Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

5 tiểu luận triết học hay phần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.54 KB, 97 trang )

MỤC LỤC
5 TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HAY PHẦN 5
Tiểu luận 1: vận dụng quan điểm toàn diện của triết học mác lê nin để giải
thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

Tiểu luận 2: Dưới cái nhìn của triết học duy vật biện chứng thì thực trạng
mất an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội được phân tích thành mâu thuẫn cơ
bản bên trong.
Tiểu luận 3: Vận dụng lý luận phương thức sản xuất phân tích nhà máy
phích nước – bóng đèn Rạng Đông
Tiểu luận 4: Vận dụng cặp phạm trù triết học nguyên nhân - kết quả để đề
cập đến một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp
khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị
Tiểu luận 5: Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1

1


TIỂU LUẬN 1: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ
NIN ĐỂ GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
LỜI NÓI ĐẦU

Từ ngày đất nước ta có sự đổi mới về kinh tế , chuyển từ kinh tế tập trung
sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, tự do hoạch động và hạch toán nên đất nước
cũng có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này đã mang lại cho đất nước nhiều thành tựu về
kinh tế cũng như xã hội. Nhưng xét đến tính hai mặt của vấn đề thì cơ chế thị trường
bên cạnh những mặt được thì cũng còn những mặt chưa được : Một trong những mặt


chưa được đó là những mặt đó là tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng
tăng, vấn đề xã hội mà gần như không có trong nền kinh tế bao cấp.
Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực lượng lao
động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo. Vì vậy đây là nguồn nhân lực rất quan
trọng cần được sử dụng một cách hợp lý hiệu quả.
Tình trạng sinh viên thất nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vấn đề này nguyên nhân do đâu, phải chăng là:
- Trình độ của sinh viên không đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của công
việc, do chất lượng đào tạo thấp của các trường đại học,cao đẳng ?
- Do lượng cung lớn hơn cầu về nguồn lao động ?
- Do chính sách của nhà nước chưa hợp lý trong việc sử dụng lao động ?
- Do sự chủ quan của sinh viên không muốn công tác tại những vùng xa, khó
khăn ?

2

2


Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có một
quan điểm khác nhau. Điều này xảy ra là vì về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn nhận
vấn đề một cách toàn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở một phía nhất định.Do vậy bài tiểu
luận này em sẽ "Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải
thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường".
Phần nội dung của bài tiểu luận sẽ gồm các mục sau :
Chương I : Phần nội dung
I.

Quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin


II.

Thực trạng của vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp.

III.

Nguyên nhân của vấn đề
Chương II : Kết luận và một số giải pháp
Trong lần viết này bài tiểu luận của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Em

kính mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các thầy cô giáo để em có thể hoàn
thiện tốt hơn trong những lần viết sau. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.

3

3


Tiểu luận 2: Dưới cái nhìn của triết học duy vật biện chứng thì thực trạng mất an
toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội được phân tích thành mâu thuẫn cơ bản bên
trong.
Chương I : Phần nội dung

I. Quan điểm toàn diện của triết học Mac _ Lê Nin
Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên
hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau.
Như chúng ta đã biết “ Quan điểm toàn diện” là quan điểm được rút ra từ
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải tính

đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đề phòng khắc phục quan điểm
phiến diện
Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế giới vật
chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên thế giới này có rất
nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng vật chất, giữa cái
vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ đều là sự phản ánh những tác động qua lại,
phản ánh sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.
Không chỉ có vậy, các mối liên hệ còn có tính nhiều vẻ ( đa dạng)
+ Mối liên hệ bên trong và bên ngoài
+ Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản
+ Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu
+ Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
ở thế giới của các mối liên hệ, mối liên hệ bên ngoài tức là sự tác động lẫn
nhau giữa các sự vật, mối liên hệ bên trong tức là sự tác động qua lại lẫn nhau của các
4

4


mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong của sự vật. Có mối liên hệ cơ bản thuộc về bản
chất của sự vật, đóng vai trò quyết định, còn mối liên hệ không cơ bản chỉ đóng vai trò
phụ thuộc, không quan trọng. Đôi khi lại có mối liên hệ chủ yếu hoặc thứ yếu. ở đó còn
có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật và hiện tượng, có mối liên hệ gián
tiếp trong đó có các sự vật và hiện tượng tác động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung
gian.
Khi nghiên cứu hiện tượng khách quan, chúng ta có thể phân chia các mối liên
hệ ra thành từng loại như trên tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng
hay hẹp, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, nghiên cứu sâu hay sơ qua….
Phân chia các mối liên hệ phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu cụ thể trong sự
biến đổi và phát triển của chúng. Hay nói khác đi, khi xem xét sự vật thì phải có quan

