Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đổi mới phương pháp bồi dưỡng HSG môn ngữ văn 9 từ việc đổi mới đề thi và rèn thao tác làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.61 KB, 16 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9 TỪ VIỆC ĐỔI MỚI ĐỀ THI
VÀ RÈN THAO TÁC LÀM VĂN

PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường hiện nay, thực tế cho thấy, số học sinh giỏi ( HSG) môn Ngữ văn
có chiều hướng ngày càng giảm đi, mà chất lượng bài viết của các em đạt số điểm
HSG không cao. Số bài viết giàu “chất văn” ngày càng hiếm. Nguyên nhân của thực tế
trên là do nhiều yếu tố. Về phía học sinh( HS): bản thân HS chịu áp lực từ phía cha mẹ,
cha mẹ HS không muốn cho con đi học đội tuyển môn Ngữ văn vì sau này ít có cơ hội
chọn nghề . Học sinh thì không có hứng thú vì chưa tìm thấy sự hấp dẫn ở môn học, một
số em có chút năng lực văn chương nhưng chưa thực sự yêu thích môn học và học
môn Ngữ văn thường điểm không cao, sự cảm nhận chưa có kiến thức lí luận và kinh
nghiệm sống nên nhiều khi chưa định hướng được rõ ràng vấn đề . Còn người dạy thì có
khi còn cứng nhắc, rập khuôn, làm hạn chế khả năngsáng tạo của học sinh, rồi chịu áp
lực bệnh thành tích nên mục đích là dạy theo khuynh hướng ''nuôi gà chọi’’, ''thành tích
chủ nghĩa’’, ''tính thời vụ’’...
Công việc bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn ngày càng khó khăn do nhiều nguyên
nhân trong đó phải kể đến tính sáo mòn trong lối dạy của giáo viên và cách làm bài theo
công thức của HS, việc vận dụng linh hoạt kiến thức để giải quyết một đề thi nhiều khi
rơi vào lúng túng thậm chí “ bế tắc”, và từ việc chấm thi nhiều giám khảo còn cứng nhắc
theo biểu điểm mà chưa thực sự cảm được sức sáng tạo của HS trong bài viết..... Từ
những băn khoăn trăn trở của người đã có những năm dạy bồi dưỡng HSG, trải qua buồn
vui của thành công và thất bại ,bằng trải nghiệm trong quá trình công tác của mình tôi
muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi Ngữ văn lớp 9.Để kết quả công việc BDHSG đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào
nhiều yếu tố : Mạch cảm, đề thi, bản thân HS và năng lực hướng dẫn của GV. Mà PPDH
của giáo viên là một trong những nhân tố quyết định đến kết quả. Về phương pháp bồi
dưỡng HSG cũng có rất nhiều PPDH hỗ trợ nhau.Tuy nhiên trong thời gian, phạm vi kiến


thức và kinh nghiệm của bản thân tôi chỉ xin đề cập đến một vấn đề nhỏ : Đổi mới
phương pháp bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn 9 từ việc đổi mới đề thi và rèn thao tác
làm văn.


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG) là phát hiện và bồi dưỡng năng lực
văn học của HS chứ không phải là phát triển năng khiếu. Bởi năng khiếu văn học là năng
khiếu sáng tác nghệ thuật thiên bẩm (làm thơ, viết truyện, tiểu thuyết...), phát triển năng
khiếu không phải là nhiệm vụ của nhà trường THCS .Còn năng lực văn học là khả năng
nắm bắt và vận dụng những tri thức khoa học về văn chương, năng lực này có thể bồi dưỡng và kiểm tra được vì thế đây là nhiệm vụ của nhà trường THCS.
Năng lực văn học là gì ? Năng lực văn học là sự tiếp nhận tác phẩm văn học (đọc,
nhận biết, phân tích, lý giải nội dung và ý nghĩa của tác phẩm văn học...).Là năng lực tạo
lập văn bản (diễn đạt và trình bày một vấn đề văn học hoặc xã hội bằng ngôn ngữ nói và
viết. Là năng lực phán đoán đề bài ( yêu cầu thể hiện năng lực) để làm bài kiểm tra, bài
thi ...
Và khi bồi dưỡng HSG giáo viên cần chú ý đến việc đánh giá được đúng năng lực
suy nghĩ và cách diễn đạt, trình bày của người viết, chống sao chép, và ảnh hưởng văn
mẫu, chú ý chất lượng hơn số lượng (độ dài ), nhận và hiểu đúng năng lực hơn là bám sát
và vận dụng cứng nhắc biểu điểm chấm một cách máy móc. GV cần chú ý đến khả năng
phân tích đề, vận dụng thao tác viết văn của HS trong khi làm bài thi.

