Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

trả lời câu hỏi mac 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.39 KB, 15 trang )

Hoàn cảnh ra đời và lịch sử để Lê-nin đưa ra định nghĩa
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh giữa các trường phái, các luồng học thuyết, tư tưởng,
chính trị diễn ra gay gắt. Khoa học tự nhiên phát triển như vũ bão và có nhiều phát kiến mang tính chất vạch
thời đại đặc biệt là những phát minh, Rơnghen phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng
xạ, Tômxơn phát hiện ra điện tử, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của
điện tử thay đổi khi vận tốc của nó thay đổi và thuyết tương đối của Anhxtanh… Chính các phát minh này
đã dẫn đến cuộc khủng hoảng trong triết học, quan niệm về vật chất rơi vào tình trạng khủng hoảng.
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc
vào cảm giác”
Ý nghĩa
Định nghĩa vật chất của Lê-nin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây:
- Thứ nhất bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp
chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học với
cac dạng của khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết
học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
- Thứ hai khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, “được đem lại cho con người trong cảm giác”
và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh”, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản
của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con người có
thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với
thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm
duy vật về xã hội,về lịch sử. Mặc dù định nghĩa vật chất của Lê-nin đã ra đời gần hai thế kỷ nhưng nó vẫn
giữ nguyên giá trị thực tiễn và khoa học
Câu 2
* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất có trước, ý thức có sau. VC là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức
Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung
quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .
Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc
tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức .
Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối


tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận
động của ý thức .
-Tác động trở lại của ý thức
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của
nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh
sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó
có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người .
Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác
định phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật
chất theo hai hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh


khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật
chất.Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con
người không phù hợp với quy luật khách quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật
chất.
Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ
nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho
cùng,dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất .
Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý
thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội .
Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các
mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý …
c) Ý nghĩa và phương pháp luận:
Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để nhận thức cái
đúng đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất, tồn tại xã hội_
để giải quyết tận gốc vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân từ những
nguyên nhân tinh thần nào.“tính khách quan của sự xem xét” chính là ở chỗ đó .
Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nên

trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của nhân tố tinh thần.
Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải
quyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng
phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh
thần,tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao.
Không chỉ có vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái độ tiêu cực
thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do tách rời và thổi
từng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức.
CHƯƠNG 2
1/Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự
vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát
triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép
biện chứng.
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ
giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung;
nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên;
khả năng – hiện thực.


Nội dung nguyên lý:
◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc
lẫn nhau.
◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ
biến
◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát
quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xãy ra trong thế giới.
1.2.5 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến.
a) Quan điểm toàn diện


Tồn tại trong mối liên hệ với các sv hiện
tượng khác (tương tác)

Quan điểm toàn diện, tránh phiến diện

Mối liên hệ bên trong, bản chất

-Hiểu rõ bản chất
-Có phương pháp tác động phù hợp
=> có hệu quả trong sự phát riển của bản
than
*sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên
hệ

b) Quan điểm lịch sử - cụ thể
Vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển ,mỗi giai đoạn
phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng cho nó. Cho nên khi xem
xét sự vật vừa phải xem xét quá trình phát triển của nó, vừa phải xem xét trong từng điều
kiện quá trình . Do đó cần phải có quan điểm lịch sử , cụ thể.
Chúng ta có thể tách chúng ra làm 2 phần để dễ hiểu hơn : lịch sử và cụ thể.
Quan điểm lịch sử là sao?
luôn luôn vận động và phát triển. Trong quá trình vận động, phát triển đó, thì ở mỗi giai
đoạn nhất định, tương ứng với một trình độ phát triển nhất định, sẽ có những khái niệm,
phạm trù, quy luật nhất định. Hết giai đoạn đó thì các khái niệm, phạm trù, quy luật đặc
thù của giai đoạn đó sẽ tiêu vong, thay thế bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật khác,
đặc trưng cho giai đoạn mới. Cái đó chính là quan điểm lịch sử vậy.
Ví dụ chế độ sản xuất qua các thời kì.để tồn tại và phát triển thì phải sx. Mỗi thời kì có
một đặc tính riêng, đó là những thứ mang tính lịch sử
Quan điểm lịch sử cho rằng ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định, trong những điều

kiện nhất định, thì các sự vật, hiện tượng có những thuộc tính, phạm trù, khái niệm,


