Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SKKN sáng kiến kinh nghiệm blended learning phối hợp học trên lớp và trên máy tính nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.52 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 25 tháng 4 năm 2015
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
- Họ và tên: Nguyễn Ánh Thúy
- Chức danh: giáo viên Tiếng Anh
- Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trung Trực
1. Tên giải pháp
“Blended learning - Phối hợp học trên lớp và trên máy tính nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học ngoại ngữ cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn
tiếng Anh”
2. Căn cứ
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đảng và nhà nước cũng đề ra một số nhiệm vụ, trong đó có Đổi mới phương pháp kiểm
tra, đánh giá (4 kỹ năng) và tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy và học ngoại ngữ. Đổi mới phương pháp dạy học - Dạy học theo phương pháp
tích hợp (Blended learning) nghĩa là phối hợp học trên lớp và học trên máy tính.
- Ngày 30-9-2008, TTCP đã ký Quyết định 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” với mục
tiêu là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân, … để đa số thanh niên có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao
tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại
ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước”.
- Để đế án 2008-2020 có hiệu quả như đã đề ra, thì việc vận dụng khoa học kỹ
thuật hiện đại trong dạy và học ngoại ngữ là cần thiết và bồi dưỡng học sinh giỏi (BD
HSG) Tiếng Anh có khả năng sử dụng ngoại ngữ độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập,


làm việc trong môi trường hội nhập … phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
sau này là điều không thể thiếu trong các trường phổ thông hiện nay.
3. Thực trạng tình hình
- Thuận lợi:
• Thực trạng chung: Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008-2020” đã tạo mọi điều kiện để giáo viên học tập, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của việc dạy ngoại ngữ, cũng như đưa giáo viên đi nước ngoài giao lưu,
học tập nâng cao chuyên môn. Đề án cũng trang bị cho nhiều trường những trang thiết
bị hiện đại, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học ngoại ngữ.
• Thực trạng tại trường THPT Nguyễn Trung Trực: Ngoài việc được cung cấp
những trang thiết bị, nhà trường luôn coi công tác BD HSG là nhiệm vụ trọng tâm số
một và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên cũng như học sinh lập thành tích
tốt trong các kỳ thi tuyển chọn học sinh cấp tỉnh cũng như toàn quốc.
- Khó khăn:


• Về phía nhà trường: Trước đây, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của trường
chưa cao, ít có học sinh đạt giải vòng Tỉnh.
• Về phía học sinh: Chưa phát triển đồng đều được 4 kỹ năng: Nghe-Nói-ĐọcViết, thời gian đến lớp bồi dưỡng còn hạn chế.
• Về phía giáo viên: Bên cạnh công tác chuyên môn, thì người giáo viên phải đảm
nhận thêm một số công tác khác. Ngoài ra, việc chăm sóc gia đình cũng một phần làm
giáo viên chưa toàn tâm cho nhiệm vụ BD HSG này vì nếu muốn đạt kết quả tốt người
giáo viên phải đầu tư thời gian, tâm trí, lòng nhiệt quyết, phải luôn học tập nâng cao
kiến thức chuyên môn để khi học sinh có thắc mắc là sẵn sàng giải đáp, nên đa phần
giáo viên trong tổ ngại nhận công tác này.
4. Các nội dung chính của giải pháp
Để công tác BD HSG môn tiếng Anh có hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố: Vai trò
chủ đạo của giáo viên, tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Và để có khả năng
ứng dụng tiến bộ công nghệ trong việc dạy và học Ngoại ngữ thì việc đầu tiên người
giáo viên phải không ngừng tự học, tự nâng cao trình độ của mình không chỉ ở lĩnh vực

chuyên môn, mà còn trong việc khả năng sử dụng những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại,
biết được trang web nào có nguồn tài nguyên đáng tin cậy, thấu hiểu được tâm tư
nguyện vọng cũng như năng lực. Ngoài việc trong giảng dạy thường xuyên soạn giảng
bằng giáo án điện tử, giúp giờ học thêm sinh động thì người giáo viên nên giới thiệu cho
các em cách học online, cách tiếp cận với việc thi cử trên mạng, tự mình mở mang kiến
thức…Sau đây tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm mà tôi đã cùng các em trong đội
tuyển tiến hành thực hiện trong thời gian qua:
4.1 Dạy Nghe (Teaching Listening): Ngoài việc dạy các em phát triển kỹ năng
trên lớp, tôi thường tải các giáo trình như TACSTIC, LISTEN CAREFULLY, PET,
TOEIC, BARON’S, IELTS… và tôi cũng hướng dẫn các em luyện nghe, luyện làm các
bài kiểm tra nghe trên mạng bằng cách giới thiệu các trang web, các nguồn tài liệu quý,
khuyên các em lưu vào điện thoại để có thể phát triển kỹ năng này mọi lúc mọi nơi.
4.2 Dạy Đọc hiểu (Teaching Reading): Cũng giống như dạy Nghe, trong lớp
cũng giúp các em phát triển kỹ năng đọc hiểu (skimming, scanning, guessing the
meaning hay using prior knowledge …) và rồi hướng dẫn các em tự học, tự ôn luyện ở
nhà bằng cách cung cấp những nguồn tài liệu hay, hướng dẫn các em tập luyện làm các
bài kiểm tra online. Động viên các em đọc sách, báo bằng tiếng Anh để giải trí nhằm
tăng cường kỹ năng đọc.
4.3 Dạy Ngữ pháp và Từ Vựng (Teaching Grammar and Vocabulary):
Hiện nay, đa phần các em đều có tham gia Facebook, nên tôi đã thông qua trang web
này cũng chia sẽ một số kiến thức ngôn ngữ, một số điểm ngữ pháp, từ vựng, một số lỗi
sai mà hàng ngày các em dễ mắc phải, hay là một số kinh nghiệm học từ hiệu quả…
Ngoài ra, tôi cũng giới thiệu với các em một số dạng bài tập. Các em làm mà gặp những
câu khó, thì hỏi các bạn cùng nhau giải đáp.
4.4 Dạy Nói (Teaching Speaking): Trong lớp tôi thường đưa ra một số chủ đề
(topic) lấy trong các đề thi TOEIC, TOEFL…, và cho các em chuẩn bị 10 hay 15 phút,
sau đó từng em trình bày. Các em khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến, hay các
em đặt câu hỏi phản biện…Hoặc tạo những tình huống cho các em hoạt động cặp, nhóm
đối thoại hàng ngày (daily conversation). Song song đó, tôi cũng khuyến khích các em
cố gắng dùng Tiếng Anh hàng ngày nhiều như có thể, thậm chí tôi khuyên các em “nói