III.CƠ SỞ THỰC TIỄN

Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn nên khi vào đội tuyển
bên cạnh một số em say mê còn có một số đối phó, học vì nể thầy cô HS chưa có ý thức
trau dồi năng lực viết văn, ngại viết, ngại đọc...nên có những bài viết văn khô khan, trần
trụi; nghĩ sao viết vậy chứ không biết gọt giũa.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do người dạy văn chưa truyền được cái hay
của tác phẩm văn chương sang cho người học (kể cả cách cảm thụ cũng như kỹ năng viết

những câu văn giàu hình tượng), chưa trang bị những kiến thức cơ bản về các thể loại văn
học cho học sinh, chưa làm cháy lên trong các em hứng thú say mê môn học và khao khát
văn chương vì vậy phần lớnHS khi làm văn “thấy sao, nghĩ sao thì viết vậy” mà thiếu đi
sự chọn lọc, làm cho bài văn trở nên trần trụi, sa vào “chủ nghĩa tự nhiên”, hoặc cảm
nhận cưnhg nhắc khiên cươngx theo nhưng gì STK và GV cung cấp kiến thức cơ bản mà
chưa linh hoạt thẩm thấu “ tự cảm” dựa trên cái đã “ nhận”.
Và trong thực tế một số em có năng lực văn học nhưng khi đi thi kết quả không cao
do khả năng vận dụng kiến thức vào trong bài viết nhiều khi cứng nhắc biết nhiều nhưng
hiểu và trình bày vấn đề theo yêu cầu chưa tốt.Thậm chí có HS còn xác định không đúng
trọng tâm đề dẫn đến đưa thừa kiến thức, đề yêu cầu thế này thì lại làm thế kia, đề yêu


cầu chỉ ra rồi trình bày quan điểm thì chứng minh vấn đề trong tác phẩm, đề yêu cầu phân
tích để chứng minh thì lại phân tích, ... Nhiều học sinh thậm chí cả GV có khi nhận định
đề chưa đúng yêu cầu, đọc một đề văn sẽ thấy bị “ lạ”, bị bất ngờ cho vấn đề trong đó là
mới mẻ hoặc cũng có thể chẳng hiểu đề yêu cầu cái gì . Cũng có khi trong quá trình
BDHSGcòn hời hợt trong việc đọc đề và tìm hiểu, tìm ý, lập dàn ý mà thiên về cung cấp
“văn mẫu”....
Vậy khâu phân tích đề tưởng đơn giản nhưng nó là mấu chốt để tìm ra chìa khóa
mở cửa đề bài để định hướng bài viết.Từ thực tế trên, qua kinh nghiệm giảng dạy của bản
thân và học hỏi đồng nghiệp tôi muốn được chia sẻ, trao đổi một số phương pháp dạy bồi
dưỡng HSG môn Ngữ văn 9 thông qua việc đổi mới đề thi và rèn thao tác làm văn trong
quá trình bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn lớp 9.

PHẦNTHỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý
Để HS có thể viết tốt một bài văn , giáo viên( GV) phải giúp học sinh (HS) nắm
vững :
- Kiến thức về tác phẩm, kiến thức văn học sử

- Kiến thức sơ giản về lí luận văn học
- Kiến thức văn hoá tổng hợp .
Yêu cầu kiến thức cần ghi nhớ nằm trong SGK và mở rộng theo tiến trình văn học
sử, theo đề tài phù hợp với đối tượng HS.

II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG
Trong quá trình dạy bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn 9 GV chú ý đến các biện
pháp và hình thức cơ bản sau:
1. Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh


2. Kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh.
3 .Cung cấp những kiến thức về lý luận văn học cho học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm bài.
5. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để rèn luyện kỹ năng
6. GV tổ chức cho HS thực hành theo chuyên đề, hệ thống câu hỏi.
7- Tổ chức cho học sinh nhận xét văn người và sửa văn mình.
8 - Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc
9. Hướng dẫn HS đọc và tích lũy tài liệu tham khảo...
Thực hiện tốt các biện pháp và hình thức trên GV sẽ tìm ra mặt mạnh và yếu
trong kĩ năng của HS mình để từ đó định hướng PPDH phù hợp . Và theo đó rèn kĩ năng
phân tích dề cho HS tốt hơn và định hướng thao tác làm văn đạt hiệu quả cao hơn.

III. ĐỔI MỚI VIỆC RA ĐỀ :
Trong quá trình ra đề chọn HSG cấp trường và ra đề kiểm tra chọn đội tuyển HSG
cấp huyện hoặc cấp tỉnh, GV chú ý đến việc xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra theo
những hình thức khác nhau nhằm đa dạng hóa câu hỏi để đa dạng hóa và làm mới đề thi.
Việc này nhằm giúp HS phát huy được năng lực văn học của bản thân và cũng có bản
lĩnh cùng thao tác linh hoạt khi đứng trước một đề thi nào đó .Từ đó GV phát hiện, lựa
chọn được những HS có năng lực viết văn. GV tránh ra đề theo một lối mòn phân tích,

hay chứng minh một bài thơ.... một nhận định.... Bởi nếu cứ dạy và ra đề theo đường mòn
muôn thuở học sinh sẽ bị “ bất ngờ” trước một đề thi lạ mặc dù không thiếu kiến thức hay
vấn đề được đề cập đến. Giáo viên phải đổi mới quan niệm về đề văn để khi ra đề đảm
bảo được yếu tố “quen mà lạ, lạ mà quen”.
GV căn cứ vào chương trình môn Ngữ văn, các dạng bài , kiểu bài, các văn bản
trọng tâm, từ đó lựa chọn các nội dung , các vấn đề có thể khai thác từ các văn bản theo
các hướng khác nhau. Đề văn mới chủ yếu là nêu vấn đề, đề tài cần bàn bạc và làm nổi
bật; còn các thao tác thì HS tuỳ vào cách làm, tuỳ vào kiểu văn bản cần tạo lập mà thực
hiện. Bên cạnh đề theo truyền thống (Trong quan niệm truyền thống, một đề văn nghị
luận thường có ba phần: phần dẫn , phần yêu cầu về nội dung và kiểu bài ) cần có thêm
đề mở nhằm phát huy năng lực văn học của HSG .
Căn cứ vào chương trình Ngữ văn cấp THCS nói chung và Ngữ văn 9 nói riêng GV
có thể tổng hợp thành các dạng cơ bản sau với các yêu cầu :


