Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

những điều tân sinh viên cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 34 trang )

GÍA NHƯ TÔI ĐƯỢC BIẾT KHI LÀ

TÂN SINH VIÊN
Chân thực & thẳng thắn, cuốn cẩm nang này một phần nào sẽ giúp các bạn tân
sinh viên “lật mặt” cuộc sống sinh viên đầy rẫy những thách thức & mối hiểm
nguy. Đồng thời, nó còn mang đến những lời khuyên hữu ích giúp bạn sống một
cuộc đời sinh viên tuyệt vời.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................4

PHẦN 1 TÂN SINH VIÊN & 1001 CÁI “BẪY”.............................................................................................5
1.1. Bẫy “đa cấp” .............................................................................................................................5
1.1.1 Đôi lời về đa cấp ..................................................................................................................5
1.1.2 Dấu hiện nhận biết...............................................................................................................5

1.1.3 Nhận thức cơ bản về bán hàng đa cấp...................................................................................7
1.1.4 Lời khuyên nhỏ - hiệu quả to. ............................................................................................. 10
1.2. Bẫy trung tâm gia sư con nhà mẹ…hứa..................................................................................... 11

1.2.1 Đôi lời tâm sự.................................................................................................................... 11
1.2.2 Kinh nghiệm nhỏ:............................................................................................................... 12
1.3. Bẫy “vung tay quá trán”........................................................................................................... 13
1.3.1 Chào mừng các “tiểu tư sản” .............................................................................................. 13

1.3.2 Tiêu tiền cũng là một nghệ thuật ........................................................................................ 13
1.4. Bẫy học hành – thi cử .............................................................................................................. 14
1.4.1 Học ở đại học có gì khác so với cấp 3 ?? .............................................................................. 14
1.4.2 Thi cử ở Bách Khoa chúng tôi:............................................................................................. 15


1.5. Bẫy game................................................................................................................................ 15
1.5.1 “Từ thiên tài tới thiên tai” .................................................................................................. 15
1.5.2 Vậy nếu không bỏ được game thì phải làm như nào ? .......................................................... 16
1.6. Bẫy “thời gian”........................................................................................................................ 16

1.6.1 Thôi, Cứ để mai làm…......................................................................................................... 16
1.6.2 Vậy, có cách nào không ?.................................................................................................... 17
1.7. Bẫy “tâm lí xả hơi”................................................................................................................... 18
1.8. Bẫy tình yêu: Sống thử............................................................................................................. 19

1.9. Và một số bẫy khác ................................................................................................................. 20
1.9.1 Bẫy “xe ôm” ...................................................................................................................... 20
1.9.2 Bẫy “gạ tăm – đồng bào lũ lụt” ........................................................................................... 21

1.9.3 Bẫy “mua hàng hiệu, giá rẻ…khi đi dạo” .............................................................................. 21
PHẦN 2 THẤU HIỂU BẢN THÂN – ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI ................................................................ 23
2.1. Trả lời câu hỏi “TÔI LÀ AI”........................................................................................................ 23
2.1.1 Điểm mạnh của tôi là gì? .................................................................................................... 24

2.1.2 Điểm yếu của Tôi là gì?....................................................................................................... 24


2.1.3 Mục tiêu của tôi là gì? ........................................................................................................ 25

2.1.4 Niềm tin của tôi là gì?......................................................................................................... 26
2.2. Định hướng tương lai. ............................................................................................................. 27
2.2.1 Đôi dòng tâm sự ................................................................................................................ 27
2.2.2 Áp dụng như nào nhỉ ? ....................................................................................................... 28

PHẦN 3 Thời sinh viên, học gì –làm gì ? ............................................................................................... 29

3.1. Học ở trường. ......................................................................................................................... 29
Học đại học là học cái gì ?? ......................................................................................................... 29

3.2. Học tiếng anh.......................................................................................................................... 30
3.3. Học Kỹ năng. ........................................................................................................................... 30
3.3.1 Kỹ năng là gì – vì sao nó quan trọng ?.................................................................................. 30
3.3.2 Sinh viên cần những kỹ năng gì? ......................................................................................... 31

3.4. Làm thêm ............................................................................................................................... 31
3.4.1 Một số việc mà các bạn tân SV có thể tham khảo................................................................. 32
3.4.2 Các việc làm theo mùa: ...................................................................................................... 32
HAY – CHIA SẺ NGAY! ........................................................................................................................ 33
NHÓM BIÊN SOẠN & THỰC HIỆN........................................................................................................ 33
“KẾT BÀI” .......................................................................................................................................... 34


LỜI MỞ ĐẦU
Bước tới cánh cổng đại học sau một quãng thời gian học tập và phấn đấu không ngừng
nghỉ. Kể từ đây, bạn bắt đầu bước sang một giai đoạn mới - những ngày tháng của một tân
sinh viên với những tháng ngày rong ruổi trên giảng đường đại học, của cái cảm giác lần
đầu tiên được cầm trên tay đồng tiền do chính mình làm ra, của mối tình đầu đep như mơ.
Đôi khi là của những ngày cuối tháng với “bản đồng ca mì gói” hay những buổi chiều cùng
nhau trốn học đi chơi game…Tất cả những điều đó sẽ tạo cho bạn một cuộc sống SV đầy
màu sắc & thú vị.
Tuy vậy nhưng quãng đường phía trước cũng đầy cám dỗ, thử thách, gian nan & nguy
hiểm đang chờ bạn. Chúng sẵn sàng quật ngã & lôi bạn xuống tận cùng của khổ đau cho tới
một lúc nhìn lại bạn sẽ thấm được như nào là cuộc sống của một sinh viên.
Hôm nay, nhóm chúng tôi - những sinh viên đi trước, tâm huyết biên soạn cuốn cẩm
nang “Giá như tôi được biết khi là tân sinh viên”. Thông qua đó, muốn giúp cho các bạn
- những tân sinh viên phần nào đó có cách nhìn đúng về chặng đường sắp tới để tránh đi

những rủi ro, cám dỗ hay những nguy hiểm rình rập đồng thời có thể tận dụng được những
ngày tháng đại học để tích lũy kiến thức & có những trải nghiệm đầu đời thật tuyệt vời.
Cẩm nang “Giá như tôi được biết khi là tân sinh viên” là cuốn sách có giá trị thực tế,
mang lại cho các bạn cách nhìn tổng quan về cuộc sống sinh viên, cuộc sống mà bạn sắp trải
nghiệm tới đây.
Đây là cuốn cẩm nang dựa trên sự tổng hợp, nghiên cứu trên sách vở, những nguồn
internet đáng tin cậy và trải nghiệm cuộc sống của chính chúng tôi. Hy vọng cuốn cẩm nang
này có giá trị thực tế này sẽ góp phần vào công cuộc đi đến ước mơ và thành công trong
cuộc sống của bạn.
Chúc các bạn thành công!
Nhóm tác giả
Hòa Khánh Hội.