quy luật nhất định, tương ứng với giai đoạn đó, điều kiện đó. Vậy, mỗi khi xem xét
một hiện tượng nào đó, ta phải xét xem nó mang tính vĩnh viễn hay lịch sử, và nếu
nó mang tính lịch sử, thì đâu là những điều kiện đã khiến nó phát sinh, phát triển
rồi tiêu vong
quan điểm cụ thể ?.
phát triển dần dần, từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ trừu tượng đến cụ thể.
khi đề cập tránh lối nói chung chung, trừu tượng, mà cần nói rõ ràng, cụ thể, tức là phải
chỉ ra các thuộc tính đặc thù của nó.
Ví dụQuan điểm cụ thể: khi đề cập tới một sự vật, hiện tượng nào đó, thì không được nói
chung chung, mà phải chỉ rõ: sự vật, hiện tượng đó đang ở mức độ phát triển nào, trong
điều kiện cụ thể nào, với những thuộc tính cụ thể nào.
* Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải
là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định
luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt
khỏi những điều kiện đó định luật sẽkhông còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem
xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn
cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó .
*Liên hệ bản thân: nhìn người toàn diện, xem xét cụ thể, toàn diện, tìm hiểu rõ nguyên
nhân
Nội dung của nguyên lý nguyên lý PHÁT TRIỂN
a.Khái niệm phát triển.
-Quan điểm siêu hình cho rằng phát triển của các sựvật, hiện tượng chỉ là sự tăng giảm
đơn thuần vềsố lượng không có sự thay đổi gì về chất của sựvật.
-Quan điểm biện chứng ( Triết học Mác – Lênin )
Pháttriển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vậttheo khuynh hướng đi lên: Từ trình độ
thấp đến trìnhđộ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Pháttriển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâuthuẫn khách quan vốn có của sự

vật; là quá trình thốngnhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực từ sự vậtcó trong hình thái
mới của sự vật.
b.Tính chất của sự phát triển.
-Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồngốc của sự vận động và phát
triển. Đó là quátriình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng;là quá trình giải quyết mâu
thuẫn của sự vật, hiệntượng đó.


-Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ởcác quá trình phát triển diễn ra trong
mọi lĩnh vực tựnhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật hiệntượng và trong mọi
quá trình, mọi giai đoạn của sựvật, hiện tượng.
-Tính đa dạng và phong phú: Phát triển là khuynh hướngchung của mọi sự vật hiện
tượng, song mỗi sự vật,mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quátrình phát triển
không hoàn toàn giống nhau.
2.Ý nghĩa phương pháp luận.
Nguyênlý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học đểđịnh hướng việc nhận thức thế giới
và cải tạothế giới.
-Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễncần phải có quan điểm phát triển.
+Quan điểm này chỉ ra khi xem xét bất kỳ sự vật, hiệntượng nào cũng phải đặt chúng
trong sự vận động,phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá củachúng.
-Có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và giảiquyết các vấn đề trong thực tiễn,
phù hợp với tínhchất phong phú, đa dang, phức tạp của nó.
+Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập
với sự phát triển.
+ Chống quan điểm nóng vội duy ý muốn xóa bỏ cái cũ khi chưa có đủ điều kiện
Ví dụ
LƯỢNG ----- CHẤT.
Vị trí: Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật,
Vai trò: nó vạch ra cách thức của vận động của phát triển
+ Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định của sự vật về phương diện tổng hợp các

thuộc tính cơ bản, khách quan, vốn có của một sự vật nào đó; cái mà nhờ đó, sự vật là nó,
khác với sự vật khác.
+ Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật (tạo thành
cơ sở khách quan cho sự tồn tại của chất của sự vật) về các phương diện: số lượng các
yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động,
phát triển của sự vật.
Ghi chú: Một sự vật có thể có nhiêu loại lượng và nhiều loại chất (tương ứng với từng
loại lượng cụ thể).
+ Khái niệm “độ” dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và
lượng (trong khoảng đó, những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó
thay đổi).
+ Khái niệm “điểm nút" dùng để chỉ giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực
tiếp dẫn đến những thay đổi về chất.