- Nghị luận văn học
- Nghị luận xã hội
- Đề mở
GV sẽ hình thành cấu trúc đề thi cho HSG. Đề sẽ gồm nhiều câu ( ít nhất là 3 câu )
thuộc các kiểu bài: Nghị luận xã hội ( nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về hiện
tượng đời sống) , nghị luận văn học ( nghị luận về thơ, nghị luận về truyện ). Tuy nhiên
không phải tất cả các đề văn đều chỉ có một cách, đề văn không nên cứng nhắc, gò bó
một kiểu duy nhất mà cần đa dạng, phong phú và có “tính mở ”. GV sẽ lập thành hệ
thống đề làm văn để HS tham khảo, luyện tập hàng ngày,cần đa dạng hoá cách hỏi. Nghĩa
là một văn bản GV có thể ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau từ nghị luận văn học đến nghị
luận xã hội, từ cảm nhận đến đánh giá bình luận so sánh, liên hệ, từ câu hỏi ít điểm đến
câu hỏi nhiều điểm... Và GV có thể yêu cầu HS tự đặt những câu hỏi cho một vấn đề, một
văn bản nào đó, GV có thể sáng tạo câu hỏi dựa trên thực tế cảm nhận , băn khoăn của
HS.
GV bằng năng lực của mình sẽ tìm ra các “ vấn đề có vấn đề ” trong mỗi tác phẩm

để gợi dẫn HS khám phá tác phẩm thông qua các lệnh của đề, tổng hợp các văn bản có
nội dung , chủ đề hoặc vấn đề giống nhau để làm nên các đề tổng hợp...Lời văn trong đề
phải trong sáng, có chất văn không lộ liễu không đánh đố, không nhẹ, không quá tải,
không phức tạp hóa .... Có thể đi từ lời dẫn, có thể nêu một luận điểm sắc, hay, có thể
nêu một nhận xét đánh giá, một quan điểm...

* Một số ví dụ về câu hỏi và đa dạng hóa cách hỏi:
Sau đây tôi xin giới thiệu một vài kiểu dạng câu hỏi. Sự phân chia kiểu dạng
này chỉ có tính chất tương đối bởi tính chất của văn chương khó có thể rạch ròi cụ thể
chính xác như toán học .

1. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đây là kiểu bài nghị luận xã hội ( nội dung và cách lựa chọn thao tác theo yêu
cầu kiểu bài nghị luận xã hội chân chính ). GV có thể lựa chọn những câu danh ngôn,
những câu tục ngữ, ca dao, đọc thơ, bài thơ ngắn, những điều răn của nhà Phật, những
câu nói của các bậc hiền triết ,những người nổi tiếng hay trong kinh thánh, bài học rút ra
từ nhưng tác phẩm đã học trong chương trình THCS....Từ đó yêu cầu HS trình bày suy
nghĩ về nội dung ý nghĩa nhân sinh trong đó. Dạng đề này GV có thể dùng câu hỏi mở...
Ví dụ:


Câu 1 :
Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan nêu những
suy nghĩ của em về hành trang của người học sinh trong một xã hội với những phát triển
không ngừng về khoa học, công nghệ và kinh tế hiện nay.
Câu 2:
Viết một bài văn ngắncó nhan đề ( chủ đề) sau:
-

Quê hương đất nước trong lòng tôi.


-

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

-

Suy nghĩ từ ngọn lửa

-

Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ

-

Một nét chấm phá về Hải Dương

(Tôi muốn nắm chặt tay bạn, thế nào là sống đẹp,...... )

Câu 3:
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tình yêu làng của nhân vật ông
Hai trong truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân viết lại thật chân thành và cảm
động. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình yêu làng của những người con quê hương
được thể hiện như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ về tình cảm thiêng liêng đó.

Câu 4: Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan đến
những suy nghĩ của em về hành trang của người học sinh trong một xã hội với những
phát triển không ngừng về khoa học, công nghệ và kinh tế hiện nay.
Câu 5:
Gác-xi-a Mác-két trong bài viết “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” đã chỉ ra

nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu
tranh để ngăn chặn nguy cơ ấy. Là một người yêu chuộng hoà bình, em gửi thông điệp gì
đến mọi người để bảo vệ nền hoà bình thế giới?