PHẦN 1 TÂN SINH VIÊN & 1001 CÁI “BẪY”

1.1. Bẫy “đa cấp”
1.1.1 Đôi lời về đa cấp

Đây là từ mà ai cũng biết nhưng chưa hẳn ai cũng hiểu. Tôi không khẳng định đa cấp
là xấu hay tốt. Tốt hay xấu là tùy mỗi người & quan niệm riêng của họ. Tôi quen biết
nhiều người từ đa cấp đi ra, phần lớn họ là những doanh nhân, chủ của các trung tâm
tiếng anh, doanh nghiệp nhỏ có, lớn có ở Đà Nẵng. Những người này sau khi tham gia
đa cấp họ gần như “lột xác” : tự tin & mạnh dạn, nhận thức bản thân tốt hơn con người
“trước” của họ.
Nhưng thi thoảng tôi cũng gặp một số bạn sau khi tham gia một mạng lưới đa cấp
nào đó, bỏ bê học hành, bạn bè không ai chơi nữa, gia đình thậm chí còn không nhận
con….Nói chung là “thân tàn ma dại”
Bản thân tôi cũng là một sản phẩm tốt của đa cấp. Từ khi được tiếp xúc & sau khi ra
khỏi môi trường đa cấp, tôi sống trách nhiệm với bản thân nhiều hơn, yêu thương gia

đình & trân trọng đồng tiền của bố mẹ hơn….Nếu không có khoảng thời gian ngắn ngủi
đó thì cũng không có con người của tôi ở hiện tại, chắc tôi cũng là 1 thằng SV quá đỗi
bình thường & chẳng bao giờ làm nên một công cán gì hết.
Đa cấp không xấu, xấu hay không là cách con người ta làm. Nhưng trước khi quyết
định trải nghiệm hay đặt chân vào một môi trường nào, việc đầu tiên là chúng ta luôn đặt
tôi ở trong tâm thế chủ động.
1.1.2 Dấu hiện nhận biết

Đối tượng “béo bở” của các nhà phân phối ( NPP) các công ty đa cấp đa phần là sinh
viên, đặc biệt là các anh/chị tân sinh viên vừa chân ướt chân ráo lên đại học. Mong muốn
kiếm thêm thu nhập để trang trải cho gia đình, đỡ đần bố mẹ…
Chính vì vậy dù dưới đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn những dấu hiệu nhận biết về
một lời mời tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
 Bạn sẽ nhận được một cuộc gọi, lời hỏi thăm từ những người quen lâu năm. Đa
phần họ sẽ mời bạn tham dự một chương trình/hội thảo/khóa học…nào đó, nhưng


không nói rõ tên hay đơn vị tổ chức, đôi khi lời mời có thể là gặp
anh/chị/người…thành công hay doanh nhân nào đó.
 Khi ngồi ở hàng ghế đá, hành lang, phòng học hay công viên…thi thoảng cũng sẽ
có ai đó lạ mặt tới bắt chuyện/giao lưu/làm quen/kết thân với bạn. Sau một thời
gian, người đó sẽ giới thiệu bạn tới tham dự một chương trình…như ở trên. Trong
đa cấp, cái này gọi là “đi làm thị trường”.
 Chắc hẳn khi đi trên đường, qua các hàng cột điện hoặc bảng rao vặt, đôi khi là
lên mạng vào các trang việc làm bạn sẽ thấy một số mẫu tuyển dụng như dưới đây


Xin thưa, tất cả đều là một hình thức tuyển dụng từ các nhà phân phối của 1 công ty
đa cấp bất kì. Những bạn quan tâm sẽ gọi điện và đầu dây bên kia sẽ tạo niềm tin bằng
việc yêu cầu bạn mang hồ sơ, giấy tờ đến nộp tại 1 địa chỉ gì đó. Nếu có hỏi công ty thì

bên kia sẽ nói loa qua hoặc chuyển sang chủ đề khác.
1.1.3 Nhận thức cơ bản về bán hàng đa cấp

a. Bán hàng đa cấp là gì?
Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông
qua mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh. Các nhà phân phối này
được trả hoa hồng/thu nhập từ kết quả bán hàng của bản thân họ và kết quả bán hàng của
những người do họ bảo trợ.
- Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng: Cần phải nhận thức rằng bán hàng
đa cấp thực chất là một hình thức bán hàng, không phải là một hình thức đầu tư tìm kiếm
lợi nhuận. Cũng như các hình thức bán hàng khác, bán hàng đa cấp tìm cách đưa hàng
hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.


- Việc bán hàng được thực hiện bởi các nhà phân phối: Trong hoạt động bán hàng
đa cấp, không có các đại lý, cửa hàng, siêu thị mà hàng hóa được các nhà phân phối trực
tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.
- Trả hoa hồng: hoa hồng thực chất là tiền công mà doanh nghiệp trả cho các nhà
phân phối đã giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Với việc
trở thành một nhà phân phối của doanh nghiệp BHĐC, bạn tham gia để giúp công ty đó
bán hàng và được họ trả hoa hồng chứ không phải bạn tham gia đầu tư để hưởng lợi
nhuận.
b. Như thế nào là doanh nghiệp bán hàng đa cấp đáng tin cậy?
Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp đáng tin cậy trước hết phải là doanh nghiệp thực
hiện việc bán hàng một cách thực chất. Tức là hoạt động cơ bản của doanh nghiệp đó
phải là hoạt động bán hàng, tiêu thụ hàng hóa chứ không phải các hoạt động tuyển dụng,
thu hút đầu tư...
Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, thực hiện đúng chức năng bán hàng,
cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
- Có sản phẩm tốt: Nguồn gốc ra đời của hoạt động bán hàng đa cấp xuất phát từ việc

một người có một sản phẩm tốt, người đó tìm cách chia sẻ về sản phẩm tốt của tôi và qua
đó bán sản phẩm đó cho mọi người trong xã hội để mọi người cùng được sử dụng sản
phẩm tốt đó. Chỉ khi có sản phẩm tốt thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp mới có cơ sở để
giới thiệu đến người tiêu dùng và người tiêu dùng mới tin tưởng mua sản phẩm đó.
- Đào tạo nhà phân phối tốt: Nhà phân phối là những người giúp doanh nghiệp giới
thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng. Do đó, muốn thực hiện chức năng bán hàng của
tôi một cách tốt nhất, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần phải đào tạo kỹ càng cho nhà
phân phối của tôi để họ hiểu về sản phẩm và có kỹ năng bán hàng tốt.
- Chủ yếu tập trung bán hàng, không tập trung tuyển dụng: Hoạt động bán hàng
đa cấp được thực hiện qua hệ thống nhà phân phối. Do đó song song với việc bán hàng,
doanh nghiệp cũng phải tuyển dụng và xây dựng hệ thống nhà phân phối.
Tuy nhiên, việc bán hàng phải được chú trọng hàng đầu. Việc tuyển dụng cũng chỉ
nhằm phục vụ cho mục tiêu bán hàng.


- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính phải tồn tại dựa trên doanh thu từ hoạt
động bán hàng. Khi hàng hóa được tiêu thụ, doanh nghiệp có doanh thu để duy trì hoạt
động đồng thời có tiền để chi trả hoa hồng cho nhà phân phối.
c. Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp bán hàng đa cấp không đáng tin cậy:
- Chủ yếu tập trung tuyển dụng: Khi được mời đi giới thiệu về một doanh nghiệp
bán hàng đa cấp hoặc vừa mua bộ form để trở thành thành viên ( được mua hàng của
công ty). Bạn cần quan sát các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp đó. Nếu doanh
nghiệp đó chỉ chú trọng tổ chức các buổi tuyển dụng mà không tổ chức đào tạo bán hàng
cho nhà phân phối thì bạn cần cẩn trọng.
- Khi tuyển dụng, doanh nghiệp bằng các cách khác nhau khiến người tham gia
mua hàng hoặc đóng tiền: Khi bạn được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa
cấp, bạn cần lưu ý nếu bạn phải bỏ ra một khoản tiền để mua hàng hoặc để đặt cọc.
Nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính chỉ tồn tại nhờ số tiền những người
mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Công ty thu lợi nhuận từ khoản tiền này và cũng dùng
khoản này để chia hoa hồng cho những người có công tuyển dụng. Những doanh nghiệp

như vậy sẽ không tồn tại được khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được
tuyển không mua hàng, vì họ không chú trọng bán hàng, không có nguồn doanh thu từ
việc tiêu thụ hàng hóa.
- Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: bán hàng đa cấp chỉ là một hình thức
bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó bạn cần cân
nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận. Bạn chỉ thực sự có thu nhập nếu
bạn thực sự bán được hàng hóa và những người do bán giới thiệu bán được hàng hóa.
- Sản phẩm không tốt:Nếu sản phẩm không tốt thì bạn không có gì để giới thiệu,
chia sẻ và do đó bạn sẽ khó bán được hàng, khó có thể kiếm được tiền hoa hồng.
- Không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm: Một doanh nghiệp được gọi là
doanh nghiệp bán hàng đa cấp nhưng không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm thì
bạn cần suy nghĩ doanh nghiệp đó có tồn tại được lâu dài hay không, và tồn tại dựa trên
nguồn doanh thu nào.
d. Một số lưu ý


Đôi khi bạn sẽ được giới thiệu là doanh nghiệp đó đã được cấp GCN đăng ký hoạt
động bán hàng đa cấp nhưng nên nhớ rằng việc doanh nghiệp được cấp GCN chỉ thể
hiện rằng doanh nghiệp đó đáp ứng các điều kiện pháp lý để hoạt động trong lĩnh vực
bán hàng đa cấp, không có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ hoạt động đúng nội dung đăng
ký, đúng quy định pháp luật. Điều này tương tự với việc có người được cấp bằng lái xe
nhưng khi tham gia giao thông người đó vẫn vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Thỉnh thoảng bạn cũng được giới thiệu các NPP ở đây giới thiệu về một số nhà phân
phối có thu nhập trên trời, tháng chục nghìn đô. Họ sẽ promotion rằng những người này
dù cách đây 1 năm, hay sáu tháng mới chỉ tốt nghiệp cấp 3 hay làm công nhân nhưng
hiện tại đã đổi đời khi tham gia mạng lưới BHĐC. Hầu hết những nhà phân phối này có
cấp bậc cao rất sớm là nhờ bỏ tiền túi đầu tư mua cấp chứ không phải tự tay gây dựng
cơ đồ. Nhớ 1 điều rằng bạn hoàn toàn có cơ hội thành công và đạt thu nhập cao. Tuy
nhiên, không có nghĩa là cứ tham gia là bạn sẽ thành công, sẽ có thu nhập cao. Bạn phải
hiểu rằng thu nhập cao xuất phát từ kết quả bán hàng của bạn và của những người do

bạn giới thiệu. Bạn phải có năng lực bán hàng, phải làm việc tích cực, chăm chỉ, và đồng
thời những người do bạn giới thiệu cũng phải làm được như bạn, khi đó bạn mới có cơ
hội thành công và có thu nhập cao.
1.1.4 Lời khuyên nhỏ - hiệu quả to.

Có bạn sẽ hỏi rằng “Vậy sinh viên tụi em có nên tham gia BHĐC hay không ?”
Bạn phải hiểu rõ bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng. Bên cạnh tiêu dùng của
bản thân, nếu bạn không có khả năng bán hàng thì bạn không nên tham gia.
Hoạt động bán hàng đa cấp cũng yêu cầu bạn phải có kỹ năng tốt, ít nhất là kỹ năng
giao tiếp và thuyết phục. Do đó, nếu cảm thấy bản thân không giỏi những kỹ năng này,
thì bạn cần cân nhắc về khả năng thành công của tôi.
Quả thực thì các công ty BHĐC hiện nay có nhiều chương trình đào tạo giá trị và hấp
dẫn mà đôi khi bạn phải bỏ một số tiền lớn để được học ở bên ngoài, một số bạn có ý
định kí form chỉ để tham gia các chương trình đào tạo ở đây. Từ kinh nghiệm của bản
thân và quan sát một số người làm việc trong môi trường này, tôi nhận thấy để trưởng
thành được từ môi trường đa cấp bắt buộc bạn phải trở thành một nhà phân phối, làm
việc dưới hình thức bán hàng hoặc tuyển dụng. Bài học chỉ có khi bạn bắt tay vào làm.


Như thế đồng nghĩa với việc tôi phải đầu tư một khoản tiền ban đầu để trở thành NPP.
Còn vào chỉ để tham dự những chương trình đào tạo thì thực sự là rất khó để học được
gì ở đây.
Các nhà phân phối của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thường giới thiệu và bán sản
phẩm cho những người thân quen. Do dó, bạn cũng cần tính toán số lượng các mối quan
hệ xã hội của tôi liệu có đủ nhiều để giúp tôi bán được nhiều hàng hóa hay không, hay
những người thân quen của tôi có phù hợp với hàng hóa của doanh nghiệp mà tôi dự
định tham gia hay không, ví dụ như bạn định tham gia một doanh nghiệp bán các sản
phẩm đắt tiền, cao cấp trong khi các mối quan hệ của bạn chủ yếu là người có thu nhập
hạn chế, thì bạn phải cân nhắc về khả năng thành công của tôi.
1.2. Bẫy trung tâm gia sư con nhà mẹ…hứa