điểm toàn diện tức là nhìn nhận sự việc, vấn đề ở mọi góc cạnh, mọi phương diện. Theo
Lê _ Nin “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả
các mối quan hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”. Chúng ta không thể làm được điều
đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự vật cần thiết phải xét đến tất cả mọi mặt sẽ đề
phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và cứng nhắc” ( Lê Nin toàn tập – NXB tiến
bộ)
Khi xem xét sự vật hiện tượng thì luôn phải chú ý đến quan điểm toàn diện tức
là khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu mọi mối liên hệ và sự tác động qua lại
giữa chúng, sự tác động qua lại của các yếu tố, kể cả khâu trung gian, gián tiếp cấu
thành sự vật đó, phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, nghiên cứu quá trình
phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán cho tương lai. Thế nhưng xem xét toàn diện
không có nghĩa là xem xét tràn lan mà phải xem xét từng yếu tố cụ thể nhưng có tính
chọn lọc. Có như thế chúng ta mới thực sự nắm được bản chất của sự vật.
Và cả khi nghiên cứu xã hội thì cũng rất cần đến quan điểm toàn diện vì các
mối quan hệ trong xã hội không cô lập nhau, tách rời nhau mà trái lại chúng đan xen tác
động qua lại với nhau .
5

5


Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cũng là một vấn đề xã hội mà
nguyên nhân gây ra là tập hợp của nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến nhau. Chính vì
vậy, trong bài tiểu luận này em sẽ dùng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lê Nin
để phân tích tình trạng này.
II . Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi thất nghiệp ra trường
Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước trong
khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành
phần tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiều mặt tích cực. Mặt tích cực đáng
chú ý là sự cố gắng vươn lên của lớp thanh niên mới để có thể đáp ứng được yêu cầu,

đòi hỏi của công việc.Sự mở rộng phát triển kinh tế thị trường thực sự đã mang lại
những cơ hội việc làm cho sinh viên có khả năng, có năng lực, linh hoạt. Nhưng không
phải mọi sinh viên ra trường đều có việc làm và đây là một vấn đề đang được quan tâm
của xã hội. Căn cứ vào điều tra mới nhất của bộ GD- ĐT thì “năm 2000 cả nước có 126
trường đại học, cao đẳng với hơn 73000 sinh viên chính qui tốt nghiệp thì đến năm học
2001-2003 đã có 157 trường đại học, cao đẳng với gần 12200 sinh viên ra
trường’’(nguồn tin trên mạng Internet). Kết quả cho thấy tỷ lệ chung của sinh viên có
việc làm sau khi ra trường hiện nay là 72,47%, trong đó khối kĩ thuật công nghiệp chiếm
79,43% nông lâm ngư chiếm 71,55%, kinh tế luật chiếm 74,8%, sư phạm chiếm 81,5%
(báo tiền phong số 115 ra ngày 24-3-2002). Và theo số liệu mới của viện kinh tế phát
triển thì sinh viên khối kinh tế ra trường năm 2002 thất nghiệp 87% hoặc làm việc trái
nghề.
Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi
hoặc những người có người thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi chạy lại
với các trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính dựa vào sự khan
hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để
thu tiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấp
nhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập.
6

6


Đó là về phía sinh viên, còn về phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn ‘ than’ là thiếu
lao động mà theo họ là thiếu những người có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập
cũng như một số yêu cầu khác.
Vậy nguyên nhân của vấn đề này do đâu?
III. Nguyên nhân của vấn đề
1. Từ phía nền kinh tế- xã hội.
Trong những năm nước ta còn thực hiện chính sách bao cấp thì không có hiện

tượng sinh viên ra trường thất nghiệp. Phần lớn là vì ngày đó sinh viên còn ít số lượng
các trường đại học không nhiều nhưng chủ yếu là sinh viên sau khi tốt nghiệp thường
được nhà nước phân công tác. Nhìn bề ngoài thì có thể là đủ việc làm nhưng đôi khi
những vị trí được sắp xếp vào chỉ cho đủ vị trí, cho có hình thức, nhiều lúc ‘chơi dài
ngày’ hết tháng thì nhận lương nhà nước.
Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển sang
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo cho mình, tự tính toán “ lời ăn, lỗ chịu”
không có sự bao cấp của nhà nước thì vấn đề việc llàm thực sự trở nên bức bách. Cũng
từ đây cơ cấu bộ máy trong các cơ quan gọn nhẹ hơn nhiều do số lao động tuyển vào
được cân nhắc kỹ lưỡng theo khối lượng và mức độ đòi hỏi của công việc. Hiện nay, sau
khi tốt nghiệp thì đa số sinh viên phải tự đi tìm việc cho mình ngoại trừ một số trường
thuộc nghành quân đội hay công an thì nghành chủ quản sẽ phân công công tác.
Ngày nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là sinh viên tốt nghiệp ra
trường chỉ muốn trụ lại thành phố để làm việc kể cả những sinh viên xuất thân và lớn lên
từ những miền quê. Họ chấp nhận ở lại thành phố để làm việc dù là việc không đúng với
nghành được đào tạo hoặc có thu nhập. Như vậy một số nơi như hải đảo, vùng sâu, vùng
xa thì vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trong khi thành phố vẫn phải đương đầu với
sức ép của tình trạng thất nghiệp.
Đến đây ta có thể thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường.
7

