Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường tiểu học khánh hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.07 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
" MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC"


I/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Chúng ta đều biết rằng: Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò
quyết định chất lương giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục
mới tốt.
Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chấ lượng cao.
Đội giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học là nhân tố quyết định hiệu quả
giáo dục của các khối lớp.
Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về chỉ đạo hoạt
động Đoàn, Đội.
Có đội ngũ cốt cán giỏi, nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề
lại có trách nhiệm cao trong tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, vì mục tiêu
chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý.
Như vậy: Vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và
điều hành đội ngũ giáo viên để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tinh


thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của trường
đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ
giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng vị trí
con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra
những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề


thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó
góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy
giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại sự
nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự
nghiệp giáo dục, nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói:” Thầy giáo là nhân vật
trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới
xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn
luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã
hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là


tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ
năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và
tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì
khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên.”
Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên như trên, là một cán bộ quản lý,
tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ
giáo viên và xem đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết. Trong những năm qua
trường chúng tôi đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp quản lý có hiệu quả
để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, hoạt động, chuyên môn trong nhà
trường ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng
phát triển. Tôi xin đưa ra kinh nghiệm: “ Một số giải pháp quản lý nhằm xây
dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục”.
II/Những giải pháp chỉ đạo:
1. Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác
phong lành mạnh cho giáo viên.
- Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng
của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



Giáo viên cần nhận thức được rằng: cấp tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ
thống giáo dục, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách bước đầu rất cơ bản
để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển các cấp học tiếp theo.
- Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng
công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể để thấy rõ vai
trò to lớn của đoàn kết (đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng lợi).
- Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt
niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong
đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nêu
rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp giáo dục.
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa giáo viên chủ nhiệm với lãnh đạo
Đảng, chính quyền địa phương, với BGH cũng như các tổ chức đoàn thể, cùng phối
hợp làm công tác giáo dục để giáo dục dào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân.
- Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự
bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ


mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng giáo dục, lấy học sinh làm
thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên.
2. Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt
động trong nhà trường.
- Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế
hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hoá, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hoá.
Các quy định cụ thể:
+ Quy dịnh về trực lãnh đạo, trực tuần của giáo viên.
+ Quy dịnh về hồ sơ giáo viên.
+ Quy định về soạn bài, chấm bài.
+ Quy định về lịch hội họp, chế độ thông tin báo cáo.

- Thông qua quy chế trên để cán bộ giáo viên có lề lối làm việc khoa học, từ
đó siết chặt được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.
3. Xây dựng củng cố hoạt động của tổ chuyên môn.
Chúng tôi xác định đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, nó
có vai trò rất lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất


lượng giáo dục. Hoạt động hiệu quả của mỗi giáo viên sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất
để mỗi giáo viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm, từ đó nâng cao trình độ năng lực của mình. Với vai trò như vậy đòi hỏi tổ
chuyên môn phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có nề nếp và khoa học.
- Phải có nội dung sinh hoạt cụ thể bằng kế hoạch hàng tháng, hàng kỳ, cả
năm học. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn phải có đủ các nội dung như:
+ Đánh giá kết quả công tác tuần trước.
+ Triển khai công tác tuần tới.
+ Thảo luận, thống nhất chương trình, đưa ra bài toán khó, hướng dẫn giải.
- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy
định của nhà trường.
- Có kế hoạch dạy bài khó hoặc dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, phân
công người dạy cụ thể.
- Phân công cụ thể người giúp đỡ những giáo viên mới ra trường hoặc những
giáo viên còn yếu về từng mặt.


- Phát động phong trào viết SKKN trong toàn trường, tập trung vào yêu cầu
đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng ngay trong trong từng đợt thi đua. Cho
dù giá trị vật chất không đáng là bao nhưng cũng đã động viên được giáo viên kịp
thời, khích lệ được phong trào ngày càng hiệu quả.
- Thông qua các phong trào thi đua, giáo viên đã có thêm được rất nhiều kinh

nghiệm trong công tác giảng dạy. Hoạt động này thật sự thiết thực cho công tác tự
học, tự rèn luyện của mỗi người.
4. Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu và của tổ chuyên môn.
- Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý
trong công việc quản lý nhà trường. Kiểm tra là vũ khí, là động lực cho sự phát
triển. Trong nhà trường, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc
nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những mặt tốt để phát
huy, tìm ra những mặt hạn chế để khắc phục. Thói quen nghiêm túc, làm việc có kế
hoạch khoa học trong công việc không phải tự nhiên ai cũng có mà hầu hết được
hình thành và phát triển trong suốt cả quá trình công tác mà lúc đầu thường là chưa