1.2.1 Đôi lời tâm sự
Sinh viên đi làm gia sư là “chuyện thường ở phố huyện”. Tuy nhiên, nhiều trung tâm
môi giới đã trục lợi bằng cách nói dối phụ huynh, lừa cả sinh viên khiến đôi bên cùng
tiền mất tật mang. Các trung tâm gia sư “ma” lừa đảo đều có một cách hoạt động chung
đó là thu tiền của sinh viên hay giáo viên mà lại giao cho họ các lớp ảo, không có thật,
hoặc trung tâm gia sư "mất tích" sau 1 đêm, các điều khoản ghi trên hợp đồng không rõ
ràng là phần thiệt 99% thuộc về gia sư, cụ thể là các bạn sinh viên.
Chia sẻ nhỏ: Với công việc gia sư, hồi năm 1 của tôi cũng bị dính mấy quả lừa nặng.
Vừa tới đăng kí là họ bắt phải đóng trước 200k tiền cọc và hứa hẹn sẽ kiếm cho 1 suất
ưng ý. Lần thứ 1, trong tờ rơi phát cho SV, trung tâm có ghi rõ là lương tháng từ 700k1tr5 thế nhưng “chuyện có ai ngờ”, trung tâm cũng phát cho gặp phụ huynh một tờ rơi
“riêng” nữa với 500k/tháng, tuần 5 buổi, tôi lắc đầu vì họ yêu cầu là gia sư nữ và kinh
nghiệm sư phạm.
Đợi tới hơn 2 tuần, gọi điện thoại bức xúc người ta mới cho một địa điểm xa hàng
chục cây số, loay hoay mãi mới tới nơi thì gặp địa chỉ ảo. Cuối cùng tôi bỏ cuộc với
công việc gia sư, tới tận trung tâm đòi lại tiền thì người ta rũ bỏ trách nhiệm và chỉ trả
lại 50% số tiền vì lí do: “vi phạm hợp đồng”, tôi muốn bêu tên trung tâm này lên luôn
nhưng nó đã đóng cửa mất rồi.
Để không bị dính trò lừa của các trung tâm lừa đảo, tuyệt đối các bạn không nên tin
tưởng vào trung tâm gia sư không có địa chỉ văn phòng rõ ràng, không quá tin vào các


tờ quảng cáo trên đường, nhờ anh chị, bạn bè, người quen từng làm gia sư dẫn đến trực
tiếp trung tâm,… Nếu các bạn đến trung tâm để giải quyết hợp đồng hãy mời thêm cả
một người nào đó có kinh nghiệm đi cùng để “nói hộ”, và tệ nhất hãy đến ngay công an
phường sở tại, nơi mà trung tâm đó đang hoặc động sẽ được giúp đỡ.
1.2.2 Kinh nghiệm nhỏ:
“Không có cơ hội thứ 2 để gây ấn tượng ban đầu”, buổi đầu tiên là vô cùng quan
trọng vì nó như chìa khóa mở rộng lòng tin của học sinh cũng như các bậc phụ huynh
vậy. Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của
khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai của

học sinh. Tiếp đó, nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm bắt được trình độ,
ưu nhược điểm của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo
án cho phù hợp. Cuối cùng, tốt hơn hết là nên dành 10-15’ trong buổi đầu tiên để bạn
làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh.
Khi đi nhận lớp, tuyệt đối không hỏi phụ huynh là “ bây giờ cháu phải dạy như thế
nào”; “dạy lại từ đầu hay dạy tiếp chương trình” nói chung là những câu hỏi đại loại như
vậy gia đình sẽ đánh giá bạn là người vừa không có kiến thức vừa không có kỹ năng sư
phạm vì nếu đã biết dạy như thế nào thì học còn thuê bạn về làm gì?
Nên nhớ đối tượng học trò của tôi không giống như các học trò và thầy giáo trong
các nhà trường phổ thông để bạn có thể mắng mỏ, quát nạt chúng. Nhiều khi chúng là
những đứa vừa dốt, vừa láo, vừa nghịch ngợm, con nhà giàu có nên nhiều lúc gia sư còn
đóng vai trò là người giữ trẻ. Bố mẹ chúng thường chẳng có thời gian để kiểm tra xem
gia sư làm thế nào, mà mọi thông tin tốt hay xấu về gia sư, cần thêm hay bớt buổi dạy,
cho gia sư dạy tiếp hay nghỉ luôn…, thường thông qua đứa con yêu quý của tôi. Do vậy,
gia sư phải hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hoà đồng với học trò để tạo thiện cảm. Cần
phải có thêm những tri thức thật chắc chắn về một lĩnh vực nào đó mà học trò đang quan
tâm để chúng nể, chúng thấy tôi rất “siêu”. Phải biết kể chuyện lẫn vào các bài học và
vài buổi dạy đầu tiên có thể dành ít phút nán lại chơi cờ, chơi điện tử, chời tú lơ khơ…
với chúng, nếu chúng muốn. Khi học trò đã có thiện cảm với tôi, gia sư mới có thể yên
tâm là có lúc tôi quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.


1.3. Bẫy “vung tay quá trán”
1.3.1 Chào mừng các “tiểu tư sản”

Lên đại học, đồng nghĩa với việc bạn đi lên từ giai cấp “vô sản” thành “tiểu tư sản”,
mỗi tháng nắm trong tay 2-3tr đều đều để trang trải chi phí. Dĩ nhiên là việc tiêu pha như
thế nào là quyền của bạn. Tuy vậy nhưng vẫn có một số trường hợp tới ngày 20 đã như
thế này:


Nguyên nhân là do từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ có một cục tiền nhiều như vậy trong
túi, cộng với bệnh thích đủ thứ. Nên ra đường, đi chợ, mua sắm, ăn uống…thấy cái gì,
khoản nào cũng “có tính hợp lí” chỉ có đến ngày mở túi ra toàn tiền lẻ mới biết là tôi tiêu
tiền “không hợp lí”.
Tin vui là hỏi 10 đứa thì phải tới 9 đứa không biết chi tiêu như bạn, còn tin buồn là
bạn phải học cách chi tiêu hợp lí hơn hơn.
1.3.2 Tiêu tiền cũng là một nghệ thuật
Sau đây là 1 số cách mà sinh viên năm 1 có thể tham khảo:
Tìm 1 khoản “đầu vào” nào đó như làm bán thời gian ở quán CF hay gia sư. Tuy chỉ
mỗi tháng thêm khoảng 700k-1tr nhưng cũng đỡ đần đươc phần nào cho bạn.
Bỏ qua cái tâm lí “sĩ diện hão” khi lên đại học, “liên xô” ( bao cấp) không tồn tại được
ở đây mà đây là thời đại của “cam-pu-chia” ( tiền ai, nấy trả). Trừ những khoản quá nhỏ,
thì mọi thứ đều nên sòng phẳng với nhau. Đừng “ga lăng” trên đồng tiền mà bố mẹ phải


đổ mồ hôi mới có được. Tôi tin rằng những cô gái thời hiện đại họ cũng hiểu được điều
này. Phải không các bạn nữ ?
Với những khoản tối quan trọng và cần thiết như chi phí ăn uống hàng tháng, xăng xe
đi lại nên tính toán và trích ra trước. Vd như một tháng vừa làm thêm, vừa được gia đình
gửi bạn có gần 3tr. Mỗi ngày ăn hết 30k với trung bình đổ xăng 10k, thì nên trích trước
1tr2 ra cho vào một cái hộp. Hãy coi đó là khoản “bất khả xâm phạm”, trừ ăn uống và
đổ xăng ra thì không dùng tới. Như vậy cho dù bạn rỗng túi ở ngày 25 thì vẫn không lo
đói.
1.4. Bẫy học hành – thi cử
1.4.1 Học ở đại học có gì khác so với cấp 3 ??