7


Một mặt nó tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có khả năng phát triển mạnh
hơn, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh và chính sự cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy kinh
tế phát triển, đi lên. Hơn nữa kinh tế thị trường sẽ làm cho mọi người phải cố gắng nỗ
lực để trang bị cho mình vốn kiến thức đầy đủ thì mới có thể tìm được việc làm.
Nhưng mặt khác nền kinh tế thị trường cũng có những tác động không lớn
đến vấn đề xã hội là việc gây ra sự thiếu thừa “ giả ”về lực lượng lao động, mất cân đối

về nguồn lao động và cũng làm nẩy sinh một số vấn đề tiêu cực trong việc làm
2. Về phía đào tạo
Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng có nguyên
nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung đến
phương pháp giảng dậy. Đôi khi được học là học chạy còn vào thực tiễn thì như mới
hoàn toàn vì học nhưng không có thực hành trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy,
học tập thì không có vì vậy không phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên. Tại
một số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi học hết năm thứ 3 thì có thể làm
việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài các
chương trình đào tạo ở trường đại học họ còn phải học thêm các khoá học ở ngoài như
ngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
a. Cơ cấu đào tạo
Có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát thực tế.
Trong khi một đất nước đang phát triển như Việt Nam rất cần đến đội ngũ kỹ sư về kỹ
thuật, công nghệ, xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía đào tạo lại chưa
đáp ứng được hết nhu cầu .Trong khi đó sinh viên trong khối kinh tế thì đang quá dư
thừa “ 90 % sinh viên khối kinh tế ra trường không có việc làm ” là một phần do bên
đào tạo nắm được nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, chưa thông tin đầy đủ cho sinh
viên về việc chọn nhóm ngành học, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính chứ
không tính đến mục đích phục vụ tương lai và khả năng xin việc làm sau này.
8

8


b. Chất lượng đào tạo
Hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế còn có khoảng cách quá xa. Những gì
sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân
một phần là do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc giảng dậy và học tập hoặc nếu có thì quá xa so với thực tế công việc. Phần khác

là do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao và vì vậy sản xuất cũng thay đổi
theo.Phương thức sản xuất thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt kịp được những thay
đổi này vì vậy nó thường bị tụt hậu. Khi không có sự cân bằng, đồng bộ giữa đào tạo và
thực tế công việc đã làm cho sinh viên sau khi ra trường không đủ khả năng phục vụ cho
công việc. Họ cảm thấy rất lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động .
Chính vì sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày càng cao nên công việc
cũng đòi hỏi đội ngũ người lao động phải có trình độ, năng lực. Điều này đòi hỏi ngành
GD - ĐT phải phương pháp đào tạo mới, cải thiện chất lượng đào tạo để có thể bắt kịp
được sự phát triển của thời đại.
3. Về phía chính sách của nhà nước
Bên cạnh những nguyên nhân về kinh tế, xã hội, đào tạo thì nguyên nhân về
chính sách của nhà nước cũng là yếu tố đáng kể tác động đến vấn đề này.
Trong những năm gần đây, nhà nước cũng có rất nhiều quan tâm đến sự
nghiệp đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng cùng với những khuyến khích để
sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp; ví dụ như sinh viên thuộc khối sư phạm được miễn
học phí. Nhưng về cơ bản thì nhà nước vẫn chưa có chính sách hợp lí để khuyến khích
cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy hết
khả năng; chẳng hạn như chính sách đối với những người về công tác tại những vùng
sâu, vùng xa, hải đảo chưa hợp lí cho lắm nên không thu hút được sinh viên sau khi ra
trường tự nguyện về đây công tác.

9

9


Vậy nên chăng nhà nước cần có chính sách hợp cũng như thoả đáng hơn nữa cả
về mặt vật chất cũng như tinh thần để sinh viên sau khi ra trường sẵn sàng có công tác ở
bất cứ nơi đâu để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá và đổi mới đất nước.
4/ Về phía bản thân và gia đình đối tượng được đào tạo

Bên cạnh những nguyên nhân được nêu ở trên thì nguyên nhân từ phía bản
thân sinh viên cũng là một yếu tố gây ra tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra
trường .
Chúng ta có thể nhận thấy một thực tế rằng hiện nay sinh viên ra trường đều
muốn bám trụ lại thành phố để làm việc dù công việc đó không đúng ngành được đào
tạo hoặc thậm chí là công việc phổ thông miễn sao có thu nhập .Nhóm sinh viên xuất
thân từ các tỉnh lẻ ra thành phố học cũng không muốn trở về quê hương để phục vụ,
điều này đang làm cho các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang quá
tải về dân số cũng như sức ép về nhu cầu việc làm. Tình hình này đã và đang gây ra
những ảnh hưởng xấu đến chủ trương phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi ,nông thôn
của Đảng và nhà nước.