tự giác. Nói tóm lại là làm tôt công tác kiểm tra theo đúng nguyên tắc, thiết thực sẽ
tạo nên hiệu quả đích thực, giúp mỗi người ngày càng tự giác và nghiêm túc hơn.
- Chúng tôi xác định nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về
chuyên môn như: kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực
hiện chế độ kiểm tra cho điểm, việc chấm, chữa bài cho học sinh, việc dự giờ thăm
lớp, tự học, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác.
+ Ngoài kiểm tra theo lịch chúng tôi chú trọng việc kiểm tra đột xuất, nhất là
dự giờ đột xuất và việc thực hiện quy chế chuyên môn. 100% giáo viên được dự giờ
đột xuất ít nhất 1 lần trong một học kỳ.
- Sử dụng kết quả kiểm tra để nhắc nhở, rút kinh nghiệm những giáo viên thực
hiện chưa tốt hoặc có thiếu sót trong quá trình công tác, đồng thời tuyên dương,
khích lệ những cá nhân làm tốt từ đó nhân rộng điển hình. Khi cán bộ, giáo viên bị
nhắc nhở 2 – 3 lần mà vẫn không sửa chữa sẽ bị kiểm điểm.
Vì việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên từ tổ đến Ban giám hiệu nên
không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn. Trong quá trình kiểm tra chủ
yếu phát hiện ra một số tồn tại của giáo viên để nhắc nhở. Nhờ kiểm tra nhắc nhở
mà những thiếu sót này dần dần được khắc phục.



5.

Ban giám hiệu nhận thức rõ: Chi bộ là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình

chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của năm học.
Ban chi ủy phải đoàn kết thống nhất tập trung nâng cao nhận thức cho từng Đảng
viên để mọi Đảng viên trong chi bộ đều thấy được:
Phê và tự phê để đi đến đồng thuận:
Tranh luận sôi nổi để tìm được những giải pháp hay.
Từng Đảng viên phải tự giác rèn luyện để xứng đáng là tấm gương đạo đức tự học
sáng tạo.
6.

Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình chỉ đạo các phong trào của

đơn vị nhà trường. Chi bộ định hướng các lĩnh vực một cách toàn diện.
7.

Chỉ đạo quản lý bằng thi đua:

Xây dựng bảng điểm thi đua dựa trên tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và
các qui chế dân chủ trong cơ quan.
Bảng điểm được đưa ra công khai và được hội thảo từng bước ở các tổ chức trong
nhà trường.


Các ý kiến được tập hợp về ban thi đua sau đó ban thi đua luận bàn để thống nhất
và thông qua Hội nghị cán bộ công chức vào đầu các năm học.
Trong năm học ban thi đua chỉ đạo các tổ chuyên môn bình xét theo bảng điểm và

xếp loại theo thứ tự trong tổ từ cao đến thấp.
Sau đó Ban thi đua họp và xét duyệt theo từng tiêu chuẩn đối với từng cá nhân và
đảm bảo vô tư, khách quan, công bằng thật sự.
8.

Động viên kịp thời để giáo viên có tài năng, năng khiếu giáo viên cốt cán của

trường phối hợp đồng thuận để đầu tư nhiều về thời gian, nhiều sáng kiến kinh
nghiệm, góp phần làm nên các thành tích cao của trường.
9.

Tạo điều kiện cho mọi thành viên trong trường thấy được rằng:

Thành tích của tập thể là thành tích của chính mình.
Thành tích của cá nhân cũng có một phần đóng góp, giúp đỡ của tập thể.
Vui vì thành tích của tập thể và cũng mừng vì thành tích của đồng nghiệp mình đạt
được.
10. Trong mọi phong trào người Hiệu trưởng phải xứng đáng là trụ cột, là cố vấn
để chỉ đạo và phải điều hành công việc hợp lý.