Năm đầu bạn sẽ học các môn đại cương, chính trị… Có thể bạn sẽ thấy nhàm chán và
đôi lúc bối rối không biết liệu những môn như toán đại cương, lí đại cương hay hóa đại
cương…thì có ích gì cho bạn sau này hay không. Tuy nhiên, 1 điều bạn nên biết đó chính
là những môn này sẽ góp phần quyết định tổng điểm cuối khóa của bạn, góp phần vào

việc đánh giá bạn sẽ tốt nghiệp loại Giỏi, Khá hay Trung Bình.
Nói ra bạn đừng buồn, lúc nãy bạn tôi xem kết quả SV bị đuổi học của Bách Khoa Đà
Nẵng kì 2015-2016, kết quả là có tới >80% là sinh viên năm 1.
Với các bạn học giỏi thời phổ thông sẽ hơi bất ngờ vì điểm số tại đại học có thể gây
cho bạn khá nhiều thất vọng. Sẽ ít có điểm 8, 9, 10 mà thay vào dó là 5, 6, 7 thậm chí
thấp hơn. (Đương nhiên bọn được 8,9,10 sẽ được gọi là “thánh nhân”.)
Hãy bình tĩnh, dần dần bạn sẽ quen.
Nếu có thời gian bạn nên dự thính tại các buổi học chuyên ngành của sinh viên năm
3,4 hoặc tham dự các buổi bảo vệ luận án tốt nghiệp của các sinh viên năm cuối. Bạn sẽ
học hỏi được nhiều điều bổ ích và sẽ bớt cảm thấy mông lung về những gì tôi đang học.
Bạn cũng nên dành thời gian tới thư viện truờng để có thể tham khảo nhiều tài liệu hữu
ích.
Sau khi nhận thẻ SV nên đăng kí thư viện ngay vì có cả 1 kho sách & không gian học
rộng rãi và thoải mái. Có lẽ chẳng nơi hay địa điểm nào trong trường ĐH Bách Khoa
hợp lí hơn thư viện. 50k trong 1 năm.


Hãy tận dụng mọi sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, các anh chị lớn hon. Hãy gây ấn tuợng
tốt với thầy cô bằng cách đặt câu hỏi thông minh để có câu trả lời hữu ích. Khi đó, bạn
sẽ được thầy cô giúp dỡ rất nhiều trong quá trình học tập cũng nhu định hướng sau này,
nhất là khi bạn có ý định trở thành giảng viên của truờng. Cũng có nhiều thầy cô có
doanh nghiệp riêng luôn tìm kiếm những sinh viên xuất sắc dể mời cộng tác, thực tập và
làm việc.
1.4.2 Thi cử ở Bách Khoa chúng tôi:
Bẫy Đề Thi: Các bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh ví dụ như…
Tôi đùa đấy, đó là với những thanh niên nào
không chịu đọc lấy một chữ trong vở ghi chép
ở lớp và không đi học buổi nào thôi.
 Thực tế đối với các môn học ở năm nhất,
thầy cô luôn luôn nhắc sinh viên phần nào nên

học và thông thường, thi sẽ ra phần nào. Điều
các bạn cần đó là học những phần đó thì tỉ lệ
rớt môn của các bạn sẽ là rất thấp.
 Còn điều nữa các bạn cần biết để không bị
SHOCK.
Trường BK thi theo ca do đó các bạn có thể
biết đề của ca trước nhưng mà… cũng vô ích
thôi. Đề ca sau là đề khó nhất vì theo tôi thấy,
đề thi được thay đổi dạng và tăng độ khó lên
rất nhiều …
Học chềnh chàng và gặp đúng ca sau thì xác
suất cao là:
GAME OVER!

1.5. Bẫy game
1.5.1 “Từ thiên tài tới thiên tai”

Nếu đi hỏi các anh chị khóa trước đôi khi bạn cũng chẳng lạ lẫm với mấy chuyện như
ông anh A con nhà bà B ở xóm C, xã D huyện E hồi cấp 3 là thần đồng. Suốt ngày chỉ
có học hành, thành tích luôn cao vời vợi nhất trường, nhất huyện…nhưng vừa bị liệt kê
trong danh sách “đuổi học” vì nghiện game online, bỏ bê học hành. Hồi học cấp 3, cả
nhà đi đâu cũng chỉ nhìn thấy trời thôi vì quá đỗi tự hào về cậu quý tử nhà tôi. Còn bây


giờ, ngoài việc đi chợ hay có việc quan trọng, bố mẹ lủi thủi trong nhà, đến đi ăn đám
cưới cũng “tới nhanh về sớm” vì sợ người ta hỏi chuyện con cái.
Game online là một công cụ hữu ích để giải trí sau những giờ học tập/làm việc căng
thẳng, đôi khi nó còn là một cách để chúng ta liên lạc với bạn bè hay kết bạn với nhiều
người. Nhưng nếu lạm dụng và coi nó là một trò tiêu khiển thì cực kì tai hại, đặc biệt là
trong học tập.

1.5.2 Vậy nếu không bỏ được game thì phải làm như nào ?

Nói như vậy không có nghĩa là phải bỏ game mà là hãy biết cách chơi game.
Kinh nghiệm bỏ túi của tôi là luôn “định vị” rõ ràng giữa việc học và việc chơi.
Lấy ví dụ: Bạn coi chiếc vi tính của tôi là công cụ giải trí hay thiết bị học tập, điều đó
sẽ ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử của bạn với chiếc máy tính.
Nhiều bạn coi nó là “đa năng”, bạn chứa cả hai. Vấn đề là thật khó để lựa chọn khi
trong máy vừa có game, vừa có ứng dụng học tập. Con người chúng ta có xu hướng dễ
hành động bởi cảm xúc hơn lí trí. Lúc cao hứng, tinh thần học tập vời vợi bạn có thể bỏ
quên game và lao vào học điên cuồn nhưng ví dụ khi nghe 1 bài tiếng anh khó quá hay
hôm nay tự dưng “không có hứng học hành” thì tôi “giải trí” chút. Mở game chơi tí thôi.
Học thì nặng óc nhưng chơi game thì thoải mái. 2h sau bạn tắt máy và chợt nhận ra tôi
bỏ một đống thời gian ra để chơi game chứ chưa học được 1 chút gì.
Cách giải quyết tốt nhất là bạn xóa phải xóa hết game trong máy và sử dụng laptop cá
nhân với mục đích học. Còn chuyện chơi game, sao không ra quán nét chơi cho thoải
mái. Sau khi hoàn thành hết mục tiêu cá nhân, tôi thường cho phép bản thân 2 tiếng tối
thứ 7 để đi chơi game ở tiệm nét, vừa thoải mái mà lại vui vẻ. Thi thoảng cũng nên đổi
gió bằng việc hẹn bạn bè ra biển đàn hát vui vẻ tới 11h đêm mới về. Nó khiến cho cuộc
sống của tôi trở nên ý nghĩa, đa màu sắc hơn.

