láng giềng Trung Quốc. Tại các KKTCK, hệ thống kết cấu hạ tầng được
phát triển nhanh đã nhanh chóng thúc đẩy quan hệ giao lưu kinh tế biên giới,
khuyến khích thương nhân hai bên đặt quan hệ mua bán và hợp tác lâu dài,
giúp thương nhân thiết lập ổn định các kênh tiêu thụ, phương thức xử lý các
vấn đề phát sinh làm phong phú thêm cơ cấu hàng hóa, dịch vụ và phương
thức hoạt động. Do vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở các KKTCK
đã có bước tăng trưởng đáng kể.
Trong giai đoạn 1991 -1996 tổng kim ngạch buôn bán giữa các tỉnh
vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam với Trung Quốc qua các cửa khẩu như

sau: Lạng Sơn (1.063 triệu USD) Quảng Ninh (365,73 triệu USD). So với các
tỉnh trong vùng biên giới phía Bắc thì Lạng Sơn và Quảng Ninh là 2 tỉnh có


27
kim ngạch lớn nhất, với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa
khẩu lớn nhất [xem bảng 1].
Bảng 1
KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA 6 TỈNH
BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VỚI TRUNG QUỐC (1991-2000)
Đơn vị tính: triệu USD
Tỉnh

Quảng

Lạng

Cao



Ninh

Sơn

Bằng

Giang

1991


34,95

13,44

1,58

0,78

1,00

1,09

1992

45,00

10,42

1,70

1,77

0,15

1,16

1993

58,00


18,49

1,10

4,51

0,46

0,92

1994

71,00

18,00

2,20

2,20

0,53

0,88

1995

216,92

66,49


5,65

3,85

2,35

5,33

1996

208,50

318,00

3,30

5,00

41,70

5,20

1997

242,00

333,00

15,20


4,09

58,80

3,40

1998

239,00

319,00

15,90

3,01

53,68

0,70

1999

254,00

289,00

22,00

3,54


56,00

0,90

2000

316,00

700,00

19,50

3,50

59,00

1,05

Năm

Lào Cai

Lai
Châu

Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu
biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010 của Bộ thương mại.
Cùng với các tỉnh biên giới phía Bắc tạo nên giá trị xuất khẩu sang
Trung Quốc tăng từ 7,8 triệu USD (năm 1989) lên 1534 triệu USD (năm

2000) và trong danh sách các bạn hàng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thì
Trung Quốc từ vị trí thứ 18 vươn lên vị trí thứ 2 sau Nhật. Hàng xuất khẩu
chính của Việt Nam qua biên giới Đông Bắc vào thị trường Trung Quốc là
nguyên liệu và các mặt hàng thực phẩm thô hoặc sơ chế. Hàng nhập khẩu vào


28
Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu gồm 5 nhóm mặt hàng chính: dây chuyền
sản xuất đồng bộ (đường, xi măng lò đứng); Máy móc thiết bị (y tế, vận tải,
máy nông nghiệp) nguyên nhiên liệu (xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép,
vật liệu xây dựng...) hàng nông sản (lương thực, bột mì, đường, hoa quả ôn
đới như táo, lê...) và hàng tiêu dùng (sản phẩm điện tử, xe máy, quần áo, đồ
chơi trẻ em...). Cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung
Quốc ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa chủng loại và mặt hàng.
Nhưng trong tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung
Quốc qua KKTCK vùng biên giới Đông Bắc thì hàng chính ngạch vẫn luôn
chiếm tỷ lệ lớn (hơn 75%) [13, 31].
Thứ hai, Tăng các hoạt động trung chuyển và thu hút khách du lịch.
Ngoài các hoạt động về trao đổi thương mại hàng hóa dịch vụ các hoạt
động về trung chuyển, thu hút khách du lịch ở các KKTCK cũng nhộn nhịp
không kém, tạo ra nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các KKTCK. Lượng khách
quốc tế có quốc tịch Trung Quốc qua các cửa khẩu vào Việt Nam. Năm 1995
mới có 62,6 nghìn lượt người, thì các chỉ số tương ứng năm 1999 là 484
nghìn (tăng 27,2%). Năm 2000 là 492 nghìn (tăng 23%). Năm 2001 là 675,8
nghìn (tăng 29%) [13, 31].
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn có quan hệ đối ngoại với 220
quốc gia trên thế giới. Với Việt Nam mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu mới
chỉ đạt khoảng 0,4% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc nhưng có vị
trí khá quan trọng, là một trong những người bạn hàng lớn của Việt Nam.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng trong những năm gần

đây. Điều này cho thấy tác động của các KKTCK đối với sự phát triển của
hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện tại và trong tương lai sẽ rất


×