III/ Kết Luận và kiến nghị:
1/ Kết luận:
Bằng tác động của những giải pháp trên, chất lượng của đội ngũ của trường
được nâng lên một cách rõ rệt:
- Về tư tưởng chính trị: Giáo viên đã phấn khởi bám trường, bám lớp, tâm
huyết, say sưa với nghề. Trong công việc, mọi người có ý thức tự giác thực hiện
nghiêm túc chủ trương, chương trình chính sách của Đảng, pháp luạt của nhà nước,
các quy định của ngành, của trường. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động và các công việc đạt

hiệu quả cao hơn.
- Về chuyên môn: Qua kiểm tra, dự giờ thăm lớp, qua các đợt khảo sát chất
lượng, đánh giá xếp loại học sinh cuối năm, các hội thi cho thấy chất lượng chuyên
môn, chất lượng giáo dục, chất lượng mũi nhọn cũng được đẩy mạnh, được thể hiện
qua các số liệu sau:
+ Thi Olympic vòng huyện đạt 1 giải nhì, 2 giả ba;
+ Thi Viết chữ đẹp vòng huyện đạt 4 giải;


+, Thi An toàn giao thông vòng huyện đạt 2 giải ba, 1 giải nhì.
+ Thi Tiếng hát dân ca đạt 2 giải ba.
Ngoài ra các hội thi vòng trường đều đạt chất lượng cao, số lương giáo viên và
học sinh đạt giải vượt chỉ tiêu đề ra.
BIỂU 1: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
Năm

S S Xếp loại

học

L ố phẩm

Xếp loại

Xếp loại

chất Năng lực chuyên môn chủ nhiệm

G l chính trị
V ớ TỐT KH


TB TỐ

Á

p

T

KH

TB

Á

YẾ

TỐ

KH

U

T

Á

TB

S % S % S %S % S % S % S % S % S % S %

L

L

L

1 4

1 3 7 2 1 4 6 2

2011-

2 2 1 4

2012

7 7 3 8. 3 8.
1

1

L

L

L

L

3 2 2 6


1 3

L

L

1 3 9 3 1 5

4 1

.

5. 3 8

2.

.

3 4 1.

4.

7

9

2

7


.

8

8

0 3 1 4 1 4

2 7.

.
1

2012-

L

0 0 1 4 1 3 5 1

3


2013

3 9 2 6. 1 3.
6

5 8. 3 9


3

5

5.

.

5 8 6 5.

1

.

4

4

4

5

BIỂU 2: CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
Năm

S S Xếp loại

học






l

H

Xếp loại

hạnh kiểm học lực

ớ S HTĐ CĐ G
Đ

p

S

K

TB

lên

CTT

lớp

H


S % S %

% S %S % S
L

HT

Y

Đ

L

HS

% S % S %

L

L

L
1

2011-

2

5


5

1

1 2

20 3

2012

7

8

8

0

5 7

5

2

2

0

7


L

L

L
3

2 4 5 9

9 9

5. 9

2. 7 . 5 5. 4 8

2

3

2

19 3

1

3

6 5 4

2012-


2

5

5

1

1 2

2013

9

7

7

0

6 9, 9

4, 9

4, 3 . 6 7, 1 0

9

9


0

9 2

4

2

8

1 2 5

9 1 1

2 6 8

7 0


Qua bảng thống kê chất lượng đội ngũ và chất lượng học sinh các năm cho
thấy chất lượng toàn diện cũng tăng. Tỷ lệ học sinh có học lực xếp loại Khá, Giỏi
được tăng đáng kể. Đặc biệt tỷ lệ học sinh yếu giảm mạnh. Đây là thắng lợi bước
đầu mà bản thân tôi thiết nghĩ mình cần phải có những biện pháp, những kinh
nghiệm có giá trị hơn nữa để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một
nâng cao.
2.

Đề xuất và kiến nghị:
a/ Đề xuất

Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Tiểu học, đặc biệt là nâng

cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu xã hội. Các cấp Bộ, Ngành
cần đổi mới phương thức đào tạo đội ngũ giáo viên.
b/ Kiến nghị:
Qua những biện pháp đã được thực hiện và đối chiếu với điều kiện thực tế ở
nhà trường, bản thân tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng trong tất cả các
nhà trường Tiểu học. Tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả thì
chúng ta cần cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị trường học.


Trên đây là một số những giải pháp trong quá trình chỉ đạo phong trào nhà trường
đạt nhiều thành tích cao trong những năm qua. Đây là những giãi pháp ca nhân hình
thành dựa trên suy nghĩ tìm hướng phát triển nên chắc chắn sẽ chưa đầy đủ, tôi rất
mong nhận được sự góp ý và bổ sung của các cấp lãnh đạo trong ngành để tôi có thể
hoàn thiện và xây dựng thành chương trình cụ thể trong quá trình chỉ đạo phong
trào toàn diện áp dụng trong những năm học kế tiếp .
Khánh Hưng, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Xác nhận của Thủ trưởng

Người viết

Nguyễn Thanh Khiết



×