10

10


Chương II/ Kết luận chung và một số kiến nghị giải pháp
I/ Kết luận chung
Qua việc phân tích những nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh viên thất nghiệp
sau khi ra trường bằng việc vận dụng “quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin”
phần nào cũng cho ta thấy được góc cạnh của vấn đề mặc dù phần phân tích ở trên chỉ là
rất khái quát. Chúng ta đều nhận thấy rằng tình trạng thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra
trường không phải do lỗi toàn bộ của bất cứ ban ngành nào mà nó do nhiều yếu tố tác
động đến, nguyên nhân khách quan như tình hình kinh tế xã hội, nguyên nhân chủ quan
là về hệ thống giáo dục đào tạo,chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động chưa hợp lý
cũng như tâm lý chủ quan về phía bản thân sinh viên. Nhưng dù nói gì đi nữa thì thất
nghiệp ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình phát triển kinh tế xã hội
của đất nước nhất là Việt Nam, một nước đang phát triển với dân số trẻ rất cần mọi tài
năng, nỗ lực và sự đóng gópcủa lớp trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy

để giải quyết vấn đề này thì không phải một sớm một chiều mà cần phải có thời gian và
sự kết hợp từ nhiều phía. Với tư cách là một sinh viên cũng đang băn khoăn và lo lắng
về vấn đề xã hội này nên trong phần giải pháp của bài tiểu luận này em xin phép được
đưa ra một số giải pháp sau.
II. Giải pháp
1. Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng các ngành nghề sản xuất –
kinh doanh
Với số dân gần 80 triệu người và chắc chắn sẽ còn tăng trong những năm tới,
lượng sinh viên ra trường ngay càng nhiều vì vậy việc làm là một vấn đề cấp bách của
xã hội. Để tạo thêm được công ăn việc làm thì không còn cách nào khác là phải mở rộng
các ngành nghề sản xuất – kinh doanh. Muốn làm được điều này thì nhà nước cần có
những chính sách nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào
đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng như tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi
trường để họ có thể hoạt động thuận tiện hơn. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải là người
11

11


đi đầu, chủ trương trong việc thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học – kỹ thuật
cũng như đưa nó vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng
suất lao động, nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Nếu các chính sách này
được đưa vào thực tiễn thì người lao động sẽ phải cố gắng hơn để nâng cao trình độ
chuyên môn cho công việc và đơn vị sử dụng cũng sẽ có điều kiện để thu hút nhiều hơn
lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao.
2.Về phía ngành đào GD - ĐT
Đào tạo chính là nền tảng, là cơ sở để cho “ra lò” những lao động có kĩ năng,
có tay nghề, vì vậy đào tạo cần phải đổi mới nâng cao chất lượng để làm sao khi tốt
nghiệp sinh viên có khả năng đáp ưng những nhu cầu ngày một cao của công việc. Bên
cạnh đó nhà nước và bộ giáo dục cũng cần có sự phối hợp để tính toán để cân đối tỷ lệ

hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thực tế, tránh hiện tượng
thừa thì vẫn cứ thừa còn thiếu thì vẫn cứ thiếu. Nghành đào tạo cũng có mối liên hệ với
thị trường lao động để luôn cập nhập được xu hướng của nhu cầu để đào tạo cho phù
hợp cả về chất lượng cũng như số lượng.
3.Về phía chính sách của nhà nước.
Nhà nước là người quản lý ở tầm vĩ mô do vậy nhà nước cần đưa ra các chính sác
hợp lý để thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên vào học các nghành nghề kỹ thuật
nghành mà hiện nay một đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá
ráat cần đến. Cùng với việc vào học nhà nước cũng nên có chính sách quan tâm đến
những người làm việc, công tác tại những vùng xa, vùng khó khăn để động viên họ cả về
mặt vật chất cũng như tinh thần để họ có thể yên tâm đem hết tâm huyết và năng lực ra
để phục vụ đất nước.
Nhà nước cũng cần tạo cơ hội để các trường đào tạo có điều kiện tiếp cận
được với thị trường lao động để biết đươc tình hình thực tế cũng những thay đổi về khoa
học – công nghệ ,các loại máy móc hiện đại để từ đó có thể cập nhập cho sinh viên một
cách liên tục và kịp thời những sự thay đổi đó.
12

12


4.Về phía sinh viên
Hiện nay rất nhiều đói tượng chọn trường đại học nhưng không có sự định
hướng cho khả năng của đầu ra sau này mà chỉ chọn như một cái “mốt” với những
nghành đang “nổi” như tài chính, ngân hàng, ưu chính viễn thông …Đây là một tư tưởng
tiêu cực có ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển kinh tế –xã hội gây ra tình trạng
thừa thiếu bất hợp lý. Và lại tâm lý hiện nay của nhiều bậc phụ huynh là bắt buộc phải
vào được đại học. Phải nói rằng có được tấm bằng đại học để ra nghề là một điều rất cần
và quan trọng. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng đại học chưa phải là con đường duy
nhất để lập nghiệp. Vì vậy bản thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ huynh

cần phải đánh giá lại cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con em mình và hoàn cảnh gia
đình mà vẫn có ích cho xã hội. Những sinh viên ra trường cũng cần có cách nhìn nhận
đúng đắn hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm việc. Một môi trường đúng với
chuyên ngành được đào tạo sẽ có lợi cho cả hai bên; người lao động sẽ làm tốt hơn công
việc của mình, bên sử dụng lao động sẽ được những người có trình độ chuyên môn phù
hợp, có năng lực làm việc.Sự kết hợp hài hoà và hợp lý này sẽ giúp cho công việc đạt
hiệu quả cao hơn.

