Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 9 trang )

Nguyễn Thị Hoài Thu
GIÁO ÁN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6
Tiết 9
Bài 7
SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ
CÁC HỆ QUẢ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được sự chuyển động tự quay quanh một trục
tưởng tượng của Trái Đất. Hướng chuyển động của Trái Đất từ Tây sang
Đông. Thời gian tự quay một vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ.
- Trình bày được một số hệ quả của sự vận động Trái Đất quanh trục.
2. Kĩ năng:
- Biết dùng quả địa cầu, chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp
nhau trên Trái Đất.
- Biết sử dụng bản đồ thế giới, tính giờ quốc tế, giờ địa phương.
3. Thái độ:
II. Phương tiện:
- Quả địa cầu.
- Bản đồ thế giới.
- Máy chiếu.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Kiếm tra bài cũ: (Thời gian: 3- 5 phút).
2. Bài mới:
* Vào bài: (Thời gian: 2- 3 phút).
- GV: Em cho cô biết thời gian một ngày đêm có bao nhiêu giờ?
- HS: 24 giờ.
Như vậy, chúng ta đều biết thời gian một ngày đêm có 24 giờ. Nhưng
các em có giải thích được hiện tượng này không? Hiện tượng ngày đêm 24
VĂN – ĐỊA K32
1


Nguyễn Thị Hoài Thu
giờ chính là do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất mà hôm nay
chúng ta sẽ học!
Thời
gian
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự vận động của
Trái Đất quanh trục.
- GV giới thiệu quả địa cầu: là mô
hình thu nhỏ của Trái Đất. Thực tế
trục Trái Đất là trục tưởng tượng nối
hai cực.
<?> Quan sát quả địa cầu, em có nhận xét
gì về vị trí của trục quả địa cầu so với mặt
bàn?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và lưu ý HS:
+ Trục quả địa cầu nghiêng chếch so với
mặt bàn một góc 66
0
33’.
+ Trục nghiêng là trục tự quay.
+Trục của Trái Đất cũng vậy, nó nghiêng
trên một mặt phẳng tưởng tượng (gọi là mặt
phẳng quỹ đạo) 66
0
33’.
- GV cho HS quan sát hình 19 trong SGK
và cho biết:
I. Sự vận động của

Trái Đất quanh trục:
VĂN – ĐỊA K32
2
Nguyễn Thị Hoài Thu
<?> Trái Đất tự quay quanh trục theo
hướng nào?
- HS trả lời và lên bảng thể hiện hướng
quay trên quả địa cầu.
<?> Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng
quanh trục trong một ngày đêm được quy
ước là bao nhiêu?
- GV mở rộng (đối với HS khá, giỏi):
+ Thời gian thực của một ngày đêm (ngày
đêm theo sao, ngày đêm thiên văn) dài 23h
56’04’’. Cách xác định: khoảng thời gian
giữa hai lần liên tiếp mà một ngôi sao nào
đó đi qua kinh tuyến của một vị trí bất kì ở
bề mặt đất.
+ Còn 3’56’’ là thời gian Trái Đất phải
quay thêm để thấy được vị trí xuất hiện ban
đầu của Mặt Trời. Do hướng chuyển động
của Trái Đất quanh Mặt Trời lại trùng với
hướng tự quay của Trái Đất nên ngày đêm
theo Mặt Trời dài hơn so với thực tế khi
Trái Đất tự quay trọn một vòng quanh trục.
<?> Mỗi vòng tròn là 360
o
, mà Trái Đất tự
quay quanh trục hết 24 giờ, các em hãy tính
tốc độ góc tự quay quanh trục của Trái

Đất?
- HS tính:
360
o
: 24 = 15
o
/h→ 60’:15
o
= 4’/ độ.
- Hướng tự quay của
Trái Đất từ Tây sang
Đông.
- Thời gian tự quay một
vòng 24 giờ (một ngày
đêm).
VĂN – ĐỊA K32
3
Nguyễn Thị Hoài Thu
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định các
múi giờ và cách tính giờ địa phương.
- GV cho HS quan sát hình 20 và trả lời câu
hỏi:
<?> Các em cho cô biết người ta chia bề
mặt Trái Đất ra bao nhiêu khu vực giờ?
(24)
- GV: 24 giờ khác nhau, 24 khu vực giờ (24
múi giờ).
<?> Vậy mỗi khu vực (mỗi múi giờ) chênh
nhau bao nhiêu giờ? Mỗi khu vực giờ rộng
bao nhiêu kinh tuyến?

- HS tính: 360 : 4 = 15 kinh tuyến.
<?> Sự phân chia bề mặt Trái Đất thành 24
khu vực giờ có ý nghĩa gì?
- GV gợi ý: Giờ địa phương, giờ riêng một
kinh tuyến có bất lợi gì?
- GV giảng giải: Để tiện tính giờ trên toàn
thế giới, năm 1884 Hội nghị quốc tế thống
nhất lấy khu vực có kinh tuyến gốc (0
0
) đi
qua đài thiên văn Grinuýt làm khu vực giờ
gốc.
<?> Ranh giới của khu vực giờ gốc?
- Chia bề mặt Trái Đất
thành 24 khu vực giờ.
Mỗi khu vực có một giờ
riêng. Đó là giờ khu
vực.
- Giờ gốc (GMT) khu
vực có kinh tuyến gốc đi
qua chính giữa làm khu
vực giờ gốc và đánh số
0 (còn gọi là giờ quốc
tế).
VĂN – ĐỊA K32
4
Nguyễn Thị Hoài Thu
(7
0
30’Đ và 7

0
30’T)
<?> Từ khu vực giờ gốc đi về phía Đông là
khu vực có thự tự bao nhiêu? So với khu
vực phía Tây? Và ngược lại phía Tây tính
như thế nào?
- GV giảng giải: Số thứ tự múi giờ được
đánh từ kinh tuyến gốc sang phía Đông lần
lượt là 0,1,2,3….
<?> Nước ta lấy giờ chính thức của kinh
tuyến nào đi qua? Sớm hơn giờ gốc là bao
nhiêu? Khu vực giờ thứ mấy?
<?> Hình 20 cho biết khi ở khu vực giờ gốc
là 12h thì ở nước ta là mấy giờ? Ở Bắc
Kinh, ở New York là mấy giờ?
- GV chốt: Như vậy mỗi quốc gia có giờ
quy định riêng. Nhưng ở những nước có
diện tích rộng trải trên nhiều kinh tuyến
(nhiều khu vực giờ) như: LB Nga, Canađa
(11khu vực, 5 khu vực giờ) thì dùng giờ
khu vực (múi giờ) đi qua thủ đô nước đó.
Giờ đó gọi là giờ hành chính hay giờ pháp
lệnh.
- GV nêu sự nhầm lẫn trong hải trình của
đoàn thủy thủ Magienlăng đi vòng quanh
thế giới về phía Tây trong 1083 ngày
(7/9/1522).
Có hiện tượng này vì Trái Đất quay từ
Tây sang Đông đi về phía Tây qua 15
0

kinh
chậm đi 1h. Vòng quanh thế giới tức là đi
hết 360 độ, đồng hồ bị lùi 24h tức là 1
ngày.
<?> Giờ phía Đông và giờ phía Tây có sự
chênh lệch như thế nào? (Phía Đông nhanh
hơn một giờ, phía Tây chậm hơn một giờ so
với khu vực giờ gốc).
Để tránh nhầm lẫn ta có quy ước thế nào
- Phía Đông có giờ sớm
hơn phía Tây.
VĂN – ĐỊA K32
5

×