1.6. Bẫy “thời gian”
1.6.1 Thôi, Cứ để mai làm…

Nếu bạn chưa có thói quen xác lập cho mình kế hoạch cho những công việc sắp tới,
thì điều đó thật là một thiếu sót lớn. Việc không có kế hoạch sẽ khiến bạn không sắp xếp
và ưu tiên các công việc quan trọng cần phải làm, bạn sẽ bắt đầu trì hoãn với tâm lý “để


đó, ngày mai làm” và rồi bạn nhảy sang hát hò, chơi game giải trí, lướt facebook xem
thông tin bạn bè… Sau một tuần nhìn lại thì “ngày mai” vẫn chưa đến và khả năng cao

là bạn tiếp tục trì hoãn. Cuối cùng, khi thời hạn công việc hết giờ chót, bạn cảm thấy
bối rối, than thân, trách phận và tất nhiên kết quả sẽ không thể nào tốt được
1.6.2 Vậy, có cách nào không ?
Nhiều bạn hỏi tôi về phương pháp “quản trị thời gian” hiệu quả. Câu trả lời chính xác
nhất là không phải quản trị thời gian vì thời gian vốn không thay đổi, cho dù bạn có cố
gắng hay làm cách gì đi nữa thì một ngày vẫn 24h. Cái bạn cần làm là quản trị bản thân
bằng những thói quen tốt, những sự ưu tiên hay độ cấp thiết.
To-do-list là 1 ví dụ. Trước khi đưa ra nội dung công việc hàng ngày cần có mục tiêu
3-6 tháng. Đừng đặt mục tiêu chung chung như học tiếng anh tốt lên, học ở trường chăm
chỉ và tích cực, luôn đi học đầy đủ..mà tốt nhất hãy cụ thể hóa bằng con số hoặc hình
ảnh.
Ví dụ:
Tiếng anh. Sau 6 tháng sẽ hoàn thành 1 bộ giáo trình gồm 36 chương. Học 500 từ vựng. và
giao tiếp tiếng anh cơ bản thành thảo, phát âm chuẩn & tự tin…
Học ở trường. Điểm trung bình của kì 1 là 7.5
Mỗi ngày dành ít nhất 45p để ôn lại bài & chuẩn bị bài trước khi đi học.
Súc khỏe: lên 65 kg với 1m73. Tập Gym/chạy bộ/bơi…6b/tuần….
Trả lời được câu hỏi : tôi là ai ? Mục tiêu & kế hoạch 5 năm tới

Nội dung công việc mỗi ngày là 1 mảnh ghép nhỏ để thực hiện mục tiêu trung/dài hạn
của bạn.
Có 4 mức độ:
Cấp độ 1: Việc mang tính chất khẩn cấp, quan trọng & hướng tới mục tiêu
Cấp độ 2: Việc không khẩn cấp, nhưng quan trọng & hướng tới mục tiêu
Cấp độ 3: Những việc khẩn cấp, nhưng không quan trọng & hướng tới mục tiêu
Cấp độ 4: Đây là những việc cá nhân


Nội dung công việc


Cấp

Hoàn

độ

thành

ưu
tiên

Dành thời gian ôn lại bài & chuẩn bị bài đi học môn hình

1

họa buổi chiều
Học tiếng anh: 10 từ vựng & nghe 1 đoạn hội thoại

2

Tập thể dục: Gym/chạy bộ/hít đất… trong 45p

2

Rửa bát, nấu ăn

4

Giặt quân áo


4

Chuẩn bị quà sinh nhật cho cái Hạnh tối nay.

3

Đọc sách: 50 trang cuốn “Tony buổi sáng”

3

Tìm hiểu về chuyên ngành

2

Ngày nào cũng như vậy, sáng-trưa-chiều-tối luôn có to-do-list kèm theo, làm hùng
hục từ sáng tới chiều. “Trẻ trâu” có nghĩa là còn trẻ là phải cày như trâu. Không cho
phép bản thân được nghỉ ngơi và rảnh rỗi quá lâu. Vì rảnh rỗi là sinh nông nỗi. Chuyên
nghiệp hóa ngay từ khi còn là sinh viên , thì sau khi ra trường bạn có thêm một “lợi thế
cạnh tranh” khi ứng tuyển ở một công ty bất kì. Chúc các bạn luôn luôn “trẻ trâu”.
1.7. Bẫy “tâm lí xả hơi”
Nhiều ý kiến cho rằng lên đại học là khoảng thời gian để nghỉ dưỡng sức sau 1 khoảng

thời gian dài tu luyện thi cử vất vả. Vì vậy cho nên đa phần thời gian đầu của năm một


gắn liền với việc ăn chơi nhảy múa. Cộng thêm những lời đóng góp “miễn phí” từ các
bậc anh chị đầu đàn khi cho rằng học đại học nhàn lắm cho nên thường không quan tâm
nhiều đến bài vở.
Kết quả của chuỗi ngày vui chơi đó là khi quay lại nhịp độ học tập ở trường thì thấy
cực kì khó khăn. Hậu quả là điểm thấp, chán nản, bị bạn bè bỏ xa. Trường hợp tệ nhất là

bỏ ngang về ôn thi lại trường khác. Năm sau những bạn đó vào một đại học cũng chơi
bài cũ.
Bạn tôi, có đứa 3 năm liên là sinh viên năm nhất…của ba trường. Đơn giản cũng là
do vậy.
1.8. Bẫy tình yêu: Sống thử
Nhiều bạn đọc tới đây đôi khi sẽ thốt lên, “ơ thế quái nào mà đến cả yêu cũng có bẫy”