+ Khái niệm “bước nhảy’’ dùng để chỉ quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại
điểm nút.
nội dung quy luật:
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của 2 mặt chất và lượng và chúng có
quan hệ hữu cơ với nhau. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm:
chất, lượng, thuộc tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và
lượng trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – cách thức vận động, phát
triển.
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
+ Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Sự thống nhất giữa
chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác.
Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn đinh, còn lượng là mặt
biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Song không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
ngay tức khắc, mặc dù bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn

tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (điểm nút) thì mới
dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Như vậy,
khi lựợng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất
cũ, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục
biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động,
phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lựợng dẫn đến những
thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến,
liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động, phát triển.
+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một
cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ
tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự
quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của
lượng.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về
lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín
muồi.
- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi
đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút
nhưng không thực hiện bước nhảy.
- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước
nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một
cách kịp thời.
- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện
chin muồi.
3 ngược . Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp



luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường Đại học như sau:
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về
lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập
của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó. Để có một tấm băng Đại
học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt chúng
ta cần phải tích lỹ đủ sống lượng đơn vị học trình của các môn học. Như vậy các kỳ thi có
thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là
bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lỹ tri thức
trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta.
Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích
lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (Kết quả học tập) theo quy luật. Cũng như
trong hoạt động của mình ông cho ta chẳng thường có câu "tích tiểu thành đại". "năng
nhặt, chặt bị" đó sao
MÂU THUẪN
Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật là hạt nhân
của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động phát
triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khoá là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực
chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật.
NỘI DUNG:
+ Mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, tác động qua lại với nhau
đấu tranh với nhau và chuyển hóa cho nhau.
+ Mặt đối lập:
Mỗi sự vật hiện tượng cũng như giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng
khác trong thế giới có vô vàn những mặt đối lập nhau, song chỉ có hai mặt đối lập
biện chứng khi chúng có những thuộc tính sau:
- Đó là hai mặt đối lập “ của nhau”.
- Cả hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng nảo đó.
- Cả hai mặt đối lập cùng tham gia tạo nên bản chất của sự vật hiện tượng nào đó.

Mâu thuẫn biện chứng :
- Quá trình thống nhất của hai mặt đối lập làm cho một sự vật hiện tượng nào đó ra
đời và tồn tại.
- Quá trình đấu tranh của hai mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng vận động phát
triển không ngừng
- Quá trình chuyển hoá của hai mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng luôn vượt nó
trở thành cái khác cao hơn nó
Quan niệm biện chứng về thống nhất và “đấu tranh”:Thống nhất là sự cùng tồn
tại bên nhau của hai mặt đối lập để xác định sự vật hiện tượng “nó là nó”. Đấu


tranh chỉ là sự vận động,sự triển khai ngược chiều hoặc sự nhằm vào nhau mà
chuyển hóa của hai mặt đối lập.
Trong quan hệ với nhau thì thống nhất là tương đối tạm thời còn đuấu tranh là tuyệt
đối,vĩnh cửu. Bởi vì cái thống nhất cụ thể luôn luôn bị phá vỡ để thay bằng cái
thống nhất khác còn đấu tranh thì diễn ra không ngừng trong mọi thời điểm tồn tại
của sự vật, hiện tượng.
Nội dung quy luật
- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt
đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện
chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự
thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ
giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn
gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của
các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự
thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im,
với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận

động và phát triển.
+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải
quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt
đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu
thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất
mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách
quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách
phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ,
tác động lẫn nhau giữa chúng.
- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách
giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn,
trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương
thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.
+ Liên hệ đế n quá trì n h hoạ t độ n g thự c tiễ n củ a bản thân:
- Không ngừ n g họ c tậ p để có tri thứ c mớ i tiế n bộ hơn.
- Rè n luyệ n bả n thân để bả n thân đủ sứ c đấ u tranh vớ i cá i xấ u , cá i chưa tố t, đấ u
tranh chố n g lạ i tiêu cự c.


- Họ c thự c chấ t thi thự c chấ t, nó i không vớ i tiêu cự c trong thi cử .
Là một học sinh trong nhà trường XHCN bản thân chúng em phải không ngừng học
tập thật tốt để tiếp thu một cách khoa những nguyên lý, những quy luật của chủ
Nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng vào thực tiển, để có quan
điểm đúng đắn, khoa học trong chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Điều đó đòi hỏi người học sinh trong học tập phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản

thân mình để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực
cách mạng để có sự thống nhất tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng
hành động. Ra sức đấ u tranh loại bỏ cá i xấ u , cá i chưa tố t, đấ u tranh chố n g lạ i tiêu
cự c
Đối với bản thân là học sinh phải nâng cao ý thức tránh nhiệm trong học tập như:
“Sinh viên 5 tốt”, “Sinh viên xây dựng môi trường thân thiện”. Việc nghiên cứu lý
luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành: Kết hợp lý thuyết học ở trường
với thực tế lâm sàng ở bệnh viện trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân. Họ c
thự c chấ t thi thự c chấ t, nó i không vớ i tiêu cự c trong thi cử .
1. Khái niệm cái chung, cái riêng, cái đơn nhất.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên
hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ nhất định.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một
kết cấu vật chất nhất định, mà không lặp lại ở kết cấu khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan
và quan hệ biện chứng với nhau.
- Cái chung thì tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là cái chung
thực sự tồn tại, nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Không có cái chung
thuần túy, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, bao hàm cái chung. Điều đó
cho thấy là cái riêng tồn tại độc lập nhưng sự tồn tại độc lập đó không có nghĩa là cái
riêng hoàn toàn cô lập với cái khác mà bất cứ cái riêng nào cũng nằm trong mối liên hệ
đưa tới cái chung. Cái riêng không những chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung
mà thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa, nó còn liên hệ với cái riêng loại khác.
- Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung vì
vậy cái riêng phong phú hơn cái chung. Bởi ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái
chung, cái riêng còn giữ lại những đặc điểm riêng biệt mà chỉ nó mới có. Trong khi đó,

cái chung phải là cái sâu sắc hơn vì nó phản ánh những mối liên hệ ở bên trong, phổ biến
tồn tại trong cái riêng cùng loại, nó gắn liến với các cái riêng, quy định sự tồn tại và phát
triển của sự vật.
- Trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái


đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn
nhất. Sỡ dĩ có tình trạng này là do trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy
đủ ngay trong một lúc mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng đơn nhất cá biệt. Nhưng theo quy
luật, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng trở nên hoàn thiện tiến tới trở
thành cái chung. Ngược lại, cái cũ ngày càng mất dần đi từ chỗ là cái chung biến dần
thành cái đơn nhất.
- Trong phạm vi khái quát của con người, cái được xem là cái chung trong quan hệ này
lại có thể được xem là cái riêng, cái đơn nhất trong quan hệ khác.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Không được tuyệt đối hóa cái chung hay cái riêng mà phải thấy được mối quan hệ biện
chứng giữa chúng. Nếu tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ dẫn đến giáo điều chủ nghĩa, rập
khuôn một cách máy móc. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa cái riêng thì sẽ dẫn đến chủ nghĩa
kinh nghiệm, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể phường hội, địa phương chủ nghĩa và
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
- Trong nhận thức và thực tiễn để phát hiện cái chung cần phải xuất phát từ những cái
riêng, từ những sự vật, hiện tượng quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không được xuất phát từ ý
muốn chủ quan của chủ thể, và để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả thì
không lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung, để tránh tình trạng sa vào mò mẫm
tùy tiện.
- Trong hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển hóa
thành cái chung nếu cái đơn nhất đó có lợi, và cũng phải tạo điều kiện để cái chung
chuyển hóa thành cái đơn nhất nếu cái chung đó là lạc hậu.
+ Ví dụ về cái chung dẫn đến cái đơn nhất: trước kia nguoi ta hay di xe cup, xe may 81
(cai chung) nhung bay gio cac hang xe may da che tao ra nhieu loai xe so nhu dream,

wave; xe tay ga như click, airblack... nên xe cup đã trở thành lạc hậu và bị cấm lưu thông
nên xe cup trở thành cái đơn nhất.
+ Ví dụ về cái đơn nhất dẫn đến cái chung: từ một giống lúa mới, có năng suất cao, khả
năng chống chịu tốt (cái đơn nhất), các nhà sinh vật đã đem ra trồng thử nghiệm trên
nhiều đồng và trở về sau thi giống lúa đó được trồng lan rộng ra nhiều vùng miền trên đất
nước ( trở thành cái chung).
1. Khái niệm bản chất và hiện tượng:
- Bản chất là phạm trù triết học chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên
hệ tất nhiên tạo thành một thể thống nhất hữu cơ bên trong, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật.
- Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài những
mặt, những mối liên hệ đó.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:


- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ thông qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng
là sự biểu hiện của bản chất. “Bản chất hiện ra, hiện tượng có tính bản chất”. Điều này
cho thấy không có bản chất thuần túy nằm ở bên ngoài sự vật, hoặc là bản chất không
phải là cái gì thần bí nằm ở bên trong sự vật mà bản chất nhất thiết phải bộc lộ ra thông
qua hiện tượng và bất cứ hiện tượng nào cũng là biểu hiện của bản chất, biểu hiện một
mức độ, một mặt nào đó, một vòng khâu nào đó của bản chất. Hiện tượng không tồn tại
nếu không có bản chất.
+ Bản chất như thế nào thì hiện tượng tương ứng như thế ấy. Bản chất bị tiêu diệt
thì hiện tượng do nó sinh ra sớm muộn cũng bị mất theo và nếu một bản chất mới xuất
hiện thì sẽ xuất hiện những hiện tượng mới.
- Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
+ Sự đối lập giữa cái bên trong và bên ngoài:
Bản chất là cái bên trong được biểu hiện thông qua các hiện tượng, hiện tượng là
cái thể hiện ra bên ngoài. Tất cả các hiện tượng đều biểu hiện bản chất nhưng biểu hiện

một cách khác nhau, có hiện tượng biểu hiện bản chất một cách trực tiếp đúng đắn, thậm
chí có hiện tượng biểu hiện sai lệch bản chất.
Vì vậy muốn nhận thức đúng đắn, khoa học về sự vật thì không thể dừng lại ở một
vài hiện tượng riêng lẻ mà cần phải phân tích tổng hợp các hiện tượng, đi sâu để tìm ra
bản chất thực sự của nó.
+ Sự đối lập giữa cái tương đối ổn định và cái thường xuyên biến đổi:
Bản chất là cái bên trong, cái tương đối ổn định. Hiện tượng là cái thể hiện ra bên
ngoài, cái thường xuyên biến đổi.
+ Sự đối lập giữa cái sâu sắc hơn và cái phong phú hơn:
Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng vì bản chất là những mối liên hệ tất nhiên bên
trong, ổn định, là cái quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, được lập đi lập lại
trong nhiều hiện tượng khác. Nó biểu hiện quy luật phát triển chung của các hiện tượng
đó.


Hiện tượng phong phú hơn bản chất vì ngoài bản chất chung mà các hiện tượng
đều có nó còn chứa đựng các nhân tố cá biệt mà chỉ riêng nó có.
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
Nếu bản chất biểu hiện thông qua hiện tượng và hiện tượng biểu hiện bản chất dưới
hình thức cải biến, có khi dưới dạng xuyên tạc thì nhận thức không được dừng lại ở hiện
tượng của sự vật, mà phải xem xét những mối liên hệ bên trong của sự vật để làm sáng tỏ
bản chất ẩn dấu đằng sau hiện tượng. Trong hoạt động thực tiễn không dựa vào biểu hiện
bên ngoài mà phải dựa vào sự hiểu biết những quy luật của sự vật, bản chất của sự vật. Vì
lẽ đó cần phải hết sức thận trọng khi kết luận về bản chất của sự vật.
. Khái niệm thực tiễn
Thực tiến la toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử-xã hội của con
người nhằm cải biến thế giới khách quan.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần
của con người đều là hoạt động thực tiễn.
- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.

- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
- hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động chính trị - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (Nhằm tạo ra môi trường giống hoặcgần giống môi
trường sống bênngoài: hoạt động này ngày càng đóng vaitrò quan trọng).
- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quantrọng nhất, là cơ sở
cho cáhoạtđộng khác của con người và cho sựtồn tại và phát triển của xã hội loài người.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫnnhau, trong đó thực
tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực,mục đích của nhận thức và là cơ sở của
chân lý.
a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực của nhận thức
- Con người muốn tồn tại thì phải lao động sx để tạo ra những sản phẩmphục vụ cho con
người, muốn lao động sx con người phải tìm hiểu thếgiới xung quanh. Vậy, hoạt động
thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên đểcon người nhận thức thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn , con người dung cac song cụ, các phươngtiện để tác động
vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm,thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động;
con người nắm bắt lấy các đặc
điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri thức về thế giới.
- Trong hoạt động thực tiễn, con ngườidần tự hoàn thiện bản than mình,các giác quan của
con người ngày càng phát triển. do đó, làm tăng khảnăng nhận thức của con người về thế
giới.
- Trong bản thân nhận thức có động lực trí tuệ. Nhưng suy cho cùng thìđông lực cơ bản
của nhận thức là thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễncon người đã vấp phải nhiều trở
ngại, khó khăn và thất bại. Điều đóbuộc con người phải giải đáp những câu hỏi do thực
tiễn đặt ra. Ănghennói: Chính thực tiễn đã “đặt hàng” cho cac nhà khoa học phải giải
đápnhững bế tắc của thực tiễn (ngày càng nhiều ngành khoa họcmới ra đời để đấp ứng
yêu cầu của thực tiễn như KH vật liệu mới, KH đại dương, KHvũ trụ…)

