Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THAM LUẬN về CÔNG tác KĐCLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.27 KB, 5 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC KĐCLGD
của trường Tiểu học Quảng Chính I

Kính thưa toàn thể hội nghị, chúng ta biết rằng Kiểm định chất lượng giáo
dục nhằm giúp trường Tiểu học xác định mức độ đáp ứng mục tiêu chuẩn giáo dục
trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt
động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về
thực trạng chất lượng của trường Tiểu học ; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá
và công nhận trường TH đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó
là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt
động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề
liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện
nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của của công tác kiểm định chất lượng
giáo dục, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hải Hà, trường TH Quảng Chính I đã có nhiều cố
gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch tự đánh giá và bước đầu thu được
một số kết quả nhất định. Thay mặt nhà trường, tôi xin trình bày tham luận về kết
quả thực hiện công tác kiểm định chất lượng Giáo dục ở trường TH Quảng Chính I
giai đoạn 2010 - 2015.
Là trường TH năm trên địa bàn thôn 8 xã Quảng Chính . Trường có 06 lớp
với 146 học sinh , trong đó trên 50% trẻ là con em của đồng bào dân tộc, đời sống
còn nhiều khó khăn. Là một trường mẫu giáo còn rất non trẻ (mới thành lập hơn 03
năm), cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn: thiếu nhiều phòng chức năng và một số


hạng mục chưa đúng quy cách theo quy định. Hơn nữa, kiểm định chất lượng là
công tác còn rất mới mẽ và khó khăn đối với nhà trường.
Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp quản lý, căn cứ tình hình thực tế của đơn


vị, nhà trường đã tiến hành công tác tự đánh giá theo quy trình:
- Thành lập HĐ tự đánh giá: gồm cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, đại diện
các tổ chức đoàn thể và một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy có
khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Phân công nhóm thư ký
và các nhóm công tác để thực hiện quá trình tự đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá: do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê
duyệt bao gồm các nội dung: mục đích và phạm vi tự đánh giá; phân công nhiệm vụ
cho từng thành viên; dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; công cụ đánh
giá; dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; thời gian biểu
cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình
thực hiện các hoạt động cụ thể).
- Tổ chức tập huấn về công tác kiểm định: Nhà trường đã tổ chức 02 cuộc
tập huấn cho các thành viên hội đồng tự giá, nội dung chủ yếu gồm những quy
định mới của Bộ GD&ĐT về công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm
non, phân tích nội hàm và hướng dẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
trường mầm non, kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin minh chứng, viết báo cáo
đánh giá các tiêu chí... Song song đó, nhà trường mời chuyên viên phụ trách công
nghệ thông tin của PGD Hà Tiên triển khai hướng dẫn cách thức đăng nhập và sử
dụng phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục cho tất cả cán bộ giáo viên trong
nhà trường.
- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng: Căn cứ Thông tư
25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm


định chất lượng giáo dục trường mầm non và các hướng dẫn xác định nội hàm, tìm
thông tin và minh chứng gợi ý cho từng tiêu chí được thể hiện trên phần mềm
Kiểm định chất lượng giáo dục, nhà trường đã chỉ đạo các nhóm công tác tiến hành
lập danh mục và thu thập thông tin minh chứng theo các tiêu chí được phân công.
Các minh chứng được sắp xếp theo thứ tự mã hóa để dễ tìm kiếm.

- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí: Căn cứ các minh chứng đã
được thu thập, các nhóm công tác viết phiếu đánh giá tiêu chí đã được phân công
trên phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục. Gồm các nội dung: mô tả hiện
trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá. Hội đồng
tự đánh giá xem xét các nội dung của từng tiêu chí để bổ sung và hoàn thiện.
- Viết báo cáo tự đánh giá: Trên cơ sở nội dung của các phiếu đánh giá tiêu
chí đã được hội đồng tự đánh giá chấp thuận để xây dựng báo cáo tự đánh giá. Các
nội dung của báo cáo tự đánh giá gồm cơ sở dữ liệu của nhà trường, tự đánh giá và
phụ lục đều thực hiện trên phần mềm nhằm đảm bảo trình bày đúng cấu trúc theo
quy định. Nhóm thư ký có nhiệm vụ tổng hợp viết dự thảo báo cáo; chỉnh sửa cách
hành văn cho liền mạch trong báo cáo.
- Công bố báo cáo tự đánh giá: Tổ chức họp Hội đồng TĐG để thông qua bản
báo cáo TĐG đã bổ sung và sửa chữa; công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường
và tiếp tục thu thập các ý kiến đóng góp. Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện
bản báo cáo TĐG; công bố bản báo cáo TĐG đã hoàn thiện trong nội bộ nhà
trường.
- Đăng ký kiểm định chất lượng: Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá và
có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT, nhà trường đã
đăng ký đánh giá ngoài công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1.
* Một số vướng mắc khi triển khai thực hiện công tác kiểm định chất
lượng giáo dục tại trường Mẫu giáo Mỹ Đức:
- Công tác tập huấn về công tác kiểm định trong nhà trường tuy có thực
hiện, tuy nhiên kết quả đạt được chưa như mong muốn.


- Việc thu thập, xử lý thông tin minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá của
nhà trường còn gặp nhiều khó khăn do công tác lưu trữ dữ liệu của các trường nhìn
chung chưa khoa học; công tác kiểm định còn hết sức mới mẽ, kinh nghiệm của đa
số các thành viên hội đồng tự đánh giá còn nhiều hạn chế;
* Đề xuất, kiến nghị:

Những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất
lượng giáo dục:
1.Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về mục đích, ý nghĩa,
tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KĐCLGD để đảm
bảo đủ năng lực tư vấn, giúp đỡ cho các trường trong các hoạt động tự đánh giá,
đánh giá ngoài.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cả cộng đồng hiểu và cùng hỗ trợ,
cùng tham gia công tác này.
4. Phòng giáo dục cần tổ chức thêm các lớp tập huấn về công tác kiểm định chất
lượng giáo dục cho các thành viên trong hội đồng tự đnáh giá tham dự.
5. Định kỳ hàng năm Phòng GD&ĐT nên tổ chức các hội thảo chuyên đề, sơ
kết, tổng kết, để qua đó giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời đánh giá,
khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều cố gắng, sáng tạo trong công tác
TĐG&KĐCLGD.
6. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện kế hoạch cải
tiến chất lượng đã được xây dựng trong báo cáo tự đánh giá, coi đó là khâu quan
trọng để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.


Kính thưa các đồng chí!
Trên đây là một số ý kiến tham luận về công tác KĐCLGD trường Mẫu giáo
Mỹ Đức./.
NGƯỜI VIẾT THAM LUẬN



×