13

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

1/

Giáo trình triết học của trường Đại Học Quản Lý – Kinh Doanh Hà Nội

2/

Báo tiền phong số135 ra ngày 24-3- 2002

3/

Sách Lê Nin toàn tập – nhà xuất bản Tiến Bộ

4/


Tạp chí lao động và xã hội tháng 3 -2002

5/

Nguồn tin từ Internet : www.tinvan.com

14


GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LỜI NÓI ĐẦU

Trong rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, an toàn giao thông được giới
báo chí và truyền thông quan tâm đặc biệt. Bởi đó là vấn đề mà hàng ngày hàng giờ ảnh
hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Hàng ngày trong
chương trình chào buổi sáng lúc 6h, sau trang tin tức là đến bản tin an toàn giao thông.
Chúng ta phải giật mình vì những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra trong cả
nước.
Và ngay trong lòng thủ đô, giám chắc rằng có ít nhất một lần bạn chứng kiến một
vụ va chạm nào đó hoặc nếu không thì chí ít đó cũng là tắc đường trong giờ cao điểm.
Thật là bực mình mỗi khi tắc đường thay vì đi thẳng về nhà bạn phải ngồi lại hàng giờ
trên xe buýt, đi đủ một vòng để có thể về nhà. Hay có khi phải đứng giữa nắng trang
trang của tháng 5 để chờ cho dòng xe lưu thông. Những cảnh tượng ấy đã trở nên quá
quen thuộc với người dân Hà Nội. Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể khắc phục
tình trạng trên?
Dưới cái nhìn của triết học duy vật biện chứng thì thực trạng mất an toàn giao
thông đường bộ ở Hà Nội được phân tích thành mâu thuẫn cơ bản bên trong giữa một
mặt là bản chất với một mặt là hiện tượng thực trạng đó. Chính mâu thuẫn này thúc đẩy

nhà nước đưa ra những luật lệ, những quy định, những biện pháp mới nhằm làm hạn chế
thực trạng trên.
Bài viết này được viết ra nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn của riêng cá nhân em
về thực trạng trên cũng như góp một tiếng nói nhỏ bé nhằm ủng hộ những người đi trước
15

15


đã có những ý kiến đóng góp xác đáng.Vì vậy rất mong được sự chỉ bảo tận tình của
thầy cô.

16

16


CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI.
Ở chương này xin được đề cập đến hai vấn đề, thứ nhất là về thực trạng an toàn
giao thông đường bộ ở Hà nội hiện nay và thứ hai là các nguyên nhân cơ bản của tình
trạng đó. Trước hết xin điểm qua tình hình an toan giao thông trên địa bàn thủ đô thời
gian gần đây.
I. Thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội.
Trên thực tế các tuyến đường nội thành hiện nay việc xảy ra các vụ tai nạn giao
thông có giảm song còn không phải là ít, nạn tắc đường thì xảy ra như cơm bữa. Có khi
huy động lực lượng cảnh sát giao thông tại các ngã tư trong giờ cao điểm mà cũng phải
mất không ít thời gian để có thể lưu thông một lượng xe quá lớn như vậy. Có thể nói an
toàn giao thông được xem là vấn đề nhức nhối của xã hội. Giữa thủ đô- bộ mặt của đất
nước mà tình hình an toàn giao thông lại là vấn đề mà bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết

được triệt để. Các nghành các cấp có liên quan xác định vấn đề này không thể giải quyết
một sớm một chiều được. Chỉ điều đó thôi cũng đủ thấy được tính chất khó khăn và nan
giải của nó. Ở Hà Nội các “điểm đen” về ách tắc giao thông là ngã tư Sở, ngã tư Vọng,
ngã tư Đại Cồ Việt- Lê Duẩn và các trục đường nhỏ khác như ngã tư chợ Mơ, đường
Trường Chinh, đường Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch...
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2004 đã
xảy ra 19.852 vụ tai nạn giao thôn đường bộ, làm chết 11.319 người và bị thương hơn
20.000 người khác. Số vụ tai nạn giao thông được xác định chủ yếu trên các “điểm đen”.
Cả nước tính đến cuối năm 2003 mới chỉ có 675.000 ô tô, 11.400.000 xe máy; lượng xe
cơ giới chỉ bằng 5% so với châu Âu, nhưng tỉ lệ số vụ tai nạn giao thông đường bộ hàng
năm bằng 26% so với cả châu Âu. Hằng năm trên các tuyến đường bộ của châu Âu xảy
ra khoảng 40.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 42.000 người và làm bị thương bị
thương tật khoảng 17.000 người khác. Tại châu Phi, tổng hợp từ 42 nước, với khoảng 10
triệu xe ô tô, hàng năm số người bị tử vong do tai nạn giao thông đường bộ lên tới
17