2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong cuộc sống:
Dạng bài này nêu lên một hiện tượng trong đời sống có ý nghĩa giáo dục hay ý
nghĩa nhân sinh sâu sắc và từ đó yêu cầu trình bày suy nghĩ về hiện tượng được nêu
ra.GV có thể lựa chọn những hiện tượng tiêu biểu trong đời sống, trong những câu
chuyện kể về hàng ngày, những tấm gương hiếu học, những danh nhân, thậm chí cả
những con người bình dị đời thường...
Ví dụ :

Câu 1:
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Đọc sách có ba điều tốt: mắt tốt, miệng tốt, tâm
tốt”; nhà lí luận văn học, nhà mĩ học Chu Quang Tiềm trong bài “Bàn về đọc sách” cũng
khẳng định: “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường
quan trọng của học vấn”.
Sách có tầm quan trọng nhưng hiện trạng của việc đọc sách ngày nay như thế nào,
hãy bàn về điều đó?
Câu 2:
Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời
chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người
đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước lập quĩ giúp đỡ các nạn
nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó
Câu 3 :
“ Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
?” .
Hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi trên .


3.Giải thích nhận định , chứng minh qua việc phân tích tác phẩm văn học :


Đây là dạng đề đưa một nhận định có tính chất lí luận mang chân lí nghệ thuật về
đặc trưng của văn học, hoặc đưa ra một ( vài ) quan niệm, nhận xét, bình giá về tác phẩm
sau đó yêu cầu giải thích nhận định và chứng minh qua việc phân tích tác phẩm. GV có
thể chọn một vài nhận xét từ các văn bản nghệ thuật trong chương trình làm lời dẫn và từ
đó thay các tác phẩm văn học vào vị trí đối tượng cần khám phá...
Ví dụ :

Câu 1:
Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh, em hãy làm rõ ý
kiến sau: “ Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ thu Việt Nam một sắc màu
riêng.”
Câu 2:
“ Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc đời nào cũng hay vì
nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa
của con người.
Em hiếu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn
Quang Sáng, hãy làm rõ điều đó.
Câu 3:
Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng
nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi
vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào
đời sống chung quanh.”
(Sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 12, 13 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2010)
Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ (truyện ngắn...) ... của ..., em hãy làm sáng tỏ
điều mới mẻ mà nhà thơ ( nhà văn) muốn đem góp vào đời sống.

Câu 4:
“Ánh trăng” - vẻ đẹp của một ánh nhìn từ quá khứ.
(“Ánh trăng”- Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập I).


Cõu 5:
"Cái t tởng trong nghệ thuật là một t tởng náu mình, yên lặng. Và cái yên lng của
một câu thơ lắng sâu xuống một t tởng" (Nguyễn Đình Thi).
Em hiu vn trờn nh th no?
Qua vic cm nhn v p ca cõu th "u sỳng trng treo" trong bi th ng chớ ca
Chớnh Hu, hóy lm sỏng t iu ú.

4 .Trỡnh by suy ngh, cm nhn, chng minh mt nhn nh v mt nhõn vt, mt
vn hay trong tỏc phm vn hc
Dng ny yờu cu phi nờu nhng cm nhn ỏnh giỏ, nhn xột, phõn tớch cỏi
hay cỏi p, thnh cụng, hn ch, giỏ tr hin thc , giỏ tr nhõn o... ca mt tỏc phm
no ú. V dng ny cựng mt tỏc phm nhng GV cú th ra nhiu cõu hi khỏc
nhau khai thỏc cỏc khớa cnh trong vn bn ú. Cú th cựng mt vn GV t cõu
hi vi gii hn mc im khỏc nhau ũi hi HS s lớ thụng tin kin thc phự hp vi
thi gian lm bi...
Vớ d:

Cõu 1:
Trong bi th Li bi ving V Th tỏc gi Lờ Thỏnh Tụng cú vit:
Qua õy bn bc m chi vy.
Khỏ trỏch chng Trng khộo ph phng.
Li th trờn gi ra trong em suy ngh gỡ v nhng nguyờn nhõn gõy nờn cỏi cht
oan khiờn ca nng V trong Chuyn ngi con gỏi Nam Xng ca tỏc gi Nguyn
D.
Cõu 2:

Nhng nh hng v sỏng to ca Nguyn D trong Chuyn ngi con gỏi Nam
Xng so vi truyn c tớch V chng Trng.
Cõu 3:


Có ý kiến cho rằng kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” vừa có hậu
nhưng ít nhiều vẫn còn tính bi kịch.
Hãy phân tích để thấy được chiều sâu nhân đạo trong kết thúc đó.
Câu 4 :
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhân vật Vũ Nương nhiều lần đã nói
với chồng con, với đất trời…
Hãy phân tích lời của nàng Vũ để hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn người con gái
Nam Xương.
Câu 5 :
Quan niệm sống đẹp của ......qua bài thơ ( truyện ngắn....).
Câu 6:
Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho
rằng:
“ Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc: từ nghệ
thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ,con người.’’
( Bồi dưỡng Ngữ văn 9 .Tr36-NXB Giáo dục)
Bằng hiểu biết của mình qua một số đoạn trích đã học về “Truyện Kiều” trong
chương trình Ngữ văn 9 -Tập I, hãy trình làm rõ nhận xét trên.
Câu 7.
“ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng
giống như những con đường trên mặt đất; Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.
Người ta đi mãi thì thành đường thôi. “ (Cố hương – Lỗ Tấn)
Lỗ Tấn đã gửi gắm điều gì qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong
đoạn văn trên?


Câu 8:
Sống trong đời sống


Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
( Trịnh Công Sơn)
Hãy tìm câu trả lời trong các văn bản " Mùa xuân nho nhỏ"- Thanh Hải ;
" Lặng lẽ Sa Pa"- Nguyễn Thành Long ( Sách ngữ văn 9)
Câu 9.
Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm
văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9.

5. Suy nghĩ về ý nghĩa của một câu chuyện, một bài thơ, câu thơ, chi tiết truyện
Dạng đề này GV có thể chọn những câu chuyện có ý nghĩa trong các sách cẩm
nang về cuộc sống, hạt giống tâm hồn, những truyện ngắn, bài thơ, đoạn văn, đọc thơ đặc
sắc có ý nghĩa hay gợi ra những bài học nhân sinh sâu sắc. Từ đó nêu yêu cầu nghị luận
có thể nêu rõ vấn đề có thể ẩn vấn đề. Yêu yêu cầu kiểu bài này có tính chất tổng hợp,
yêu cầu giải quyết vấn đề phải vận dụng đan xen giữa thao tác nghị luận văn học và nghị
luận xã hội ( phân tích ngắn gọn ngữ liệu mẫu -> nêu suy nghĩ...)
Ví dụ:

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau:

Ngày xưa có một vị vua ra lệnh đặt một tảng đá giữa đường. Sau đó ông nấp kín
để chờ xem liệu có ai rời hòn đá to ấy đi không. Một vài viên quan và những thương gia
giàu nhất vương quốc đi ngang, nhưng họ chỉ vòng qua tảng đá. Nhiều người lớn tiếng
phiền trách đức vua đã không giữ cho đường xá quang quẻ, nhưng chẳng ai làm gì để hòn

đá ra khỏi mặt đường.
Sau đó, một người nông dân đi tới, vai mang một bao rau củ nặng trĩu. Khi tới gần
hòn đá, ông hạ bao xuống và cố đẩy hòn đá sang lề đường. Sau một hồi cố gắng hết sức,
cuối cùng ông cũng làm được.