một mình”, và thông qua hệ thống máy tính, tôi mời các em tham gia nhóm SPEAKING
ENGLISH.
4.5 Dạy Viết (Teaching Writing): Có thể nói, đây là bước đột phá mà tôi đã
áp dụng khi BD HSG. Trong lớp tôi chỉ dạy các em viết dưới hình thức biến đổi câu


(Transformation), rồi sửa tại lớp. Còn khi dạy các em viết đoạn (Paragraph) hay viết bài
luận (Essay), tôi đưa các chủ đề (topic), cùng nhau thảo luận dàn bài (outline) các em về
nhà viết rồi gửi bài qua mạng, trong một nhóm (group), các thành viên khác nhận xét,
góp ý (Peer correction)… và tôi sẽ góp ý, nhận xét sau cùng. Vào đây các em có thể học
tập trao đổi kinh nghiệm, đánh giá lẫn nhau. Riêng bản thân tôi phải tốn rất nhiều thời
gian: đọc, chỉnh sửa…nhưng các em tiến bộ lên từng ngày. Thông qua đây tôi cũng gửi
một số tài liệu giúp các em tham khảo thêm, khuyến khích các em viết nhật ký hàng
ngày bằng tiếng Anh.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng
So sánh tỉ lệ khảo sát đầu năm và bài kiểm tra mới nhất của lớp 10 chuyên Anh
mà tôi phụ trách. Nhìn vào kết quả, ta thấy học sinh có sự tiến bộ trong việc phát triển
được bốn kỹ năng
TS
Giỏi Khá
TB
Yếu
TS
Giỏi
Khá
TB
40 hs
4
14
15

7
40 hs
18
22
0
100% 10% 35% 35,5% 17,5%
100% 45%
55 %
0
Kết quả khảo sát đầu năm

Kết quả kiểm tra cuối năm

Với sự cộng tác của một số giáo viên khác trong công tác BD HSG, và cách tôi
hướng dẫn các em thông qua việc học kết hợp trên máy tính, các em tiến bộ lên rõ nét,
thi học sinh giỏi vòng Tỉnh đạt kết quả tiến bộ theo từng năm
Tổng số giải Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba Giải KK
Năm học 2012-2013
3
1
2
Năm học 2013-2014
4
2
2
Năm học 2014-2015
6
1
1
3

1
Blended learning: kết hợp học trên lớp và trên máy tính là phương pháp học hiện
đại mà bất kỳ giáo viên ở mọi bộ môn, mọi cấp lớp cũng có thể áp dụng trong thời đại
công nghệ hiện nay không riêng gì ở môn ngoại ngữ.
6. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên: Để có thể giải thích cho học sinh những lúc cần thiết ngoài giờ
trên lớp thì bản thân giáo viên phải không ngừng học tập, để trang bị cho mình kiến
thức nền vững chắc cũng như kiến thức về chuyên môn, và luôn sẵn sàng chỉ giúp các
em với tinh thần trách nhiệm và đầy tự tin.
- Để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tự trao dồi kiến thức, BGH cần trang
bị thêm hệ thống wifi tốt, để phát huy hết công năng của phòng học tiếng Anh, để các
em có thể tải tài liệu dễ dàng, hay trao đổi bài như tôi đã hướng dẫn dễ dàng hơn.
- Kiến nghị với Bộ Giáo dục: Cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đồng bộ
để giáo viên lẫn học sinh quen dần với việc kiểm tra đánh giá theo 4 kỹ năng, có như
thế các em mới có cơ hội sử dụng ngôn ngữ và sử dụng nó tự nhiên hơn, đáp ứng được
yêu cầu của Bộ Giáo dục, để phần nào giúp đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 sớm trở thành hiện thực.
Người báo cáo

Nguyễn Ánh Thúy



×