17


35.000 người và làm bị thương 300.000 người khác. Có thể thấy rõ một điều là tình hình
giao thông đường bộ của ta còn nhiều bất cập.
Năm 2002 nhà nước đã ban hành luật cấm nhập khẩu xe máy ô tô, điều này qua
thời gian đã chứng minh mặt tiêu cực của nó, chính nó làm hạn chế sự phát triển của xã
hội. Như trên đã thống kê số lượng xe cộ của ta chỉ chiếm 5% so với châu Âu mà số vụ
tai nạn lại bằng 26% so với cả châu Âu. Điều này chứng tỏ được việc nhận định tình
hình sai lầm của ta. Như đã biết muốn nhận thức được tình hình phải đi từ hiện tượng
đến bản chất. Tính chất của hiện tượng là phong phú và biến đổi không, ngừng chính vì
vậy bản chất sâu sắc bên trong phải được tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể nắm bắt được một
cách chính xác tránh những sai lầm đáng tiếc. Việc đề ra những điều luật tương tự như
trên đã chứng minh rằng: nhìn thấy được hiện tượng nhưng chưa chắc là đã thấy được

bản chất.
Có một thực tế mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận đó là về hệ thống giao thông
đường bộ của ta. Dưới tác động của quy luật phát triển những tòa nhà mọc lên như nấm
san sát hai bên những con đường mà bề rộng không hề tương xứng với nó, đầy những
cửa hàng cửa hiệu kinh doanh dịch vụ, khách ra vào đông đúc, người sang đường nhiều
hơn, ấy vậy mà đường lại quá hẹp. Điển hình như ở đường Phạm Ngọc Thạch. Nhìn
tổng thể, cơ sở hạ tầng của ta còn kém. Ở Hà Nội, diện tích dành cho giao thông chỉ
chiếm 4%, để đạt được diện tích bằng 20% như ở các nước phát triển chúng ta cần phải
nỗ lực nhiều hơn nữa. Có một hiện thực là nhà nước đang mở rộng cơ sở hạ tầng, ví dụ
như ở ngã tư Sở, liệu hiện thực này có dẫn đến một khả năng tất yếu trong tương lai là
không còn ách tắc giao thông. Chúng ta có quyền hy vọng, nhưng phải thừa nhận rằng
muốn làm được như vậy phải có sự đầu tư lớn về vốn. Có thể nói đây là điều kiện cần và
đủ để khả năng không còn ách tắc giao thông, hạn chế tai nạn trở thành hiện thực trong
tương lai. Như vậy. ở đây đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của nhà nước có nhiều
chính sách đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.

18

18


Trên đây là tình hình giao thông đường bộ ở Hà Nội. Một câu hỏi lớn đặt ra là
nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu?
II. Nguyên nhân của tình trạng an toàn giao thông ở Hà Nội
hiện nay
Phân tích tình hình an toàn giao thông hiện nay trong thành phố, thấy rõ được
những nguyên nhân cơ bản sau:
-

Lượng phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm lớn.


-

Chưa đầu tư đúng vào cơ sở hạ tầng.

-

Hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển.

-

Tình trạng lạc hậu và non kém trong quản lý giao thông và đô thị.

-

ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông còn kém

-

Chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè.

-

Chất lượng phương tiện giao thông không đạt chuẩn.

Trong điều kiện hiện tại khi mà chưa đủ vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ
thống giao thông công cộng thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn giao thông là do ý
thức của người tham gia giao thông.Không đâu như ở nước ta đèn đỏ vẫn đi. Lạng lách,
vi phạm tốc độ ở những nơi không có cảnh sát giao thông, đi lấn tuyến . Và dường như
đội mũ bảo hiểm chỉ là chống đối. Người tham gia giao thông vẫn chưa ý thức được ấy

là vì bảo vệ tính mạng của chính mình.
Hệ thống giao thông đường bộ chưa đủ tốt để phục vụ nhu cầu đi lại rất lớn của
người dân. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến một thực tế là lượng xe hai bánh cá nhân
ngày càng lớn. Những nguyên nhân trên dẫn tới một hậu quả tất yếu là ách tắc, là tai nạn
giao thông.
Đứng trước tình hình trên nhà nước đã có những phản ứng như thế nào để khắc
phục? Mặc dầu đã có rất nhiều các biện pháp được đưa ra nhưng cần phải có thời gian
cho những giải pháp có tính định hướng, lâu dài.

19

19


CHƯƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI
Để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng trên cần phải nhận thức rõ
bản chất của vấn đề. Mà nhận thức điều đó không thể bằng cách trực tiếp mà chỉ có thể
gián tiếp thông qua hiện tượng. Ở chương I chúng ta đã phân tích được tình trạng cũng
như nguyên nhân của hiện tượng mất an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội hiện nay.
Vậy để giải quyết triệt để vấn đề, trước tiên cần phải thấy rõ mâu thuẫn biện chứng giữa
hiện tượng và bản chất thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội.
I. Mâu thuẫn biện chứng giữa hiện tượng và bản chất thực
trạng an toàn giao thông dường bộ ở Hà Nội.
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai
đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú đa dạng. Tính phong phú đa
dạng ấy được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều
kiện tác động qua lại của chúng.
Phân tích tình trạng an toàn giao thông có thể thấy bản chất và hiện tượng an toàn

giao thông tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Rõ ràng rằng luật giao thông đường bộ
của ta khá hoàn chỉnh. Dưới đây là một số hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo
Luật Giao thông vừa được Quốc hội thông qua.
1- Phá hoại công trình đường bộ.
2- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên
đường, mở đường trái phép; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di
chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ.
3- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.
4- Cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức.
5- Thuê, thay đổi linh kiện, phụ kiện xe để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
của xe khi đi kiểm định.
6- Đua xe, tổ chức đua xe cơ giới trái phép.
20

20


7- Người lái xe sử dụng chất ma tuý.
8- Uống rượu, bia quá nồng độ cồn vượt quá quy định khi điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
9- Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên
đường bộ.
11- Bấm còi và rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22h đến 5h; bấm còi
hơi và sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên
đang đi làm nhiệm vụ.
12- Vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận
chuyển hàng nguy hiểm.
13- Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải,
quá khổ.