- Trong hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra các công cụ, phươngtiện có tác dụng
nối dài các giác quan, nhờ vậy làm tăng khả năng nhậnthức của con người về thế giới.


b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích của mọi nhận thứckhông phải vì
bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm cải biến giớitự nhiên, biến đổi xã hội vì
nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa
học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.
c) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Làm sao để nhận biết được nhậnthức của con
người đúng hay sai? Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùngkhông nằm trong lý luận,
trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thứcđược xác nhận là đúng, nhận thức đó
sẽ trở thành chân lý.
Tuy nhiên cũng có trường hợp không nhất thiết phải qua thực tiễnkhiêpr nghiệm mới biết
nhận thức đó là đúng hay sai, mà có thể thôngqua quy tắc logic vẫn có thể biết được nhận
thức đó là thế nào. Nhưngxét đến cùng thì những nguyên tắc đó cũng đã được chứng
minh từ trongthực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối lại vừa cótính tương đối:
Tuyệt đối là ở chỗ: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệmchân lý, thực tiễn
có khả năngg xác định cái đúng, bác bỏ cái sai.
Là tương đối ở chỗ: Thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định đượccái đúng, bác bỏ
cái sai một cách tức thì. Hơn nữa, bản thân thực tiễnkhông đứng yên một chỗ mà biến đổi
và phát triển liên tục, nên nókhông cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa
thành chân lývĩnh viễn.
3) Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi phải quán triệtquan điểm thực tiễn:
việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.
- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi vớihành. Xa rời thực tiễn
dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quanliêu.
- Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóavai trò của thực tiễn
sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.

-

Khái niệm lực lượng sản xuất

+ Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật
chất, kỹ thuật, công nghệ, của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến
giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò
phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.
+ Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó,
công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con
người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan
trọng).
Trong hai nhóm yếu tố nói trên, người lao động là nhân tố quan trọng nhất (bởi vì, tư liệu
sản xuất có nguồn gốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi con người).
Vai trò của các yếu tố:
Vai trò của llsx và ý nghĩa pp luận

c. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người.


Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, K.C.Mác chỉ ra hạn chế của Feuerbach trong việc xem
xét con người như là một cơ thể sinh vật có ý thức và tình cảm, như tình yêu, tình bạn, không thấy
mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người. K.C.Mác vạch rõ: “Trong tính hiện thực của nó,
bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” (Toàn tập, tập 3, tr.11).
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
- Mặt sinh vật bao gồm cơ thể cùng những nhu cầu cơ thể và những quy luật sinh học chi phối đời
sống của cơ thể con người.
- Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”, những hoạt động xã hội, đời sống tinh thần
của con người.
Hai mặt này có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học là nền tảng vật

chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu tố quyết định bản chất của con người; mặt xã
hội mới là mặt giữ vai trò quyết định bản chất của con người. Bởi mặt xã hội của con người biểu
hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Lao động sản xuất ra của cải vật chất là yếu tố quyết định
hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng


hội.

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quas trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn
bị quyết định bởi hệ thống ba quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau:
-

Những
Những

quy

luật
quy

sinh
luật

học

chi

hình

phối

thành

đời
tâm

sống

của
lý,


ý

thể
thức.

- Những quy luật xã hội quy định đời sống xã hội của con người.
Ba hệ thống trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao
gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.
Bản chất của con người không phải là cái gì có sẵn, mà có quá trình hình thành, phát triển và hoàn
thiện cùng với hoạt động thực tiễn của con người.
* Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.
Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, K.C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản
chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.
- Luận đề trên đã chỉ rõ: Con người luôn luôm cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ
thể nhất định. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong
toàn bộ các mối quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.- Trong khi
khẳng định bản chất xã hội của con người, triết học Mác - Lênin không phủ nhận mặt tự nhiên trong



đời sống con người, triết học Mác - Lênin chỉ muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người với thế
giới động vật trước hết ở bản chất xã hội.
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
- Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người
là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là,
con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
- Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới
tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.
- Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử của chính mình. Con người
là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Bản
chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều
kiện tồn tại của con người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải cho hoàn cảnh ngày càng
mang tính người nhiều hơn. Con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại
hoàn cảnh trên nhiều phương diện khách nhau. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người
và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×