Khi người nông dân lại vác cái bao của mình lên, ông nhìn thấy một cái túi nằm
trên đường, ngay chỗ hòn đá khi nãy. Cái túi đựng nhiều tiền vàng và một mảnh giấy ghi
rõ số vàng trên sẽ thuộc về người nào đẩy hòn đá ra khỏi lối đi.
Người nông dân đã học được một điều mà những người khác không
hiểu.
(Theo bộ sách Những tấm lòng cao cả NXB Trẻ)
Theo em bài học người khác không hiểu là bài học gì? Hãy phát biểu những suy
nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2:
Trong bài thơ “Con cò” nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Ý thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 3:
Mỗi người thêm nhiều con mắt
Mỗi người thêm nhiều cảm rung
Trời cũng thêm nhiều màu sắc
Đất cũng thêm nhiều mênh mông
( Trích “ Bạn” - Trần Lê Văn)
Giá trị của tình bạn được gợi ra từ khổ thơ trên.

Câu 4:



Trước khi vĩnh biệt cõi đời, nhà thơ Thanh Hải gửi lại lời trăng trối bằng những
câu thơ thật giản dị:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mơi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”)
Theo em tác giả đã nhẹ nhàng nhắc chúng ta điều gì qua những dòng thơ ấy?
Câu 5 :
Bài học đạo lí gợi ra từ bài thơ “ Ánh trăng”.
Câu 6:
“Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.
Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp
phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao
nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là
như thế... Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập một,)
Trong đoạn văn trên, anh thanh niên có nói: " Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật
hạnh phúc”. Em có suy nghĩ gì về hạnh phúc được gợi ra từ lời nói của anh thanh niên?
Câu 7:
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” nhà thơ Tố Hữu viết:



Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Suy nghĩ của em về quan niệm sống đẹp của nhà thơ.

6. Phân tích , bình luận , đánh giá nhận xét về ý nghĩa của nhan đề hoặc một chi tiết
của tác phẩm, phong cách sáng tác, dấu ấn nghệ thuật của tác giả nào đó.
Đây là dạng đề yêu cầu HS nhận xét đánh giá về một số chi tiết nghệ thuật hoặc
một vấn đề nhỏ trong văn bản có giá trị nghệ thuật hoặc gợi ra những cảm nhận đặc
sắc...Thường những câu hỏi này nằm trong dạng câu hỏi 2 điểm đến 3 điểm.
Ví dụ:

Câu 1.
Vai trò của các yếu tố kì ảo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ.
Câu 2:
Cảm nhận của em về chi tiết cái bóng trong “Chuyện ngưòi con gái Nam Xương”
của nhà văn Nguyễn Dữ.
Câu 3:
Ý nghĩa của hình ảnh “ bếp lửa” trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt.
Câu 4 :
Về từ “ hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Câu 5:


Cảm nhận của em về chi tiết sau:
“ ...Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm
mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
... Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng, mờ nhạt mà biến đi mất.”

( Chuyện người con gái Nam Xương, sách Ngữ văn 9)
Câu 6:
Đánh giá của em về hành động tìm đến cái chết của nàng Vũ trong văn bản “
Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 7 :
Ý nghĩa nhan đề bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 8:
Điểm nhìn trần thuật và ý nghĩa nghệ thuật của việc lựa chọn điểm nhìn đó của
nhà văn Nguyễn Thành Long trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”.

7. So sánh , tổng hợp hai hoặc nhiều tác phẩm, nhân vật, đoạn thơ bài thơ
Dạng bài này yêu cầu phải tổng hợp những ngữ liệu có nội giống nhau về đề tài
hoặc cùng có điểm chung về nghệ thuật, chức năng... Từ đó GV hình thành các câu hỏi so
sánh, phân tích tìm ra nét chung và riêng hoặc nét chung của các ngữ liệu....
Ví dụ:

Câu 1 :
Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm "Đồng chí"
của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 tập 1).
Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả ?
Câu 2:


Trăng trong thơ hiện đại Việt Nam qua một số văn bản đã học trong chương
trình Ngữ Văn 9 –tập I.

Câu 3:
Vẻ đẹp của mùa thu xưa và nay trong những dòng thơ:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”

(Nguyễn Du)
Và:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se



×