14- Người lái xe gây ra tai nạn rồi bỏ trốn.
15- Người có điều kiện mà không cứu giúp người bị tai nạn giao thông
16- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để xúi giục, gây sức ép làm cản trở
việc xử lý.
17- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật Giao thông
đường bộ.
18- Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao
thông đường bộ.
Với những điều luật rất cụ thể như trên nếu như nghiêm túc chấp hành có lẽ số vụ
tai nạn giao thông sẽ giảm đáng kể và tất nhiên không trở thành một mối lo thường
xuyên như bây giờ. Qua điều tra cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn giao thông mà do lỗi
của ngươi tham gia giao thông .Cho nên thấy rằng ý thức người dân còn kém. Chính
điều đó có thể quy về bản chất của thực trạng an toàn giao thông đương bộ ở Hà Nội
hiện nay.Tuy nhiên cung cần nhìn vào một thực tế là những yếu tố ngẫu nhiên tác động
vào khiến hiện tượng mất an toàn giao thông không thể hiện đúng bản chất của nó.
21

21


Nghĩa là đôi khi người tham gia giao thông mặc dầu nghiêm túc chấp hành luật giao
thông nhưng vẫn gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện rất
nhiều và đột ngột. Có thể kể đến ở đây một vài yếu tố điển hình như thời tiết xấu, khuất
tầm nhìn do các phương tiện cùng tham gia giao thông khác mâu thuẫn biện chứng của
thực trạng an toàn giao thông ở Hà Nội bao hàm trong nó hai mặt đối lập là bản chất và
hiện tượng-giữa ý thức thực hiện đúng luật của người dân còn kém với một bên là đi
đúng luật mà vẫn không tránh khỏi nhưng rủi do đáng tiếc.
Sách Giáo trình Triết học Mác –Lê nin của nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã viết :
“ Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chưng tồn tại trong sự thống nhất với
nhau ...Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có

những nhân tố giống nhau đó gọi là sự đồng nhất của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó sự
thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả sự đồng nhất giữa các mặt đó”. Sự thống
nhất giữa hai mặt đối lập này là ở chỗ chúng đều đưa đến một kết quả là tai nạn giao
thông. V.I Lênin đã việt: “ Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện ,tạm thời,
thoáng qua, tương đối”. Soi sáng câu nói này vào vấn đề đang bàn đến ta thấy điều kiện
của sự thống nhất giữa các mặt đối lập ở đây chính là ý thức thực hiện pháp luật rất kém
của người tham gia giao thông. Khi điều kiện ấy mất đi cũng đồng nghĩa với việc hạn
chế được tai nạn giao thông. Vậy thì vấn đề là ở chỗ làm thế nào để nâng cao ý thức
chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông? cùng với nhiều biện pháp
đồng bộ khác nhằm hạn chế tối đa điều kiện khách quan, các yếu tố ngẫu nhiên tác động
vào hiện tượng mất an toàn giao thông, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần sau.
II. Cách giải quyết mâu thuẫn bản chất và hiện tượng
tình trạng mất an toàn giao thông.
Như ta đã biết mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận dộng và phát triển. V.I Lênin đã
viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ở đây chúng ta tìm ra
mâu thuẫn bản chất và hiện tượng thực trạng an toàn giao thông nhằm làm cho vấn đề
phát triển theo chiều hướng tích cực nhất. Vậy trên thực tế các biện pháp ấy là những gì?
22

22


Giải pháp trước mắt cho tình hình tai nạn giao thông hiện nay là làm thế nào để
người dân có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. Cùng với việc tuyên truyền
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần phải phạt nghiêm những
người vi phạm luật. Không nên coi nhẹ việc mà các thiếu niên 14-15 tuổi cưỡi xe máy
chạy quá tốc độ ngoài đường, rồi lỗi vượt đèn đỏ, lách qua hàng rào chắn để sang đường
cho “tiện”, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, tất cả tưởng như là nhỏ nhưng thể
hiện ý thức không nghiêm túc của người tham gia giao thông.
Trên thực tế giải pháp lâu dài là phát triển mạng lưới giao thông đường bộ- , phát