nhưng gọi là sống thử mà bản chất là sống thật 100% đấy, không có chuyện chỉ là “thử”
thôi đâu nhé các chàng trai, cô gái!
Bạn thường đuợc thuyết phục với lý lẽ là: Ðằng nào chúng ta chả cưới nhau, sống thử
để tiết kiệm chi phí, dể chăm sóc cho nhau được nhiều hon…
Vậy hãy cùng tôi phân tích đằng sau những câu nói đó là gì nhé!
- “Ðằng nào chúng ta chả cuới nhau”
Nếu đúng là 2 bạn có ý định cưới nhau thật thì phải về nhà nhau giới thiệu với bố mẹ
hai bên và nói rõ ràng nguyện vọng cùng kế hoạch sẽ cưới nhau khi nào đồng thời trình
bày luôn ý định sống thử. Nếu bạn không có ý định làm thế thì tình yêu vẫn chỉ là tình
yêu bí mật không được danh chính ngôn thuận, điều này rất thiệt thòi cho các bạn gái.
Bạn trai có thể lý luận là sợ bố mẹ phản đối nhưng sự thực thì bố mẹ chỉ phản đối khi
bạn trai không chứng tỏ được ý định nghiêm túc của mình. Một nguời đàn ông bản lĩnh
sẽ hiểu rõ và sẵn sàng đối mặt cũng như chịu trách nhiệm với những quyết định của
mình.
- “Sống thử thì anh và em tiết kiệm được nhiều khoản cho tương lai của chúng
ta”
Thực tế là chi phí sẽ tăng thêm thậm chí bị khủng hoảng tài chính sau một thời gian
sống thử. Bạn gái sẽ có xu huớng nấu thật ngon, nhiều món hấp dẫn để chiều cái bụng


của bạn trai, tình yêu đi qua cái dạ dày mà. Truớc đây, nếu hết tiền bạn sẵn sàng mua
một thùng mì tôm và chấp nhận ăn cho tới khi có chi viện từ nhà, nhưng bây giờ thì điều
đó là không thể. Không chỉ có thế, hàng loạt chi phí sẽ phát sinh mà bạn không thể kiểm

soát nổi hoặc thấy bức xúc tại sao tôi lại bị kiểm soát, trước dây tiền tôi tôi tiêu, tôi thích
làm gì thì làm, giờ lại phải mang ra thảo luận bàn bạc xem có nên tiêu hay không? Bạn
gái sẽ thấy bạn trai tiêu tốn quá nhiều tiền vào những trò vô bổ nhu nhậu nhẹt, chơi
game… Bạn trai sẽ thấy thật phiền phức khi bạn gái lúc nào cũng tìm cách kiểm soát và
chỉ trích cách tiêu tiền của mình, thậm chí sẽ có những bất đồng, xô xát, cãi vã khi cả 2
cùng hết tiền.
- “Sống thử thì anh/em sẽ chăm sóc em/anh được nhiều hơn”
Bạn gái sẽ có xu huớng thể hiện mình là một nguời “vợ” đảm đang chăm sóc “chồng”
hết mực. Giặt đồ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa… bạn sẽ làm với một niềm hứng khởi tưởng
như vô biên. Ban dầu, dường như chuyện này chẳng ảnh huởng gì, 2 bạn sẽ rất vui vẻ
làm những việc này cùng nhau, bạn gái thật hạnh phúc vì được tự tay chăm sóc cho nguời
yêu, bạn trai cũng hạnh phúc không kém khi ngày ngày được ở bên cô gái xinh xắn chăm
sóc mình hết mực và không ngần ngại làm những gì cô ấy muốn. Nhưng sau đó bạn gái
sẽ thấy quá tải và so sánh trong khi mình đi học về mệt phờ nguời phải lao vào nấu
nướng, giặt giũ còn anh ấy – nguời yêu lý tuởng – nguời chồng tương lai bạn hằng ao
uớc – lại sẵn sàng vứt quần áo ngổn ngang rồi chạy đi đá banh. Bạn trai thì cảm thấy thật
vớ vẩn khi tốn thời gian ngồi nhặt rau cùng bạn gái hay bị bạn gái sai đi mua trái chanh,
trái ớt mà bạn gái quên lúc đi chợ. Ấy chết! đàn ông, con trai ai lại làm những việc như
thế!!
- Vấn đề an toàn tình dục khi sống thử: Các bạn cần phải biết cách phòng tránh thai
cùng các bệnh lây qua đường tình dục. Bạn trai cần có ý thức bảo vệ bạn gái dể tránh
những hậu quả đáng tiếc như phải nạo phá thai, vô sinh… Bạn gái cũng cần có ý thức tự
bảo vệ mình, vì phần thiệt thòi của phái nữ rất lớn khi có sự cố xảy ra.
1.9. Và một số bẫy khác
1.9.1 Bẫy “xe ôm”
Một buổi sáng tinh mơ khi vừa đặt chân xuống bến xe thành phố Đà Nẵng. Tôi được
một xe ôm nhiệt tình kêu chở về phòng trọ, sáng nên hứa sẽ mở hàng lấy rẻ. Vì bác đó
mời nhiệt tình quá nên lên luôn. Quãng đường chạy rất vòng vèo từ đường này qua



đường kia nhưng cuối cùng cũng tới được phòng trọ. Đến khi hỏi bao nhiêu tiền thì bác
bảo 100k nhưng vì cũng “mở hàng lấy hên” nên giảm còn 80k. Tôi mừng rơn, sàng đó
hỏi lại anh chị mới biết là quãng đường từ bến xe về phòng trọ tôi có hơn 3km. Vâng,
80k cho 3km.
Chưa nhiều như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh, tình trạng xe ôm chặt chém khách tuy
được coi là ít nhưng vẫn không nhỏ. Các đối tượng này thường nhắm tới các con mồi
béo bở là những bạn SV vừa mới chân ướt chân ráo lên Tp nhập học hoặc chưa quen với
đường đi trong thành phố nên thỉnh thoảng bị chém với giá trên trời.
Mẹo nhỏ:

Mức giá thông thường khi đi xe ôm là 6-7000/km, sử dụng công cụ tìm hiểu xe quãng
đường bạn muốn đi hết bao nhiêu km rồi cứ thế mà tính. Nếu giá xe ôm trên dưới mức
giá đó thì đi.
Với những quãng đường dài nên chọn xe buýt hoặc xe thồ dạng nhỏ.
Luôn luôn hỏi trước về giá tiền, vì nếu đi tới nơi mới hỏi giá thì bạn buộc tôi vào thế
bị động. Dù người ta có hét giá bao nhiêu thì lúc đó cũng phải “vui lòng” mà rút tiền ra
thôi.
1.9.2 Bẫy “gạ tăm – đồng bào lũ lụt”

Khoản này sinh viên năm thứ nhất dễ dính nhất. Thường thì vào các buổi học đầu
năm, sẽ có vài chú/cô/anh/chị lên các giảng đường thuyết phục sinh viên chuyện này.
Cách làm việc của họ rất chuyên nghiệp. Đôi khi để gây thêm lòng tin, họ còn mang theo
một quyển sách in bìa rõ ràng các trường hợp ở ABC đang bị hoàn cảnh XYZ ...
Các trung tâm THẬT, không bao giờ họ làm thế. Nếu cần gây quỹ ủng hộ, phải thông
qua Nhà Trường/Hội Sinh Viên hoặc các cơ quan có đủ thẩm quyền. Vì vậy nên không
quyên góp/ủng hộ/mua ủng hộ bất cứ thứ gì/việc gì nếu không có giấy giới thiệu của
Nhà trường hoặc không có các anh/chị trong Hội Sinh viên đi kèm.
1.9.3 Bẫy “mua hàng hiệu, giá rẻ…khi đi dạo”

Cái này ở Đà Nẵng không phổ biến nhưng tôi cũng nêu ra để các bạn lỡ gặp mà tránh.