triển hệ thống giao thông công cộng. Sự phát triển của phương tiện giao thông không
phù hợp với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là sự thiếu sót của chúng ta đã để
xe gắn máy bùng nổ vượt quá khả năng “chịu đựng” của cơ sở hạ tầng, lại không
phát triển giao thông công cộng kịp thời. Hiện nay, chính phủ đã mở cơ chế cho cả
TP HCM và Hà Nội lập các doanh nghiệp trong nước phát triển các dự án vận tải
công cộng. Trên cơ sở đó ngành tài chính sẽ hỗ trợ vốn.
Chúng ta cần tiến hành song song nhiều giải pháp một mặt phát triển mạng lưới
giao thông công cộng ( xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao... ) với giá cả hợp lý;
một mặt hạn chế xe gắn máy.
Nên học tập Sydney trong quản lý giao thông. Giao thông công cộng được
chính phủ trợ giá gần 50%, vì vậy, người dân thích đi phương tiện công cộng hơn
dùng xe riêng. Cầm bằng lái xe, bạn có trong tay 12 điểm, tùy mức độ vi phạm, số
điểm này sẽ mất dần hoặc bạn bị thu văn bằng, không được lái xe trong vòng 1 đến
2 năm; bị phạt tiền hoặc có thể ra tòa. Khi bạn vi phạm, tình trạng bằng của bạn sẽ
được kiểm tra xem còn lại bao nhiêu điểm. Văn bằng này được làm với kỹ thuật
tiên tiến, không làm giả được. Về phần cán bộ giao thông, nếu không làm đúng và
đầy đủ trách nhiệm, họ sẽ bị đuổi việc và phạt một số tiền. Có ban thanh tra
thường xuyên kiểm tra lực lượng này, chẳng hạn họ giả đưa hối lộ, cán bộ nào
nhận sẽ bị đuổi việc ngay.
23

23


Một giải pháp có lẽ cũng hữu hiệu là mở rộng thành phố để tránh kẹt xe. Điều đó co
nghĩa là thành phố nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, xưởng,
nhà kho di dời ra ngoại thành. Đồng thời với quy định này cần tiến hành các giải pháp
đồng bộ như ngừng cấp giấy phép hoạt động cho những doanh nghiệp sản xuất trong
phạm vi nội thành nhằm quy hoạch lại các khu sản xuất. Áp dụng những chính sách ưu
đãi về thuế cho những doang nghiệp tuân thủ đúng quy định.

Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giao
thông, đặc biệt là không lấn chiếm hành lang an toàn, không để các vật gây cản trở
giao thông, cản trở tầm nhìn, hoặc làm ảnh hưởng tới độ bền vững của công trình
giao thông.
Trên đây là những biện pháp đã và đang được thực thi. Theo như ý kiến của em thì
nên coi trọng hơn nữa công tác giảng dạy luật giao thông trong nhà trường các cấp dưới
đại học. Và đồng thời tổ chức thi cấp giấy phép lái xe mô tô cho học sinh năm cuối ở các
trường PTTH.
Nếu những biện pháp đưa ra không thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để thì nó
sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội của ta.
III. Ảnh hưởng của tình trạng mất an toàn giao đến đời
sống kinh tế xã hội ở thủ đô.
Điều đầu tiên phải nói đến do ảnh hưởng của tắc nghẽn giao thông là làm mất thời
gian của những người tham gia giao thông và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh
của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế đến thăm quan nước ta. Giao lưu buôn bán chậm
phát triển. Nhu cầu vui chơi giải trí của người dân bị hạn chế do đi lại mất thời gian.
Trong nhịp sống hiện đại cơ chế thị trường thì thời gian là vàng. Như vậy ách tắc giao
thông đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế
chính trị xã hội của người dân thành phố.Thứ nữa tai nạn giao thông ở nội thị xảy ra
thường xuyên khiến con mất cha, mẹ mất con, ông bà mất cháu, nhiều nhà mất cả bố lẫn
24

24


mẹ khiến “ xảy đàn tan nghé”, những đứa trẻ trở thành bơ vơ mồ côi và xã hội lại tiếp
nhận nó trong trại trẻ. Những cảnh đời éo le ấy thật không hiếm. Mất người, thiệt hại về
của là rất lớn, hơn nữa xã hội lại phải bỏ ra không ít tiền của để nuôi nấng trẻ mồ côi.
Khi mà lợi ích của gia đình bị ảnh hưởng thì cũng gây lên những thiệt hại nhất định cho
nhà nước.

Vì vậy chúng ta cần xác định phải trấn chỉnh tình hình giao thông hiện nay.

KẾT LUẬN
Dưới tác động của quy luật phát triển, xã hội nảy sinh những quy định mới về chất.
Nhà xưởng, công ty, khu vui chơi giải trí...xuất hiện nhiều hơn nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt tất yếu của người dân. Rất hiếm những con đường ở Hà Nội hiện nay còn
nhiều cây xanh, tốc độ đô thị hóa chóng mặt đã khiến các cửa hàng cửa hiệu, hàng quán
mọc lên san sát hai bên đường ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông đô thị.
Thêm vào đó còn có các yếu tố khách quan như gia tăng dân số nhanh, cơ sở hạ
tầng không phù hợp với lượng phương tiện giao thông lưu chuyển trong thành phố dẫn
đến một hậu quả tất yếu là tắc nghẽn giao thông.
Nhà nước đã đưa ra không ít những biện pháp nhằm thay đổi cục diện như dự án
xây dựng giao thông công cộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đạt tới con số 20% diện tích
dành cho giao thông như ở các nước phát triển khác. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế
còn nghèo chưa đủ vốn để mở rộng giao thông thì có lẽ biện pháp trước mắt là tuyên
truyền nâng cao ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông được xem là tích
cực và hiệu quả hơn hẳn. Trong tương lai nếu giải quyết được thực trạng an toàn giao
thông là chung ta đã giải quyết được mâu thuẫn bản chất và hiện tượng thực trạng an
toàn giao thông, từ đó làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.

25

25


×