Thỉnh thoảng đi ngoài đường, tự nhiên sẽ có người bắt chuyện rồi gạ gẫm mua đồng
hồ, máy ảnh….Họ sẽ nói là vừa sắm được “con” này cực kì xịn, đây là hàng xách tay


bên Mỹ, bên Pháp về vừa dùng được 2 tuần-1 tháng. Nhưng hiện tại do cần tiền gấp nên
muốn bán ngay lấy tiền ngay và vì thấy bạn nói chuyện thân thiện, dễ gần nên để lại
luôn. Thoạt đầu nhìn có vẻ đẹp nhưng khoảng 3 ngày – 1 tuần sau là hỏng, đồng hồ bị
đứng hình – máy ảnh không chụp được.
Chính vì vậy nên hãy hết sức cẩn thận khi ai đó mời chào mua một món đồ công nghệ,
trang sức khi đi đường.


PHẦN 2 THẤU HIỂU BẢN THÂN – ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI
2.1. Trả lời câu hỏi “TÔI LÀ AI”

Tại sao chúng ta lại phải định vị bản thân? Câu trả lời đó là “ Biết người biết ta trăm trận
trăm thắng”. bạn muốn chiến thắng hay bạn muốn thành công điều đầu tiên, đó là bạn phải biết
tôi là ai, trước khi biết về đối thủ của tôi, lại một câu hỏi đặt ra Tôi là ai? Để là rõ điều này tôi
sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện mang tên “Điều gì đáng sợ nhất?”
Phóng viên Nobita đang phỏng vấn về Điều gì đáng sợ nhất?
Nobita: (Hỏi) Điều gì đáng sợ nhất?
Suneo: Chiến tranh.
Jaian: Sự phản bội.
Shizuka: Sự cô đơn.
Nhưng Bụt hiện lên và trả lời câu hỏi của Nobita: Anh là ai?
Nobita: Tôi là Nobita
Bụt: Đó là tên anh.
Nobita: Tôi là phóng viên.
Bụt: Đó là nghề của anh.
Nobita: Nói cho cùng tôi là con người

Bụt: Đó là tên của loài vật. Vậy anh là ai?
Nobita: Tôi là ai?
Bụt: Không biết tôi là ai mới là điều đáng sợ nhất.


Cuối cùng, qua câu chuyện trên thì chúng ta rút bài học đó là biết tôi là ai mới là
điều quan trọng. Vậy Tôi là ai?- Cụm từ ngắn gọn, súc tích nhưng không phải ai cũng
hiểu rõ ý nghĩ mà nó muốn biểu thị. Theo cách hiểu của tôi, “Tôi là ai?” chính là giá
trị, sự khác biệt, cái bản ngã làm nên tính cách riêng biệt của tôi với mọi người. Hiểu
một cách đơn giản thì cụm từ “Tôi là ai” ý muốn nói đến nhân cách phẩm chất, cách
sống, đạo đức, tài năng, bản lĩnh của mỗi người. Và con người đó có thể làm gì, tạo ra
được những giá trị gì cho chính bản thân tôi, gia đình và xã hội.
Làm sao để trả lời câu hỏi “Tôi là ai” Sau đây bạn hãy tìm hiểu cùng tôi và làm
những bài tập sau:
2.1.1

Điểm mạnh của tôi là gì?

Tại sao quan trọng? Biết sở trường và ưu điểm của tôi, bạn sẽ tự tin hơn.
Hãy xem xét bản thân: Bên dưới, Hãy viết ra một năng khiếu hay kỹ năng của bạn.
………………………………………………………………………………………........
……………………………………………………………………………………………
Bây giờ, hãy viết ra một tính tốt của bạn (Vd: Cẩn thận, chi tiết, chăm chỉ,…)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
(Nếu bạn thấy khó nhận ra một tính tốt, hãy nghĩ xem so với hồi nhỏ thì giờ đây bạn
đã trưởng thành hơn như thế nào? Hoặc hỏi những người thân bên cạnh tôi)
2.1.2 Điểm yếu của Tôi là gì?
Tại sao quan trọng? Dây xích dễ đứt khi có một mắt xích yếu. Vì vậy, bạn có thể mất tự
tin nếu để điểm yếu chế ngự tôi.

Hãy suy nghĩ: Không ai hoàn hảo. Mỗi người đều có những điểm tôi muốn cải thiện.
Vd: Có một cô gái tên Dung tự hỏi: “ Sao tôi cứ bận tâm đến những điều vớ vẩn? chuyện
nhỏ nhặt nhất cũng làm tôi bực bội và bỗng nhiên tôi không kiềm chế được bản thân, không
kiềm chế được cảm xúc!”
Hãy xem xét bản thân: Bạn có điểm yếu nào cần kiểm soát?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


2.1.3 Mục tiêu của tôi là gì?

- Tại sao quan trọng? Khi có
mục tiêu, bạn sẽ xác định được
phương hướng, tầm nhìn cho tôi.
Ngoài ra, bạn cũng có động lực để
tránh những hoàn cảnh và đi theo
những mục tiêu của người khác.
- Hãy suy nghĩ: Bạn có đón taxi
và bảo tài xế chở đi vòng vòng hết
thành phố Đà Nẵng cho đến khi hết
xăng không? Hẳn điều đó là ngớ
ngẩn và phung phí, có mục tiêu sẽ
giúp cuộc sống của bạn có định
hướng. Bạn có nơi để hướng tới và có
kế hoạch cụ thể để đến đó.

Hãy xem xét bản thân: Hãy viết ba mục tiêu mà bạn muốn đạt trong năm nhất đại học.
1.………………………………………………………………………………………………
……………………………………..………………………………………………….…………

……………………………………..………………………………………………….…………
2.………………………………………………………………………………………………
……………………………………..………………………………………………….…………
……………………………………..………………………………………………….…………
3.………………………………………………………………………………………………
……………………………………..………………………………………………….…………
……………………………………..………………………………………………….…………

Để các bạn có thể viết mục tiêu tốt nhất tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 nguyên tắc lập mục
tiêu thông minh S.M.A.R.T.E.R
Lấy ví dụ là mục tiêu: Đạt được điểm 8.0 điểm trung bình chung học kì 1 năm 20162017
S (Specific - Cụ thể) 8.0 là một con số rất cụ thể
M (Measurable - Đo đếm được): Thang điểm là 10 thước đo kết quả.


×